BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


PHỤ LỤC 5. BỘ CÔNG CỤ VÀ QUY TRÌNH CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC HIỆN LẬP KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS



tải về 2.58 Mb.
trang25/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

PHỤ LỤC 5. BỘ CÔNG CỤ VÀ QUY TRÌNH CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ THỰC HIỆN LẬP KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH KHPTDTTS


1. Thực hiện chương trình KHPTDTTS và mối quan hệ FSDP với KHPTDTTS

1.1Vai trò của KHPTDTTS. KHPTDTTS về cơ bản là hỗ trợ cho FSDP. Cơ bản, vai trò của nó là thúc đẩy sự tham gia và năng lực thu hút của chủ sở hữu đất rừng là Người nghèo với Dự án.

1.2 Chức năng của KHPTDTTS. Hỗ trợ lựa chọn đúng đắn các hộ gia đình EM mục tiêu, người nghèo với chương trình FSDP. Mục tiêu chính ở đâu là đảm bảo rằng Người nghèo EM đã được bao gồm tham gia Đăng ký vào chương trình FSDP. Một chức năng khác nữa là dành cho người tham gia là người nghèo theo diện chương trình FSDP được tham gia hiệu quả vào Dự án.

1.3 Kế hoạch hành động KHPTDTTS. Về chức năng sẽ có hai kiểu kế hoạch hành động KHPTDTTS:

- Các hoạt động KHPTDTTS hỗ trợ hiểu quả người Nghèo, Mục tiêu chính là đảm bảo rằng việc đăng ký vào FSDP của người tham gia bao gồm những người có hoàn cảnh khó khăn Các chỉ số kết quả chính của những hoạt động này khá đơn giản: 1) Số lượng người nghèo EM tham gia vào quy trình sàng lọc và 2) Số lượng người nghèo EM liệt kê trong quy trình Đăng ký Tham gia.

- Các hoạt động KHPTDTTS với năng lực thu hút của người tham gia vào EM FSDP. Các hoạt động này có thể giúp người nghèo EM FSDP tham gia đón nhận các kinh nghiệm thực tế FSDP trong việc thiết lập và quản lý trồng rừng, quản lý tín dụng và tài chính, và hình thành các nhóm FFG.


2. Công cụ và Quy trình

2.1. KHPTDTTS hướng tới các hộ gia đình EM Nghèo

2.1.1. Công cụ Cơ bản

Ranh giới Chứa thông tin về quyền sở hữu đất và thông tin kinh tế xã hội liên quan của hộ gia đình cá thể sử dụng đất rừng trong xã. Thông tin cơ sở của hộ gia đình sẽ được sử dụng để lập hồ sơ và các loại hình hộ gia đình.

Hồ sơ. Phân tách các hộ gia đình theo thông tin cơ sở. Hồ sơ này có thể được sử dụng để mô tả con người, xã hội, tài chính và tài sản tự nhiên của hộ gia đình có thể được sử dụng như các chỉ số năng lực thu hút của hộ gia đình.

Loại hình. Phân loại các hộ gia đình sử dụng tiêu chí liên quan hoặc kết hợp tiêu chí quyền sở hữu đất và thông tin kinh tế xã hội tương ứng. Các ví dụ về loại hình được nêu trong báo cáo. Loại hình theo nhóm thu nhập. Loại hình theo quyền sở hữu đất. Loại hình theo nhóm thu nhập và quyền sở hữu đất.

Chỉ số khu vực cho kết quả rõ ràng (KRA). Biện pháp tương ứng với kết quả mong đợi đối với hoạt động hoặc KHPTDTTS mục tiêu hướng tới chính là các chỉ số KRA.

Số lượng hộ nghèo EM tham gia vào các cuộc họp bản lần 1, 2, 3 (lần lượt các bước 3,4,5) theo PIM.



Số lượng hộ nghèo EM bao gồm trong bản đăng ký tham gia FSDP.

2.1.2. Quy trình

Thiết lập cơ sở trước khi thực hiện BƯỚC 3 của PIM.Phát triển loại hình hộ gia đình.Phát triển các chỉ số KRA

Thiết kế và thực hiện thông tin đặc biệt hỗ trợ chương trình hướng tới người nghèo EM sử dụng loại hình hộ gia đình sở hữu đất rừng trước hoặc kết hợp với BƯỚC 3 của PIM. Sử dụng thông tin cá nhân với cá nhân hoặc nhóm nhỏ, cách tiếp cận giáo dục và truyền thông (IEC) hoặc bất kỳ hình thức văn hóa nào phù hợp với chiến lược IEC cho người nghèo EM. Các cách tiếp cận IEC “Súng ngắn” giống như những gì đang được thực hiện dựa trên PIM sẽ không hiệu quả khi hướng tới Người nghèo EM. Mục tiêu của chiến lược IEC tập trung này là thu hút sự chú ý của người nghèo EM tới các cuộc họp bản lần 1, 2, và 3 cùng với PIM. Không tham gia cuộc họp thì không được đăng ký.

2.2. Năng lực thu hút KHPTDTTS thúc đẩy đào tạo

2.2.1. Công cụ

Đánh giá Nhu cầu Đào tạo (TNA). Tầm quan trọng để xác định nhu cầu học tập của người tham gia liên quan tới các hoạt động phát triển trồng rừng FSDP.

Đánh giá hiệu quả sau đào tạo. Để xác định mức độ đạt được các mục tiêu học tập.

Đánh giá Chuyển giao Đào tạo (TroTR). Để xác định việc áp dụng FSDP trong các hoạt động đào tạo KHPTDTTS.

Các chỉ số KRA:

Số lượng người tham gia là hộ nghèo EM của chương trình FSDP thiết lập trồng rừng và các hệ thống rừng ưu tiên khác.

Số lượng hộ nghèo EM tham gia được áp các khoản vay đã duyệt.

Số lượng hộ nghèo EM tham gia vào các nhóm FFG.

Các công cụ này bổ sung cho ranh giới cơ sở, hồ sơ và loại hình.

2.2.2. Quy trình

Sau khi xác định rằng Người nghèo EM đã được bao gồm tham gia Đăng ký, bước kế tiếp là:

Đảm nhận TNA là cơ sở cho việc lập kế hoạch FSDP hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo.

Thiết kế các hoạt động KHPTDTTS dựa trên các kết quả TNA.

Nếu việc đảm nhận phù hợp với phân tích chi phí – lợi nhuận hoặc phân tích thị trường đối với các hoạt động đề xuất.

Thực hiện các hoạt động đào tạo KHPTDTTS một lần nữa sử dụng các tiêu chí rõ ràng và ranh giới và loại hình như các công cụ hướng dẫn

Theo dõi hoặc giám sát các kết quả đào tạo, các mục tiêu học tập (thay đổi nhận thức, thái độ và kỹ năng) sau khi đào tạo sử dụng công cụ Đánh giá sau đào tạo.

Theo dõi chuyển giao đào tạo về măt hiệu quả đào tạo KHPTDTTS đối với việc phát triển trồng rừng FSDP, quản lý tín dụng và cho vay và hiệu quả của việc hình thành nhóm FFG.

Lưu ý: Các hoạt động KHPTDTTS hỗ trợ FSDP cần được ưu tiên thực hiện cùng với PIM hoặc với tiến trình phát triển dự án FSDP. Điều này nhằm đảm bảo rằng các hoạt động nhằm hỗ trợ các hoạt động phát triển trồng rừng FSDP

Bộ công cụ và Quy trình cho lập kế hoạch KHPTDTTS, thực hiện và đánh giá cũng có thể được sử dụng như Công cụ và Quy trình cho EM và không phải EM (người Kinh,…) Chủ sở hữu rừng là Hộ nghèo.



PHỤ LỤC 6. MÔ TẢ CHI TIẾT CÁC NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH NGHỆ AN VÀ THANH HÓA


Dân tộc Dao

Dân tộc Dao có rất nhiều tên gọi khác nhau như Dao quần trắng, Dao quần chét, Dao Tẻn, Dao Thanh Y, Dao Đỏ, Mán, Dong, Trai, Xạ, Diu Mien, Lim Mien, Lu Giang, Lan Ten, Dai Ban, Tieu Ban, Coi Ngang, Coi Mua và Son Dau. Dân số người Dao khoảng 470,000 người sống cùng nhau cùng với các nhóm dân tộc khác dọc biên giới Việt nam Trung Quốc và Việt Lào và ở một số tỉnh miền trung và các tỉnh dọc miền biển của phía bắc Việt nam. Ngôn ngữ của người Dao thuộc Nhóm Mông – Dao. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Dao là Ban Ho.

Người Dao chủ yếu sống bằng thâm canh trồng lúa trên các thửa đất đốt rừng và ở một số cánh đồng vùng trũng. Người Dao cũng trồng màu. Họ vẫn sử dụng các nông cụ thô sơ nhưng áp dụng rất nhiều kỹ thuật tiến bộ trong canh tác. Họ phát triển các nghề phụ như đan, mộc, rèn nguội, làm giấy và dầu thực vật. Bữa ăn của họ chủ yếu là măng tre và rau quả, đôi lúc có thêm thịt và cá. Người Dao nuôi rất nhiều lợn và gia cầm, nhưng chủ yếu vì mục đích tâm linh và đồ cúng. Họ dựng nhà trên các cây cột, trên mặt đất hoặc một nửa trên mặt đất một nửa trên nền đất.

Đàn ông Dao để tóc dài buộc theo búi ở gáy hoặc trên đầu. Ngày nay, họ đều cắt tóc ngắn. Nam thanh niên người Dao mặc quần dài và áo ngắn. Trang phục nữ thì đa dạng hơn và được trang điểm với rất nhiều ren truyền thống. Phụ nữ Dao thường để tóc dài. Trong lễ cưới hỏi, cô dâu thường đội một chiếc mũ. Trước kia, hôn nhân gồm rất nhiều nghi thức phức tạp và đã từng tồn tại hai hình thức ở rể: ở rể tạm thời và ở rể vĩnh viễn. Phong tục ma chay của người Dao cũng phản ánh rất nhiều phong tục của tổ tiên. ở một số vùng, người chết từ 12 tuổi trở lên thì được hỏa táng. Người Dao tin vào sự tồn tại của linh hồn và quỷ dữ, vì vậy họ phải tổ chức một số nghi lễ phức tạp và tốn kém hàng năm. Mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một dòng họ luôn luôn rất gần gặn và người Dao có thể phân biệt rõ những người cùng một dòng họ bằng mối quan hệ của họ và vị trí của họ trong dòng họ đó. Người Dao sở hữu một nền văn hóa và lịch sử lâu đời. Mặc dù đời sống vật chất của họ vẫn còn khó khăn, nhưng cuộc sống tâm hồn và trí tuệ của họ không ngừng được làm giàu lên, đặc biệt là là phương thức chữa bệnh truyền thống của họ. Người Dao sử dụng tiếng Trung (nhưng phát âm theo cách riêng của họ) gọi là Nom Dao, [Bế Việt Đằng, 1978; Nguyễn Đình Lộc 1993].

  Dân tộc H’Mông

Người Mông (hoặc H’Mông) có dân số khoảng 558,000 người sống tập trung ở khu vực vùng cao của các tỉnh : Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng và Nghệ An. Họ còn có các tên gọi khác: Mông Do Mông Lenh, Mono Si, Mông Du, Mông Sua. Ngôn ngữ của người Mông thuộc Nhóm Mông – Dao. Người Mông sống chủ yếu nhờ vào canh tác du canh du cư trên các thửa đất rừng đốt. Họ cũng trồng lúa và ngô trên những thửa ruộng bậc thang. Cây trồng chính của họ là ngô, lúa trên các thửa ruộng và lúa mạch đen. Ngoài ra, họ cũng trồng cây lanh để cung cấp sợi cho các nhà máy dệt và thuốc. Các gia đình người Mông nuôi gia súc, chó, ngựa và gà. Trước kia người Mông quan niệm rằng gia súc do phụ nữ đảm trách còn đi săn là nhiệm vụ của đàn ông

Người Mông làm quần áo từ các sợi lanh tự cấp. Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông gồm có váy, áo cánh hở trước, giỏ phía sau lưng, tạp dề che váy phía trước và xà cạp. Cổ áo có các diềm chạy xuống vai; viền áo trang trí bằng các dải vải với màu sắc sặc sỡ. Váy có rất nhiều nếp gấp mở.

Người Mông tin rằng những người cùng dòng tộc có thể sống và chết cùng nhau ở cùng một ngôi nhà, và phải giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau thậm chí bằng cả tính mạng của họ nếu cần. Mỗi dòng tộc tập trung ở một khu vực cự ngụ, chia sẻ những lợi ích chung.

Những đàn ông và phụ nữ trẻ người Mông được tự do lựa chọn bạn đời. Hôn nhân cùng dòng tộc bị cấm tuyệt. Hôn nhân theo kiểu “hay pu” vẫn còn tương đối phổ biến trong xã hội người Mông. Nó thường diễn ra khi cha mẹ đồng ý lựa chọn của con cái nhưng họ không thể có tiền lo tổ chức lễ cưới. Do đó cặp đôi trẻ đã sắp xếp gặp nhau ở một nơi, rồi họ đến đó và người nam đưa người nữ về nhà của mình làm vợ. Cuộc sống hôn nhân của người Mông khá hài hòa. Ly hôn rất hiếm khi xảy ra. Tết cổ truyền của Người Mông được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Họ nhịn ăn rau quả trong ba ngày Tết. Nhạc cụ của người Mông gồm rất nhiều loại khèn và đàn môi. Mừng đón Mùa xuân và sau ngày làm việc, đàn ông và phụ nữ người Mông thường thổi khèn và đàn môi để thể hiện cảm xúc và gọi bạn tình [Bế Việt Đằng, 1978; Nguyễn Đình Lộc 1993; Tapp N. 2003].

Dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú có dân số khoảng 43000 người cư ngụ ở các tỉnh Nghệ An, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa và Yên Bái. Dân Khơ Mú còn được gọi là Xa Cau, Mun Xen, Pu Thenh, Tenh, Tay Hay… Ngôn ngữ của người Khơ Mú thuộc nhóm Mon – Khơ Me. Người Khơ Mú sống bằng canh tác chặt cây đốn rừng. Họ chủ yếu trồng ngô, khoai lang và sắn. Họ sử dụng các nông cụ thô sơ như dao, rìu và que. Sắn bắt và hái lượm là các hoạt động cần thiết để đảm bảo các nhu cầu sinh cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong các khoảng thời gian chuyển giao giữa các vụ mùa. Người Khơ Mú nuôi gia cầm và gia súc để cung cấp thực phẩm cho các bữa tiệc, nghi lễ và lễ đặc biệt. Người Khơ Mú phát triển các loại giỏ đựng để chứa thực phẩm. Họ không tự đan quần áo, vì vậy họ mua quần áo và len sợi của người Thái.

Cho tới hiện giờ, rất nhiều gia đình Khơ Mú vẫn duy trì cuộc sống du canh. Các bản làng và ấp của họ thường cách xa nhau và tương đối nhỏ. Các ngôi nhà ở thường là tạm bợ và thô sơ với vài vật dụng. Đặc điểm trang phục của dân tộc Khơ mú đang dần mất đi, tuy nhiên đồ trang sức của phụ nữ vẫn có tiếng. Tên trong các gia đình Khơ mú thường thể hiện động vật, chim, cây cối và thậm chí là đồ vật. Mỗi dòng tộc đều coi động vật hoặc cây cỏ là tổ tiên đầu tiên của họ ngừng giết hay ăn thịt chúng. Mỗi dòng tộc có câu chuyện riêng kể về nguồn gốc của mình. Những người cùng dòng tộc có quan hệ huyết thống. 

Trong các gia đình Khơ mú, vợ chồng đều bình đẳng với nhau. Phong tục của người Khơ mú là người chồng phải sống với gia đình vợ trong 1 năm, rồi anh ta mới có thể mang vợ về nhà mình. Khi sống trong gia đình nhà vợ, người chồng phải lấy tên theo gia đình vợ. Tương tự, trẻ em sống trong nhà mẹ sẽ lấy tên họ theo họ mẹ, và sẽ đổi lại theo họ cha khi trở về nhà cha. Hôn nhân giữa người cùng dòng tộc bị cấm tiệt, trong khi con trai của cô đằng nội có thể lấy con gái của cậu đằng ngoại. Người cậu đằng ngoại đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của các cháu mình và là người tư vấn cho bọn trẻ về những vấn đề gia đình. Người Khơ mú tin vào sự tồn tại của thần linh, đặc biệt là thần linh trên thiên đàng, được hỗ trợ bởi thần sấm, thần đất, thần rừng, hoặc thần của ruộng đồng, làng, của nhà ở và tổ tiên... Hàng năm, Dân tộc Khơ Mú tổ chức các nghi lễ thờ cúng làng và tổ tiên và cầu nguyện cho mùa vụ bội thu. Mặc dù đời sống vật chất của người Khơ mú vẫn còn khó khăn, nhưng họ sở hữu nền văn hóa lâu đời và có nhiều giá trị [Nguyễn Đình Lộc 1993]. 



Dân tộc Mường

Người Mường có dân số khoảng 914600 người cư ngụ ở các tỉnh phía bắc, bộ phận đông nhất tập trung ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Người Mường còn được gọi là Mol, Mual, Moi, Moi Bi, Au ta và Ao ta. Ngồn ngữ Mường thuộc nhóm Việt – Mường. Người Mường có tập quán thờ tổ tiên và đa thần. Dân tộc Mường sống định cư tại các khu vực miền núi nơi có sẵn đất trồng, gần các đường giao thông và thuận tiện cho sản xuất. Người Mường thực hiện tập quán nông nghiệp từ xa xưa. Lúa nước là thực phẩm chính của họ. Trước đây, họ dùng lúa nếp làm thực phẩm chính. Cư ngụ gia đình lớn để khai thác các lâm sản bao gồm nấm, thỏi gôm, quế, mật ong, gỗ, tre và mây. Các sản phẩm thủ công khá phổ biến như đan lát, giỏ đựng và lụa. Phụ nữ Mường rất khéo tay trong việc đan lát.

Đàn ông Mường thường mặc pyjama. Phụ nữ quàng khăn vuông, áo nịt ngực, áo cánh ngắn hở phía trước (hoặc hở vai) không cúc và váy dài. Váy được tô điểm bằng dải lụa lớn thêu với nhiều mẫu ren như hoa, hình ảnh, rồng, phượng hoàng, nai và chim. Trước kia, hệ thống lang dao tạo nên đặc điểm của xã hội Mường. Các gia đình lang dao gồm Dinh, Quach, Bach và Ha liên tục có ảnh hưởng tới các khu vực của người Mường. Có nhiều bản tạo thành người Mường. Lãnh đạo người Mường là Iang cun, dưới Iang cun là Iang xom hoặc dao xom lãnh đạo các thôn (xóm). Phong tục cưới hỏi của người Mường cũng giống như người Kinh (bao gồm lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lế cưới và đưa dâu). Khi người phụ nữ sinh con, gia đình cô sẽ đứng quây quanh cầu thang chính bằng một hàng rào tre. Đứa trẻ sẽ được đặt tên thật khi tròn một tuổi. Người Mường tổ chức ma chay với những tín ngưỡng nghiêm ngặt.

Người Mường tổ chức rất nhiều nghi lễ hội suốt năm như: Xuống đồng, cầu mưa (vào tháng tư âm lịch) Rửa lá lúa (vào tháng bảy và tháng tám âm lịch), và lễ hội lúa mới. Văn học và nghệ thuật Mường tương đối phong phú gồm thơ dài, mo (các bài hát theo nghi lễ), dân ca, bản đuê đối thoại, tục ngũ, hát ru và các bài hát của trẻ con. Gòng là một nhạc cụ lạ kỳ của người Mường, một phần từ đó Gồm có hai dây đàn violon, sáo, trống và kèn ống chảo. Người Mường sống ở tỉnh Vĩnh Phú sử dụng ống tre để gõ vào các thanh gỗ để tạo ra âm nhạc. Nhạc cụ này được gọi là dam dương. [Cuisinier J. 1946; Nguyen Dinh Loc 1993; Nguyen Tu Chi 1996]

Người Thái có dân số khoảng 1 triệu người sống ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Nghệ An. Người Thái còn có tên khác như Tày, Tày Dam, Tày Khao, Tày Muoi, Tày Thanh, Hang Tong và Pu Thay. Ngôn ngữ của người Thái thuộc Nhóm Tày – Thái. Người Thái có kinh nghiệm gia cố các con đê, đào kênh, xây dựng các khung để cố định mương máng đưa nước vào đồng ruộng. Lúa nước là thực phẩm chủ yếu của họ, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng trồng lúa, mùa phụ và các loại cây khác trên các thửa đất rừng đốt. Mỗi gia đình nuôi gia súc và gia cầm, các vật dụng phên tre, đan quần áo và một số gia đình đã phát triển nghề gốm sứ. Gấm thêu của người Thái rất nổi tiếng vì sự độc đáo, sặc sở và bền. Trong những thập kỷ gần đây, đàn ông Thái tiếp nhận phong cách ăn mặc của người Kinh, trong khi phụ nữ Thái vẫn duy trì trang phục truyền thống như áo cánh ngắn, váy đen dài, khăn quàng và trang sức. Người Thái sống trong các nhà sàn. Một làng người Thái, gọi là bản, gồm khoảng 40 – 50 ngôi nhà xây dựng liền kề nhau. Ở các gia đình Thái Đen, mái nhà có hình như con rùa được trang trí gọi là khau được cắt ở mỗi chỏm.

Ở rể là nguyên tắc của xã hội Thái. Sau lễ cưới, đàn ông Thái tới ỏ nhà vợ trong nhiều năm, cho tới khi cặp vợ chồng sinh con thì họ tới ở nhà chồng. Quan niệm về cái chết của ngươi Thái là họ sẽ tiếp tục sống ở thế giới khác. Do đó họ tổ chức lễ tang theo cách giống như tiệc tạm biệt người chết để tiễn họ tới thế giới khác. Nhóm người Thái gồm rất nhiều dòng tộc gia đình. Mỗi dòng tộc lưu giữ biểu tượng riêng, ví dụ người Lo không bao giờ ăn chim Tang Lo, người Quang không giết hổ. Người Thái thờ cúng tổ tiên, thiên đường, trái đất, bản và mường (rất nhiều bản hợp thành Mường). Mỗi năm họ cũng tổ chức các nghi thức cầu cho vụ mùa, bắt đầu bằng nghi lễ chào đón tiếng sấm đầu tiên của năm. Người Thái sở hữu di sản có giá trị thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ xưa, các câu chuyện và các bài dân ca. Các sử thi nổi tiếng gồm có Xong chu xon xao, Khu Lu Nang Ua. Người Thái biết cách viết lại các mốc lịch sử, đánh dấu trên giấy và để lại nhiều di sản quý báu kế thừa từ tổ tiên, các phong tục và tập quán dân gian. Người Thái thích hát, đặc biệt với các nhạc cụ dây và nhảy múa. Các điệu nhảy dân gian của họ như Xoe và Sạp (nhảy gậy tre) ở nhà và ở bên ngoài. Ném Han Khuong và ném Còn cũng là đặc điểm độc nhất của văn hóa Thái [Lê Sĩ Giao 1998]. 



Dân tộc Thổ

Dân tộc Thổ có dân số khoảng 51000 người sống ở phía tây của tỉnh Nghệ An. Họ còn có tên khác là Keo, Mon, Cuoi, Ho, Tay Poong, Dan Lai và Ly Ha. Ngôn ngữ của người Thổ thuộc Nhóm Việt – Mường. Người Thổ trồng lúa và sợi gai dầu trên các sườn đồi hoặc đồng bằng. Canh tác lúa, họ thường đào lỗ nhỏ tra hạt vào hoặc reo hạt trên đồng, rồi sử dụng cuốc và xẻng lấp đất lên. Sợi gai dầu được trồng chủ yếu cho mục đích sử dụng làm các vật dụng hàng ngày như túi, màn, võng, lưới săn và đánh cá. Lưới săn cần khoảng 30 – 40 kg sợi gai dầu. Cá, chim và động vật là các nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng của người Thổ. Họ rất giỏi săn bắn và đánh bắt. Ngoài ra, rừng cũng là nơi cung cấp các loại rau quả cho cuộc sống hàng ngày của người Thổ phòng trường hợp mất mùa

Trước kia, người Thổ sống trong các nhà sàn. Tuy nhiên giờ đây họ thích sống trong nhà xây trên nền đất. Người Thổ không thích đan lát. Ở một số khu vực, trang phục của người Thổ cũng giống như trang phục của nông dân người Kinh ở nửa đầu thế kỷ này. Phụ nữ Tho cũng mua váy áo của người Thái. Như một thói quen, miếng vải vuông dùng làm khăn trùm đầu của phụ nữ. Khăn tang cũng là một dải khăn trắng dài. Trong làng của người Thổ, các mối quan hệ gần gũi và giúp đỡ lẫn nhau tồn tại từ rất lâu. Tùy theo tập quán tổ tiên, đất thuộc quyền sở hữu của dân làng, dù là đất rừng, đồi, suối hay núi. Mỗi người Thổ sống trong làng được tự do sử dụng tối đa và tận hưởng thành quả lao động của họ.Các chàng trai và cô gái trẻ người Thổ tận hưởng sự tự do thông qua tập quán được biết đến là “ngu mar” (có nghĩa là: người phụ nữ đang ngủ). Họ nằm và để trái tim nói chuyện với nhau theo một cách rất nghiêm ngặt. trương trường hợp các bữa tiệc đêm, mỗi chàng trai và cô gái sẽ tự tìm người yêu của mình. Để cưới hỏi, gia đình chàng trai phải sử dụng nhiều tiền và trước lễ cưới, chàng trai phải làm việc nhiều ngày cho gia đình vợ tương lai. Các đám tang tổ tiên của người Thổ thể hiện rất nhiều nét độc đáo. Quan tài là một thân cây được khoét lỗ và người chết được trôn nằm theo hướng song song với dòng suối gần nhất. Người Thổ thờ cúng rất nhiều vị thần và người đầu tiên góp công vào việc khai hoang đất và xây dựng bản làng hoặc một anh hùng chiến tranh. Tất cả các gia đình đều thờ cúng tổ tiên. Mỗi làng có một nơi thờ cúng riêng.Hàng năm, lễ hội quan trọng nhất gọi là “Xuống đồng” bắt đầu một chu trình sản xuất mới, sau đó là các lễ hội được mở ra cho mùa lúa mới, và kết thúc vụ mùa. Người Thổ tin vào sự tồn tại của sự thông thái con người, khi trẻ con ốm, nghi lễ thờ cúng Thần sinh con được thực hiện và nghi lễ thực hiện đối với người lớn cũng vậy, nếu người lớn bị ốm. Trước kia, người Thổ sở hữu các thành ngữ quý báu, các bài hát dân ca, các câu đố, các câu chuyện cổ xưa, và các bài đồng dao. Nhưng giờ đây những nét văn hóa này đang dần dần biến mất [Nguyễn Đình Lộc 1993].



tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương