BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP


LẬp kẾ hoẠch cho chương trình KHPTDTTS



tải về 2.58 Mb.
trang6/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

4. LẬp kẾ hoẠch cho chương trình KHPTDTTS

4.1. Những hạn chế và các vấn đề


Thiếu sự tham gia trong việc lập KHPTDTTS. Theo những đánh giá trước đây mức độ tham gia của các đối tác trong việc lựa chọn hoạt động là rất hạn chế. Các hoạt động KHPTDTTS đã được cán bộ dự án lựa chọn và đề xuất phê duyệt trong các cuộc họp thôn hay xã.

Việc Xác định đối tượng dân tộc thiểu số yếu kém hay thiếu chính xác. Xác định đối tượng là vấn đề mấu chốt để kế hoạch KHPTDTTS có hiệu quả. Điều cần thiết là những đối tượng mục tiêu đúng thực sự là những người được chọn tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS. Trong các cộng đồng thiểu số đối tượng đúng phù hợp với tinh thần của chiến lược CLPTDTTS là người thiểu số tham gia dự án FSDP. Đi đôi với chính sách bảo trợ của Ngân hàng Thế giới đối tượng mong muốn là người thiểu số nghèo tham gia dự án FSDP. Thách thức chính trong việc xác định KHPTDTTS làm thế nào tiếp cận đúng đối tượng. Đối tượng đúng là những người thực sự tham gia và các hoạt đông của dự án FSDP. Đòi hỏi cơ bản cho việc xác định chính xác không chỉ là bộ tiêu chí phù hợp mà cò phải có thông tin cơ bản chính xác về tiềm năng của những người tham gia KHPTDTTS. Không có nguồn thông tin cơ bản thì những tiêu chí có thích hợp cũng trở nên vô tác dụng.

Trong tất cả các khu vực thực hiện KHPTDTTS, các kế hoạch đều không nêu rỗ bao nhiêu hộ thiểu số tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS là đối tượng tham gia dự án FSDP, hay đã xin vay vốn của dự án FSDP.

Trong những cộng đồng hỗn hợp với tỷ lệ dân tộc thiểu số thấp/trung bình các hộ gia đình mục tiêu được coi là yêu cầu quan trọng để tránh việc bỏ sót các hộ thiểu số mục tiêu được ưu tiên. Trong những cộng đồng này lại không có số liệu là có bao nhiêu hộ thiểu số tham gia vào các hoạt động đã được lập kế hoạch cùng với người Kinh. Hơn nữa lại không có thông tin có bao nhiêu hộ thiểu số tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS vay vốn của dự án. Cả hai loại thông tin này đều cần thiết trong việc xác định nếu kế hoạch nhằm vào đối tác đúng và như vậy tạo cơ hội thành công tối đa cho việc KHPTDTTS.

Ở những xã tỷ lệ người thiểu số thấp/trung bình hiện diện quá trình lập kế hoạch có thiên hướng tập trung vào toàn xã làm chỗ tham khảo chung chứ không phải dành cho những nhóm người riêng biệt nào. Nếu tiêu chí thích hợp không được áp dụng bằng quá trình sàng lọc có dân tham gia thì có nguy cơ là đối tượng cần quan tâm lại nằm ngoài rìa hay bị bỏ qua.



Tiêu chí và thủ tục để lựa chọn các hoạt động KHPTDTTS thích hợp không rõ ràng. Sự phù hợp với các hoạt động của CLPTDTTS, KHPTDTTS cần được dự án FSDP định hướng. Việc này sẽ củng cố năng lực của người dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động phát triển rừng trồng của dự án FSDP.

Tuy nhiên, tại các cộng đồng thiểu số, một số hoạt động trong 17 KHPTDTTS cũ nhận thấy không thích hợp. Điều này cho thấy rằng cần phải đặt câu hỏi cho tiêu chí và thủ tục lựa chọn. Cơ sở đằng sau sự lựa chọn một số hoạt động cũng không rõ ràng. Không có giải thích cụ thể, chỉ nêu nhu cầu chung. Rất nhiều hoạt động KHPTDTTS được chọn như đẩy mạnh chương trình xoá mù chữ trùng lặp trong nhiều chức năng của các cơ quan nhà nước khác.Ví dụ một hoạt động KHPTDTTS được thiết kế để giảm tối đa nạn mù chữ lại lặp lại ở một cơ quan giáo dục. Không chỉ hoạt động này lại trùng lên hoạt động khác mà tiêu chí lựa chọn người tham gia cũng đáng nghi ngờ. Tại Cảnh Hòa, việc dạy văn hoá lại chỉ giới hạn cho người ở độ tuổi tới 35. Việc dạy văn hoá phải dành cho người lớn mù chữ ở độ tuổi tới 55.

Ngay cả đối với một số hoạt động KHPTDTTS thích hợp với dự án FSDP thì tính thích hợp của chúng cũng đang bị nghi vấn. Các hoạt động KHPTDTTS đã được coi là phương tiện để thực hiện một dự án phát triển nông thôn nhỏ cấp xã chứ không phải để dành cho việc cải thiện hoạt động của dự án FSDP. Chưa có nỗ lực nào để xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt động theo nhu cầu của những đối tượng tham gia dự án FSDP thông qua việc phân tích mang tính lôgíc hơn đối tượng liên quan.

Đối với một số hoạt động tập huấn tạo thu nhập yêu cầu sự đầu tư đáng kể như quản lý ao cá, cơ sở kinh tế là để tăng khả năng trả lãi vay ngân hàng của các hộ gia đình. Nếu vậy, trong loại hoạt động này cần thực hiện phân tích chi phí lợi ích trước khi triển khai tập huấn để xác định tính khả thi về mặt kinh tế của hoạt động tạo thu nhập này và năng lực tài chính của đối tượng tham gia tập huấn KHPTDTTS để thực hiện hoạt động này sau tập huấn. Việc này sẽ đảm bảo tính bền vững của hoạt động trong KHPTDTTS. Để các hoạt động trong KHPTDTTS có hiệu quả thì cần phải nỗ lực nhằm đảm bảo những người tham gia tập huấn KHPTDTTS cũng là những người tham gia dự án FSDP. Cần thực hiện quá trình xác định mục tiêu và rà soát khắt khe hơn.

Thị trường là mối quan tâm quan trọng trong lập kế hoạch KHPTDTTS. Một số hoạt động như thêu thùa truyền thống (Canh Hịêp, Vân Canh, Bình Định), nghề đan nón lá của phụ nữ (xã Thượng Long và Thượng Quang, huyện Nam Đông), làm hương nhang (xã Trà Tân và Trà Bùi, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) trước đây được xếp hạng cao nhưng rồi lại thấy đó không phải là việc làm bền vững do thiếu thị trường. Trước khi tham gia vào hoạt động này, người dân đã được Hội Phụ nữ thị trấn Trà Xuân đã hứa tiếp thị sản phẩm hương nhưng việc này đã không được thực hiện.

4.2. Khuyến nghị cho việc cải tiến lập kế hoạch KHPTDTTS


Quá trình lập kế hoạch thích hợp. Dự án áp dụng quá trình lập kế hoạch tổng hợp FSDP và KHPTDTTS nhưng có trọng tâm hơn đặc biệt là đối với các xã thiểu số có số đồng bào dân tộc thiểu số tương đối thấp. Chấp thuận biện pháp tiếp cận logic để lựa chọn người thiểu số tham gia và lựa chọn những hoạt động phù hợp của KHPTDTTS trong quá trình lập kế hoạch kết hợp FSDP và KHPTDTTS như mô tả trên đây.

Tăng cường sự tham gia vào lập kế hoạch KHPTDTTS. Dự án thực hiện chương trình nâng cao năng lực liên tục cho tất cả các tỉnh, huyện, xã, thôn bản và cán bộ có liên quan.

Lựa chọn đối tượng hưởng lợi là người thiểu số chính xác hơn. Áp dụng những tiêu chí rõ ràng và thích hợp hơn để xác định các đối tượng dân tộc thiểu số phù hợp và được ưu tiên theo nguyên tắc của CLPTDTTS và chính sách bảo đảm an toàn của Ngân hàng Thế giới và tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chí này. Xây dựng cơ sở vững chắc cho tất cả các cộng đồng thiểu số và những người sẽ tham gia vào KHPTDTTS. Thay đổi những bước thực hiện liên quan trong 19 bước của PIM để bổ sung các biện pháp cải tiến việc chọn lọc người thiểu số. (Phụ lục 5).

Tiêu chí và quá trình lựa chọn thích hợp cho các hoạt động KHPTDTTS. Dự án áp dụng và sử dụng những tiêu chí và quá trình thích hợp hơn để lựa chọn các hoạt động KHPTDTTS liên quan. Những tiêu chí và quá trình có tính lôgíc cho lựa chọn hoạt động phải được áp dụng và thực hiện một cách phù hợp. Chọn lọc các hoạt đông KHPTDTTS phải tập trung vào tạo điều kiện cho các hộ dân tộc thiểu số những người sẵn sàng tham gia dự án. Bằng cách này sự hỗ trợ của KHPTDTTS tập trung vào các mục tiêu của dự án. Những kế hoạch KHPTDTTS tương lai phải bám sát những nguyên tắc trên. Để đảm bảo rằng tính khả thi và tính bền vững của các hoạt động KHPTDTTS được định hướng theo điều kiện có thể chúng tôi ủng hộ khuyến cáo của chuyên gia trước đây về việc thực hiện việc phân tích lợi ích chi phí trước khi thực hiện.

Phân tích thị trường một đòi hỏi đối với lập KHPTDTTS. Một trong những bài học kinh nghiệm trước đây từ các hoạt động của KHPTDTTS là thị trường sẵn có là điều kiện tiên quyết cho việc lựa chọn các hoạt động KHPTDTTS bền vững. Phân tích thị trường là việc làm không thể thiếu được trong quá trình lập kế hoạch KHPTDTTS.

5. Thực hiện chương trình KHPTDTTS


5.1. Những hạn chế và các vấn đề


Tất cả các Ban Quản lý Dự án tỉnh, huyện và Nhóm công tác xã liên quan tham gia thực hiện các hoạt động KHPTDTTS. Tuy nhiên có một vài rắc rối gặp phải trong quá trình thực hiện theo báo cáo đánh giá của dự án trước đó.

Quan điểm đối với thủ tục PIM. Quan điểm chung của cán bộ dự án đối với việc thực hiện dự án là bám sát vào quy trình trong PIM và nhấn mạnh vào việc thực hiện dự án bằng bất cứ giá nào, với sự đánh giá nhẹ hàng những vấn đề tình thế trong từng vùng dự án mà nó đòi hỏi phải có giải pháp linh hoạt. Để thực hiện dự án FSDP và KHPTDTTS có hiệu quả PIM phải được coi là một hướng dẫn linh hoạt cho quá trình xây dựng dự án có hiệu quả và có sự tham gia của người dân (trong lập kế hoạch, thực hiện và giám sát - đánh giá)

Trì hoãn việc thực hiện một số hoạt động KHPTDTTS do một hay nhiều lý do sau đây: 1) Một số Ban QL Dự án Huyện bận nhiều việc khác; 2) cấp kinh phí chậm; 3) mức lương thấp; 4) kinh phí thấp cho một số hoạt động; 5) đơn giản là thiếu sáng kiến. Một vài hoạt động trong số các hoạt động được lập kế hoạch không được thực hiện đúng thời gian biểu. Nhiều trường hợp xảy ra ở các KHPTDTTS của Bình Định. Cho đến 31 tháng 10 năm 2009 chỉ có 8 (34.78%) trong số 23 hoạt động của tất cả 4 KHPTDTTS của Bình Định được thực hiện. Lý do mà Ban QL Dự án tinh giải thích là các Ban QL Dự án huyên chậm trễ trong việc triển khai các hoạt động tập huấn là do họ quá bận với nhiều công việc cấp bách khác.

Đồng bào thiểu số thường thiếu chuyên môn kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực về phát triển rừng trồng, nghĩa là thiếu hiểu biết những kiến thức lâm nghiệp cơ bản và nguyên tắc làm ăn; lập kế hoạch quản lý rừng; hạn chế trong kinh doanh rừng trồng (mật độ trồng, tỉa cây, tỉa cành ….). Tất cả cảc điểm này có thể quy cho nhiều lý do trong đó có sự vắng thiếu các Nhóm nông dân trồng rừng.

5.2. Bài học kinh nghiệm và khuyến cáo để cải tiến việc thực hiện KHPTDTTS


Ban QL Dự án Huyện Dân tộc Thiểu số, Ban QLDA tỉnh và cán bộ Ban QLDA huyện đặc biệt là các chuyên gia có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động KHPTDTTS. Do đó họ phải được đào tạo, được hỗ trợ và được khuyến khích để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả .

Cán bộ phát triển DTTS cần thiết cho việc thực hiện KHPTDTTS có hiệu quả. Do vậy họ phải được tuyển dụng và triển khai như khuyến cáo trong nhiều huyện thực hiện KHPTDTTS.

Trưởng thôn có vai trò quan trọng trong thúc đẩy dân làng tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS. Ví dụ, trong cộng đồng người Kor thôn Trường Xuân, xã Trà Tân, trưởng thôn làm mẫu trong việc cùng nhau đầu tư nuôi cá ao. Tập huấn cho các trưởng thôn để họ tăng thêm khả năng lãnh đạo thôn bản là việc làm hết sức tích cực.

Tham gia vào các hoạt động FSDP KHPTDTTS đặc biệt là trong việc quyết định nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội. Do đó cần phải thiết kế các hoạt động KHPTDTTS phù hợp để có thể thu hút phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực của quá trình xây dựng kế hoạch kể cả việc theo dõi – đánh giá lập kế hoạch.

Kiến thức và kỹ năng sản xuất nhiều mặt hàng và tiếp thị sản phẩm cho những người tham gia KHPTDTTS là cần thiết để tránh bị các thương nhân hay người trung gian (người Kinh) bóc lột. Do đó cần phải thành lập ngay các Nhóm nông dân trồng rừng để giúp đỡ việc tiếp thị và đa dạng hoá sản phẩm.

6. Giám sát và Đánh giá KHPTDTTS


6.1. Vấn đề


Có lẽ vấn đề chính trong Giám sát và Đánh giá (GS-ĐG) KHPTDTTS là ở chỗ khuôn khổ theo dõi KHPTDTTS hiện hành thiếu những tiêu chí thích hợp đặc biệt là thiếu biện pháp đánh giá tác động của các hoạt động của KHPTDTTS trong việc thực hiện dự án FSDP của những người tham gia vào KHPTDTTS. Tương tự, mối quan tâm khác liên quan đến nhu cầu phải có những cố gắng đầy quyết tâm hơn nữa để áp dụng việc GS-ĐG trong các hoạt động KHPTDTTS.

Thiếu tiêu chí GS-ĐG. Một số tiêu chí đã được xây dựng và được sử dụng trong việc theo dõi các hoạt đông KHPTDTTS. Trong báo cáo công tác Giambelli và Nga đã gợi ý 7 tiêu chí để GS-ĐG KHPTDTTS, đó là: 1) số xã trong đó KHPTDTTS được thực hiện vào bất cứ năm nào trong thời kỳ của dự án; 2) Tỷ lệ % các hoạt động đã lập kế hoạch được hoàn thành vào dịp cuối năm; 3) tỷ lệ % ngân sách KHPTDTTS đã sử dụng vào dịp cuối năm; 4) số người hưởng lợi là dân tộc thiểu số tham gia thực hiện các hoạt động KHPTDTTS trên tổng số người tham gia; 5) số phụ nữ hưởng lợi là dân tộc thiểu số tham gia thực hiện các hoạt động KHPTDTTS trên tổng số người tham gia; 6) tỷ lệ % người dân tộc tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS có Sổ Đỏ; 7) tỷ lệ % người dân tộc tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS và được vay vốn từ ngân hàng chính sách để trồng rừng.

Bảy tiêu chí này đều là các tiêu chí đầu ra cho việc thực hiện. Nó định lượng được đầu ra coi đó là kết quả của việc thực hiện dự án trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi những tiêu chí này rất hữu ích trong việc theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động KHPTDTTS nó không định lượng những giá trị lớn dần hoặc tác dụng của các hoạt động KHPTDTTS đối với hiệu quả cùng tham gia dự án FSDP của người dân tộc thiểu số và khả năng thu hút cách ứng xử mong muốn và những thay đồi về con người, xã hội, các nguồn lực tự nhiên ngoại trừ tiêu chí thứ 7.

Nga sử dụng một bộ gồm 18 tiêu chí lõi trong đánh giá của mình về tất cả các hoạt động của KHPTDTTS cho 4 tỉnh Miền Trung (Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế). Để làm việc này Nga được sự giúp đỡ của các bên có liên quan các Bân QLDA tỉnh, Ban QLDA huyện và các Nhóm công tác thuộc KHPTDTTS họ được tập huấn về việc sử dụng những tiêu chí này để đánh giá KHPTDTTS. Bộ tiêu chí được sử dụng là: 1) Tiêu chí thực hiện chung; 2) Mức độ thực hiện KHPTDTTS; 3) Mức độ giải ngân; 4) Tiền tiếp cận được với các hoạt động đã lập kế hoạch như thế nào; 5) Số người hưởng lợi; 6) Số người thiểu số tham gia dự án tiếp cận được vốn vay; 7) Tiêu chí giới; 8) Tiêu chí người nghèo; 9) Tiêu chí về lao động là trẻ em; 10) Tiêu chí về sự rủi ro trong tranh chấp; 11) Tiêu chí tham gia; 12) Tiêu chí về kết quả họat động; 13) Tiêu chí an toàn và bền vững.

Bộ tiêu chí này cần kết hợp với tiêu chí tác động. Nhưng những tiêu chí tác động chỉ có tác dụng trong đánh giá tác động KTXH của các hoạt động KHPTDTTS đến cá nhân những người hưởng lợi và cộng đồng. Nó không kết hợp với các tiêu chí tác động mà những tiêu chí này cân đo tác động của sự tham gia chương trình KHPTDTTS về việc thực hiện dự án FSDP của đồng bào thiểu số


6.2. Cải tiến tiêu chí Giám sát – Đánh giá


Để làm cho các tiêu chí tác động thích hợp hơn và có ý nghĩa hơn nó phải kết hợp những tiêu chí định lượng được ảnh hưởng của sự tham gia vào dự án FSDP và hiệu quả của nó. Loại tiêu chí tác động của dự án FSDP thay đổi theo các hoạt động KHPTDTTS. Tuy nhiên, nhìn chung tiêu chí tác động KHPTDTTS định lượng được sự thay đổi hiệu quả rừng trồng của dự án FSDP xuất phát từ sự tham gia vào các hoạt động KHPTDTTS. Ví dụ, nếu hoạt động của KHPTDTTS có sự tham gia của đồng bào thiểu số là một chuyến tham quan học tập hay thăm viếng lẫn nhau giữa các trang trại, thì một tiêu chí thích hợp sẽ là ảnh hưởng của chuyến tham quan học tập đó vào việc quản lý rừng trồng của đồng bào dân tộc. Việc chuyển giao kỹ thuật ngay trên trang trại của nông dân là một phương tiện theo dõi ảnh hưởng của hoạt đông đào tạo người thiểu số (Phụ lục 4).



tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương