BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


PHỤ LỤC 11. TÓM TẮT MA TRẬN CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ YẾU DỰA TRÊN KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH, PRA LÀNG VÀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG



tải về 2.58 Mb.
trang30/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

PHỤ LỤC 11. TÓM TẮT MA TRẬN CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ YẾU DỰA TRÊN KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH, PRA LÀNG VÀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG


Nguyện vọng đối với dự án

Lợi ích từ Dự án

Những Rủi ro của Dự án

Các biện pháp giảm nhẹ rủi ro

Các hộ sở hữu đất lâm nghiệp

Các hộ sở hữu đất lâm nghiệp

Các hộ sở hữu đất lâm nghiệp

Các hộ sở hữu đất lâm nghiệp

Dự án hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.


Công việc ổn định


Rủi ro về mặt kinh tế

Biện pháp giảm nhẹ những rủi ro về kinh tế

Có thẩm quyền và kỹ năng quản lý rừng phù hợp.

Hỗ trợ toàn bộ về thị trường nhằm đảm bảo an toàn về thị trường tiêu thụ.





Giảm nghèo, cải thiện phân bố thu nhập ở địa phương hướng tới bình đẳng xã hội hơn nữa

Thị trường không ổn định.


Dự án hỗ trợ để ổn định công việc.

Dự án đầu tư vào hệ thống thông tin thị trường để giúp người dân có thể xác định thời điểm thu hoạch và bán sản phẩm tốt nhất.



Được ưu đãi về mặt tín dụng.
Quản lý Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp hiệu quả đặc biệt là đánh giá việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất để đầu tư ổn định.

Những người tham gia hoàn toàn ủng hộ dự án



Tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư hiệu quả khác và hỗ trợ việc học tập của con em
Cải thiện điều kiện xã hội thông qua việc thành lập và củng cố các nhóm Nông dân làm nghề rừng.

Giá thấp do biến động trên thị trường, gỗ kém chất lượng hoặc cung vượt cầu đối với một chủng loại gỗ

Dự án cần tiến hành các biện pháp đảm bảo thông qua dịch vụ phổ cập để các chủ rừng phát triển các kỹ năng phát triển rừng trồng sao cho phù hợp.

Dự án cần khuyến khích đẩy mạnh thiết kế rừng trồng theo hướng đa dạng hóa bao gồm việc trồng các loài cây đa mục đích, thiết kế rừng hỗn giao, áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp. Dự án cần đầu tư vào kỹ thuật phát triển rừng trồng.



Người dân thôn bản

UBND huyện hỗ trợ tạo điều kiện để cấp sổ đỏ cho các hộ tham gia chưa được cấp sổ.

UBND huyện hỗ trợ việc thay đổi hoặc chuyển đổi hiện trạng đất lâm nghiệp từ rừng phòng hộ thành rừng sản xuất, đặc biệt là những khu rừng được thiết lập trong khuôn khổ dự án 661.

Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp hỗ trợ tài chính với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ tiếp thị trong quá trình phát triển rừng trồng.

Hỗ trợ nâng cao các kỹ năng lâm nghiệp thông qua đào tạo, tập huấn, tham quan học tập và các hoạt động tăng cường năng lực khác.


Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Diện tích trồng rừng của chủ rừng



Quay vòng giá trị thấp do hệ thống tiếp thị không hiệu quả bị môi giới và trung gian lấn át và định hướng gỗ nguyên liệu cho người dân trồng rừng.

Rủi ro về mặt kinh tế do các mâu thuẫn về sử dụng đất,ví dụ đất trồng mía, trồng sắn, trồng chè mâu thuẫn với mục đích trồng rừng, đất phục vụ mục đích chăn thả mâu thuẫn với mục đích trồng rừng



Dự án cần cố gắng đưa ra những thông tin dự báo sớm và tăng cường củng cố các nhóm Nông dân làm nghề rừng.

Dự án cần xem xét hỗ trợ việc xây dựng các hợp tác xã chế biến gỗ tại địa phương cho các chủ rừng thông qua các nhóm nông dân làm nghề rừng

Dự án cần xem xét đẩy mạnh xúc tiến phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị ở tất cả các khu rừng trồng.

Dự án cần đảm bảo tiến hành quy hoạch sử dụng đất và thiết kế phù hợp để có thể chuyển đổi đất lâm nghiệp hiện đang được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp sẽ không ảnh hưởng tới thu nhập của người dân.




Cán bộ chính quyền địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã)




Rủi ro về mặt kỹ thuật

Giảm thiểu các rủi ro về mặt kỹ thuật

Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp mở rộng sẽ triển khai sớm.

Rừng trồng được cải thiện chất lượng

Không có khả năng phát triển các khu rừng trồng đạt năng suất và lợi nhuận cao do nông dân thiếu kỹ năng và các kỹ thuật cần thiết

Các nhà quản lý dự án đảm bảo sẽ tuyển dụng một đội ngũ phổ cập viên và tiểu giáo viên có năng lực và làm việc có hiệu quả.






Rủi ro về mặt Môi trường

Giảm thiểu rủi ro về mặt Môi trường







Có khả năng bùng phát dịch bệnh do thiết kế trồng rừng thuần loài

Dự án khuyến khích và cung cấp kiến thức cho các hộ nông dân để đưa các loài cây đa mục đích vào rừng trồng cũng như khuyến khích trồng hỗn giao đa dạng nhiều loài cây.







Rủi ro về mặt Xã hội

Giảm thiểu rủi ro về mặt Xã hội







Các chủ rừng nghèo ở vùng xa xôi hẻo lánh thường gặp bất lợi do dự án thường có xu hướng thông qua các biện pháp cải thiện hiệu suất đầu ra của dự án tùy thuộc theo nhu cầu, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của dự án.

Dự án cần xây dựng một hệ thống tiêu chí lựa chọn và định hướng lợi ích hiệu quả (Phụ lục 4) và một công cụ giám sát và đánh giá thực tiễn hữu hiệu nhằm kiểm tra và tính toán chính xác hiệu suất và hiệu quả trung và dài hạn của dự án cũng như những vấn đề có liên quan (Phụ lục 9).




Các nhóm lợi ích ở địa phương

Rủi ro về lợi ích ở địa phương

Giảm thiểu rủi ro về lợi ích ở địa phương




Cải thiện tình trạng kinh doanh ở địa phương nhờ nguồn cung gỗ nguyên liệu đều đặn và ổn định từ các hộ trồng rừng quy mô gia đình.

Đảm bảo sự bền vững của hoạt động kinh doanh gỗ ở địa phương và sự bền vững của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ.

Tăng lợi nhuận cho các doanh nhân địa phương và các chủ doanh nghiệp chế biến gỗ địa phương

Cải thiện các hoạt động kinh tế ở địa phương



Nếu các nhóm Nông dân làm nghề rừng không thành công, lợi nhuận chủ yếu sẽ rơi vào túi của môi giới và trung gian.

Các doanh nghiệp địa phương sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ sẽ mất đi nguồn nguyên liệu thô ổn định và đều đặn nếu dự án thất bại.



Các nhóm nông dân làm nghề rừng sẽ phát triển quan hệ đôi bên cùng có lợi với các nhà kinh doanh. Ý tưởng sáng tạo ở đây là đưa các nhà kinh doanh trở thành một phần của hệ thống tiếp thị của các nhóm nông dân làm nghề rừng. Dự án cần xem xét hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các hệ thống thông tin thị trường đổi mới nhằm lôi cuốn sự tham gia của các chủ rừng và các nhà kinh doanh.

Cần phải có các biện pháp quản lý dự án hiệu quả.






Không có sự tham gia của người dân

Tăng lợi nhuận bên ngoài đối với những hộ không tham gia dự án, có nghĩa là tăng động cơ trồng rừng, tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của gia đình



Rủi ro do không có sự tham gia của người dân

Do dự án không hiệu quả và thiếu hiệu quả về mặt lợi nhuận




Giảm thiểu Rủi ro do không có sự tham gia của người dân

Dự án cần phải có các biện pháp quản lý hiệu quả.






Các tổ chức trung gian


Rủi ro của các tổ chức trung gian


Giảm nhẹ rủi ro của các tổ chức trung gian





Tăng cường nhân lực, nguồn tài chính, cải thiện điều kiện xã hội, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện cơ sở vật chất của các cơ quan thực hiện và hợp tác

Thất bại trong việc cung cấp các kết quả thực hiện dự án theo yêu cầu đề ra, do thiếu chuyên gia lâm nghiệp và mâu thuẫn về nhân sự dự án

Dự án đảm bảo tuyển dụng đủ chuyên gia lâm nghiệp có trình độ và các cán bộ khác. Dự án sẽ xây dựng một chương trình tăng cường năng lực thường xuyên cũng như một hệ thống khuyến khích hiệu suất cho tất cả các cán bộ đặc biệt là những cán bộ có thành tích làm việc đạt hiệu quả cao.




Vấn đề chung

Rủi ro về vấn đề chung

Giảm thiểu rủi ro về những vấn đề chung




Cải thiện nguồn nhân lực về mặt ý thức, kiến thức và đánh giá cao tầm quan trọng và giá trị của việc phát triển rừng


Rủi ro vì dự án thất bại hoặc hoạt động không hiệu quả


Ban quản lý dự án và nhóm hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo sự thành công của dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp thông qua hiệu quả làm việc trong quá trình xây dựng dự án tổng thể (quy hoạch, quản lý, giám sát và đánh giá).

PHỤ LỤC 12. DỮ LIỆU KT-XH CÁC XÃ NƠI NHÓM CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG XÃ HỘI ĐẾN LÀM VIỆC



1. Xã Nghĩa Bình, Huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An:

Tổng dân số: 6660 người (trong đó DTTS: 557 người). Dân số trong độ tuổi lao động: 3113 người; trong đó, nữ: 1614 người. Giá trị tổng sản lượng toàn xã: 1.057.505 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp theo giá tại thời điểm: 373.753 triệu đồng (nông nghiệp: 338.659 triệu đồng; lâm nghiệp: 25.909 triệu đồng; ngư nghiệp: 9.185 triệu đồng); Giá trị sản lượng công nghiệp và xây dựng theo giá tại thời điểm: 448.209 triệu đồng (công nghiệp: 236.601 triệu đồng; xây dựng: 211.608 triệu đồng); Giá trị sản lượng thương mại và dịch vụ: 235.543 triệu đồng. Các chỉ số xã hội: hộ khá: 30,00%, hộ trung bình: 55,75%, hộ nghèo: 14,25%. (Nguồn: Niên giám huyện Tân Kỳ, 2009, Niên giám Nghệ An, 2010; Báo cáo hàng năm của UBND xã Nghĩa Bình, 2010).


2. Xã Hưng Thành, huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An:

Tổng dân số: 5.602 người. Dân số trong độ tuổi lao động: 3.486 người; trong đó, nữ: 1.734 người. Giá trị tổng sản lượng toàn xã cho 6 tháng đầu năm 2010: 27.802.000 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp theo giá tại thời điểm: 17.802.000 triệu đồng; Giá trị sản lượng công nghiệp và xây dựng theo giá tại thời điểm: 495.700 triệu đồng; Giá trị sản lượng thương mại và dịch vụ: 597.300 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10,5% (Nguồn: Báo cáo hàng năm- UBND xã Hưng Thành, 2010).


3. Xã Hạnh Lâm, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An:

Tổng dân số: 5.253 người. Trong đó, nữ: 2.766 người (52,65%). Dân số trong độ tuổi lao động: 2.922 người. Giá trị tổng sản lượng toàn xã năm 2009: 32.202.000 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp theo giá tại thời điểm: 15.713.000 triệu đồng; Giá trị sản lượng công nghiệp và xây dựng theo giá tại thời điểm: 1.229.000 triệu đồng; Giá trị sản lượng thương mại và dịch vụ theo giá tại thời điểm: 369.100 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 11,5% (Nguồn: Niên giám huyện Thanh Chương 2009. Báo cáo hàng năm- UBND xã Hạnh Lâm, 2010).


4. Xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An:

Tổng dân số: 8.677 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 3.436 ha, trong đó đất lâm nghiệp: 2.567 ha (đã giao hết cho dân). Giá trị tổng sản lượng toàn xã năm 2009: 89.381.000 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp theo giá tại thời điểm: 48.015.470 triệu đồng (53,72%); Giá trị sản lượng công nghiệp và xây dựng theo giá tại thời điểm: 28.592.981 triệu đồng (31,99%); Giá trị sản lượng thương mại và dịch vụ theo giá tại thời điểm: 12.780.000 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 14,4% (giảm 3.9% so với năm 2009) (Nguồn: Báo cáo hàng năm- UBND xã Diễn Phú, 2010).


5. Xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An:

Tổng dân số: 6.307 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.814,39 ha, trong đó đất nông nghiệp và lâm nghiệp: 1.298,66 ha. Giá trị tổng sản lượng toàn xã 6 tháng đầu năm 2010: 41.100.000 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp theo giá tại thời điểm: 20.900.000 triệu đồng (50,85%); Giá trị sản lượng công nghiệp và xây dựng theo giá tại thời điểm: 820.000 triệu đồng (19,95%); Giá trị sản lượng thương mại và dịch vụ theo giá tại thời điểm: 125.000 triệu đồng (30.41%). Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10,5% (Nguồn: Báo cáo hàng năm- UBND xã Mỹ Sơn, 2010).


6. Xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An:

Tổng dân số: 8.655 người (trong đó dân số theo đạo tin lành: 1,577 người (18,22%)). Tổng diện tích đất tự nhiên: 2.408 ha, trong đó đất nông nghiệp: 955 ha, đất lâm nghiệp: 807 ha. Giá trị tổng sản lượng toàn xã năm 2010: 98.872.000 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp theo giá tại thời điểm: 44.652 triệu đồng (45,16%); Giá trị sản lượng công nghiệp và xây dựng theo giá tại thời điểm: 25.308 triệu đồng (25,59%); Giá trị sản lượng thương mại và dịch vụ theo giá tại thời điểm: 28.900 triệu đồng (29,22%). Thu nhập bình quân đầu người: 11,9 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo: 14,98% (2010) (Nguồn: Báo cáo hàng năm- UBND xã Nghi Lâm, 2009).



7. Xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa:
Tổng dân số: 8.834 người (trong đó DTTS: 777 người (8,79%). Tổng diện tích đất tự nhiên: 14.927 km2, trong đó đất nông nghiệp: 1.184,94 ha, đất phi nông nông nghiệp: 268,89 ha, đất hưa sử dụng: 38,89 ha. Giá trị tổng sản lượng toàn xã năm 2010: 70.122,600 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng trồng trọt theo giá tại thời điểm: 25.193.400 triệu đồng (35,92%); chăn nuôi: 9.689.200 triệu đồng (13.81%); lâm nghiệp: 2.200.000 đồng (3.13%) ; công nghiệp và xây dựng: 21.860.000 triệu đồng (31,17%); thương mại và dịch vụ: 5.615.000 triệu đồng (8,08%); các nguồn khác: 5.528.500 triệu đồng (7,88 %) Thu nhập bình quân đầu người: 7,626 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo: 11,30% (2010) (Nguồn: Niên giám huyện Như Thanh 2009, Chi cục thống kê huyện Như Thanh, Thanh Hóa 2010. Báo cáo hàng năm- UBND xã Yên Thọ, 2009).
8. Xã Xuân Phúc, Huyện Như Thanh, Tỉnh Thanh Hoá:

Tổng dân số: 3.436 người (trong đó DTTS: 1735 người (55,49%). Tổng diện tích đất tự nhiên: 25.093 km2, trong đó đất trồng trọt: 876, 4 ha, đất lâm nghiệp: 1152,81 ha. Giá trị tổng sản lượng 2010: 18.961,6 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng nông nghiệp 2009: 7.791,6 triệu đồng, giá trị sản lượng lâm nghiệp 2009: 4.170 triệu đồng, giá trị sản lượng xây dựng và dịch vụ 2009: 5.072,3 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 5,505 triệu đồng. Các chỉ số xã hội (2009): hộ khá: 12,74%, hộ trung bình: 37,06%, hộ nghèo: 50,20% (Nguồn: Niên giám huyện Như Thanh, Thanh Hóa, 2010; Báo cáo năm. UBND xã Xuân Phúc, 2010).


9. Kết quả PRA Thôn Làng Chè, xã Quang Trung, Huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa:

Dân số 2009: 7.795 người (trong đó DTTS: 6211 người (79,67%). Giá trị tổng sản lượng 2009: 54.182 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng trồng trọt: 35.602 triệu đồng (65.70%), chăn nuôi: 6.090 triệu đồng (11,23%), thương mại và dịch vụ: 9.800 triệu đồng (18.08%), lâm nghiệp: 2.690 triệu đồng (4,96%). Thu nhập bình quân đầu người: 6,450 triệu đồng. Các chỉ số xã hội (2009): hộ khá: 10,27%, hộ trung bình: 57,64%, hộ nghèo: 32,09% (Nguồn: Niên giám huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, 2009; Báo cáo năm. UBND xã Quang Trung, 2009).


10. Xã Thành An, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa:

Dân số 2009: 3.101 người (trong đó DTTS: 2506 người (80,81%). Tổng diện tích đất tự nhiên: 1656 ha, trong đó đất nông nghiệp: 1.015,89 ha (552,9 ha là đất lâm nghiệp). Giá trị tổng sản lượng 2010: 30.901 triệu đồng. Tổng giá trị đầu ra năm 2010: 30,901triệu VNĐ.VND of công nghiệp năm 2009: 39,945 triệu VNĐ; xây dựng: 17,000 triệu VNĐ; lâm nghiệp: 5.502 triệu VNĐ; dịch vụ: 9.900 triệu VNĐ. Thu nhập bình quân đầu người: 8,5 triệu đồng. Các chỉ số xã hội (2009): hộ khá: 6,10%, hộ trung bình: 57,39%, hộ nghèo: 37,49% (Nguồn: Niên giám huyện Như Thanh 2009; Báo cáo năm. UBND xã Thành An, 2010).


11. Xã Bình Sơn, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hoá:

Dân số: 2.898 người (trong đó DTTS: 1.719 người (59,31%). Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.558 ha, trong đó đất nông nghiệp: 1248,84 ha, đất phi nông nghiệp: 100,75ha, đất chưa sử dụng: 206,76 ha. Giá trị tổng sản lượng 2010: 17.967 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản lượng nông lâm: 10.450 triệu đồng (58.16%) (lâm nghiệp: 750 triệu đồng (4,17%), chăn nuôi và dịch vụ: 640 triệu đồng (3,56%), xây dựng: 3.100 triệu đồng (17,25%). Thu nhập bình quân đầu người: 6,215 triệu đồng. Các chỉ số xã hội (2009): hộ khá: 6,32%, hộ trung bình: 49,68%, hộ nghèo: 44,00% (Nguồn: Niên giám huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, 2010; Báo cáo năm. UBND xã Bình Sơn 2010).


12. Xã Hà Tiên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá:

Dân số: 6006 người. Tổng diện tích đất tự nhiện: 1.756,34 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp: 1.251,73ha. Giá trị tổng sản lượng 2010: 57.057 triệu đồng, trong đó giá trị sản lượng nông lâm nghiệp (lâm nghiệp: 5.502 triệu đồng) và thủy sản: 24.135 triệu đồng (42,30%); công nghiệp và xây dựng: 13.408 triệu đồng (23,51%); dịch vụ: 9.900 triệu đồng (17,35%). Thu nhập bình quân đầu người: 9,5 triệu đồng. Các chỉ số xã hội (2009): Hộ khá: 10,02%; Hộ trung bình: 61,38%; Hộ nghèo: 28,6%. (Nguồn: Niên giám huyện Hà Trung 2009. Báo cáo năm, UBND xã Hà Tiên 2010).


13. Xã Phú Sơn, huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa:

Tổng dân số: 4.624 người, trong đó, dân tộc Kinh: 4561 người, dân tộc Thái: 63 người (đạo tin lành: 872 người). Dân số trong độ tuổi lao động: 1870 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 3.334,14 ha, trong đó đất nông nghiệp: 533,07 ha, đất lâm nghiệp: 1549.86 ha. Giá trị tổng sản lượng 2010: 22.426 triệu đồng. Trong đó, giá trị nông lâm nghiệp: 13.686 triệu đồng (61,02%); công nghiệp và xây dựng: 4.610,659 triệu đồng (20,25%); dịch vụ: 4.129.341 triệu đồng (18,41%). Thu nhập bình quân đầu người: 4,500 triệu đồng. Các chỉ số xã hội (2009): Hộ khá: 7,86%; Hộ trung bình: 36,74%; Hộ nghèo: 55,4%. (Nguồn: Niên giám huyện Tỉnh Gia 2009. Báo cáo năm, UBND xã Phú Sơn 2010).


14. Xã Trường Sơn, Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa:

Tổng dân số: 4.850 người, trong đó, dân số trong độ tuổi lao động: 2801 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 582,32 ha, trong đó đất nông nghiệp: 399,94 ha, đất lâm nghiệp: 46.81 ha. Giá trị tổng sản lượng 2010: 47.232 triệu đồng. Trong đó, giá trị nông lâm nghiệp: 23.114 triệu đồng (48,93%); công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: 24.118 triệu đồng (51,06%). Thu nhập bình quân đầu người: 9,200 triệu đồng. Các chỉ số xã hội (2009): Hộ khá: 17,96%; Hộ trung bình: 71,49%; Hộ nghèo: 10,55%. (Nguồn: Niên giám huyện Nông Cống 2009. Báo cáo năm, UBND xã Trường Sơn 2010).


PHỤ LỤC 13. CÁC HÌNH ẢNH




Hình trên. Họp/ tham vấn tại Huyện Thanh Chương, Nghệ An, 26/11/2010; ông Văn Quế, PCT UBND huyện chủ trì.

Hình giữa. Họp/ tham vấn tại tỉnh Nghệ An cùng ông Việt (PGĐ Sở NN-PTNT) và cán bộ sở

Hình dưới. Họp/ tham vấn tại xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, ông Huy Dũng, Thanh Hóa.






Hình trên: Họp với cán bộ và người dân xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa.

Hình giữa: Phỏng vấn hộ đồng bào Mường, tại xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa

Hình dưới: Phỏng vấn hộ đồng bào Thái tại xã Phú Sơn, huyện Tỉnh Gia, Thanh Hóa



Hình trên: Phỏng vấn hộ (hai vợ chồng) xã Hậu Thanh, huyện Thành An, Nghệ An.

Hình giữa: Phỏng vấn đại diện hộ gia đình là người chồng dưới rừng trồng keo của hộ này tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Hình dưới: Phỏng vấn đại diện hộ gia đình là người vợ tại một xã thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.





tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương