BỘ TƯ pháp s dự thảO ố: /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.99 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.99 Mb.
#37777
1   2   3   4   5   6   7   8

6.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Việc xây dựng, ban hành Kế hoạch PBGDPL; Kế hoạch hoạt động của Hội đồng, Kế hoạch triển khai Chương trình, Đề án về PBGDPL còn chậm56; chương trình, đề án về PBGDPL nhiều, mục tiêu lớn nhưng thiếu nguồn lực bảo đảm, nhất là tại các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; tình trạng trùng lắp, chồng chéo vẫn còn; chính sách xã hội hóa PBGDPL chưa được triển khai rộng rãi; chưa thu hút được nhiều nguồn lực tham gia hỗ trợ, tài trợ57; công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù chưa được quan tâm đúng mức.

- Nội dung PBGDPL ở một số Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa sát với nhu cầu, gắn với trách nhiệm học tập tìm hiểu pháp luật và hoạt động tập huấn nghiệp vụ của cán bộ, công chức. Một số hình thức PBGDPL chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm của đối tượng đặc thù và nội dung cần phổ biến. Một số Đề cương giới thiệu luật mới ban hành chưa kịp thời, chất lượng còn hạn chế. Còn tình trạng PBGDPL theo phong trào, chưa đi vào chiều sâu, thiếu thực chất, chưa sát với nhu cầu của người dân. Việc tuyên truyền, giải thích một số chính sách, quy định mới chưa được quan tâm đúng mức, thiếu kịp thời (như chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội).

- Cách thức triển khai công tác PBGDPL ở một số Bộ, cơ quan, địa phương chậm được đổi mới, thiếu linh hoạt, ít sáng tạo; hiệu quả chưa cao nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, chưa gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với thi hành và bảo vệ pháp luật; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL chưa được chú trọng đúng mức. Công tác phối hợp trong công tác PBGDPL hiệu quả chưa cao; chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp PBGDPL, các Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành Đề án vào các hoạt động chung.

- Việc triển khai Luật hoà giải ở cơ sở chưa đồng đều, một số địa phương có tỷ lệ hòa giải thành chưa cao như Bà Rịa - Vũng Tàu (52,1%), Bình Thuận (62,03%)...; chất lượng nguồn nhân lực làm công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế.

b) Nguyên nhân

- Nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, một số chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của xã hội. Nhiệm vụ chính trị của ngành Tư pháp ngày càng nặng nề, yêu cầu cao, phức tạp.

- Công tác phối hợp giữa Bộ, cơ quan trung ương với chính quyền các cấp chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời; hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL ở một số địa phương còn chưa hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước về PBGDPL chưa được chú trọng đúng mức, chậm đổi mới.

- Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở ở một số địa phương còn khó khăn, nhất là tại các tỉnh thuộc diện ngân sách trung ương phải hỗ trợ.



7. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước

7.1. Kết quả đạt được



a) Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực

- Về công tác hộ tịch:

Năm 2015, Bộ Tư pháp đã tích cực phối hợp với Bộ, cơ quan, địa phương tập trung cao cho việc tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch (ban hành kèm theo Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 15/01/2015). Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch; xây dựng, ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thành các Thông tư quy định chi tiết để đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm với Luật (vào ngày 01/01/2016). Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; tích cực chuẩn bị để triển khai việc đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử bảo đảm thiết lập cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; tiếp tục thực hiện Tuyên bố cấp Bộ trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về đăng ký và thống kê hộ tịch và Khung hành động khu vực về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2015-2024. Bộ Tư pháp cũng đã phối hợp với các địa phương và Bộ Ngoại giao tổ chức rà soát để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch theo yêu cầu của Luật.



Theo báo cáo của các địa phương, năm 2015 ước tính cả nước thực hiện đăng ký khai sinh, đăng ký lại việc sinh cho 2.485.512 trường hợp (tăng 11.135 trường hợp so với cùng kỳ năm 2014), trong đó, đăng ký khai sinh mới cho 1.967.559 trường hợp (giảm 11.636 trường hợp so với năm 2014), đăng ký lại 517.953 trường hợp (tăng 22.771 trường hợp so với năm 2014) và có 4.582 trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài; khai tử cho 509.815 trường hợp (tăng 7.780 trường hợp so với cùng kỳ năm 2014); đăng ký kết hôn cho 775.093 cặp (giảm 32.452 cặp so với năm 2014), trong đó có 14.218 trường hợp có yếu tố nước ngoài (tăng 432 trường hợp so với năm 2014).



Biểu đồ số 7: Số lượng đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn từ năm 2011-2015.

Nhìn lại giai đoạn 2011-2015 có thể thấy rằng, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã dần đi vào nền nếp, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý dân cư, quản lý xã hội. Việc Quốc hội thông qua Luật hộ tịch - văn bản đầu tiên ở tầm luật điều chỉnh lĩnh vực hộ tịch đã tạo bước đột phá trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung. Thời gian qua, việc giải quyết các việc hộ tịch nhìn chung được thực hiện tốt, không để xảy ra sai sót, bức xúc lớn. Hoạt động quản lý hộ tịch ngày càng sát với cơ sở và cải cách thủ tục hành chính. Việc thực hiện mô hình “một cửa liên thông” trong lĩnh vực hộ tịch - hộ khẩu - bảo hiểm y tế qua việc liên thông 03 thủ tục “đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú/tạm trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế” với nhiều tiện ích nổi bật đã giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính được nhanh, gọn, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường sự quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.



- Công tác quốc tịch: Việc giải quyết hồ sơ cho nhập, cho thôi, cho trở lại quốc tịch Việt Nam bảo đảm đúng quy định pháp luật; trình tự, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam ngày càng được đơn giản hóa, bảo đảm chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu của công dân ở cả trong và ngoài nước; các Bộ, cơ quan đã phối hợp giải quyết kịp thời và ngày càng đồng bộ hơn. Cơ sở dữ liệu quốc tịch cũng đã bước đầu được hình thành, đáp ứng yêu cầu về tra cứu thông tin quốc tịch của các cơ quan và địa phương, hướng đến việc thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với các dịch vụ công trong lĩnh vực quốc tịch trước ngày 01/01/2017 theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Năm 2015, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Chủ tich nước giải quyết 4.976 hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam từ các địa phương và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi về (giảm 1.253 hồ sơ so với năm 2014). Tính đến ngày 31/10/2015, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Chủ tịch nước giải quyết 4.744 hồ sơ, kể cả những hồ sơ được tiếp nhận năm 2014 nhưng thuộc diện phải xác minh về nhân thân hoặc phải bổ sung giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ (trong đó: 4.718 hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, 14 hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam và 12 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam). Trả lời 2.673 trường hợp tra cứu quốc tịch theo đề nghị của các cơ quan. Cục đã tiến hành tổng rà soát những hồ sơ “nợ đọng” (do người dân nộp từ năm 2012 trở về trước mà không thể bổ sung giấy tờ được); đánh giá, phân loại và gửi trả địa phương, đương sự. Tính chung trong 5 năm qua, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Chủ tịch nước cho phép hơn 40.000 trường hợp xin nhập, trở lại và thôi quốc tịch Việt Nam; trả lời tra cứu, xác minh hơn 15.000 trường hợp từ các cơ quan và các Sở Tư pháp gửi về; đặc biệt, đã giải quyết cho 4.571 người không quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.



- Công tác chứng thực: Năm 2015, thể chế công tác chứng thực tiếp tục được hoàn thiện với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính cũng đã liên tịch ban hành Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực. Việc hoàn thiện thể chế ở tầm luật nhằm giải quyết những bất cập đối với công tác này đang được khẩn trương thực hiện, dự án Luật chứng thực đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016. Việc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực với số lượng bản sao chứng thực năm 2015 đã giảm đáng kể so với năm 2014, góp phần đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà, tốn kém cho người dân, tránh lãng phí cho xã hội trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, giảm áp lực, quá tải đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong công tác chứng thực.

Ước cả năm 2015, trên toàn quốc thực hiện được 7.418.239 việc chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch (tăng 1.370.098 việc so với năm 2014) và chứng thực 68.559.621 bản sao (giảm 10.906.641 bản sao, tương đương giảm 13,72% so với năm 2014), số lệ phí chứng thực thu được hơn 367,5 tỷ đồng (giảm 71 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2014). Trong cả giai đoạn 2011-2015, trên toàn quốc đã giải quyết một số lượng lớn yêu cầu chứng thực của người dân, doanh nghiệp. Những khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế đã được quan tâm, giải quyết kịp thời.



b) Công tác nuôi con nuôi

Năm 2015, ước tính, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 3.360 trường hợp nuôi con nuôi trong nước (tăng 436 trường hợp với với năm 2014 và tăng 1.260 trường hợp so với năm 2011); 573 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (tăng 75 trường hợp so với năm 2014) – Xem Biểu đồ số 8. Tính chung cả nhiệm kỳ 2011-2015, đã giải quyết 13.760 trường hợp nuôi con nuôi trong nước và 2.305 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.



Bộ Tư pháp cũng đã hoàn thành Báo cáo về việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế trên phạm vi cả nước, đồng thời, phối hợp với các cơ quan báo chí mở chiến dịch tuyên truyền để đảm bảo cơ hội cuối cùng cho người dân có nguyện vọng đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế. Công tác tiếp nhận và giải quyết các vướng mắc, khó khăn của địa phương trong lĩnh vực nuôi con nuôi được quan tâm, hướng dẫn kịp thời. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được đổi mới về phương thức kiểm tra.



Biểu đồ số 8: số lượng trẻ em được giải quyết làm con nuôi từ năm 2011-2015

Trong giai đoạn 2011-2015, thể chế về nuôi con nuôi tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Luật nuôi con nuôi năm 2010 và ngày càng gần hơn với những chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền của trẻ em. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế đã mở ra cơ hội hợp tác quốc tế mới, từ song phương sang đa phương trong lĩnh vực mang tính nhân đạo sâu sắc này, đồng thời tăng cường cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em khi được giải quyết làm con nuôi người nước ngoài. Giai đoạn 2011-2015, công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi đã dần đi vào nền nếp. Việc giải quyết nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài đảm bảo đúng tinh thần nhân đạo và tự nguyện, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tuân thủ thẩm quyền và trình tự giải quyết. Việc rà soát, nắm bắt thực trạng và đăng ký con nuôi thực tế đã được triển khai rộng khắp cả nước và đã đạt được những kết quả tích cực. Sau một thời gian “chững lại” nhằm triển khai thực hiện Luật nuôi con nuôi và Công ước La Hay năm 1993, việc giải quyết nuôi con nuôi quốc tế nay đã có xu hướng tăng nhẹ, số lượng các địa bàn các tỉnh, thành phố tham gia giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài đã được mở rộng (hiện nay tổng số có 47 tỉnh, thành phố). Vị trí của Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế của Việt Nam đã dần được quốc tế khẳng định. Bức tranh tổng thể về cho nhận con nuôi nói chung và con nuôi quốc tế nói riêng của Việt Nam đã được cải thiện trên trường quốc tế.



Каталог: cacchuyenmuc -> ttdh -> Lists -> TaiLieuPhucVuHop -> Attachments
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lists -> BỘ TƯ pháp số: /QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Lists -> VĂn phòng số: 235/vp-th v/v quán triệt nội dung Nghị quyết Đại hội XII, đề xuất Danh mục các đề án, văn bản trình cấp trên và các nội dung đề xuất đưa vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Độc lập Tự do Hạnh phúc Phụ lục IV: TÌnh hình xây dựng đỀ ÁN, VĂn bản thuộc thẩm quyền ban hành của bộ TƯ pháp hoặc liên tịch ban hành trong năM 2014
Attachments -> 1. Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Tăng trưởng gdp quý sau cao hơn quý trước, quý III đạt 6,81%, 9 tháng đạt 6,5%
Attachments -> CHƯƠng trình hội nghị TƯ pháp các tỉnh có chung đƯỜng biên giới việt nam – campuchia lần thứ nhấT

tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương