BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


IV. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS



tải về 2.58 Mb.
trang5/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

IV. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS


1. Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số (CLPTDTTS) và Chương trình Phát triển dân tộc thiểu số (KHPTDTTS)

Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số (CLPTDTTS) là tư liệu cơ bản của Chương trình Phát triển dân tộc thiểu số. Nó chứa đựng linh hồn và các nguyên tắc cốt lõi khống chế việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình KHPTDTTS. Đi đôi với chiến lược CLPTDTTS cần phải xây dựng một chương trình KHPTDTTS trong dự án FSDP dành cho các địa điểm trồng rừng có người dân tộc thiểu số. KHPTDTTS tách biệt nhưng lại hỗ trợ cho kế hoạch phát triển rừng trồng của dự án FSDP.

2. Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số và Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp

Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số được chuẩn bị cho các xã dự án có đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo lợi ích của dự án đồng thời tránh những tác động bất lợi và trao quyền cho người dân tộc thiểu số để đưa ra quyết định đúng đắn về bất kỳ sự tham gia nào của họ trong chương trình trồng rừng.

Mục đích chính của KHPTDTTS là tăng cường thu hút đồng bào thiểu số có đất rừng tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp để họ có thể nhận thức một cách đầy đủ lợi ích từ việc tham gia dự án FSDP. Giả thiết cơ bản là đồng bào thiểu số có năng lực tiếp nhận dự án FSDP về mặt nguồn nhân lực và đầu tư tài chính kém hơn so với người Kinh. Về kinh tế họ cũng nghèo hơn người Kinh, về giáo dục cũng không bằng và có nhiều thiệt thòi hơn trong những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống.. Do đó KHPTDTTS phải nhấn mạnh vào vị thế bất lợi cơ bản này của đồng bào thiểu số khi tham gia vào các hoạt động của dự án FSDP. Bản kế hoạch này được thiết kế nhằm nâng cao năng lực để tham gia một cách có ý nghĩa vào FSDP thông qua những sáng kiến nâng cao năng lực thích hợp và có hiệu quả.

Trong chiến lược CLPTDTTS, KHPTDTTS tăng cường sự thành công của dự án FSDP trong các vùng đồng bào thiểu số. Chương trình KHPTDTTS không được coi là một bản sao mà là sự bổ sung cho các hoạt động phát triển dự án FSDP.

3. Chiến lược Phát triển Chương trình Phát triển dân tộc thiểu số.

Theo yêu cầu của CLPTDTTS, xây dựng KHPTDTTS (lập kế hoạch, thực hiện và giám sát) phải có sự tham gia của người dân. Quá trình xây dựng có sự tham gia của người dân phải lôi kéo được người dân tộc thiểu số vào cuộc để xác định được đối tượng hưởng lợi đúng đắn, thiết kế và phân phối sự hỗ trợ nâng cao năng lực và vào việc giám sát có hiệu quả đầu ra của KHPTDTTS, kết quả và tác động.

Trong CLPTDTTS có một loạt các hoạt động có thể nằm trong hay không nằm trong KHPTDTTS. Có lẽ nó không mang ý nghĩa mô hình mẫu mà nó là hướng dẫn có tính đề xuất trong việc chọn lựa các hoạt động KHPTDTTS phù hợp có tính đến sự đa dạng sinh học và kinh tế xã hội ở những vùng dự án FSDP có đồng bào thiểu số.

Nếu tuân thủ tinh thần thực sự của CLPTDTTS, quá trình xây dựng Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số có thể tạo ra kế hoạch KHPTDTTS duy nhất cho mỗi vùng thiểu số tương đối thích hợp và đáp ứng được những nhu cầu tăng sự thu hút và khả năng tham gia vào dự án FSDP của các tộc người thiểu số có liên quan.

4. Đánh giá KHPTDTTS

Do thiếu thời gian khảo sát hiện trường, theo quan điểm của chúng tôi thủ tục lập kế hoạch và thực hiện chương trình KHPTDTTS nhằm đưa ra những khuyến cáo để cải tiến chương trình chủ yếu dựa vào 2 tài liệu của dự án FSDP: 1) Báo cáo Dự thảo cuối cùng của chuyên gia Dân tộc thiểu số và Chuyên gia Tác động Xã hội tháng 4 năm 2010 và; 2) Đánh giá Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số do Ban QL Dự án tỉnh, Ban thực hiện dự án huyện và Tổ công tác xã của dự án FSDP tại Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, chuyên gia Dân tộc thiểu số và Chuyên gia Tác động Xã hội, Báo cáo công tác dự thảo.



Tính thích hợp và Hiệu quả chung của KHPTDTTS

Mối liên hệ giữa KHPTDTTS mục đích của KHPTDTTS và tinh thần của CLPTDTTS. Vấn đề chính về tính thích hợp và hiệu quả chung của KHPTDTTS là sự không thống nhất giữa các hoạt động của KHPTDTTS và mục tiêu của KHPTDTTS và tinh thần của chiến lược CLPTDTTS.

KHPTDTTS được thực hiện ở 17 xã thuộc 4 tỉnh miền Trung: Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế. Cho đến nay đã có 17 chương trình KHPTDTTS được xây dựng và đang được thực hiện.

Trên cơ sở những báo cáo đánh giá trước đây có 17 kế hoạch gồm 106 hoạt động. Trong số đó hoạt động (HĐ) 13 (12.2%) trực tiếp liên quan đến hỗ trợ các mục tiêu lâm nghiệp của dự án, HĐ 9 (8.4%) liên quan đến các hoạt động khuyến khích của dự án nói chung trong khi HĐ 15 (14.1 %) hỗ trợ nông lâm kết hợp. Những hoạt động còn lại HĐ 16 (15 %), là các hoạt động hỗ trợ nhấn mạnh vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi HĐ 11(10.3%), tập huấn kinh tế hộ gia đình 10 (9.43 %) hỗ trợ các hoạt động tạo thu nhậ cho phụ nữ , 8 (7.54%), xoá mù chữ cho người lớn 7(6.60 %), khuyến khích cải tạo đàn gia súc 5 (4.7 %), tập huấn về tập quán vệ sinh 4 (3.7%) đề cập đến một số hình thức đào tạo nghề được lựa chọn và 3(2.8%) dành cho tập huấn thú y.Dựa và sự phân bố các hoạt động KHPTDTTS nói trên chỉ có 37 hoạt động có tính thích hợp với mục tiêu của KHPTDTTS về tăng cường hiệu quả tính tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số vào dự án FSDP.

Mặc dù chỉ có rất ít hoạt động KHPTDTTS phù hợp với mục đích của KHPTDTTS, dù sao nó cũng tạo ra một số lợi ích nằm ngoài dự kiến cho nhiều người và cộng đồng trên nhiều lĩnh vực. 5.569 người ở 4 tỉnh của dự án FSDP (89,38%) được hưởng lợi nhờ Kế hoạch này, đa số họ là người thiểu số. Kế hoạch PTDTTS mang lại lợi ich cho phụ nữ nhiều hơn nam giới do đó tăng cường công bằng giới.

Tác động có ích ngoài dự kiến của các hoạt động của KHPTDTTS bao gồm: 1) nâng cao năng lực cho các cá nhân người thiểu số trong việc giải quyết tranh chấp đất đai và sự lạm dụng của người Kinh trong đầu tư vào rừng trồng của họ trên cơ sở chia sẻ chi phí; 2) nâng cao năng lực cộng đồng thiểu số về lập kế hoạch và quản lý; 3) cải tiến kỹ thuật canh tác cho ngời dân và nâng cao cơ hội sinh kế; 4) tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ và nâng cao năng lực của họ trong quản lý kinh tế gia đình và 5) cân bằng giới.

Có những lợi ích ngoài dự kiến tập trung vào các gia đình và cộng đồng của đồng bào thiểu số tuy nhiên chúng không thống nhất với mục tiêu ban đầu của KHPTDTTS và với tinh thần và nguyên tắc cơ bản của Chiến lược Phát triển dân tộc thiểu số.



Khuyến cáo để tăng cường tính phù hợp của KHPTDTTS

Để đảm bào KHPTDTTS thống nhất hơn nữa với chiến lược CLPTDTTS và thích hợp với dự án FSDP chúng tôi xin khuyến cáo những biện pháp sau:



Hỗ trợ việc hợp lý hoá cách tiếp cận xây dựng chương trình như đã khuyến cáo trước đây vào dự án FSDP có dân tham gia. Một phần của việc hợp lý hoá sẽ là một bộ phận hợp thành của biện pháp lập kế hoạch cho dự án FSDP và chương trình KHPTDTTS. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng các hoạt động của KHPTDTTS trực tiếp hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển rừng trồng và thực hiện chiến lược. Đối với chương trình phát triển rừng trồng trong chương trình KHPTDTTS để nó có ý nghĩa hơn thì phải được cụ thể hoá. Tốt nhất là bản kế hoạch này phải được xây dựng như là một bộ phận hợp thành của kế hoạch phát triển thôn/xã hay huyện. Đối với xã hoặc huyện kế hoạch phát triển đã được phê duyệt thì việc xây dựng hoặc thiết kế kế hoạch phát triển KHPTDTTS và của dự án FSDP kết hợp sẽ không có gì khó khăn.

Cải tiến quá trình lập kế hoạch KHPTDTTS thông qua cách tiếp cận lôgíc với những người tham gia mục tiêu và chọn ra các hoạt động phù hợp theo phương thức tiếp cận lập kế hoạch dự án FSDP và KHPTDTTS kết hợp.

Cách tiếp cận lôgíc với việc đặt trọng tâm và lựa chọn KHPTDTTS phải tuân thủ các bước sau:

i. Xây dựng tiêu chí cho mục tiêu phù hợp với CLPTDTTS và phù hợp với chính sách đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế giới. Theo như CLPTDTTS và Ngân hàng Thế giới nhóm mục tiêu được ưu tiên là những hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo có đất. Phân loại hộ gia đình có đất rừng trình bày trong Mục V1.20 phải được sử dụng để lựa chọn đối tượng tham gia mục tiêu là người dân tộc thiểu số.

ii. Chọn đúng nhóm mục tiêu thông qua phương pháp rà soát/ sàng lọc có sự tham gia mang tính và phù hợp (tuân thủ các bước thực hiện liên quan trong 19 bước của PIM, đặc biệt là các bước từ 1-8) sử dụng những tiêu chí đã được xây dựng và nhất trí. Do bản chất của quá trình chọn lọc là có sự tham gia của người dân, tính tự nguyện hay xuất phát từ nhu cầu, những người khá giả thường tích cực tham gia các cuộc họp để lựa chọn và rà soát sự tham gia, do đó họ thường được lựa chọn. Như vậy ngay từ đầu của quá trình lựa chọn nhóm mục tiêu được ưu tiên là những chủ đất kém may mắn thường nằm ngoài rìa. Do đó trước khi bắt đầu quá trình sàng lọc thật sự cần tiến hành cần công khai thông tin, nâng cao hiểu biết và tạo sự quan tâm cho các nhóm gặp bất lợi trong cộng đồng. Kỹ thuật được ưu tiên có thể là phương pháp một người với một người hoặc với một nhóm nhỏ. Đây là một cách cân bằng sân chơi trong quá trình chọn lọc có sự tham gia.

iii. Thực hiện Đánh giá Nhu cầu Đào tạo (TNA) để xác định nhu cầu nâng cao năng lực/nhu cầu thu hút những người tham gia được lựa chọn.

iv. Thiết kế cho chương trình nâng cao năng lực (tập huấn/đào tạo) trên cơ sở TNA, thiết kế phải nói rõ các hoạt động đào tạo thích hợp và phải hợp thành một kế hoạch giám sát có hiệu quả để theo dõi kết quả học tập.

v. Thực hiện tốt các hoạt động KHPTDTTS trong thiết kế đào tạo. Theo dõi đầu ra và kết quả của các hoạt động KHPTDTTS trong việc thực hiện dự án FSDP thông qua kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật.

Những nguyên tắc này được thể hiện trong Bộ công cụ và Thủ tục cho chương trình hỗ trợ dự án FSDP đối với Hộ nông dân nghèo (Phụ lục 4). Tuy nhiên nó cũng được sử dụng để hỗ trợ cho các hộ dân người không phải là thiểu số (Kinh).



tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương