BỘ TƯ pháp s dự thảO ố: /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.99 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.99 Mb.
#37777
1   2   3   4   5   6   7   8

2. Triển khai thi hành kịp thời, có hiệu quả các luật có hiệu lực trong năm 2016; tập trung quyết liệt, bảo đảm thực hiện tốt những quy định mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện tốt Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật hình sự 2015 và Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật này bảo đảm đồng bộ với việc triển khai thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Luật tố tụng hành chính 2015, thực hiện các biện pháp thiết thực, cụ thể nhằm đưa các chính sách mới mang tính cải cách trong các bộ luật này, nhất là các quy định về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường đi vào cuộc sống. Nghiên cứu xây dựng dự án Luật đăng ký tài sản.

3. Đổi mới mạnh mẽ việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo hướng tập trung, trực tiếp giải quyết công việc, có sự giám sát chặt chẽ của cấp có thẩm quyền, sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức qua dịch vụ bưu điện để giảm thiểu tiêu cực, nhũng nhiễu, tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại cho người dân. tiếp tục triển khai Kế hoạch đơn giản hóa TTHC trọng tâm năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015) và các nội dung theo chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến TTHC trong các lĩnh vực thuế, hải quan, đầu tư, đất đai, xây dựng, tiếp cận điện năng, an sinh xã hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình ký ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế;...



4. Tập trung phổ biến, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhất là chủ trương, chính sách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Ngành. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các bộ luật, luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua trong năm 2015 hoặc có hiệu lực trong năm 2016. Đổi mới và phát huy hiệu quả công tác phổ biến pháp luật theo hướng tuyên truyền chủ trương, chính sách mới ngay từ quá trình dự thảo văn bản. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án phổ biến pháp luật cho các đối tượng đồng bào ở vùng sâu, vùng xa gắn với việc thực hiện các chương trình giảm nghèo và việc thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội.

5. Nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự, hành chính, bảo đảm sự phát triển bền vững, phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu được giao trong Nghị quyết của Quốc hội về công tác tư pháp, trong đó tập trung giảm lượng án tồn đọng xuống dưới 200.000 vụ việc. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp tục đổi mới, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, đảm bảo thông suốt từ Trung ương tới địa phương; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, đảm bảo tiến độ, chất lượng.



6. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật xử lý vi phạm hành chính; tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với Bộ luật hình sự (sửa đổi), đồng thời, tổng hợp kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi để đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 của Quốc hội liên quan đến việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và KSTTHC, trong đó tập trung vào lĩnh vực nhà ở xã hội, người có công.

7. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Hộ tịch, Luật căn cước công dân theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác đăng ký, thống kê hộ tịch, trong đó tập trung triển khai thực hiện thí điểm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân, gắn với việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, tiến tới xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.

8. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, trong đó tập trung thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng theo quy định của Luật công chứng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội chỉnh lý, hoàn thiện, sớm trình Quốc hội thông qua dự án Luật đấu giá tài sản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện tốt Luật này sau khi Quốc hội thông qua. Phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc kiện toàn chức danh Lãnh đạo Liên đoàn, đảm bảo hoạt động của Liên đoàn ngày càng hiệu quả, ổn định. Tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý trên phạm vi cả nước.

Tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện chế định thừa phát lại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nghiên cứu đề xuất việc xây dựng Luật Thừa phát lại.

9. Xử lý kịp thời các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, trong đó khẩn trương rà soát, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước, các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.

10. Nâng cao hơn nữa kỷ cương, kỷ luật công vụ trong toàn Ngành, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây phiền hà, vi phạm pháp luật. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp và pháp luật, nhất là cán bộ tư pháp cấp huyện và cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chỉnh lý, hoàn thiện Pháp lệnh đào tạo nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Thực hiện có kết quả Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật và Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp.



11. Từng bước hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải tiến chế độ báo cáo, thống kê trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo hết năm 2016, 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, tiến tới thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến hoặc qua đường bưu điện (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4) trong các lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, quốc tịch theo tinh thần, nội dung Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Phần thứ hai của Báo cáo này, trong đó bám sát các định hướng công tác nhiệm kỳ 2016-2021, nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2016, đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể của Bộ, ngành, địa phương mình để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, sát thực, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt ngay trong tháng 01/2015 để tổ chức thực hiện.

- Chỉ đạo thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng các chương trình, kế hoạch đã đề ra, báo cáo kết quả thực hiện với Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nêu trên, trong đó tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Tổng cục trưởng Tổng cục THADS chỉ đạo các cơ quan THADS triển khai tốt các nhiệm vụ được giao./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư (để báo cáo);

- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- P.TTgCP Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo);

- Ban Nội chính Trung ương;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn Phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Các Thứ trưởng (để biết);

- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, STP, Cục THADS các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện);



- Lưu: VT, TH.



BỘ TRƯỞNG

Hà Hùng Cường




1 Kèm theo Quyết định số 527/QĐ-BTP ngày 03/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2 Kèm theo Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3 Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 03/01/2014 về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4 Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5 Ban hành kèm theo Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

6 Cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, cán bộ pháp chế các Bộ, ngành ở Trung ương.

7 (i) Đăng tải toàn văn Hiến pháp và các văn bản, tài liệu triển khai thi hành Hiến pháp trên Cổng thông tin điện tử, báo, tạp chí; (ii) Mở chuyên trang, chuyên mục về Hiến pháp; (iii) Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến, giới thiệu, tập huấn về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp; (iv) Hưởng ứng cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”…

8 Trong đó, ở Trung ương: 241 văn bản; ở địa phương: 41 văn bản.(Báo cáo số 340/BC-BTPm ngày 09/12/2014 của Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát, lập danh mục đề xuất VBQPPL cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp).

9 Như: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi)…

10 Trong đó tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ là (1) tiếp tục rà soát, cập nhật kết quả rà soát VBQPPL về quyền con người với các quy định của Hiến pháp năm 2013; (2) tổng hợp, nghiên cứu, tham gia ý kiến về nội dung đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đối với các luật, pháp lệnh về quyền con người cần xử lý; (3) chủ động phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi hoặc bãi bỏ đối với một số thông tư liên tịch liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực hình sự có dấu hiệu không phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

11 Trong năm 2014, Chính phủ đã tổ chức… Phiên họp Chuyên đề; năm 2015 đã tổ chức 01 Phiên họp Chuyên đề về xây dựng pháp luật (tháng 7/2015).

12 Theo Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

13 Trong năm 2015, Hội đồng đã cho ý kiến về 9 dự án luật: Luật tố tụng hành chính (sửa đổi), Luật trưng cầu dân ý, Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật về hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật ký kết và gia nhập điều ước quốc tế, Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật ban hành quyết định hành chính, Luật tiếp cận thông tin, nâng tổng số văn bản được Hội đồng cho ý kiến lên 23 dự án (14 dự án trong năm 2014).


14 Luật về hội lùi trình từ tháng 6 sang tháng 8/2015; Luật báo chí lùi trình từ tháng 7 sang tháng 8/2015; Luật biểu tình đã được lùi sang Chương trình năm 2016, trình Quốc hội khóa XIII cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 11.

15 Chẳng hạn, có cách hiểu chưa thống nhất về quy định tại Khoản 14 Điều 70 về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội trong việc phê chuẩn, quyết định gia nhập điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội dẫn đến có trường hợp việc gia nhập Công ước mặc dù không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhưng Chủ tịch nước vẫn phải làm thủ tục để trình Quốc hội xem xét như Công ước La hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp. Sau đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến và giao lại cho Chính phủ trình toàn bộ hồ sơ, thủ tục để Chủ tịch nước ra quyết định gia nhập Công ước.

Ngoài ra, liên quan đến quy định về các trường hợp quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có thể bị hạn chế theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp vẫn còn khó khăn trong thống nhất nhận thức và cách thức cụ thể hóa, dẫn đến một số dự thảo Luật đang trong quá trình soạn thảo hiện nay như Luật tiếp cận thông tin, Luật về hội, Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Luật báo chí (sửa đổi) còn phải quy định nhắc lại quy định này của Hiến pháp.

16 Trong đó kỳ họp thứ 9, Quốc hội thông qua 11 luật; kỳ họp thứ 10, thông qua 16 luật.

17 Năm 2011: 05 luật; năm 2012: 21 luật, 05 pháp lệnh; năm 2013: 17 luật, 05 pháp lệnh; năm 2014: 29 luật; năm 2015: 27 luật.

18 Nhiệm kỳ 2007- 2011 các Bộ, cơ quan giúp Chính phủ trình 95 dự án luật, pháp lệnh

19 Trong đó có 53 văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

20 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình; Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật công chứng; Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng; Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng; Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; TTLT 62/2015/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn việc miễn, giảm THA đối với khoản thu nộp NSNN; Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản; NĐ số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật hộ tịch; Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết, hướng dẫn NĐ số 123 và Luật hộ tịch.

21 So với các năm trước đây, số lượng văn bản nợ đọng đã có xu hướng giảm, cụ thể là: giai đoạn trước năm 2011, trung bình mỗi năm là 78 văn bản; từ năm 2011 đến nay, trung bình mỗi năm khoảng 50 văn bản.

22 Năm 2012, toàn ngành đã thẩm định 10.184 VBQPPL.

23 Với 46.369 văn bản được kiểm tra.

24 Ngoài ra, có khoảng hơn 3.500 văn bản khác sai về thể thức, kỹ thuật trình bày.

25 Gồm 550 văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ và 1.698 văn bản của địa phương.

26 Trong đó có 23 văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ và 28 văn bản của địa phương. Ngoài ra, có 459 văn bản sai sót về thể thức, kỹ thuật.

27 Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT ngày 28/5/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình và Công văn số 616/BTTT-PTTH&TTĐT ngày 10/3/2015 của Bộ TTTT v/v chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm soát nội dung các chương trình liên kết.

28 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản; Thông tư số 09/2013/TT_BTP ngày 15/6/2013 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP.

29 Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 209/BC-BTP ngày 19/8/2014 báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình hệ thống hóa VBQPPL kỳ đầu thống nhất trong cả nước đến hết ngày 31/12/2013.

30 Gồm 08 đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Tư pháp; 06 đề mục thuộc thẩm quyền pháp điển của các Bộ: Quốc phòng, Y tế, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Tài chính.

31() Ví dụ: Luật biểu tình, Luật dân số, Luật về hội….

32 Gồm các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, , Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Y tế, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam; các địa phương: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Thuận, Cần Thơ, Đắc Lắk, Lào Cai, Long An, Quảng Bình, Quảng Trị, Sóc Trăng, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Thanh Hóa,…

33 Có 06/13 địa phương đã ban hành văn bản chỉ đạo khắc phục tồn tại hạn chế và thực hiện các giải pháp đã nêu tại thông báo kết luận của Bộ Tư pháp.

34 Theo kết quả chuẩn hóa, số lượng thủ tục hành chính trong 10 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp gồm 391 thủ tục hành chính, trong đó có 160 thủ tục hành chính thực hiện ở cấp trung ương; 215 thủ tục hành chính thực hiện ở cấp tỉnh, 76 thủ tục hành chính thực hiện ở cấp huyện, 48 thủ tục hành chính thực hiện ở cấp xã.

35 Gồm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông.

36 Gồm: Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội, Bộ Tài chính.

37 Bình Phước, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Thuận, Sơn La, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Yên Bái.

38 Gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Cà Mau, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hậu Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Phú Yên, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc.

39 An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Yên Bái.

40 Bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng , Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Cơ sở xã hội Thanh thiếu niên 2 và Cơ sở xã hội Nhị Xuân.

41 Có 10 Bộ (…) ban hành kế hoạch kiểm tra có nội dung liên quan đến công tác THPL về XLVPHC và nhiều Bộ, ngành đã thành lập các Đoàn kiểm tra, kiểm tra liên ngành để kiểm tra về các vấn đề “nóng”.


42 14 địa phương đã ban hành Kế hoạch kiểm tra: Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Đà Nẵng, Bình Phước, Tuyên Quang, An Giang, Bến Tre, Bắc Kạn, Bắc Giang, Kiên Giang.


43 Nghệ An, Sóc Trăng, lâm Đồng

44 Tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh.

45 Tại các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ và tại các địa phương: Nam Định, Hải Phòng, Bình Định, Phú Yên.

46 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức kiểm tra, khảo sát trong các lĩnh vực Lao động, việc làm; dạy nghề và an toàn lao động; an toàn vệ sinh thực phẩm; viễn thông và internet; đất đai và nhà ở; giá cả và bình ổn thị trường; bảo hiểm y tế và đền bù, giải phóng mặt bằng...

47 Các đơn vị có chức năng theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Cục Quản lý XLVPHC&TDTHPL ở Bộ Tư pháp, Phòng Quản lý XLVPHC&TDTHPL ở các Sở Tư pháp, Vụ pháp chế, Phòng pháp chế ở nhiều Bộ, ngành, địa phương.

48 Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; tổ chức tập huấn đối với các cơ quan thi hành án dân sự trong Quân đội và một số cơ quan thi hành án dân sự địa phương; in và xuất bản Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến Luật này. Tại một số địa phương (Lạng Sơn, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc…), Cục Thi hành án dân sự đã chủ động phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu giúp UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai cụ thể, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật.

49 Kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-BTP ngày 18/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

50 Theo Báo cáo số 184/BC-BTP ngày 06/7/2015: Trong tổng số 42 văn bản liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự thuộc trách nhiệm rà soát của các cơ quan Trung ương có 15 văn bản đề xuất giữ nguyên hiệu lực, 02 văn bản đề xuất công bố hết hiệu lực một phần, 25 văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ngoài ra Bộ Tư pháp đề xuất xây dựng mới 02 văn bản. Đối với UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, trong số 118 văn bản có 41 văn bản hết hiệu lực, 64 văn bản giữ nguyên hiệu lực, 13 văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung và 05 văn bản đề xuất xây dựng mới.

51 Ban hành kèm theo Quyết định số 1557/QĐ-BTP ngày 26/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

52 Hà Nội (90,67% về việc và 85,17% về tiền), TP.Hồ Chí Minh (88,6% về việc và 76% về tiền), Bình Dương (85,82% về việc và 79,87% về tiền), Lâm Đồng (92,72% về việc và 86,46% về tiền), Khánh Hòa (93,93% về việc và 90,61% về tiền). Bên cạnh đó, còn có một số địa phương đạt kết quả thi hành án cao về việc như Thái Nguyên (93,97%), Nghệ An (95,63%), Đăk Lăk (94,54%), Đồng Tháp (93,23%); về tiền như Quảng Ninh (89,28%), Quảng Nam (96,61%), Bạc Liêu (89,72%) Kiên Giang (85,9%).


53 Bắc Kạn, Bình Định, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hòa Bình, Kiên Giang, Khánh Hòa, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Bình, Sơn La, Tiền Giang, Tuyên Quang, Yên Bái.

54 Như vụ việc tham ô, nhận hối lộ tại Chi cục THADS huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), Chi cục THADS huyện Châu Thành (Tiền Giang), Chi cục THADS TP.Hội An (Quảng Nam).

55 02 Nghị định của Chính phủ, 01 Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 01 Thông tư, 02 Thông tư liên tịch.

56 Bình Phước (Kế hoạch số 142/KH-HĐPH ngày 24/6/2015), Lào Cai (Kế hoạch số 1720/QĐ-UB ngày 11/6/2015); Bạc Liêu (Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 15/5/2015)...

57 Mô hình Quán cà phê với pháp luật ở Cần Thơ, Đồng Tháp, Tây Ninh...

58 Trong đó có 06 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Đồng Nai, Nghệ An, Gia Lai, Lai Châu và Bạc Liêu đã ký Hợp đồng với Bưu điện tỉnh để triển khai tiếp nhận hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại các điểm phục vụ của Bưu điện.

59 Trong đó có 218.048 Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 88.769 Phiếu lý lịch tư pháp số 2

60 Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

61 Như tại: Bắc Giang, Bắc Ninh, Bạc Liêu, Hà Nam, Ninh Bình, Tiền Giang.

62 Như tại: Hòa Bình, Hưng Yên, Nam Định, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang.

63 Như Sở Tư pháp: Đồng Nai, Đắk Nộng, Tiền Giang, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Hưng Yên, Cần Thơ, Cà Mau, Bình Dương.

64 Như Sở Tư pháp Long An, …..

65 Như Sở Tư pháp: Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Yên Bái.

66 Từ 2011-2015, Bộ Tư pháp đã trình cơ quan có thẩm quyền, ban hành hoặc liên tịch ban hành theo thẩm quyền 3 Luật, 6 Nghị định, 7 Quyết định, 1 Nghị quyết và 15 Thông tư.

67 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng

68 Bộ Tư pháp đã có công văn gửi các địa phương về việc tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động luật sư; tổ chức các Đoàn kiểm tra tình hình triển khai thi hành Luật luật sư, Đề án 123 tại một số địa phương Đoàn kiểm tra tình hình tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật tại một số Trung tâm tư vấn pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội; đã tiến hành 02 Đoàn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư (Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội) và tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tư vấn pháp luật tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…

69 Giai đoạn 2007-2010, số lượng luật sư tăng từ 2173 luật sư (năm 2007) lên 5892 luật sư (năm 2010), tăng 3719 luật sự; trong nhiệm kỳ 2011, số lượng luật sư tăng từ 5892 luật sư (năm 2010) lên 12307 luật sư (năm 2015), 6415 luật sư.

70 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng; Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng; Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 16/6/2015 hướng dẫn một số nội dung của Luật công chứng.

71 Công văn số 4233/BTP-BTTP ngày 16/11/2015 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

72 Tính đến nay trên cả nước đã có 13 Hội công chứng viên đã được thành lập tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lâm Đồng, Bình Phước, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Long An, Đồng Nai, Thanh Hóa.

73 Như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh...

74() Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lâm Đồng, Bình Phước, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Long An, Đồng Nai, Thanh Hóa.

75 Tại Bộ Tài chính và các địa phương (Cà Mau, Bạc Liêu, Cao Bằng, Bắc Cạn…

76 Tổ chức các Đoàn kiểm tra nắm tình hình thực hiện hoạt động bán đấu giá tài sản tại Đồng Nai, Bình Dương; tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ bán đấu giá tài sản bảo đảm tại thành phố Hồ Chí Minh; bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản cho đội ngũ đấu giá viên tại tỉnh Đắc Lắc.

77 Tổ chức Hội nghị, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đầu tiên cho đội ngũ quản tài viên, công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản tài viên...

78 Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg chỉ đáp ứng được gần 50%; Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg chỉ đáp ứng hơn 52%...

79 Các Đề án, văn bản nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật: (i) Đề án tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật; (ii) Quyết định ban hành Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp; (iii) Đề án thành lập Nhóm quan hệ đối tác pháp luật; (iv) Đề án thành lập Nhóm biên, phiên dịch của Bộ Tư pháp

80 Công văn số 5796/VPCP ngày 24/7/2015 về việc phê duyệt Đề án nghiên cứu gia nhập tổ chức tham vấn pháp luật Á – Phí (ALLCO) và Công văn số 10668/VPCP-HTQT ngày 24/12/2015 về việc phê duyệt Đề án nghiên cứu gia nhập Viện Quốc tế và nhất thể hóa pháp luật tư.

81 Như: Quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; là đại diện pháp lý của Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế...

82 Tập trung vào việc kiện toàn và ổn định hoạt động cho các tổ chức mới được thành lập để triển khai các nhiệm vụ về bồi thường nhà nước, lý lịch tư pháp, kiểm soát thủ tục hành chính, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

83 Trong đó có 23 đơn vị giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 13 đơn vị sự nghiệp và 1 tổ chức thuộc Bộ.

84 Nhiều địa phương đã sớm ban hành Kế hoạch và Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp như Bắc Giang, Bình DươngBình Thuận, Cà Mau,Đà Nẵng, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Tĩnh, Long An, Ninh Bình, Phú Yên,Quảng Ngãi, Sơn La, Tiền Giang,Vĩnh Phúc...

85 Tính đến tháng 10/2015, tổng số cán bộ, viên chức của Bộ Tư pháp là 1.724 người. Trong đó, có 02 Giáo sư, 35 Phó Giáo sư, 136 tiến sỹ, 576 thạc sỹ, 877 cử nhân, 82 người trình độ cao đẳng và trung cấp hoặc tương đương. Tổng số công chức, viên chức các cơ quan Tư pháp địa phương là 25.957 người. Về cơ bản, số lượng công chức thuộc cơ quan Tư pháp các cấp trên địa bàn cả nước đã từng bước được bổ sung, tăng cường. Tính đến hết ngày 30/9/2015, toàn ngành đã thực hiện được 11.593/11.836 biên chế (trong đó biên chế của các đơn vị quản lý nhà nước là 10.503/10.676 và biên chế của các đơn vị sự nghiệp là 1.090/1.160); cả nước hiện có 4.128 Chấp hành viên; 593 Thẩm tra viên (trong đó 03 Thẩm tra viên cao cấp; 22 Thẩm tra viên chính, 568 Thẩm tra viên), 1.731 Thư ký thi hành án.

86 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế tiếp nhận không qua thi tuyển, điều động, tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp (Quyết định số 99/QĐ-BTP ngày 09/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Quy chế nâng lương đối với công chức, viên chức, người lao động của Bộ Tư pháp (Quyết định 3466/QĐ-BTP ngày 23/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

87 Đã tổ chức thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo cấp Vụ trong năm 2014 và năm 2015.

88 Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh Tư pháp” (Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 8/11/2013) và Đề án tổng thể Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” (Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 4/4/2013) để phục vụ công cuộc cải cách tư pháp, pháp luật và đẩy mạnh hội nhập quốc tế của đất nước.

89 Trong 05 năm từ năm 2011 đến năm 2015, Bộ đã đào tạo, bồi dưỡng hoặc cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước 34.087 lượt cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ đi đào tạo, bồi dưỡng (trong đó, cử 33.220 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo bồi dưỡng trong nước và chọn cử 867 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo bồi dưỡng ngoài nước).

90 Đã thành lập 05 Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ tại 05 vùng, miền của đất nước.

91 Trong năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành các Quyết định thành lập Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc, việc thực hiện Quy hoạch xây dựng 05 Trường Trung cấp Luật tại Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Việt Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ trong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Ngành Tư pháp giai đoạn 2011 - 2020 đã được hoàn thành.

92 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã phê duyệt rà soát, bổ sung Quy hoạch lãnh đạo cấp Phòng giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2016-2021; Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã phê duyệt rà soát, bổ sung Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Vụ giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2016-2021 và những năm tiếp theo của các đơn vị thuộc Bộ. Đối với quy hoạch lãnh đạo Bộ, Bộ Tư pháp cũng đã xây dựng và báo cáo Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch chức danh Bộ trưởng và Thứ trưởng giai đoạn giai đoạn 2015-2016 và giai đoạn 2016-2021 và các giai đoạn tiếp theo.

93 Trong đó nghiệp vụ kiểm sát viên là 253 học viên, nghiệp vụ thi hành án là 271 học viên, nghề luật sư là 1.505 học viên, nghề công chứng viên là 201 học viên, nghề đấu giá viên là 166 học viên.

94 Trường Trung cấp luật Vị Thanh: 1.116 học viên; Buôn Ma Thuột: 2.807 học viên; Đồng Hới: 772 học viên; Thái Nguyên: 2.280 học viên và Sơn La: 1.063 học viên.

95 Báo cáo số 114/BC-BCS ngày 21/8/2015 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp.

96 Đại học luật Hà Nội thực hiện; 03 đề tài cấp Bộ, 19 đề tài cơ sở; Học viện Tư pháp thực hiện 01 đề tài cấp Bộ, 04 đề tài cơ sở; Trung cấp luật Thái Nguyên thực hiện 01 đề tài cấp Bộ, 04 đề tài cơ sở; Trung cấp luật Đồng Hới thực hiện 08 đề tài cơ sở...

97 Bao gồm các tỉnh: Điện Biên, Hải Dương, Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Trị, Thanh Hóa.

98 Năm 2011: 10.718.974 đồng; năm 2012: 18.557.830; năm 2013: 741.176.416 đồng; năm 2014: 320.191.038 đồng, năm 2015: 333.340.998 đồng.

99 Năm 2011: 31.000.000 đồng; năm 2012: 27.000.000 đồng; năm 2013: 7.250.000 đồng; năm 2014: 78.000.000 đồng, năm 2015: 240.500.000 đồng.

100 Về tổng kết công tác tư pháp năm 2010, giai đoạn 2007-2010, định hướng công tác giai đoạn 2011-2015, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu công tác tư pháp năm 2011.



Каталог: cacchuyenmuc -> ttdh -> Lists -> TaiLieuPhucVuHop -> Attachments
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lists -> BỘ TƯ pháp số: /QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Lists -> VĂn phòng số: 235/vp-th v/v quán triệt nội dung Nghị quyết Đại hội XII, đề xuất Danh mục các đề án, văn bản trình cấp trên và các nội dung đề xuất đưa vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Độc lập Tự do Hạnh phúc Phụ lục IV: TÌnh hình xây dựng đỀ ÁN, VĂn bản thuộc thẩm quyền ban hành của bộ TƯ pháp hoặc liên tịch ban hành trong năM 2014
Attachments -> 1. Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Tăng trưởng gdp quý sau cao hơn quý trước, quý III đạt 6,81%, 9 tháng đạt 6,5%
Attachments -> CHƯƠng trình hội nghị TƯ pháp các tỉnh có chung đƯỜng biên giới việt nam – campuchia lần thứ nhấT

tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương