BỘ TƯ pháp s dự thảO ố: /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.99 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.99 Mb.
#37777
1   2   3   4   5   6   7   8

c) Công tác lý lịch tư pháp

Công tác lý lịch tư pháp tiếp tục được Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm triển khai thực hiện. Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 phê duyệt ''Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến'', triển khai thực hiện Đề án, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia (Bộ Tư pháp) và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận hợp tác phối hợp thực hiện dịch vụ chuyển phát hồ sơ, kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Tính đến nay, đã có 17/63 Sở Tư pháp thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính; 50/63 Bưu điện tỉnh, thành phố ký kết hợp đồng với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện dịch vụ chuyển phát hồ sơ, kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp58; 32/63 Sở Tư pháp đã xây dựng Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/3/2015 về tăng cường xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Cùng với đó, việc áp dụng phương thức mới trong việc nhận hồ sơ yêu cầu, trả kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp thông qua mô hình “Kiềng 3 chân” (Trung tâm - Cục C53 - Sở Tư pháp) tại Trung tâm LLTPQG và 30 Sở Tư pháp đã mang lại hiệu quả tích cực, cơ bản tháo gỡ được “điểm nghẽn” về thời hạn cấp Phiếu, được người dân đồng tình, ủng hộ; đã cấp gần 5 vạn Phiếu bảo đảm thời hạn theo quy định.

Năm 2015, công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp có bước phát triển đột phá. Các Sở Tư pháp đã cấp được 306.817 Phiếu lý lịch tư pháp59 (tăng hơn 6.709 phiếu so với năm 2014 và tăng hơn 2,3 lần so với năm 2011); Bộ Tư pháp cấp 166 Phiếu lý lịch tư pháp của người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam. Tính chung trong cả nhiệm kỳ 2011-2015, các Sở Tư pháp đã cấp trên 1,1 triệu Phiếu lý lịch tư pháp, trung bình mỗi năm cấp gần 230 nghìn Phiếu.

Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn đầu Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý thống nhất công tác lý lịch tư pháp, gắn việc quản lý lý lịch tư pháp với cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Đến nay, công tác lý lịch tư pháp đã được triển khai khá đồng bộ từ trung ương đến địa phương và đạt nhiều kết quả. Thể chế về lý lịch tư pháp đã cơ bản hoàn thiện; định hướng phát triển đã được xác định rõ trong Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 203060; tổ chức bộ máy làm công tác lý lịch tư pháp đã được kiện toàn từ trung ương đến các Sở Tư pháp; công tác chuyên môn ngày càng đi vào nền nếp với việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ; cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đã bước đầu được hình thành theo mô hình hai cấp; thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cải cách mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của người dân.



Theo Biểu đồ số 9, số phiếu lý lịch tư pháp được cấp tăng hàng năm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.



Biểu đồ số 9: Số Phiếu LLTP đã cấp trong giai đoạn 2011-2015

d) Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm (ĐKGDBĐ)

Hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm đã tiếp tục được hoàn thiện trong nhiệm kỳ 2011-2015; pháp luật về giao dịch bảo đảm cơ bản đã được điều chỉnh thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy thị trường vốn và hoạt động sản xuất - kinh doanh vận hành trong khuôn khổ hành lang pháp lý an toàn, minh bạch. Các quy định về quy trình đăng ký, cung cấp thông tin đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng thuận tiện, khoa học và giảm chi phí, tạo được niềm tin, uy tín đối với khách hàng về chất lượng phục vụ của cơ quan đăng ký. Hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm đã mang lại sự tiện tích, hiệu quả, là bước đột phá và điểm nhấn nổi bật trong đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công của Bộ Tư pháp.

Năm 2015, các Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản đã tiếp nhận và giải quyết 383.010 đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin (tăng 24,62% so với năm 2014). Số đơn đăng ký trực tuyến chiếm 44.2% tổng số đơn đăng ký. Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015-2016, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành tập trung sửa đổi các thông tư, thông tư liên tịch về lĩnh vực này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký, khắc phục một số bất cập trong thực hiện thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, xóa bỏ quy định giới hạn phạm vi thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, đồng thời đang chuẩn bị triển khai phương án thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 đối với lĩnh vực này.

đ) Công tác bồi thường nhà nước

Công tác bồi thường nhà nước ngày càng được các Bộ, ngành, đặc biệt là dư luận xã hội quan tâm. Việc hoàn thiện thể chế trong công tác bồi thường nhà nước đã được đẩy mạnh, góp phần đưa một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy hơn nữa quyền công dân, quyền con người đi vào cuộc sống. Công tác giải quyết bồi thường cũng đạt được kết quả cụ thể, góp phần bảo đảm quyền lợi của người dân, tổ chức, đồng thời làm chuyển biến sâu sắc ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường và giải đáp những vướng mắc về pháp luật và hỗ trợ thủ tục pháp lý cho người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường đã cơ bản đảm bảo tính kịp thời.

Trong năm 2015, các Bộ, cơ quan, địa phương đã thụ lý giải quyết 94 vụ việc (trong đó có 44 vụ việc thụ lý mới, tương đương với năm 2014), đã giải quyết xong 41/94 việc (đạt tỉ lệ 43.6%) với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định về giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là 16 tỷ 437 triệu 786 nghìn đồng (trong đó riêng vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Bắc Giang số tiền phải bồi thường là 7,2 tỷ đồng), tăng 11 tỷ 815 triệu 252 nghìn đồng so với năm 2014. Để tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực bồi thường của Nhà nước, Bộ Tư pháp cùng với các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện việc tổng kết 5 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN), làm cơ sở cho việc xây dựng dự án Luật TNBTCNN (sửa đổi) đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.

Tính từ ngày 01/01/2010 đến 30/9/2015, cơ quan nhà nước các cấp đã thụ lý 426 vụ việc, trong đó, số vụ việc giải quyết xong là 253/426 vụ việc đạt 59,4%. Tổng số tiền giải quyết bồi thường (được xác định tại các Quyết định giải quyết bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án xét xử các vụ việc liên quan đến bồi thường nhà nước đã có hiệu lực pháp luật) là 67.477.562.000 đồng. Việc chi trả tiền bồi thường cũng được Bộ Tài chính (ở trung ương) và Sở Tài chính (ở địa phương) thẩm định, cấp kinh phí.

Để tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực bồi thường của Nhà nước, Bộ Tư pháp cùng với các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện việc tổng kết 5 năm thi hành Luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, làm cơ sở cho việc xây dựng dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.



7.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch ở một số địa phương vẫn còn sai sót61, có trường hợp gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng giải quyết thủ tục hành chính quá thời hạn theo quy định pháp luật vẫn còn tồn tại trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch62.

- Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc hướng dẫn người dân thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; một bộ phận cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính vẫn có tâm lý e ngại khi phải tự đối chiếu bản sao với bản chính, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính; người dân vẫn có tâm lý sợ mất bản chính và thói quen sử dụng bản sao có chứng thực đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên việc lạm dụng bản sao có chứng thực khi giải quyết thủ tục hành chính vẫn còn xảy ra. Một số văn bản có quy định về việc nộp bản sao có chứng thực chưa được sửa đổi kịp thời theo Chỉ thị số 17/CT-TTg.

- Công tác triển khai thi hành Luật nuôi con nuôi và Công ước La Hay về con nuôi quốc tế còn chưa đồng đều ở các địa phương. Một số quy định pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi chưa thật sự sát với thực tiễn. Những vướng mắc trong việc sử dụng lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài và huy động nguồn hỗ trợ nhân đạo chưa được tháo gỡ một cách thật sự triệt để và hiệu quả.

- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp Phiếu lý lịch tư pháp vẫn còn tồn tại những điểm còn hạn chế. Việc lập Lý lịch tư pháp và cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào cơ sở dữ liệu tại một số Sở Tư pháp chưa được thực hiện kịp thời và số lượng thông tin còn tồn đọng khá lớn63. Vẫn còn tình trạng sai sót trong quá trình cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp dẫn đến phải đính chính, bổ sung64. Việc xây dựng, tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau chưa được thực hiện. Tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp và lạm dụng quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của cá nhân vẫn còn65.

- Hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước ở một số Bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn lúng túng; tiến độ giải quyết các yêu cầu về bồi thường còn rất chậm và gặp nhiều khó khăn.

- Năng lực của cán bộ thực hiện công tác bồi thường tại các Bộ, ngành, địa phương còn hạn chế, dẫn đến tình trạng áp dụng quy trình, thủ tục giải quyết bồi thường chưa đúng quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

b) Nguyên nhân

- Đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước ở địa phương còn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế, nhất là cán bộ làm công tác hộ tịch ở cấp xã.

- Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước còn hạn chế. Cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước chưa được nhịp nhàng, có việc còn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết các kiến nghị của địa phương trong một số trường hợp còn chưa kịp thời. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm còn chưa được chú trọng thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

- Thể chế trong một số lĩnh vực như đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước còn có sự bất cập, chưa được sửa đổi kịp thời.

- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử trong các lĩnh vực hộ tịch, lý lịch tư pháp còn hạn chế và chưa đồng đều.



8. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý

8.1. Kết quả đạt được

a) Với nhận thức bổ trợ tư pháp là hoạt động quan trọng, góp phần bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức, công tác bổ trợ tư pháp được xác định là một trong công tác trọng tâm của Bộ, ngành trong suất giai đoạn 2011 - 2015, trong đó việc hoàn thiện thể chế về lĩnh vực này được ưu tiên thực hiện66, là cơ sở thúc đẩy việc xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong giai đoạn này đã được đổi mới mạnh so với giai đoạn 2007-2010, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, phục vụ ngày càng thuận lợi và chất lượng hơn cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội, góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Riêng năm 2015, thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được hoàn thiện; Bộ Tư pháp đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành 02 nghị định67, ban hành 05 thông tư và phối hợp với Bộ tài chính ban hành 02 Thông tư liên tịch. Các kết quả cụ thể như sau:



- Trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật: Năm 2015, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Liên đoàn luật sư Việt Nam, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II; phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam; kiện toàn Đảng đoàn Liên đoàn luật sư Việt Nam...; công tác quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật cũng được chú trọng, tăng cường68.

Trong năm, Bộ Tư pháp đã cấp trên 1.000 Chứng chỉ hành nghề luật sư, 32 Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài, 08 Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến nay, cả nước có 3.520 tổ chức hành nghề luật sư (tăng 103 so với năm 2014; tăng 687 so với năm 2011 và tăng 830 so với năm 2010) với 12.307 luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề, tăng 2.932 luật sư so với năm 2014 và tăng gần 71% so với đầu nhiệm kỳ); sự phát triển số lượng luật sư nhiệm kỳ 2011-2015 tăng hơn 1,7 lần so với giai đoạn 2007-201069, bảo đảm thực hiện tốt định hướng phát triển luật sư tại Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 (Biểu đồ số 10).





Biểu đồ số 10: Số lượng luật sư và tổ chức hành nghề LS giai đoạn 2011-2015

Ước tính năm 2015, các luật sư tham gia 211.153 việc (tăng 14.447 việc so với cùng kỳ năm 2014), nộp thuế gần 280 tỷ đồng.



- Về lĩnh vực công chứng: Để quy định chi tiết thi hành Luật công chứng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), Bộ Tư pháp đã tập trung xây dựng, trình, ban hành 03/03 văn bản70được giao, đạt 100%; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành 01 Thông tư liên tịch về phí trong lĩnh vực công chứng. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã chú trọng hướng dẫn các địa phương về việc chuyển giao thẩm quyền công chứng, chứng thực71; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Hội công chứng viên ở các địa phương72tiến tới thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; hướng dẫn các địa phương sơ kết thực hiện Quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch và tình hình tổ chức, hoạt động công chứng tại một số địa phương73, góp phần kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật và Quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng.

Năm 2015, các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng được 4.497.971 hợp đồng, giao dịch (tăng khoảng 30% so với năm 2014), đóng góp cho Ngân sách nhà nước hoặc nộp thuế gần *** tỷ đồng (tăng gần **** tỷ đồng so với năm 2014).



Có thể nói, giai đoạn 2011 - 2015, trong công tác bổ trợ tư pháp, đây là lĩnh vực được đánh giá là nổi bật nhất, đạt nhiều kết quả quan trọng như việc Công chứng Việt nam đã chính thức được kết nạp trở thành thành viên thứ 84 của UINL; Luật Công chứng năm 2014 tạo cơ sở tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng quy mô lớn, chuyên nghiệp, hiện đại... góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tính đến hết năm 2015, cả nước có 895 tổ chức hành nghề công chứng (tăng 49 tổ chức so với năm 2014 và tăng gần 78% so với đầu nhiệm kỳ), trong đó có 145 Phòng Công chứng và 750 Văn phòng công chứng, với tổng số công chứng viên là 2.637 (tăng 867 so với năm 2014 và tăng gần 2,8 lần so với năm 2011) - Xem Biểu đồ số 11. Bên cạnh đó, đến nay đã thành lập được 13 Hội công chứng ở địa phương(74), tiến tới thành lập Hiệp hội công chứng toàn quốc.



Biểu đồ số 11: Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng giai đoạn 2011-2015

- Về lĩnh vực giám định tư pháp: Công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp tiếp tục được tăng cường, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức thành công Phiên họp lần thứ tư Ban chỉ đạo Đề án 258 cấp Trung ương; Bộ Tư pháp75; Bộ Công an, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ cũng đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện Đề án 258… Năm 2015, trên địa bàn cả nước đã thực hiện được 134.771 vụ việc giám định (giảm 11.588 vụ việc so với năm 2014), trong đó có 101.071 vụ việc theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (chiếm khoảng 75% tổng số vụ việc).

Nhìn chung, nhiệm kỳ 2011-2015, việc thực hiện Đề án 258, Luật giám định tư pháp; xây dựng và triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Tính đến năm 2015, cả nước có 4.855 người được bổ nhiệm là giám định viên theo đúng tiêu chuẩn và 967 giám định viên theo vụ việc.



- Về lĩnh vực bán đấu giá tài sản: Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW theo hướng từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bổ trợ tư pháp, xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động đấu giá tài sản Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và trình Chính phủ dự án Luật đấu giá tài sản với định hướng khắc phục những tồn tại, bất cập của hoạt động đấu giá tài sản hiện nay, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan; nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, tăng cường trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên, doanh nghiệp đấu giá tài sản; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”; công tác bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương cũng được thực hiện kịp thời76. Đến nay, cả nước có 431 Tổ chức bán đấu giá, với 1.475 Đấu giá viên (tăng hơn 2,7 lần so với năm 2011). Năm 2015, các tổ chức bán đấu giá đã tổ chức đấu giá thành 18.689 cuộc (tăng 2.291 cuộc so với năm 2014), nộp ngân sách nhà nước hơn 737 tỷ đồng.

- Về việc hoạt động trọng tài thương mại: Triển khai Luật Trọng tài thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành: Bộ Tư pháp đã tổ chức thành công Hội nghị sơ kết 04 năm thi hành Luật trọng tài thương mại và đang chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tính đến nay, cả nước có 11 Trung tâm trọng tài với 342 trọng tài viên. Số lượng vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài cũng tăng hơn so với trước. Riêng năm 2015 các tổ chức trọng tài đã giải quyết 1.255 vụ việc, tăng 389 vụ việc so với năm 2014.

- Về lĩnh vực quản lý thanh lý tài sản, đây là lĩnh vực mới, để triển khai thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định, hướng dẫn các địa phương về việc triển khai thực hiện Nghị định77; đến nay, Bộ Tư pháp đã cấp Chứng chỉ hành nghề quản tài viên cho 471 trường hợp. Sự ra đời của đội ngũ quản tài viên góp phần làm minh bạch hóa, xã hội hóa trình tự, thủ tục phá sản và việc thanh lý, xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

b) Công tác xây dựng thể chế về trợ giúp pháp lý tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17/9/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của hoạt động TGPL, đưa hoạt động TGPL đi vào chiều sâu, thực chất theo đúng định hướng Đề án đổi mới công tác TGPL.

Năm 2015, các Trung tâm TGPL đã thực hiện 140.007 vụ việc TGPL (tăng 35% so với năm 2014) cho 145.235 lượt người (tăng 11,55% so với năm 2014), trong đó vụ việc tham gia tố tụng tăng 33% từ 7.611 vụ việc lên 10.146 vụ việc. Tính chung cả nhiệm kỳ 2011-2015, các Trung tâm TGPL nhà nước đã thực hiện tổng số 620.136 vụ việc tương ứng với 652.127 lượt người, trong đó có 577.098 vụ việc tư vấn pháp luật; 36.681 vụ việc tham gia tố tụng; 1.052 vụ việc đại diện ngoài tố tụng; 707 vụ việc hòa giải và 4.598 vụ việc khác.

Trong giai đoạn 2011-2015, thể chế về đã được xây dựng khá đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để hình thành và phát triển hệ thống TGPL. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về TGPL, kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập, tồn tại trong công tác TGPL, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động TGPL thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp, ngày 01/6/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 – 2025 theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa với lộ trình phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, khu vực tiến tới sau năm 2025 người thực hiện TGPL là luật sư hành nghề, bảo đảm cho các đối tượng thuộc diện được TGPL được cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời, có chất lượng; mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý đối với người thuộc hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, nạn nhân bạo lực gia đình, trẻ em dưới 18 tuổi, những trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa... Việc ban hành Đề án đã tạo cơ sở quan trọng cho việc đổi mới công tác TGPL trong thời gian tới, nhằm mang lại lợi ích cho Nhà nước, xã hội và trực tiếp là đối tượng được thụ hưởng dịch vụ TGPL, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Cùng với các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân, hoạt động trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp cũng đã được thực hiện một cách bài bản, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp.



Каталог: cacchuyenmuc -> ttdh -> Lists -> TaiLieuPhucVuHop -> Attachments
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Lists -> BỘ TƯ pháp số: /QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Lists -> VĂn phòng số: 235/vp-th v/v quán triệt nội dung Nghị quyết Đại hội XII, đề xuất Danh mục các đề án, văn bản trình cấp trên và các nội dung đề xuất đưa vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt
Attachments -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Độc lập Tự do Hạnh phúc Phụ lục IV: TÌnh hình xây dựng đỀ ÁN, VĂn bản thuộc thẩm quyền ban hành của bộ TƯ pháp hoặc liên tịch ban hành trong năM 2014
Attachments -> 1. Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực. Tăng trưởng gdp quý sau cao hơn quý trước, quý III đạt 6,81%, 9 tháng đạt 6,5%
Attachments -> CHƯƠng trình hội nghị TƯ pháp các tỉnh có chung đƯỜng biên giới việt nam – campuchia lần thứ nhấT

tải về 0.99 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương