BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


II. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH



tải về 2.58 Mb.
trang4/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

II. KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH


1. Chính sách Lâm Nghiệp Việt Nam

1.1 Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP)


Dự án Phát triển Ngành được hình thành trong khuôn khổ của Chương trình 5 triệu ha rừng. Khi hình thành chương trình 5 triệu ha không cung cấp vốn cho trồng rừng sản xuất nó chỉ tạo một khung chính sách linh hoạt cho trồng rừng quy mô nhỏ đó là điểm quan tâm ban đầu của dự án FSDP. Bài học kinh nghiệm từ những chương trình phát triển lâm nghiệp trước đây như 327 chẳng hạn và những nguyên tắc được tóm lược trong chính sách gần đây như sắc lệnh 1998 về dân chủ hoá đến cấp cơ sở, chương trình 5 triệu ha hướng dẫn dự án FSDP đặc biệt quan tâm đến việc xác định và sự tham gia có ý nghĩa của các đối tác trong quá trình xây dựng dự án FSDP. Nó còn cung cấp hướng dẫn cho cấp xã và hộ gia đình có đất rừng tham gia vào việc phát triển và bảo vệ rừng. Nó cũng cung cấp hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế trồng rừng thích hợp với cấp hộ gia đình. Những hướng dẫn này rất hữu ích trong việc thực hiện Đánh giá Tác động Xã hội chủ yếu nhằm vào việc xây dựng các biện pháp để mang lại nhiều lợi ích và sự tham gia của các đối tác trong vùng dự án FSDP.

1.2 Kế hoạch phát triển địa phương


Kế hoạch phát triển cấp tỉnh, huyện và xã phải tạo ra khuôn khổ địa phương cho việc lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp địa phương. Về nguyên tắc, tất cả các hoạt động phát triển ngành ở cấp địa phương phải thống nhất và gắn bó chặt chẽ với kế hoạch phát triển của xã, huyện và tỉnh. Và việc lập kế hoạch cũng như thực hiện tất cả các sáng kiến phát triển lâm nghiệp đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dân

2. Chính sách bảo trợ của Ngân Hàng Thế Giới


2.1 Đối với dân tộc thiểu số


Chính sách hoạt động của Ngân hàng Thế giới đối với người dân bản địa đã sửa đổi, bổ sung (OP 4.10) cung cấp khung hướng dẫn để phát triển dự án trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính sách này góp phần vào nhiệm vụ của Ngân hàng giảm tỷ lệ đói nghèo và phát triển bền vững bằng cách đảm bảo rằng quá trình phát triển hoàn toàn tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền, kinh tế, và văn hóa của người dân tộc thiểu số. Đối với tất cả các dự án được đề xuất tài chính cho Ngân hàng và có ảnh hưởng đến người dân tộc thiểu số Ngân hàng yêu cầu người vay tham gia vào một quá trình tư vấn miễn phí trước khi cung cấp đầy đủ thông tin, và Ngân hàng chỉ cung cấp tài chính cho các dự án miễn phí, có kết quả tham khảo ý kiến các chuyên gia ​​trước khi cung cấp đầy đủ thông tin, và hỗ trợ cộng đồng trên diện rộng để các dự án của người dân tộc thiểu số không bị ảnh hưởng. Những dự án có sự tài trợ của Ngân hàng bao gồm các biện pháp nhằm (a) tránh các tác động xấu đến cộng đồng người dân tộc thiểu số, hoặc (b) khi việc tránh các tác động xấu là không khả thi, dự án nhằm hạn chế tối đa, giảm thiểu, hoặc đền bù cho các hiệu ứng như vậy. Các dự án Ngân hàng tài trợ cũng được thiết kế để đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số nhận được các lợi ích kinh tế và xã hội bao gồm cả lợi ích văn hóa và giới tính thích hợp và đa thế hệ.

Ngân hàng thừa nhận rằng bản sắc và nền văn hóa của người dân tộc thiểu số gắn bó chặt chẽ với các vùng đất mà họ sinh sống và tài nguyên thiên nhiên mà họ phụ thuộc. Những khác biệt về bản sắc văn hóa đó khiến người dân bản địa bị đặt vào tình thế phải đối mặt với các loại hình rủi ro và mức độ tác động từ các dự án phát triển, bao gồm mất đi bản sắc, văn hóa và sinh kế truyền thống, cũng như tiếp xúc với bệnh tật.

Để phù hợp với OP 4, các dự án đề nghị vay vốn từ Ngân hàng có ảnh hưởng đến người dân tộc thiểu số phải thỏa mãn các yêu cầu sau:



  1. phải có sự sàng lọc của Ngân hàng để xác định liệu người dân tộc thiểu số có sinh sống, hoặc có gắn bó tới khu vực dự án;

  2. phải có sự đánh giá xã hội của người vay vốn;

  3. thực hiện hoạt động tham vấn trước, tự do tham gia và người dân được cung cấp đấy đủ thông tin với cộng đồng các dân tộc bản địa bị ảnh hưởng ở từng giai đoạn của dự án, và đặc biệt là trong quá trình chuẩn bị dự án, xác định đầy đủ quan điểm của người dân và xác định vai trò hỗ trợ rõ ràng từ cộng đồng cho dự án;

  4. chuẩn bị kế hoạch phát triển vùng dân tộc thiểu số hoặc khung dự thảo kế hoạch

  5. chia sẻ với người dân bản địa về dự thảo kế hoạch phát triển vùng dân tộc thiểu số hoặc khung dự thảo kế hoạch

Chính sách người dân bản địa (OP 4.10) được áp dụng trong trường hợp có người dân tộc thiểu số không phân biệt số lượng, ngay cả khi đó chỉ là một ngôi làng hay nhóm nhỏ. Chính sách này triển khai bất kểdự kiến ​​dự án có gây ra tác động tích cực và / hoặc bất lợi cho người dân bản địa hay không.

2.2 Sự thu hồi đất và tái định cư tự nguyện


Chính sách hoạt động của Ngân Hàng Thế giới về Tái định cư không tự nguyện (OP 4.12, 2001) nhằm đảm bảo rằng việc mất đất đai và những tài sản khác của người dân địa phương do hoạt động của dự án, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phải được thay thế hay đền bù theo như giá thành chuyển đổi/thay thế.

2.3 Bình đẳng giới

Chính sách hoạt động của Ngân Hàng Thế giới về Giới trong sự phát triển (OP 4.20, 1999) kêu gọi (a) xác định những rào cản phụ nữ tham gia và hưởng lợi từ các chính sách và chương trình công cộng, (b) đánh giá chi phí và lợi ích của những hành động đặc biệt nhằm loại bỏ những rào cản này, (c) đảm bảo cung cấp chương trình có hiệu quả và (d) quá trình giám sát và đánh giá . Phương tiện hành động được đề xuất là sư phối hợp giữa dự án với các tổ chức quốc tế, quốc gia và các tổ chức phi chính phủ . Đánh giá tác động xã hội này tác động tương hỗ đến kết quả của phân tích giới được thực hiện thông qua nhóm hỗ trợ kỹ thuật chịu trách nhiệm chuẩn bị dự án.

III. MỤC TIÊU VÀ HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN FSDP TRONG VÙNG MỞ RỘNG


Các hợp phần của dự án trong vùng mở rộng giống như các hợp phần của dự án ở 4 tỉnh Miền Trung.

Mô tả chi tiết dự án FSDP được thể hiện trong Cẩm nang Thực hiện Dự án (PIM). Mục tiêu và các hợp phần liên quan của dự án được đề cập tóm lược trong phần này.

Mục tiêu của dự án nhằm đạt được cách quản lý rừng trồng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học rừng đặc dụng để tăng cường đóng góp của ngành lâm nghiệp vào phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường toàn cầu. Mục tiêu này sẽ đạt được bằng cách cải thiện môi trường để phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, tạo điều kiện cho các hộ nghèo tham gia trồng rừng bền vững trên cơ sở tạo nguồn thu nhập thêm và công ăn việc làm; cung cấp các khoản tài trợ nhỏ cho hoạt động quản lý hiệu quả rừng đặc dụng ưu tiên có tầm quan trọng quốc tếvà nâng cao năng lực ở cấp độ huyện, tỉnh và khu vực nhằm cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cần thiết , giám sát-đánh giá tác động và đầu ra. Tuy nhiên, trong vùng mở rộng dự án chỉ theo đuổi mục tiêu quản lý rừng bền vững thông qua việc phát triển trồng rừng. Những hợp phần liên quan bao gồm: Phát triển thể chế, Trồng rừng quy mô nhỏ và Quản lý Dự án, Đánh giá và Giám sát.

1. Xây dựng thể chế

Hợp phần này sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng khung hoạt động cho lâm nghiệp trồng rừng và việc tài trợ bền vững cho rừng đặc dụng thông qua nhiều hình thức can thiệp có trọng điểm cần làm rõ và thực hiện chính sách; tạo điều kiện thuận lợi cho khung thể chế mang tính hỗ trợ; và tiến hành các biện pháp phát triển thị trường. Có 3 tiểu hợp phần như sau: (a) Kết hợp thực hiện trên hiện trường với xây dựng chính sách; (b) Thành lập Nhóm nông dân trồng rừng; và (c) Cấp chứng chỉ rừng trồng. Tiểu hợp phần (a) sẽ hỗ trợ đánh giá những quy chế, hướng dẫn, khuyến khích, bài học kinh nghiệm và tập quán thực hiệnhiệu quả nhất hiện hành cho rừng trồng thương mại và công tác khuyến lâm có liên quan và những dịch vụ hỗ trợ khác ở cấp tỉnh và trung ương; phân loại đất và thủ tục giao đất; và những vấn đế chính liên quan đến quản lý và tài trợ bền vững cho rừng đặc dụng ví dụ như tiềm năng thực hiện hình thức đồng quản lý.

Tiểu hợp phần (b) sẽ hỗ trợ thành lập và phát triển các Nhóm nông dân trồng rừng cho lâm nghiệp rừng trồng ở những huyện tham gia dự án như là công cụ chính để khích lệ khu vực tư nhân và phát triển thị trường cho rừng trồng. Tieur hợp phần này sẽ hỗ trợtài chính cho dịch vụ tư vấn để thành lập các Nhóm nông dân trồng rừng, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho Nhóm, và kế hoạch tự cấp tài chính; hội thảo và các cuộc họp; khởi xướng các chi phí hoạt động; in ấn tài liệu phổ cập; tham quan và trao đổi thông tin liên tỉnh và tham quan nghiên cứu một trong khu vực và một ở quốc tế.

Tiểu hợp phần (c) sẽ hỗ trợ các Nhóm NDLN hay một số thành viên trong các Nhóm (chủ rừng trồng) để (1) có được chứng chỉ rừng trồng của họ, (ii) đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao cho các hoạt động quản lý rừng trồng về các tiêu chí kỹ thuật , kinh tế, xã hội và môi trường; (iii) tự tổ chức lại để thúc đẩy mối quan tâm chung, kể cả chứng chỉ rừng, nâng cao sản lượng rừng trồng, và tiếp thị sản phẩm gỗ rừng trồng, và (iv) nâng cao khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu do các hoạt động chế biến ở các tỉnh có dự án qua đó nâng cao nhu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng.

2. Rừng trồng tiểu điền

Hợp phần này hỗ trợ xây dựng rừng trồng tiểu điền thương mại ở 2 tỉnh dự án mở rộng Nghệ An và Thanh Hoá. Hợp phần này cung cấp một gói tín dụng hấp dẫn cho các hộ gia đình sử dụng vào mục đích thiết lập rừng trồng thương mại sử dụng các mô hình trồng cây và nông lâm kết hợp. Tài trợ tín dụng hiện có sẽ được kết hợp với hỗ trợ công tác giao đất lâm nghiệp, khuyến lâm và tư vấn kỹ thuật.. Hợp phần này cũng hỗ trợ nâng cao năng lực cho Chi cục Phát triển Lâm nghiệp và Phòng Lâm nghiệp thuộc Sở NN-PTNT, các cơ quan tín dụng , huyện và các hộ xây dựng kế hoạch, thực hiện và giám sát chương trình trồng rừng thương mại dựa vào dòng tín dụng cho các hộ gia đình.

Việc tham gia và vay tiền từ nguồn tín dụng là tự nguyện. Tín dụng và các dịch vụ khác xuất phát từ nhu cầu. Nguyên tắc cơ bản này đòi hỏi sự linh hoạt trong thực hiện vì hợp phần này chịu trách nhiệm trước nhu cầu về đất đai, tài chính và dịch vụ hỗ trợ cho các hộ dân. Hợp phần này bao gồm các hợp phần phụ sau: (i) Chọn nơi trồng có sự tham gia của dân; (ii) Giao đất/Cấp Chứng chỉ Sử dụng đất; (iii) Khuyến nông và các dịch vụ khác; (iv) Thiết kế trồng rừng và quản lý; và (v) Đầu tư trồng rừng.

3. Quản lý dự án, Giám sát và Đánh giá (GS-ĐG)

Hợp phần này có 2 tiểu hợp phần: (a) Quản lý dự án và (b) Giám sát và Đánh giá. Tiểu hợp phần (a) Hỗ trợ việc xây dựng năng lực thể chế cần thiết cho lập kế hoạch, điều phối và quản lý việc thực hiện chung ở cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã. Đặc biệt hợp phần này đòi hỏi việc phát triển kỹ năng lập kế hoạch, kỹ thuật và kỹ năng quản lý để lập kế hoạch công việc và kế hoạch tài chính hàng năm đúng hạn và có chất lượng; dự đoán trước và giải quyết những vướng mắc một cách nhanh chóng và điều chỉnh trên cơ sở tiến độ thực hiện và thông tin phản hồi. Tiểu hợp phần này này sẽ tài trợ cho chi phí hoạt động gia tăng; cán bộ hợp đồng; hỗ trợ kỹ thuật có liên quan đến quản lý dự án; đào tạo, hội thảo; nâng cấp văn phòng dự án, mua sắm trang thiết bị văn phòng và xe cộ cho dự án. Tiểu hợp phần (b) sẽ cung cấp hỗ trợ cho thiết kế chi tiết, xây dựng và thực hiện Hệ thống Giám sát-Đánh giá nội bộ để theo dõi tiến độ kỹ thuật và tài chính và kết quả thực hiện của dự án ở cấp trung ương và tỉnh; cấp huyện và xã kể cả đánh giá đầu ra của chương trình làm việc đã lập kế hoạch so với thực hiện trên thực tế (số lượng công việc và địa điểm, chất lượng, hạn định thời gian của công việc …). Hệ thống GS-ĐG phải đảm bảo được việc theo dõi hiệu quả tiến độ thực hiện, tổng kết những bài học kinh nghiệm cho quá trình lập kế hoạch tương lai và phải được gắn kết với Hệ thống GS-ĐG của dự án FSDP.




tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương