BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


PHỤ LỤC 7. SƠ LƯỢC THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI FSDP TỈNH NGHỆ AN



tải về 2.58 Mb.
trang26/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

PHỤ LỤC 7. SƠ LƯỢC THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI FSDP TỈNH NGHỆ AN


Các huyện và xã mẫu. 6 huyện và 6 xã. Trong 6 xã này có xã Nghĩa Bình thuộc huyện Tân Kỳ được xem là xã dân tộc thiểu sổ. Dân số tại Nghĩa Bình đa số là người dân tộc Thái.
Hộ điều tra mẫu. Tổng số hộ tham gia điều tra gồm 17 hộ; trong đó 13 hộ đại diện là chồng, một hộ đại diện là vợ và 3 hộ đại diện gồm cả chồng và vợ tham gia phỏng vấn.

Thành phần dân tộc. Trong số 17 hộ, có 2 hộ là dân tộc Thái (cả chồng và vợ đều là DT Thái), còn lại đều là hộ người Kinh (cả chồng và vợ là DT Kinh).


Nghề nghiệp. Hầu hết người chồng tham gia phỏng vấn (70.58%) đều là nông dân, phần còn lại hoặc là cán bộ thôn, cán bộ nhà nước nghỉ hưu hoặc kỹ sư lâm nghiệp thực tập, thực chất là người kinh doanh lâm nghiệp vì họ không chỉ quản lý rừng trồng mà còn vận hành cả xưởng cưa và máy băm dăm. Đa số người vợ tham gia phỏng vấn (88.23%) là nông dân, một là giáo viên nghỉ hưu và một làm nghề buôn bán.
Tuổi tác. Tuổi trung bình của người chồng là 50 tuổi và người vợ là 46 tuổi. Hầu hết người chồng (82.35%) và người vợ (76.47%) tham gia điều tra ở vào độ tuổi 35 – 40 và 55 - 60.

Học vấn. Toàn bộ người tham gia phỏng vấn có trình độ văn hóa thấp nhất là phổ thông cơ sở. Có hai người chồng và hai người vợ có trình độ đại học, cao đẳng.

Gia đình. Số thành viên một gia đình bình quân là 5,7 người. Có 24% số hộ tham gia phỏng vấn là hộ gia đình mở rộng. Bình quân mỗi gia đình có 3 con, 74% nằm trong độ tuổi 15-30. Hầu hết (98%) con em trong các gia đình có trình độ văn hóa thấp nhất là phổ thông cơ sở. Có mười ba người (25%) tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Khoảng 33% số con em được đào tạo nghề với nghề lái xe, thợ rèn hoặc làm tóc. 20% là nông dân, 5% là giáo viên, 5% là cán bộ nhà nước, 2.5% là giáo viên mầm non hiện chưa có việc làm và phần còn lại (30%) là học sinh.

Đất nông nghiệp. Có 15 trên 17 hộ canh tác lúa nước. 12 trên 15 hộ có đất ruộng với diện tích từ 1000 đến 4000 m2, ba (3) hộ có đất ruộng trên 4000m2. Tám (8) hộ cho biết có đất rẫy; trong đó, bốn (4) hộ có diện tích đất từ 1000 đến 3000m2, ba (3) hộ có diện tích trên 4000m2. Hộ còn lại có diện tích đất dưới 1000m2 .


Đất lâm ngiệp. Toàn bộ các hộ tham gia phỏng vấn đều có đất lâm nghiệp. Diện tích đất trung bình mỗi hộ sở hữu là 9,64 ha và không ai có diện tích đất từ 0.5 – 1 ha. Bốn hộ (23.52%) có trên 10ha; đa số (13 trên 17 hộ hay 76.47%) có đất diện tích từ 2 – 9 ha. Phân loại sở hữu đất lâm nghiệp theo cấp độ diện tích đất như sau: chủ sở hữu đất nhỏ (0.5 – 1ha): chiếm 0.5%; chủ sở hữu trung bình (1 – 10ha): 76.47% và chủ sở hữu đất diện tích lớn (trên 10 ha): 23.52%. Có thể nói quy mô sở hữu đất lâm nghiệp được phân bố bình thường trên toàn bộ các cấp độ diện tích đất.

Sử dụng đất lâm nghiệp. Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi không đặt câu hỏi với hộ tham gia về phân loại đất lâm nghiệp: là đất rừng sản xuất hay rừng phòng hộ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là các mục đích sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ hiện thời là gì. Mười sáu (16) hộ cho biết họ đã lập rừng trồng các loài cây mọc nhanh thông qua sự hỗ trợ của nhà nước hoặc tự chủ động đầu tư; một hộ chỉ trồng rừng theo vành đai do hạn chế về nguồn lực; ba (3) hộ cho biết họ áp dụng nông lâm kết hợp; ba (3) hộ cho biết họ vừa có rừng tự nhiên, vừa trồng rừng cây mọc nhanh và tre. Hai hộ cho biết có 40 ha trong đó 2 ha là rừng tự nhiên; một hộ khác cho biết có 2 ha trong đó 1 ha dùng khai thác đót.


Trong số các hộ thiết lập rừng trồng, 5 hộ cho biết họ đã thu hoạch gỗ và kiếm được thu nhập tương đối. Một hộ đã thu hoạch được hai lần. Nhiều hộ đặt vấn đề để tham gia dự án họ phải có bao nhiêu diện tích đất; diện tích của các lô rừng đã khai thác cũng là được tính vào diện tích đất rừng để tham gia dự án.
Giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp (Sổ đỏ). Có mười một hộ (chiếm 64.70%) trong 17 hộ đã có Sổ đỏ. Ba hộ thuộc các xã Diễn Phú (huyện Diễn Châu) và xã Nghi Văn (huyện Nghi Lộc) cho biết họ chưa có Sổ đỏ; hộ thuộc xã Nghi Văn nói thay vì Sổ đỏ, họ có giấy chứng nhận giao đất của xã, gọi là Sổ xanh. Tại xã Diễn Phú, các hộ cho biết họ được xã cấp chứng nhận theo nhóm hoặc xã. Trên thực tế thì không có mấy sự khác biệt giữa Sổ đỏ và chứng nhận giao đất do xã cấp xét về khía cạnh đảm bảo sở hữu đất đối với các hộ gia đình. Ở Nghi Lộc họ cũng được phép khai thác và trồng lại rừng.
Các loại cây trồng rừng. Các loài cây trồng rừng phổ biến của người dân địa phương thống kê theo phỏng vấn là keo, bạch đàn, thông và tre; trong đó, phổ biến nhất là trồng keo (48%) và bạch đàn (22%).
Nguồn lao động. 82% hộ gia đình và nhân công thuê mướn tham gia trồng rừng; nhìn chung không có vấn đề về nguồn lao động, tuy nhiên giá thuê nhân công hiện nay đang tăng lên (80,000 đến 150,000 đồng/ ngày công).
Dự án FSDP. Các hộ trả lời phỏng vấn cho biết họ chưa nghe nói gì về FSDP cho đến lúc được mời tham gia phỏng vấn. Sau khi được giải thích về dự án, mọi người đều tỏ ý tích cực và sẵn sàng tham gia dự án ở cả hai tỉnh. Đa số (88%) muốn trồng rừng luân kỳ ngắn hạn, tuy nhiên nhiều người cũng cho biết họ thích trồng theo mô hình nông lâm kết hợp (29%) và trồng cây lâm sản ngoài gỗ (17.64%), đặc biệt là ở những hộ có đất nơi địa hình cao và gồ ghề.
Kinh nghiệm trồng rừng. Tất cả đều cho biết họ có kinh nghiệm về trồng rừng. Trên thực tế nhiều hộ (53%) đã từng tham gia các dự án phát triển lâm nghiệp trước đây như Dự án 327, Dự án 661, PAM và các dự án khác. Số khác cho biết họ tự chủ động trồng rừng và một số đã khai thác và có thu nhập. Điều này có thể giải thích thái độ tích cực của các hộ về triển vọng tham gia dự án FSDP mở rộng. Mặt dù đã có kinh nghiệm trước đây, họ vẫn thành thật thừa nhận còn thiếu kiến thức và kỹ năng trong thiết lập và chăm sóc rừng và một số thừa nhận rừng của họ thuộc chất lượng thấp.
Vay vốn. Các hộ nhìn chung tỏ ý sẵn sàng tham gia vay vốn ngân hàng thuộc chương trình tham gia FSDP, tuy nhiên họ cũng nhấn mạnh rằng bên cạnh sự hỗ trợ tài chính, dự án nên cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả cho các hộ gia đình sở hữu nhỏ. Thái độ sẵn sàng vay vốn ngân hàng của các hộ có thể giải thích do trước đây nhiều hộ (41%) đã từng vay vốn Ngân hàng CSXH hoặc Ngân hàng NN-PTNT để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng, làm nhà và trả tiền học phí cho con với khoảng vay giao động từ 5 – 25 triệu đồng; và cho biết họ chưa gặp vấn đề khó khăn gì trong khâu trả nợ vay.
Dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm. Nhiều hộ cho biết họ có biết đến dịch vụ mở rộng trong cộng đồng. Các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm phổ biến nhất được biết và quan sát là tập huấn kỹ thuật trồng lúa, nuôi cá nước ngọt, nông lâm kết hợp, cấp cây giống và phân bón, và hỗ trợ làm đơn vay vốn. Các dịch vụ này chủ yếu cung cấp bởi Sở nông nghiệp – PTNT, Sở Lâm nghiệp, Trạm khuyến lâm huyện, khuyến lâm xã và các nhóm tiết kiệm và tín dụng địa phương.
Tổ chức nhóm trồng rừng. Có rất ít số hộ tham gia phỏng vấn (24%) biết đến hình thức tập hợp thành nhóm không chính thức để hỗ trợ lẫn nhau tại địa phương. Những hộ biết đến hình thức này cho biết chủ yếu là theo cách hỗ trợ và đổi công cho nhau khi trồng rừng. Các hộ cũng đề cập đến các nhóm bảo vệ rừng và nhóm tình nguyện do chính quyền địa phương đặc biệt là kiểm lâm tổ chức. Sự biết đến và thực sự tham gia vào những hình thức hỗ trợ lẫn nhau này sẽ là một chỉ báo tốt cho sự tham gia vào tiểu hợp phần nhóm nông dân trồng rừng khi FSDP triển khai trong tương lai.
Mặt dù ít biết đến các hình thức tổ chức thành nhóm, khi được nghe giải thích về tầm quan trọng của Nhóm nông dân trồng rừng, các hộ nhìn chung tỏ ý sẵn sàng tham gia vào việc thành lập và phát triển hoạt động Nhóm nông dân trồng rừng (FFG).
Kỳ vọng, lợi ích và rủi ro về FSDP. Đa số hộ tham gia phỏng vấn cho biết họ mong đợi có được sự hỗ trợ tài chính (59%) và hỗ trợ kỹ thuật (53%) từ Dự án. Họ cũng bày tỏ nguyện vọng được chuyển giao năng lực về quản lý lâm sinh (12%), hỗ trợ về thị trường để đảm bảo đầu ra (24%), điều kiện tín dụng ưu đãi (18%), được cấp Sổ đỏ để ổn định đầu tư (6%), phát triển các mô hình trồng rừng để hộ khác chia sẻ và học tập (6%) và được hỗ trợ mọi mặt từ việc tham gia dự án (6%).
Những lợi ích từ dự án theo hộ xác định là tăng cơ hội việc làm (29%), tăng thu nhập (65%), nâng cao độ che phủ rừng và chất lượng môi trường (41%), được nâng cao năng lực về kỹ thuật trồng rừng (12%), sử dụng tài nguyên từ rừng và tài nguyên nhân lực hiệu quả hơn (6%), xóa đói giảm nghèo (6%), lâm nghiệp trở thành một phần quan trọng trong kinh tế địa phương (6%), tạo nguồn nguyên liệu ổn định hơn cho sản xuất bột giấy và công nghiệp giấy (6%), chất lượng cuộc sống được cải thiện và đời sống vui vẻ hơn (6%).
Những rủi ro quan trọng nhất mà người dân tham gia phỏng vấn dự kiến là thị trường không ổn định do giá cả biến động bởi nhiều yếu tố (82%), những quan ngại khác là liên quan đến các khía cạnh kỹ thuật (24%) như rủi ro về rừng không đạt chất lượng hoặc năng suất thấp do tập quán quản lý rừng không tốt như chọn không đúng loài cây, không áp dụng được kỹ thuật cải thiện trữ lượng gỗ và gia tăng giá trị… và một số khác quan ngại về rủi ro môi trường (41%) như bão lụt, hạn hán, thiên tai hậu quả của biến đổi môi trường… Các hộ tham gia phỏng vấn tỏ ý lo ngại rằng nếu rừng trồng bị thiệt hại do bảo lụt hoặc hạn hán, họ có thể mất khả năng chi trả vốn vay. Cuối cùng là những rủi ro liên quan đến quản lý như thời điểm giải ngân vốn vay hoặc sự cung cấp các dịch vụ khác không kịp thời (6%).
Thu nhập ước tính. Đa số (71%) các hộ có thu nhập nằm trong khoảng từ 5 - 35 triệu đồng. Có bốn hộ (24%) có thu nhập nằm trong khoảng từ 50 đến 70 triệu đồng. Một hộ có thu nhập ở tầm 75 triệu đồng, trên thực tế hộ này có thu nhập ròng hàng năm ước tính vào khoảng 300 – 600 triệu đồng.
Để tính thu nhập bình quân, kết quả sẽ không chính xác nếu căn cứ vào thu nhập của tất cả các hộ tham gia phỏng vấn kể cả hộ có thu nhập cao bất thường như nói ở trên. Vì vậy sẽ logic hơn nếu tính thu nhập bình quân mà không tính đến hộ có thu nhập cao đó; tốt nhất là dựa vào 12 hộ có mức thu nhập trong khoảng 5 - 35 triệu đồng.

Thu nhập bình quân hộ gia đình căn cứ vào 16 hộ tham gia phỏng vấn (đã loại trừ hộ thu nhập cao bất thường) là 29 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dựa vào 12 hộ là đa số nằm trong khoảng thu nhập từ 5 – 35 triệu đồng thì thu nhập bình quân của hộ gia đình là 20 triệu đồng. Con số này có lẽ phản ảnh thực tế hơn bối cảnh tại địa phương. Mặt dù vậy, mức thu nhập bình quân này vẫn còn cao hơn nhiều so với ngưỡng nghèo tại Việt Nam là 500.000 đồng/ tháng hoặc 6 triệu đồng/ năm.


Nguồn thu nhập. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập cơ bản của hộ gia đình hiện nay. Tuy nhiên ở trường hợp của hộ có thu nhập cao bất thường nói trên thì nguồn thu nhập chính của họ là từ trồng rừng và chế biến gỗ. Các nguồn thu nhập thứ yếu gồm nuôi cá nước ngọt và canh tác nông lâm kết hợp. Chăn nuôi cũng là khía cạnh tạo thu nhập đáng kể của nhiều hộ gia đình.

Chăn nuôi. Hầu hết các hộ tham gia phỏng vấn đều có ít nhất một hoạt động tạo thu nhập từ chăn nuôi. Loài vật nuôi phổ biến nhất là bò (29%), trâu (41%), heo và heo nái (65%); các loài khác là dê (6%), gà (35%) và vịt (6.25%). Ở tất cả các hộ tham gia phỏng vấn, tổng cộng vật nuôi là 10 con bò, 15 con trâu, 10 con dê, 7 heo nái, 29 heo và một số vịt và gà.


Hộ gia đình tự đánh giá tầng lớp kinh tế. Bằng cách sử dụng thang đo lường kinh tế năm bậc, ứng với nghèo, thấp hơn trung bình, trung bình, cao hơn trung bình và khá giả, từng hộ tương ứng được yêu cầu tự đánh giá hạng kinh tế của mình tương quan với các hộ khác trong cộng đồng. Đa số các hộ tự cho mình nằm vào bậc thứ ba và thứ tư trong thang đo lường đại diện cho mức kinh tế trung bình (53%) và cao hơn trung bình (18%). Bốn hộ (24%) tự nhận ở mức thấp (nghèo). Dựa trên sự phân bố này cho thấy hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình tự nhận thức phân bố trên cả năm bậc của thang đo lường. Không có hộ nào nhận mình thuộc vào bậc giàu có, mọi người đều muốn đánh giá kinh tế của mình ở mức trung bình. Có trường hợp một hộ có xu hướng đánh giá hoàn cảnh kinh tế của mình thấp hơn mức thực tế. Hộ này cho rằng kinh tế của mình là ở mức nghèo, tuy nhiên sẽ phù hợp hơn khi xếp hộ này vào mức dưới trung bình hoặc thậm chí là trung bình dựa vào thu nhập ước tính và các chỉ số kinh tế khác.

Mức sống. Bằng việc sử dụng thông tin về vật dụng gia đình, loại nhà và loại vật liệu xây dựng làm chỉ số đánh giá (những chỉ số này được tài liệu hóa đầy đủ bằng câu trả lời của hộ gia đình, người phỏng vấn quan sát thực tế và thông qua hình chụp); chúng tôi cố gắng đánh giá sơ lược (do không đủ thời gian) mức sống của các hộ gia đình tham gia phỏng vấn. Đa số có xu hướng nằm ở mức sống trung bình, phân chia cụ thể là: thấp hơn trung bình (29%); trung bình (29%) và cao hơn trung bình (24%). Có hai hộ có xu hướng đạt mức sống cao (12%) và chỉ một hộ (6%) rơi vào mức sống thấp. Một lần nữa, phân bố mức sống hộ gia đình có xu hướng đi theo một mẫu hình phân bố thông thường.

Hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình nói chung. Dựa trên bất cứ các loại chỉ số, cho dù là đánh giá dựa trên thu nhập ước tính, hộ gia đình tự đánh giá mức kinh tế, hay ước tính mức sống, hoàn cảnh kinh tế nói chung của hộ gia đình đều theo một mẫu hình phân bố bình thường, nghĩa là dựa trên các thông tin trả lời của hộ gia đình tham gia phỏng vấn thì xã hội nông thôn Việt Nam nhìn chung là mang tính quân bình, phần lớn đều thuộc vào tầng lớp kinh tế trung bình, chỉ một số ít thuộc về tầng lớp nghèo và số ít khác thuộc về tầng lớp giàu. Hàm ý chung về khía cạnh phát triển dự án là chiến lược phát triển chung nên nhắm vào đa số thuộc tầng lớp trung bình song vẫn không loại trừ số ít hộ giàu có. Tuy nhiên, chiến lược phát triển chung cần có sự chú trọng ưu đãi đối với số ít hộ nghèo bị thiệt thòi về mặt kinh tế xã hội vì số này thường có xu hướng dễ bị gạt ra ngoài lề bởi các chiến lược phát triển dựa trên hộ khá giả hoặc đa số hộ ở mức sống trung bình; sự chú trọng này sẽ đạt được thông qua các biện pháp nâng cao tính tham gia của cộng đồng, tiếp cận nguồn lực và năng lực hấp thu.

Phân công lao động. Trong gia đình, người chồng hoặc thành viên là đàn ông thường đảm nhận những công việc mang tính chất nặng nhọc hơn so với những công việc do phụ nữ đảm nhận. Trong hoạt động nông nghiệp, người chồng thường phụ trách việc cày bừa và làm đất trong khi người vợ làm những việc như làm cỏ, thu hoạch, chăn nuôi và những việc nhẹ khác.

Tương tự ở sản xuất lâm nghiệp, người chồng đảm trách công việc phát dọn thực bì và làm đất; người vợ giúp đỡ trong việc trồng rừng và chăm sóc rừng trồng. Trong gia đình, thông thường người vợ là người giữ tiền và trang trải chi tiêu.

Ở hộ gia đình kinh doanh trồng rừng và chế biến gỗ xã Nghi Văn (huyện Nghi Lộc) người chồng phụ trách công việc kinh doanh còn người vợ quản lý phần tài chính (tài chính và kế toán).

Quyền ra quyết định trong gia đình. Mặt dù các hộ tham gia phỏng vấn đều trả lời rằng giữa chồng và vợ trong gia đình đều có vai trò cụ thể trong việc ra quyết định, song mẫu hình phổ biến ở đa số hộ gia đình là cả chồng và vợ đều bàn bạc cùng nhau để quyết định (29%). Có hai trường hợp hộ gia đình có đại diện là người chồng trả lời phỏng vấn họ là người ra quyết định, một người cho rằng “ai làm ra tiền, người đó quyết định”

Kênh thông tin. Các kênh truyền thông phổ biến nhất trong cộng đồng là hệ thống loa công cộng (27%), các cuộc họp xã (20%) và truyền hình (27%) (các hộ gia đình trong thôn đều có tivi). Đài radio cũng được sử dụng (13%) nhưng không phổ biến như ở những xã hội nông thôn châu Á khác như Philippines; chương trình phát thanh yêu thích nhất của một trong số ít người có sử dụng radio là một chương trình phát thanh dành cho nông dân gọi là “bạn nhà nông”.

Nguyện vọng lớn nhất trong cuộc sống. Một hộ bày tỏ mơ ước có được thu nhập cao hơn và điều kiện kinh tế tốt hơn để có điều kiện nuôi con ăn học tốt hơn. Hộ khác bày tỏ mơ ước của mình là mua được một máy kéo nhỏ.

Quan tâm về KHPTDTTS. Tại Nghĩa Bình - xã DTTS duy nhất ở huyện Tân Kỳ, các hộ tham gia phỏng vấn được hỏi về các quan tâm phát triển chung của mình; các đề xuất gồm: 1- dệt vải, làm đồ thủ công mỹ nghệ may mặc; 2- có máy làm cỏ; 3- chăn nuôi; 4- nâng cấp đường tiếp cận; 5- xây cầu bền vững; 6- giáo dục và đào tạo; 7- thiết lập một nhà máy chế biến gỗ trong thôn.

Tuy nhiên có vài đề xuất trong số quan tâm này không liên quan hoặc không nhất quán với các mục tiêu của KHPTDTTS và với tinh thần của Chiến lược phát triển dân tộc thiểu số. Các quan tâm hay hoạt động đề xuất vì vậy phải được đánh giá và sàng lọc kỹ hơn trên quan điểm chỉ chọn những hoạt động nào tương hợp và thống nhất với Kế hoạch phát triển DTTS (KHPTDTTS) và Chiến lược phát triển DTTS (CLPTDTTS) mà thôi.

Cơ sở sơ chế gỗ tại địa phương. Các hộ tham gia phỏng vấn được hỏi họ có biết về những cơ sở chế biến nào đang hoạt động tại địa phương không. Câu trả lời chung là họ biết đến một số cơ sở chế biến nhỏ như xưởng cưa, xưởng băm dăm và các xưởng sản xuất hàng mộc. Các cơ sở chế biến gỗ địa phương này hình thành một phần thị trường cho các chủ rừng trồng tiểu điền.




tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương