BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP



tải về 2.58 Mb.
trang1/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN LÂM NGHIỆP

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ BỔ SUNG VÀ KÉO DÀI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP TẠI HAI TỈNH NGHỆ AN VÀ THANH HÓA

Hà Nội, tháng 10 năm 2010

TÓM TẮT


Do kết quả thực hiện dự án thành công cũng như yêu cầu chung, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) quyết định mở rộng dự án ở 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Đánh giá tác động xã hội phải được thực hiện để đảm bảo rằng việc mở rộng phạm vi dự án sẽ đạt được lợi ích xã hội cao nhất. Điều này đã được thực hiện trên cơ sở có sự tham gia của Chính phủ, có người dân tham gia (cùng tham gia) và chính sách cũng như chiến lược phát triển rừng trồng hướng tới sự công bằng, và chính sách an toàn về giới và dân tộc thiểu số của WB.

Để cung cấp số liệu cho việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội và những thông tin cần thiết khác thu thập từ 13 huyện kể cả 5 huyện có dân tộc thiểu số (1 ở Nghệ An và 4 ở Thanh Hóa), 5 thôn dân tộc thiểu số và 33 hộ gia đình ở 2 tỉnh mở rộng – Nghệ An và Thanh Hóa sử dụng kỹ thuật xã hội thích hợp như tổ chức các cuộc họp tham vấn, đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia (PRA) và điều tra mẫu hộ gia đình.

Sử dụng thông tin kinh tế - xã hội liên quan để khảo sát các khu vực mục tiêu (tỉnh, huyện, xã), và đặc biệt quan tâm đến các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tương tự, các hộ có đất rừng cũng được điều tra bằng cách sử dụng kết quả điều tra hộ gia đình. Những đối tượng liên quan khác như cơ quan trung gian (đơn vị thực hiện và phối hợp) và các nhóm lợi ích kinh tế địa phương bên ngoài cũng được mô tả trên cơ sở số liệu thứ cấp và phỏng vấn cá nhân.

Là một phần của quá trình thu thập dữ liệu, một hệ thống phân loại hộ gia đình có đất rừng được xây dựng dựa trên cơ sở quyền sở hữu, tình trạng kinh tế, đặc điểm dân tộc. Hệ thống phân loại này rất hữu dụng trong việc xác định đối tượng hưởng lợi của Dự án phát triển ngành lâm nghiệp và việc chọn lựa cũng như hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho những người đăng ký tham gia dự án

Một trong những ghi nhận quan trọng nhất xuất phát từ quá trình tìm hiểu lịch sử các thôn bản là cho dù họ là người Kinh hay các cộng đồng thiểu số đều có tính đồng nhất. Trong thực tế cả người Kinh lẫn người dân tộc thiểu số đều có sự không đồng nhất về mặt kinh tế xã hội và thể hiện kiểu phân phối của cải giống nhau trên cơ sở thu nhập và sở hữu đất rừng. Trên cơ sở kiểu hệ thống phân loại được xây dựng/thiết lập dựa trên quyền sử hữu đất, tầng lớp kinh tế và tộc người thì người Kinh và người dân tộc thiểu số đều có kiểu phân loại kinh tế hộ giống nhau bao gồm hộ nghèo, hộ trung lưu và hộ khá giả tương ứng. Từ kiểu phân loại này, một tiêu chí quyết định hữu hiệu cho việc đặt trọng tâm dự án FSDP sẽ là chủ sử dụng đất quy mô nhỏ và trung bình thuộc dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số nghèo sẽ được ưu tiên khi lựa chọn đối tượng hưởng lợi và cung cấp tài chính cũng như hỗ trợ kỹ thuật.

Sử dụng tiêu chí ban đầu LIFE (Sinh kế, Thu nhập, Rừng, Môi trường) và tiêu chí bình đẳng sinh kế bền vững như nguồn nhân lực, nguồn lực xã hội, nguồn tài chính, nguồn lực thiên nhiên, và nguồn tài sản vật chất của những vùng mục tiêu, các hộ gia đình và đối tác khác thì cần phải phân tích tác động xã hội (SIA). Những tiêu chí LIFE và tiêu chí sinh kế được đánh giá trên cơ sở những thông tin KTXH thích hợp thu nhập được từ các vùng mục tiêu và các hộ dân

Kết quả Đánh giá tác động Xã hội cho thấy rằng dự án FSDP mở rộng rất phù hợp, và đó là đòi hỏi cấp thiết ở vùng mục tiêu dựa vào những tiêu chí KTXH thích hợp. Khả năng thu hút hộ gia đình triển vọng – người hưởng lợi – dựa vào các nhân tố con người, tài chính, xã hội hoặc của cải vật chất thường là rất thỏa đáng.

Người dân mong chờ rất nhiều lợi ích thu được từ dự án. Lợi ích quan trọng nhất là tăng thêm việc làm và cơ hội có công việc ổn định cho cộng đồng và hộ gia đình, tăng thêm thu nhập giảm nguy cơ đói nghèo, cải thiện sự bình đẳng, nâng cao nguồn lợi xã hội từ việc thành lập và tăng thêm các Nhóm nông dân trồng rừngtrồng rừng (FFG) và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên tự nhiên từ việc xây dựng và củng cố FFG, và nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên từ việc củng cố kỹ năng phát triển rừng trồng của các chủ đất. Tất cả những điều này đều góp phần vào việc cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ dân và cộng đồng có đất rừng.

Trong khi có nhiều lợi ích hay tác động tích cực do việc mở rộng vùng dự án thì cũng có những rủi ro về mặt KTXH, kỹ thuật và môi trường mà các hộ dân hưởng lợi quan tâm đến. Để giảm đến mức tối thiểu những rủi ro và tổn thương này cho các hộ hưởng lợi và các đối tác khác do việc mở rộng vùng dự án, một số biện pháp can thiệp để giảm nhẹ được đề xuất như sau: (Lợi ích, rủi ro, biện pháp giảm nhẹ được tóm tắt trong phụ lục 10).

Để giảm nhẹ rủi ro kinh tế về thị trường không chắc chắn và giá cả dao động, giá thị trường thấp và giá trị gỗ và các sản phẩm rừng khác duy trì ở mức thấp, dự án đặc biệt chú ý đến những hỗ trợ sau đây:

Điều tra về hệ thống thông tin thị trường hiệu quả để nông dân có thể quyết định thời điểm khai thác tốt nhất để bán sản phẩm.

Hỗ trợ khuyến lâm có hiệu quả cho dân để phát triển kỹ năng trồng trồng thích hợp kể cả những sáng kiến kỹ thuật trong thiết kế trồng rừng với quan điểm đa dạng hóa hình thức sử dụng đất và đưa vào sản xuất các loài cây đa mục đích.

Sớm xây dựng và tăng cường các Nhóm nông dân trồng rừng. Thành lập các hợp tác xã chế biến gỗ địa phương thuộc các chủ rừng thông qua các Nhóm nông dân trồng rừng.

Thúc đẩy cách tiếp cận chuỗi giá trị trong tất cả các hoạt động phát triển rừng trồng.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực trong tranh chấp đất đai của các hộ dân tham gia trồng rừng cho dự án, Dự án đảm bảo chắc chắn có được quy hoạch sử dụng đất thích hợp và thiết kế tại hiện trường cho cấp hộ gia đình để họ thấy rằng việc chuyển đổi đất rừng hiện đang trồng cây công nghiệp không làm ảnh hưởng đến thu nhập của dân.

Để giảm thiểu rủi ro kỹ thuật về khả năng có thể thất bại trong việc xây dựng rừng trồng sản xuất có lợi nhuận do sự hạn chế về trình độ của dân và việc quản lý dự án không có hiệu quả dự án sẽ tuyển dụng một nhóm cán bộ tập huấn về lâm nghiệp đủ mạnh và các khuyến nông viên có kinh nghiệm và thực hiện việc xây dựng chương trình một cách chuyên nghiệp, có trọng tâm và theo nhu cầu đã được định hướng.

Để giảm thiểu rủi ro về môi trường khả năng phát sinh sâu bệnh có thể xảy ra do việc trồng rừng thuần loài dự án khuyến khích dân trồng đa dạng loài và cây đa mục đích trong rừng trồng của họ.

Để ngăn ngừa rủi ro về mặt xã hội của dự án đến người nghèo dự án cần phải xây dựng một tiêu chí hưởng lợi và lựa chọn có hiệu quả như nói trong Phụ lục 5 và áp dụng công cụ giám sát-đánh giá thực tiễn mà nó có thể theo dõi và định lượng việc thực hiện công việc một cách hiệu quả, tính thích hợp và hiệu quả của dự án trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (Phụ lục 10)

Để giảm thiểu những rủi ro của sự tham gia hạn chế dân dộc thiểu số vào các dự án đặc biệt là người nghèo do năng lực tiếp thụ tương đối thấp hơn so với đa số người Kinh, dự án sẽ chọn áp dụng một chương trình có hiệu quả về mặt xã hội nhắm mục tiêu và thực hiện Kế hoạch phát triển dân tộc thiếu số (KHPTDTTS) có liên quan một cách hiệu quả trong vùng dự án có dân tộc thiểu số.

Để giảm thiểu nguy cơ thực hiện dự án không hiệu quả do các chuyên gia lâm nghiệp không đủ trình độ và có những xung đột về ưu tiên của các nhân viên do dự án thuê tuyển hoặc giao nhiệm vụ, dự án sẽ đảm bảo tuyển dụng đủ số lượng nhân viên có năng lực và thành lập một hệ thống khuyến khích cho tất cả các nhân viên dự án, đặc biệt là những người thực hiện tốt. Các hệ thống khuyến khích có thể là thưởng tiền mặt ngoài tiền lương, thăng tiến, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp để bổ sung thay thế những nội dung lạc hậu bằng những quan điểm mới, kiến ​​thức mới và kỹ năng hữu ích để thực hiện và quản lý dự án hiệu quả hơn.

Để quan tâm đến nhu cầu năng cao năng lực cho dự án thì phải hết sức quan tâm đến Thông tin Công cộng cần định hướng cho dự án FSDP, Chiến lược Hỗ trợ Đào tạo, khuyến nông và thông tin chung theo nhu cầu của Dự án.

Dựa vào những đánh giá chung về nhu cầu và tính thích hợp, khả năng thu hút người tham gia và lợi ích xã hội mong đợi của dự án ta có thể kết luận rằng, hai tỉnh mở rộng của dự án là Nghệ An và Thanh Hoá được chấp nhận về mặt xã hội và nếu sự rủi ro được giảm thiểu và tăng cường được khả năng can thiệp thì dự án có thể bền vững

Đi đôi với đánh giá tác động xã hội việc đánh giá chương trình KHPTDTTS ở 4 tỉnh Miền Trung thuộc dự án FSDP đã được thực hiện trên quan điểm nâng cao khả năng thực hiện dự án có liên quan tới mục đích và ý nghĩa của Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu sốdân tộc thiểu số (CLPTDTTS). Dựa vào đánh giá này cho thấy rằng Chương trình KHPTDTTS thiếu tính thích hợp về mặt ý nghĩa của CLPTDTTS và thiếu hiệu quả thực hiện về mục đích có người dân tham gia cũng như mục tiêu công bằng của dự án FSDP. Phương thức lựa chọn và xác định người nghèo hưởng lợi trong chương trình KHPTDTTS đang được đề xuất (Phụ lục 5) để tăng tính thích hợp của chương trình KHPTDTTS và hiệu quả của việc lập kế hoạch và thực hiện.




tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương