BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP



tải về 2.58 Mb.
trang3/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

TỪ ghép, viẾt tẮt


CIFOR Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế

CPCU Ban điều phối dự án Trung ương

CWG Nhóm công tác cấp xã

DARD Ban Ngoại vụ Sở NN-PTNT
DEC Trung tâm khuyến nông huyện


DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh quốc

DIU Ban quản lý dự án huyện

EM Dân tộc thiểu số

EMDS Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số

EMDP Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số

EU Liên minh Châu Âu

FFG Nhóm nông dân trồng rừng

FL Đất rừng

FSDP Dự án Phát triển ngành

GOV Chính phủ Việt Nam

IDA Cơ quan Phát triển Quốc tế

LIFE Sinh kế, Thu nhập, Rừng, Công bằng

LUC Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất

MARD Bộ NN-PTNT

M&E Giám sát và Đánh giá

PIM Cẩm nang thực hiện chương trình

PITESS Chiến lược

PITES Thông tin công cộng, Đào tạo và Hỗ trợ phổ cập

PPMU Ban quản lý dự án Tỉnh

PRA Đánh giá nhanh nông thôn

SIA Phân tích tác động xã hội

SLF Khuôn khổ sinh kế bền vững

WB Ngân hàng Thế giới

VBSP Ngân hàng Chính sách

VNĐ Đồng Việt Nam

GIỚI THIỆU


Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đang thực hiện Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp (FSDP) ở 4 tỉnh miền TrungViệt Nam gồm tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế.

Trên cơ sở thực hiện và yêu cầu của Dự án. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới quyết định kéo dài dự án FSDP thêm 3 năm và mở rộng diện tích ở 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá. Dự án FSDP sẽ hỗ trợ việc phát triển trồng rừng bền vững cho các hộ gia đình thông qua việc cung cấp vốn vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp người nghèo tăng thêm thu nhập.

Đánh giá tác động xã hội là việc làm không thể tách rời của phân tích tính khả thi do 4 nhóm công tác thực hiện để xác định khả năng thực hiện việc trồng rừng trong vùng dự án FSDP đề xuất nhằm đảm bảo diện tích và đảm bảo năng xuất cao và mang laị lợi tức cho người trồng rừng mà không có tác động bất lợi về mặt xã hội, môi trường.

Hai chuyên gia, một chuyên gia quốc tế và một chuyên gia trong nước tham gia và việc đánh giá tác động xã hội.

Nhiệm vụ chính của các chuyên gia là xác định đối tượng hưởng lợi của dự án, tình trạng kinh tế, văn hoá xã hội của những đối tượng này, và sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm liên quan đến phát triển rừng trồng và những lợi ích có thể về mặt kinh tế, văn hoá và xã hội mà dự án có thể mang lại; và xây dựng những quy chế quản lý dự án để mang lại lợi ích cao nhất về mặt xã hội và giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động có hại về mặt xã hội trong quá trình thực hiện dự án. Các chuyên gia dự kiến sẽ cung cấp những kết quả đầu ra sau đây:

1) Hoàn cảnh kinh tế xã hội của những người tham gia dự án và những tác động như lợi ích của dự án dự kiến sẽ mang lại cho cộng đồng địa phương trong khu vực đề xuất tham gia dự án;

2) Cải thiện quá trình lập kế hoạch và thực hiện Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số theo như những khuyến nghị nếu cần thiết;

3) Tập huấn, phổ cập và những dịch vụ khác để nâng cao hiểu biết, kỹ năng và tập quán thực hiện và sự tham gia của những người tham gia dự án nhằm quản lý bền vững rừng trồng.

4) Tiêu chí và đo lường của các tác động kinh tế xã hội của dự án FSDP đối với các cộng đồng địa phương tham gia hay không tham gia trong vùng dự án.

5) Cập nhật các tài liệu Đánh giá Tác động Xã hội

Tài liệu tham khảo của nhóm chuyên gia trong Phụ lục 1.

I. PHƯƠNG PHÁP


1. Khung hướng dẫn

Khung phân tích đánh giá tác động xã hội (SIA) được sử dụng sau khi Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Vụ Phát triển Quốc tế (DFID) của Vương quốc Anh xây dựng Khung Sinh kế, Thu nhập, Rừng và Công bằng và Khuôn khổ Sinh kế Bền vững được xây dựng mà các chuyên gia sử dụng làm khung hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ của họ đặc biệt là trong thu thập số liệu, phân tích số liệu và viết báo cáo. Khung Phân tích Đánh giá Tác động Xã hội gồm 4 hợp phần có tác động lẫn nhau: chính sách và môi trường thể chế, hợp phần và các quy trình của dự án, hệ thống mục tiêu (khu vực và người dân), kết quả của dự án (đầu ra, kết quả và tác động) và hệ thống can thiệp (Phụ lục 2).

2. Thu thập và Phân tích Số liệu

2.1. Tham khảo đánh giá tài liệu dự án FSDP và báo cáo công tác đặc biệt là liên quan đến lập kế hoạch các đợt đánh giá tác động xã hội và trong mối liên quan đến đánh giá Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số.

2.2. Đã thu thập, đánh giá và xử lý 131 tài liệu thích hợp từ 2 tỉnh, 13 huyện và 13 xã nằm trong diện mở rộng của dự án FSDP.

2.3 Thực hiện 56 cuộc họp tham vấn và tổng kết tóm tắt với chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến huyện và xã cũng như các thôn bản theo như kế hoạch được CPCU phê duyệt với một số thay đổi không đáng kể ở một số huyện. Nhìn chung, chúng tôi dành 2 ngày tham vấn ở cấp huyện có thôn dân tộc thiểu số và 1 ngày ở những huyện không có đồng bào thiểu số.

2.4 Tham vấn và gặp gỡ 140 cán bộ quản lý thuộc các cấp chính quyền. Xem phụ lục 3 danh sách cán bộ quản lý thuộc các cấp chính quyền địa phương.

2.5 Thực hiện PRA tại bốn (4) thôn đồng bào thiểu số. Tham gia các cuộc họp gồm những người trung niên, đại diện Hội phụ nữ, người nghèo, người khá giả trung bình và cả người giàu. Họ thường chia thành 3 hay 4 nhóm. Mỗi nhóm thường có 5 -6 người. Công cụ PRA thích hợp là lịch hoạt động mùa vụ, bản đồ ngân sách hộ gia đình, thứ tự xếp hạng ưu tiên, cơ sở quyết định và sơ đồ VEN.

2.6 Thực hiện phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc cho 33 hộ tại hai tỉnh; 17 ở Nghệ An và 16 ở Thanh Hóa chọn mẫu theo phân loại thu nhập kinh tế (giàu, trung bình và thấp). Chính quyền địa phương giới thiệu các hộ phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn được đánh số, mã hóa và xếp thành bảng và phân tích.

Tư liệu ảnh có trong Phụ lục 13.




tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương