Kèm theo Tờ trình số /TTr-byt



tải về 1.03 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.03 Mb.
#31316
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

PHẦN III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2020



I. BỐI CẢNH CHUNG

1. Bối cảnh trong nước


1.1 Sự thay đổi về nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương về khai thác tiềm năng và sử dụng nguồn lực trong nước

Một trong những nhận thức cơ bản đã được thay đổi đó là sự đánh giá lại tiềm lực quốc gia, theo đó Đảng và Chính phủ đưa ra nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nội lực, đồng thời tranh thủ hợp lý và có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. Vai trò các thành phần kinh tế trong cơ cấu phát triển kinh tế xã hội đã được xác định lại, trong đó mở rộng hơn sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công, đồng thời với việc tăng cường hợp tác công-tư.



1.2 Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, nâng cao tính chủ động của địa phương trong các hoạt động kinh tế xã hội

Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chỉ rõ trách nhiệm, vai trò chủ động của các địa phương trong các hoạt động kinh tế - xã hội: “Công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế tạo ra những tiền đề và đòi hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn”.



1.3 Khả năng cân đối nguồn lực cho y tế trong bối cảnh chung của nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước tác động của nền kinh tế thế giới, Chính phủ đã và đang áp dụng các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô theo đó đẩy mạnh kiểm soát nợ công, cắt giảm chi tiêu công, giảm tỷ lệ tích lũy đầu tư so với GDP. Trong giai đoạn 2011-2020, huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân chiếm tỷ trọng xấp xỉ khoảng 35% so với GDP.

Tỷ lệ chi cho y tế so với tổng sản phẩm quốc nội tại Việt Nam chiếm 11,28% (năm 2009) và 12,4% (năm 2010)22.

2. Bối cảnh quốc tế


a) Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến huy động nguồn lực.

Tác động trực tiếp (trung hạn) của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, dẫn đến thị trường thế giới nhất là thị trường vốn, thị trường năng lượng, nguyên liệu v.v sẽ cạnh tranh mạnh mẽ hơn và biến đổi thất thường. Do vậy, khả năng tiếp cận và huy động vốn đầu tư nước ngoài hạn chế hơn; rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô cũng có thể gia tăng hơn.

Giai đoạn 2011-2020 việc vận động và thu hút ODA sẽ giảm, thu hút đầu tư nước ngoài nói chung cho phát triển kinh tế xã hội gặp khó khăn và cạnh tranh quyết liệt, do (i) lượng vốn cam kết có xu hướng giảm (do Việt Nam đã qua ngưỡng nhận ODA); (ii) vốn cam kết của giai đoạn trước sẽ được giải ngân chủ yếu đến 2015.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, GIAI ĐOẠN 2013-2020


1. Nhà nước bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung đầu tư cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả cao bao gồm dự phòng là chủ đạo và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

2. Tăng tính chủ động của các địa phương trong việc bố trí ngân sách thích hợp nhằm đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương mình.

3. Tiếp tục vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt. Các nhà tài trợ các dự án hiện đang được triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

4. Đa dạng hóa các nguồn kinh phí trong nước cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) sẵn có của xã hội và của ngành y tế cho phòng, chống HIV/AIDS. Chuyển dần nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương trình, dự án sang nhiệm vụ của Quỹ Bảo hiểm y tế. Tăng cường quản lý, tổ chức, vận hành bộ máy và thiết kế, xây dựng, triển khai các mô hình, các dịch vụ, các hoạt động theo hướng chi phí-hiệu quả.

5. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp và là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.

III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung


Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

2. Mục tiêu cụ thể:


  • Đảm bảo tỷ lệ tăng ngân sách nhà nước ở trung ương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm 2020;

  • Ngân sách nhà nước ở địa phương đảm bảo tối thiểu 15% nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm tại địa phương vào năm 2015 và đạt 20% vào năm 2020;

  • Huy động nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối thiểu 50% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2015, 25% vào năm 2020;

  • Đảm bảo 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp;

  • Đảm bảo 80% số người nhiễm HIV có thẻ BHYT được chi trả theo quy định vào 2015 và đạt 100% vào năm 2020;

  • Tăng nguồn thu từ các đối tượng sử dụng dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối triển khai các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đạt 5% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2015 và đạt 10% vào năm 2020;

  • Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương