BỘ TƯ pháp s dự thảO ố: /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.99 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.99 Mb.
#37777
  1   2   3   4   5   6   7   8

BỘ TƯ PHÁP

S
DỰ THẢO


ố: /BC-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015


BÁO CÁO

Tổng kết công tác tư pháp năm 2015,

nhiệm kỳ 2011-2015; định hướng nhiệm kỳ 2016-2020

và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2016

Thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Chiến lược phát triển kinh tế - xã giai đoạn 2011 - 2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, cả hệ thống chính trị, năm 2015 và 5 năm 2011 - 2015, đất nước ta cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát đã đề ra, nhất là: kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì được tăng trưởng ở mức hợp lý và đạt tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối; thực hiện có kết quả bước đầu các đột phá chiến lược và tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; văn hoá, xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; cải cách hành chính đạt những kết quả tích cực; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được chú trọng; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2015, đất nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là những ảnh hưởng bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, kinh tế phục hồi chậm hơn dự báo. Khủng hoảng nợ công diễn ra trầm trọng ở nhiều quốc gia. Trong nước, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho những yếu kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ nặng nề hơn; thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại lớn, đặc biệt là tình hình căng thẳng gay gắt ở Biển Đông... đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Thực hiện các đột phá chiến lược và tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn vướng mắc, chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong các kết quả và hạn chế nêu trên, có sự đóng góp và trách nhiệm của các cơ quan làm công tác tư pháp, pháp chế từ Trung ương đến địa phương.

Đối với công tác tư pháp, trong giai đoạn 2011-2015, trên cơ sở Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07/3/2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016, ngành Tư pháp đã nghiêm túc triển khai, kịp thời ban hành Kế hoạch hành động của Ngành để thực hiện Chương trình này1. Trong năm 2015, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 (Nghị quyết số 01/NQ-CP), ngay từ đầu năm, Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình hành động của Ngành Tư pháp2 và tổ chức triển khai thực hiện, trong đó tập trung chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, với 110 nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, 33 nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 57 nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là địa phương).

Báo cáo này tập trung đánh giá việc triển khai các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2015 và nhiệm kỳ 2011-2015, làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, để từ đó định hướng nhiệm kỳ 2016-2021, xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của công tác tư pháp năm 2016.

Phần thứ nhất:

TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2015, NHIỆM KỲ 2011-2015

I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ

1. Tham gia xây dựng, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013

1.1. Kết quả đạt được

a) Được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suất giai đoạn 2011-2015, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh tổng kết thi hành và nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 một cách bài bản, khoa học; trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực giúp việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Bộ Tư pháp đã tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, đề xuất hoàn chỉnh dự thảo sửa đổi Hiến pháp để trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013, với nhiều quy định mới bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Xác định triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và cùng các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, giới thiệu, tập huấn về nội dung và ý nghĩa của Hiến pháp được đẩy mạnh; tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp trong cả nước:

Được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai ngay sau khi Hiến pháp được thông qua. Thực hiện Chỉ thị3 của Ban Bí thư và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội4, Kế hoạch của Chính phủ triển khai thi hành Hiến pháp5, ngay từ đầu năm 2014, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao xây dựng tài liệu tuyên truyền về Hiến pháp; tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc giới thiệu, phổ biến về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho báo cáo viên, tuyên truyền viên; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên sâu về nội dung của Hiến pháp6; ddặc biệt là việc đã phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Công tác tuyên tuyền, phổ biến, giới thiệu, tập huấn về nội dung của Hiến pháp cũng được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức7.

Sang năm 2015, công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp tiếp tục được đẩy mạnh và tăng cường dưới nhiều hình thức phong phú; gắn với trách nhiệm tích cực, chủ động, tự giác học tập, tìm hiểu Hiến pháp của công dân nhằm tôn vinh, nâng cao nhận thức về Hiến pháp, pháp luật, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bộ Tư pháp đã tổ chức thành công cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, với gần 5 triệu bài dự thi, thu hút đông đảo các thành phần tham gia; việc công bố kết quả, tổng kết và trao giải cuộc thi đã được tổ chức vào Ngày Pháp luật năm 2015, được đồng chí Thủ tướng Chính phủ nhận xét là một sự kiện sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng lớn và có sức lan toả, một phong trào sổi nổi, động viên, khích lệ đồng chí, đồng bào tích cực học tập, tìm hiểu và thực hiện Hiến pháp

Có thể khẳng định, công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiến pháp đã được triển khai sâu rộng, tạo ra đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng lớn của đất nước; cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trở thành cuộc thi tìm hiểu pháp luật có số lượng người tham gia đông nhất, với thành phần, đối tượng đa dạng nhất từ trước đến nay, qua đó nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp được nâng cao; làm cho Hiến pháp ngày càng đi sâu vào đời sống nhân dân, từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật.



- Triển khai việc rà soát hệ thống pháp luật, lập danh mục đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phù hợp với Hiến pháp

Thực hiện nhiệm vụ rà soát, lập danh mục đề xuất VBQPPL cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp theo Kế hoạch của Chính phủ, trong năm 2014, các Bộ, ngành, địa phương đã rà soát tổng số 102.306 văn bản, trong đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, dừng thi hành hoặc ban hành mới 2828; nhiều Bộ, cơ quan đã chủ động rà soát các luật, pháp lệnh đang được xây dựng ngay tại thời điểm rà soát cho phù hợp với nội dung của Hiến pháp9. Bên cạnh đó, thực hiện nhiệm vụ rà soát VBQPPL về quyền con người, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, cơ quan rà soát 172 luật, pháp lệnh, 7.828 VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới 36 luật, pháp lệnh và 50 VBQPPL khác.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với kết quả rà soát VBQPPL, trong năm 2015, các Bộ, cơ quan và địa phương đã tiếp tục cập nhật kết quả rà soát, đồng thời căn cứ thẩm quyền được giao xây dựng chương trình, kế hoạch tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới những văn bản, quy định không còn phù hợp với Hiến pháp. Đối với các quy định của luật, pháp lệnh không còn phù hợp với Hiến pháp, trên cơ sở kết quả rà soát, các Bộ, cơ quan đã phối hợp với Bộ Tư pháp đề xuất đưa vào đề nghị của Chính phủ về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và đã được Quốc hội thông qua với tổng số 33 luật, nghị quyết và 03 pháp lệnh.

Đối với việc rà soát VBQPPL về quyền con người, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát VBQPPL với các quy định về quyền con người tại Hiến pháp năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 539/QĐ-BTP 26/3/2015 về Kế hoạch triển khai kết quả rà soát và tích cực tổ chức thực hiện10.



- Tổ chức xây dựng các luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp 2013.

Trên cơ sở kết quả rà soát, năm 2014, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015; xây dựng, trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua 18 luật, 05 nghị quyết quy phạm pháp luật (tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII). Trong năm 2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện và giúp Chính phủ trình Quốc hội, UBTVQH thông qua 14 luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp (tại kỳ họp thứ 9 và thứ 10, Quốc hội khóa XIII).

Để bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng các dự án luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp, Bộ Tư pháp đã tham mưu, giúp Chính phủ thực hiện một số giải pháp như: (1) Tổ chức các Phiên họp Chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật để định hướng về quan điểm, mục tiêu, nội dung chủ yếu của một số dự án luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp11; (2) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định12 thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp để tư vấn, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xem xét cho ý kiến đối với các dự án luật quan trọng13, góp phần hoàn thiện bảo đảm chất lượng các luật trước khi trình Quốc hội.

b) Trong suốt nhiệm kỳ 2011-2015, ngành Tư pháp đã tập trung nguồn lực giúp các cấp, các ngành hoàn thành việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992; tích cực tham gia ý kiến đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp; tham gia trực tiếp vào việc xây dựng Kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp mới; từ đó, đề xuất hoàn chỉnh dự thảo sửa đổi Hiến pháp để trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013.

Sau khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, toàn ngành Tư pháp tiếp tục được Đảng, Quốc hội, Chính phủ tin tưởng giao làm đầu mối tổ chức triển khai thi hành. Công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiến pháp đã được đẩy mạnh, với nhiều hình thức phong phú; tổ chức thành công cuộc thi viết "Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp, từ đó hình thành ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật.

Công tác rà soát, lập danh mục đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL phù hợp với Hiến pháp được thực hiện khoa học, bài bản và đạt kết quả tốt, tạo cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương xác định nhiệm vụ xây dựng các luật, pháp lệnh để triển khai thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ công tác trọng tâm những năm gần đây. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua 37 dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp, có 32 dự án do Chính phủ trình, trong đó, Bộ Tư pháp đã xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội, UBTVQH cho ý kiến hoặc thông qua Luật hộ tịch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS, Luật ban hành VBQPPL, Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật tiếp cận thông tin, Luật đấu giá tài sản và Pháp lệnh đào tạo các chức danh tư pháp.



1.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Việc tiếp tục rà soát các VBQPPL cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp và việc xây dựng, thẩm định VBQPPL trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp tiến độ còn chậm.

- Còn một số dự án luật quan trọng nhằm triển khai thi hành Hiến pháp chưa được chuẩn bị kỹ phải xin lùi, rút trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ hoặc xin lùi thời hạn trình Quốc hội14.

b) Nguyên nhân

- Việc triển khai thi hành Hiến pháp được tiến hành rất khẩn trương với khối lượng công việc rất lớn, phức tạp, nhất là nhiệm vụ rà soát số lượng VBQPPL khổng lồ với nhiều loại chủ thể ban hành, nhiều tầng nấc, hình thức văn bản khác nhau, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức.

Khối lượng các luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp là rất lớn, trong khi vẫn còn có ý kiến khác nhau liên quan đến cách hiểu thống nhất về một số nội dung của Hiến pháp15; công tác phối hợp trong việc triển khai thi hành Hiến pháp còn bất cập, nhất là trong rà soát VBQPPL, thẩm định VBQPPL trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp.

2. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất VBQPPL và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

2.1. Kết quả đạt được


Каталог: cacchuyenmuc -> ttdh -> Lists -> TaiLieuPhucVuHop -> Attachments
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lists -> BỘ TƯ pháp số: /QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Lists -> VĂn phòng số: 235/vp-th v/v quán triệt nội dung Nghị quyết Đại hội XII, đề xuất Danh mục các đề án, văn bản trình cấp trên và các nội dung đề xuất đưa vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Độc lập Tự do Hạnh phúc Phụ lục IV: TÌnh hình xây dựng đỀ ÁN, VĂn bản thuộc thẩm quyền ban hành của bộ TƯ pháp hoặc liên tịch ban hành trong năM 2014
Attachments -> 1. Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Tăng trưởng gdp quý sau cao hơn quý trước, quý III đạt 6,81%, 9 tháng đạt 6,5%
Attachments -> CHƯƠng trình hội nghị TƯ pháp các tỉnh có chung đƯỜng biên giới việt nam – campuchia lần thứ nhấT

tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương