1. Căn cứ xây dựng lại chương trình bồi dưỡng cbql trường mầm non



tải về 0.74 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.74 Mb.
#14087
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16
cHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON

(Ban hành kèm theo Quyết định số /CĐSL ngày của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La)




1. Căn cứ xây dựng lại chương trình bồi dưỡng CBQL trường mầm non


1.1 Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 382/QĐ/BGD-ĐT ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về Ban hành các Chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục.

- Chỉ thị 40/CT – TW ngày 15/6/ 2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

- Thông tư số 14/2009/TT-BGD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/5/ 2009 về việc ban hành Điều lệ trường Cao đẳng.

- Quyết định số 149/2006/QĐ -TTG ngày 23/6 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án: “ Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 -2015”.

- Quyết định số 7599/QĐ/Bộ GD -ĐT, ngày12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục &Đào tạo, về việc bổ sung chức năng và nhiệm vụ của trường Cao đẳng Sơn La.



1.2. Cơ sở thực tiễn

* Nhu cầu thực tiễn về đổi mới chương trình bồi dưỡng CBQL trường mầm non

Trong bối cảnh tăng cường phân cấp quản lý và hội nhập quốc tế, vai trò của CBQL trường học có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thụ động, chấp hành các quy định từ trên xuống (hệ quả của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp) sang quản lí một tổ chức giáo dục có tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội ngày càng cao. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo và quản lý phải năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành GD&ĐT .

Trong giai đoạn vừa qua, hầu hết các Hiệu trưởng đều đã được bồi dưỡng về Quản lí giáo dục tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD. Trên thực tế, các hoạt động bồi dưỡng này đã có tác động tích cực, nâng cao trình độ quản lí cho các CBQL trường học để thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà trường, hướng tới mở rộng cơ hội tiếp cận, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lí… Tuy nhiên, nội dung chương trình bồi dưỡng giai đoạn này chỉ chú trọng vào các nội dung của hoạt động quản lí theo các văn bản quy định, chưa quan tâm đúng mức tới sự phát triển năng lực quản lí trường học trong thực tiễn và các kỹ năng quản lí nhà trường.

Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục cần có cách tiếp cận mới nhằm phát triển năng lực quản lí nhà trường, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong việc thực hiện nhiệm vụ của người CBQL trường học để phát triển chương trình bồi dưỡng

Chương trình mới cần được phát triển trên cơ sở mô hình năng lực Hiệu trưởng trường mầm non đã được thể hiện ở Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non, theo đó người CBQL trường mầm non cần phải được phát triển các năng lực lãnh đạo và quản l‎í trường học.

* Mặt khác còn căn cứ vào nhu cầu Bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường MN đáp ứng nâng cao chất lượng GD ngành học MN tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.

Sự cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức lý luận về QLHC Nhà nước, quản lý HCNN về Giáo dục &Đào tạo, Khoa học quản lý giáo dục và nghiệp vụ quản lý nhà trường cho đội ngũ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và cán bộ kế cận của trường MN tỉnh Sơn La hiện nay.


3. Nguyên tắc xây dựng chương trình


Chương trình phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Tính pháp lí: Đảm bảo đáp ứng các quy định về nhiệm vụ của nhà trường và người CBQL trường mầm non, được quy định tại Điều lệ trường mầm non, Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non.

Tính thực tiễn: Chương trình mang tính ứng dụng, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm được những vấn đề lý luận nền tảng chung về QLGD và những kỹ năng quản lý các lĩnh vực hoạt động cụ thể của trường mầm non. CBQL trường mầm non cần được bồi dưỡng những nội dung phù hợp, dựa trên nhu cầu thực tế đòi hỏi đổi mới tư duy, đổi mới quản lý của các trường mầm non ở từng địa phương cụ thể. Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nhất về lãnh đạo và quản lý trường mầm non nhằm tạo động lực thay đổi phát triển giáo dục mầm non theo hướng chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH & HĐH đất nước. Đặc biệt bám sát vào thực tiễn giáo dục mầm non của tỉnh Sơn La.

Tính kế thừa: Tham khảo để kế thừa một số nội dung của Chương trình được ban hành theo QĐ3481/QĐ-Bộ GD&ĐT, tuy nhiên chương trình không trùng lặp về nội dung các chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức GD & ĐT khác.

Tính linh hoạt: Xây dựng khung chương trình mở, chú trọng đến phương thức bồi dưỡng đa dạng. Xây dựng chương trình theo các module tương đối độc lập, chú ý tính liên thông của chương trình bồi dưỡng.

Tính phù hợp: Chú ý đến năng lực nền tảng chung và năng lực tác nghiệp cụ thể cho đối tượng là CBQL trường mầm non.

Tính hiện đại: Chương trình được xây dựng theo tiếp cận đào tạo dựa trên năng lực. Khai thác những kiến thức, kĩ năng, phương pháp và kinh nghiệm thực tiễn trong chương trình bồi dưỡng của một số nước trong khu vực và trên thế giới, lựa chọn áp dụng có chọn lọc vào thực tiễn giáo dục mầm non của Việt nam.

4. Mục tiêu của chương trình

4.1 Mục tiêu chung

Phát triển năng lực cho CBQL trường mầm non về lãnh đạo và quản lý trường học, chủ động trong đổi mới lãnh đạo, quản lý để phát triển nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị của nhà trường và xã hội cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT với nhiệm vụ trung tâm là nâng cao chất lượng giáo dục phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.



4.2 Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức: Quán triệt các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển GD&ĐT trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo tinh thần lấy đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.

- Kỹ năng: Tăng cường năng lực lãnh đạo để CBQL trường mầm non nhận thức được sứ mạng, xây dựng được tầm nhìn, biết chọn lựa mô hình và phong cách lãnh đạo phù hợp với vị trí công việc được giao trong điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường.

- Thái độ: Với kiến thức, kỹ năng quản lý giáo dục tiếp thu được CBQL trường mầm non phát triển năng lực bản thân theo xu thế phát triển của xã hội nói chung của địa phương nói riêng.




tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương