BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


PHỤ LỤC 8. SƠ LƯỢC THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI FSDP TỈNH THANH HÓA



tải về 2.58 Mb.
trang27/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

PHỤ LỤC 8. SƠ LƯỢC THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI FSDP TỈNH THANH HÓA


Các huyện và xã mẫu. Gồm 7 xã trên 7 huyện, 3 trong số xã này thuộc 3 huyện được xem là xã DTTS, trong đó xã Thành An (huyện Thạch Thành) toàn bộ là dân tộc Mường; xã Bình Sơn (huyện Triệu Sơn) đa số là dân tộc Mường; xã Xuân Phúc thuộc huyện Như Thanh cũng đa số là dân tộc Mường.

Hộ điều tra mẫu. Tổng số hộ tham gia phỏng vấn có 16 hộ; 5 hộ đại diện là chồng, 6 hộ đại diện là vợ và 5 hộ có đại diện cả chồng và vợ. Khi người vợ trả lời thì thường người chồng không có gần đó; khi cả vợ và chồng đều có mặt thì ở 5 trong 8 trường hợp cả hai đều tự xem mình là người đại diện trả lời chính. Trong số các trường hợp người chồng là người đại diện trả lời, có hai trường hợp người vợ không ở gần đó. Ở những trường hợp cả vợ và chồng đều trả lời, có trường hợp người vợ thậm chí tỏ ra lưu loát và thể hiện lập trường mạnh mẽ nếu không nói là hơn cả người chồng. Điều này có thể hàm ý một mức độ nhất định về sự bình đẳng giới trong gia đình.

Thành phần dân tộc. Trong 16 hộ tham gia trả lời phỏng vấn, có 13 hộ là đồng bào DTTS, trong đó 12 hộ là đồng bào Mường và 1 hộ là đồng bào Thái; trong số này có một hộ gia đình chồng là người Mường còn vợ là người Kinh; một hộ quả phụ người Mường và 3 hộ người Kinh (chồng và vợ đều là người Kinh)

Nghề nghiệp. Hầu hết (73%) người chồng là nông dân. Phần còn lại hoặc là công nhân hoặc cán bộ nhà nước nghỉ hưu. Tất cả người vợ đều cho biết mình làm nông, phần lớn là canh tác nông nghiệp, một số nông lâm kết hợp và một số là nuôi cá nước ngọt.

Tuổi tác. Tuổi trung bình ở người chồng là 47.33 tuổi và người vợ là 45.93 tuổi. Hầu hết người chồng (trên 75%) và người vợ (78%) đều rơi vào độ tuổi từ 40 – 45 và 55 - 60.

Học vấn. Tất cả người chồng ở hộ trả lời phỏng vấn đều có trình độ học vấn ít nhất là phổ thông cơ sở, ở trình độ học vấn này thì số người vợ đạt 75%. Trình độ học vấn tương đối cao và người chồng có trình độ cao hơn người vợ.

Gia đình. Quy mô một gia đình bình quân là 5.4 người. 31% số hộ phỏng vấn là gia đình mở rộng. Số con bình quân ở mỗi gia đình là 3 con, khoảng 70% nằm trong độ tuổi từ 15 – 30; trên 90% con em của các gia đình có trình độ thấp nhất là phổ thông cơ sở và 17% trình độ đại học. Đa số con em trong các gia đình đều làm nông (42%), phần còn lại có việc làm chuyên môn (22%) hoặc là công nhân ra nghề hoặc vẫn còn là học sinh.


Đất nông nghiệp. 10/16 hộ gia đình có ruộng lúa nước. 80% số hộ có đất trồng lúa nước từ 1000 – 3000 m2. Chỉ có 3 hộ cho biết họ có đất nông nghiệp trên nương rẫy với diện tích trong khoảng từ 3500 - 4000 đến hơn 4000 m2.

Đất lâm ngiệp. Toàn bộ các hộ tham gia phỏng vấn đều có đất lâm nghiệp với diện tích bình quân đất lâm nghiệp ở mỗi hộ là 9,64 ha. Có ba hộ (18.75%) có từ 0.5 – 1 ha, trong khi ba hộ khác (18.75%) có đất trên 10 ha, còn lại đa số các hộ (10/16) có đất diện tích từ 1 – 9 ha. Phân bố sở hữu đất lâm nghiệp theo phân loại diện tích đất là: hộ sở hữu nhỏ: 0.5 – 1 ha (18.75%), hộ sở hữu trung bình: 1 – 10 ha (67.50%) và hộ sở hữu diện tích lớn: trên 10 ha (18.75%). Có thể nói diện tích sở hữu đất lâm nghiệp phân bố bình thường trên các phân loại diện tích đất.

Giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp (Sổ đỏ). Tất cả các hộ tham gia phỏng vấn, trừ một hộ, đã có Sổ đỏ.

Loài cây trồng rừng. Loài cây trồng rừng phổ biến của các hộ là keo và tre; trong đó phần lớn là keo (50%).

Nguồn lao động. 93.75% hộ trả lời phỏng vấn sử dụng lao động trong gia đình; 73% dùng lao động thuê ngoài. Nhìn chung, nguồn lao động không phải là vấn đề mặc dù một số hộ cho biết đôi khi cũng gặp khó khăn mang tính thời vụ khi một số người dân đi làm công cho các công trình xây dựng trong địa phương hoặc ở các trung tâm thành phố vào một khoảng thời gian nhất định trong năm.

Hiểu biết về FSDP. Đa số các hộ (87.50%) đều cho biết trước đây chưa được nghe nói về FSDP ngoại trừ một số ít đã được tiếp xúc ban đầu do họ ở vị trí đại diện của thôn (trưởng thôn). Mặc dù vậy, tất cả đều tỏ thái độ tích cực đối vói dự án và tỏ ý sẵn sàng tham gia thực hiện khi dự án triển khai mở rộng tại hai tỉnh. Đa số (60%) các hộ cho biết họ muốn trồng rừng luân kỳ ngắn hạn song cũng có một số đáng kể (35%) cho biết họ thích trồng rừng theo dạng nông lâm kết hợp, đặc biệt ở những nơi địa hình cao hơn so với những nơi khác.

Kinh nghiệm trồng rừng. Các hộ đều cho biết đã có kinh nghiệm trồng rừng. Trên thực tế đa số (66.67%) đã từng tham gia các dự án phát triển lâm nghiệp của chính phủ như Dự án 327, 661 và PAM, một số khác cho biết họ tự chủ động trồng rừng và một số đã khai thác và kiếm được thu nhập tương đối khá. Điều này có thể giải thích thái độ tích cực của các hộ về triển vọng tham gia dự án mở rộng. Mặt dù các hộ trả lời họ đã có kinh nghiệm trước đây, họ vẫn thành thật cho biết họ còn thiếu kiến thức trong thiết lập và chăm sóc rừng và một số thừa nhận rừng của họ thuộc chất lượng thấp. Điều này là đúng vì qua viếng thăm thực tế một số rừng trồng hộ gia đình nhận thấy mật độ trồng nơi đây quá dày (lên đến 3600 cây/ ha) mà không hề áp dụng biện pháp tỉa thưa hoặc bất kỳ biện pháp nào khác về cải thiện trữ lượng gỗ cho lâm phần.

Vay vốn. Các hộ nhìn chung tỏ ý sẵn sàng tham gia vay vốn ngân hàng thuộc chương trình tham gia FSDP. Khuynh hướng tích cực của các hộ về khía cạnh tín dụng và vay vốn là do các hộ đã từng vay vốn ngân hàng trước đây. Trên thực tế hầu như tất cả (95%) các hộ đã từng vay vốn hoặc là từ Ngân hàng CSXH (50%) hoặc từ Ngân hàng Nông nghiệp – PTNT (50%). Hộ gia đình giải thích họ vay vốn cho canh tác nông nghiệp (30%), chăn nuôi (35%), trồng rừng (20%), sơ chế gỗ (5%) và cho các mục đích học hành của con cái (10%). Số tiền vay vốn bình quân là 14,679 triệu đồng. Trong đó, đa số cho biết họ từng vay vốn trong khoảng từ 5 – 10 triệu đồng (33%) và từ 20 – 25 triệu đồng (41%). Điều đáng khích lệ nhất là không ai trong số các hộ phỏng vấn cho biết họ gặp khó khăn trong vấn đề hoàn trả nợ vay.

Dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm. Đa số (86,67%) các hộ đều biết đến dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm trong cộng đồng. Các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm phổ biến được biết và quan sát là tập huấn kỹ thuật trồng lúa và nuôi cá nước ngọt (47,83%), tập huấn về chăn nuôi gia súc gia cầm (17,39%) và các hoạt động trồng rừng (35%). Các dịch vụ này được cung cấp bởi khuyến nông huyện (44,44%), khuyến nông xã/ thôn bản (48,15%) và cơ quan kiểm lâm (7,41%)

Tổ chức nhóm trồng rừng. Hầu như tất cả (93.35%) các hộ đều biết đến những hình thức nhóm không chính thức để hỗ trợ lẫn nhau nhằm khắc phục vấn đề thiếu nguồn lao động (44%), thiếu vốn (24%) và thiếu lương thực (các nhóm nuôi gà và trồng lúa, 16%). Phần lớn các hộ đều đã từng hoặc đang tham gia các nhóm tương trợ này. Nhận thức và sự tham gia thực tế vào những nhóm như vậy sẽ là một chỉ báo tốt cho việc đăng ký tham gia tích cực thành lập nhóm nông dân trồng rừng thuộc FSDP.

Đồng thời, điều này cũng dễ dàng giải thích vì sao tất cả các hộ đều tỏ ý sẵn sàng tham gia trong các Nhóm nông dân trồng rừng sau này và tất cả đều kỳ vọng vào các hoạt động như thúc đẩy thị trường đầu ra, khuyến lâm và chứng chỉ rừng.

\

Kỳ vọng, lợi ích và rủi ro về FSDP. Đa số (82%) các hộ kỳ vọng có sự hỗ trợ tài chính (44%) và hỗ trợ kỹ thuật (38%) từ Dự án. Họ cũng kỳ vọng được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi (5.56%), hỗ trợ đầy đủ về thị trường (8%) và dự án được quản lý tốt đặc biệt/ bao gồm ở phần giám sát và đánh giá dự án (2,78%).



Những lợi ích mong đợi từ dự án bao gồm ổn định công ăn việc làm (17,24%), tăng thu nhập (44,83%), bảo vệ môi trường (20,69%), cải thiện chất lượng cuộc sống (13,79%) và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn (3,45%).

Những rủi ro quan trọng nhất mà người dân tham gia phỏng vấn dự kiến là thị trường không ổn định do giá cả biến động (31,82%) và sự lưu giữ giá trị về sản phẩm cây gỗ của họ cũng như các lâm sản khác, những quan ngại rủi ro khác là liên quan đến sự thay đổi về môi trường (59%). Các hộ sợ hoặc quan ngại rằng nếu rừng của họ bị thiệt hại do gió bão và hạn hán họ có thể mất khả năng chi trả vốn vay.

Thu nhập ước tính. Tổng thu nhập bình quân ước tính của hộ gia đình là 54,38 triệu đồng hoặc tổng thu nhập hộ gia đình tính trên đầu người là 10,876 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người này là cao hơn nhiều so với ngưỡng nghèo tại Việt Nam là 500.000 đồng. Đa số (60%) hộ gia đình có thu nhập rơi vào khoảng 5 – 30 triệu đồng. Nếu thử tính toán thu nhập bình quân đầu người dựa trên số hộ gia đình nằm trong khoảng thu nhập này thì thu nhập bình quân sẽ là ______, thấp hơn nhiều so với mức 10,876 triệu đồng và điều này phản ảnh chính xác hơn về thu nhập bình quân của cộng đồng.

Nguồn thu nhập. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của đa số (87%) hộ gia đình. Số còn lại thì lương hưu hàng tháng (6,67%) và trồng rừng (6,67%) là nguồn thu nhập chính. Trong khi nguồn thu nhập cơ bản của hầu hết các hộ là sản xuất nông nghiệp, đa số (78%) hộ gia đình cũng có các nguồn thu nhập phụ từ nuôi cá ao, chăn nuôi và nông lâm kết hợp.


Chăn nuôi. Hầu như tất cả hộ gia đình đều có chăn nuôi gia súc gia cầm. Đa số (75%) các hộ đều có nuôi gà. Gia súc phổ biến nhất là bò (56,25%), trâu (50%) và heo (25%). Các loài vật nuôi khác bao gồm dê (12,5%) và vịt (6,25%). Tính chung tất cả ở các hộ tham gia phỏng vấn, có 73 con bò, 15 con trâu, 62 con dê, 2 heo nái, 111 heo, một số vịt và gà thì rất nhiều. Có hai hộ chăn nuôi với số lượng rất lớn trong đó một hộ có đến 10 con bò, 50 dê, 100 heo và rất nhiều gà và một hộ có đến 50 con bò, 1 trâu, và gà thì vô số.

Hộ gia đình tự đánh giá tầng lớp kinh tế. Bằng cách sử dụng thang đo lường kinh tế năm bậc, ứng với nghèo, dưới trung bình, trung bình, trên trung bình và khá giả, từng hộ tương ứng được yêu cầu tự đánh giá hạng kinh tế của mình tương quan với các hộ khác trong cộng đồng. Đa số các hộ tự cho mình nằm vào bậc thứ hai và đến bậc thứ tư trong thang đo lường đại diện cho mức kinh tế dưới trung bình (18,75%), trung bình (31,25%) và trên trung bình (25%). Chỉ có hai hộ (12,5%) tự đánh giá mình ở mức cao (giàu) và hai hộ khác (12,5%) đánh giá mình ở mức thấp (nghèo). Dựa trên sự phân bố này cho thấy hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình tự nhận thức là phân bố trên cả năm bậc của thang đo lường.

Mức sống. Bằng việc sử dụng các chỉ số về vật dụng gia đình và loại nhà ở; chúng tôi cố gắng đánh giá khái lược mức sống của các hộ gia đình tham gia phỏng vấn. Đa số có xu hướng nằm ở mức sống trung bình, cụ thể: dưới trung bình (18,75%); trung bình (25%) và trên trung bình (25%). Có hai hộ có xu hướng đạt mức sống cao (12,5%) và ba hộ (18.75%) rơi vào mức thấp. Một lần nữa, phân bố mức sống hộ gia đình có xu hướng đi theo một mẫu hình phân bố thông thường.
Hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình nói chung. Dựa trên bất cứ các loại chỉ số, cho dù là đánh giá dựa trên thu nhập ước tính, hộ gia đình tự đánh giá mức kinh tế, hay ước tính mức sống, hoàn cảnh kinh tế nói chung của hộ gia đình đi theo một mẫu hình phân bố bình thường, nghĩa là dựa trên các thông tin trả lời của hộ gia đình tham gia phỏng vấn thì xã hội nông thôn Việt Nam nhìn chung là mang tính quân bình, phần lớn đều thuộc vào tầng lớp kinh tế trung bình, chỉ một số ít thuộc về tầng lớp nghèo và số ít khác thuộc về tầng lớp giàu. Hàm ý chung về khía cạnh phát triển dự án là chiến lược phát triển chung nên nhắm vào đa số thuộc tầng lớp trung bình song vẫn không loại trừ số ít hộ giàu có. Tuy nhiên, chiến lược phát triển chung cần có sự chú trọng ưu đãi đối với số ít hộ nghèo để có thể đẩy họ lên cao hơn trong nấc thang đo lường kinh tế.

Phân công lao động. Trong hoạt động nông nghiệp, người chồng thường phụ trách việc cày bừa và làm đất và các công việc đòi hỏi sức lực (30,77%) và thông thường người vợ làm những công việc như làm cỏ, thu hoạch, chăn nuôi và những việc nhẹ khác. Trẻ em (11,45%) thỉnh thoảng cũng cung cấp sức lao động trong việc đồng áng.

Tương tự ở sản xuất lâm nghiệp, người chồng đảm trách phần việc nặng hơn như phát dọn thực bì và làm đất (45,45%); người vợ giúp đỡ trong việc trồng và chăm sóc cây.

Trong gia đình thông thường người vợ là người giữ tiền và phân phối việc chi tiêu trong nhà.

Quyền ra quyết định trong gia đình. Mặt dù các hộ tham gia phỏng vấn đều trả lời rằng giữa chồng và vợ trong gia đình đều có vai trò cụ thể trong việc ra quyết định, ví dụ, người vợ quyết định trong chuyện mua phân bón và cây trồng (12,50%) còn người chồng quyết định trong việc mua những vật dụng đắt tiền hơn như đồ gia dụng, xe máy, v.v. song mẫu hình phổ biến ở đa số hộ gia đình là cả chồng và vợ đều bàn bạc cùng nhau để quyết định (50%).

An ninh lương thực. Năm mươi phần trăm hộ gia đình cho biết có đủ lương thực. Tuy nhiên năm mươi phần trăm khác cho rằng họ gặp vấn đề thiếu gạo trong nhiều tháng mỗi năm. Để khắc phục, phần lớn (66,67%) phải mua gạo bằng thu nhập kiếm được của mình hoặc từ các quan hệ hỗ trợ vay mượn gạo qua lại giữa các gia đình với nhau. Nhiều hộ tham gia phỏng vấn cho biết họ từng tham gia theo cách hỗ trợ qua lại không chính thức này.

Nước uống. Tất cả (100%) hộ gia đình cho biết họ không có vấn đề về nước uống. Nguồn nước chính được các hộ sử dụng là từ các giếng bơm.

Sức khỏe. Nhìn chung (81,25%) hộ gia đình cho biết tình trạng sức khỏe tốt, chỉ vài hộ cho biết gia đình có vấn đề về sức khỏe như vợ, hoặc bà hoặc người mẹ bị đau ốm. Thông thường khi trong nhà có người ốm phải đi bệnh viện sẽ được đưa đến bệnh viện huyện (16,67%) hoặc bệnh viện tỉnh (33,33%).Những trường hợp khác thì chữa trị tại nhà bằng thuốc nam (50%).

Mạng lưới địa phương. Trả lời câu hỏi liệu họ có tìm đến cộng đồng khi gặp khó khăn về tiền bạc, các hộ cho biết họ sẽ tìm đến bạn bè hoặc hàng xóm (28,57%), họ hàng (35,71%) hoặc những nguồn khác (35,71%). Nguồn khác ở đây có thể là những người cho vay lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng thông thường. Hộ gia đình cho biết khi họ có những tranh chấp trong cộng đồng, nhưng rất ít khi xảy ra, họ thường tìm đến trưởng thôn (55.56%) hoặc cán bộ an ninh thôn để giải quyết. Như đề cập ở phần trên, hộ gia đình thường có những liên minh không chính thức để hỗ trợ qua lại về vấn đề lao động, tiền bạc, nuôi gà, v.v.

Những người có uy tín tại địa phương. Hộ gia đình cho biết những người có ảnh hưởng tại địa phương thường là trưởng thôn, bản (50%), Hội phụ nữ đặc biệt là Tổ tiết kiệm và tín dụng (19.23%), tổ thôn xóm tự quản (15,38%), bí thư (7,69%) hoặc công an địa phương (7,69%).

Kênh thông tin. Các kênh truyền thông phổ biến nhất trong cộng đồng là hệ thống loa công cộng (40%), các cuộc họp xã (40%) và truyền hình (20%). Radio không được dùng như một kênh thông tin phổ biến trong cộng đồng (không giống những xã hội nông thôn châu Á khác như ở Philippines).

Nguyện vọng lớn nhất trong cuộc sống. Khoảng một phần ba số hộ (32,26%) cho biết nguyện vọng lớn nhất của họ là ổn định công ăn việc làm của bản thân cũng như gia đình. Những hộ khác cho biết họ mong muốn có thể phát triển đất lâm nghiệp của họ thành mô hình trang trại nơi họ có thể hưởng thụ và thư giãn (25,81%). Số còn lại cho biết họ muốn có điều kiện cho con cái học cao hơn (12,90%) và có thể đi nước ngoài và thấy được những nơi khác (9,68%).





tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương