Từ viết tắt Diễn giải



tải về 0.65 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.65 Mb.
#20799
  1   2   3   4   5   6   7
MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT




Từ  viết tắt

Diễn  giải

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

GDTX

Giáo dục thường xuyên

HSSV

Học sinh, sinh viên

SV

Sinh viên

HS

Học sinh

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

 

CHIẾN LƯ­ỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

 

1. MỞ ĐẦU



1.1. Vai trò lập kế hoạch chiÕn lược tr­êng trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện Kết luận của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu các trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 - 2020, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của mình, trường Cao đẳng Sơn La huy động lực lượng của trường và sự trợ giúp của các chuyên gia để xây dựng Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030. Bản Chiến lược phát triển trường nhằm hiện thực hóa chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc phát triển trường Cao đẳng Sơn La thành Trường Đại học cộng đồng Sơn La, đào tạo đa ngành và đa hệ, là nhân tố quan trọng giúp tỉnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đồng bộ về cơ cấu, thích ứng với việc làm, phục vụ tốt yêu cầu phân công lại lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh, cho xuất khẩu lao động, đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững, đồng thời góp phần cung ứng nguồn nhân lực cho vùng Tây Bắc, cho cả nước và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Trong thời gian qua, trường Cao đẳng Sơn La đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên để tiến bước vững chắc vào tương lai, nhà trường cần có chiến lược phát triển cho thời gian tới.

Nước ta đang từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường. Cách làm kế hoạch, trong đó có việc xây dựng chiến lược đang thay đổi một cách cơ bản, giúp định hướng hành động trong môi trường phức tạp, đầy biến động hiện nay. Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động có vai trò quan trọng, có quy mô to lớn, có những mục đích lâu dài rất cần được định hướng về chiến lược. Việc đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục đòi hỏi các tổ chức giáo dục phải có chiến lược phát triển để tận dụng thời cơ và vượt qua thách thức.

Chiến lược phát triển là bản thiết kế sự phát triển dài hạn của trường trong đó chỉ ra mối quan hệ với môi trường, định hướng hành động tương lai, mục tiêu dài hạn, nguồn lực, các ưu tiên, các giải pháp chiến lược và chương trình hành động. Để tăng giá trị thực tiễn, chiến lược được xây dựng như là một kế hoạch, gọi là kế hoạch chiến lược.

Kế hoạch chiến lược của Trường trả lời 4 câu hỏi: Trường hiện đang ở đâu? Trường muốn đi đến đâu trong tương lai? Trường sẽ đi đến đó bằng cách nào? Sẽ đo sự tiến đến mục tiêu đó như thế nào?

Trường đảm bảo 2 điều kiện của lập kế hoạch chiến lược thành công là:

1) Sự cam kết với quá trình và kết quả lập kế hoạch chiến lược từ lãnh đạo cao nhất của trường;

2) Huy động sự tham gia rộng rãi của mọi thành viên trong trường.

1.2. Những cơ sở pháp lý vµ nguån t­ liÖu xây dựng chiến lược tr­êng

1.2.1. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011) một lần nữa khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển giáo dục - đào tạo là nhu cầu bức thiết để phát triển đất nước;

- Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam, công bố theo Quyết định số 38/2005/QH11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục năm 2009 quy định các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó có xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;

- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tư­ớng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020;

- Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2020.

- Đề án đổi mới giáo dục đại học Vịêt Nam giai đoạn 2006-2020 của


Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

- Điều lệ trường cao đẳng, ban hành theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Kết luận của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu các trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 5521/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 13 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cấp trường Trung học Sư phạm Sơn La thành trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La;  

- Quyết định số 7599/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi tên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La thành trường Cao đẳng Sơn La;   

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (Nhiệm kỳ 2010-2015);

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Cao đẳng Sơn La lần thứ XXX (nhiệm kỳ 2010-2015).

- Đề án khả thi xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tháng 06 năm 1996.

- Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020.

1.2.2. Nguồn tư liệu

- Dự thảo ngày 07/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020;

- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

- Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo Tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2020;

- Đề án đổi tên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La thành trường Cao đẳng Sơn La đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

- Báo cáo về cung cấp số liệu thông tin phục vụ công tác xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển của trường giai đoạn 2011- 2020;

- Kết quả các cuộc khảo sát trong quá trình xây dựng Kế hoạch chiến lược trường;

- Ý kiến đóng góp tại các cuộc thảo luận trong xây dựng Kế hoạch chiến lược Trường;

- Trang Web tỉnh Sơn La, Trang Web trường Cao đẳng Sơn La.

2. TÌNH HÌNH TRƯ­ỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

2.1. Quá trình thành lập trường Cao đẳng Sơn La

Tiền thân của trường Cao đẳng Sơn La là trường Sư phạm Dân tộc Sơn La, được thành lập ngày 15/10/1963, năm học 1973 - 1974 được Bộ Giáo dục quyết định chuyển thành trường Trung học Sư phạm cấp 1 tỉnh Sơn La; đến tháng 12/2000 được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La theo Quyết định số 5521/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 13/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đồng thời sáp nhập trường Trung cấp Mầm non tỉnh và trường Bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh vào trường), tháng 11/2008 đổi tên thành trường Cao đẳng Sơn La theo Quyết định số 7599/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.



SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA



2.2. Hiện trạng cơ cấu tổ chức Trường

Hiện nay trường Cao đẳng Sơn La có các tổ chức, bộ phận: Đảng ủy; Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu tr­ưởng; Hệ thống các đoàn thể gồm: Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Hội khuyến học và các Hội đồng tư vấn. Trường có 10 phòng, ban chức năng; 14 khoa đào tạo; 02 bộ môn trực thuộc; 07 cơ sở phục vụ đào tạo - nghiên cứu. Các đơn vị được sắp xếp trong sơ đồ dưới đây:



SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA



2.3. HiÖn tr¹ng ®ội ngũ giảng viên, nhân viên (Tính đến 31/7/2011)

- Tổng số lao động toàn trường: 339 (Hợp đồng lao động: 62), trong đó GV: 292, CBVC hành chính - phục vụ: 47.

- Trình độ giảng viên: Tiến sĩ và NCS: 07 (chiếm 1,7%), thạc sĩ và cao học: 174 (chiếm 58,6%), đại học: 114 (chiếm 39%).

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và tương đương: 33, trung cấp: 145.

- Cán bộ quản lý: Tổ phó, Phó trưởng môn trở lên 115.

Trường Cao đẳng Sơn La không ngừng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh về mọi mặt, phấn đấu để mỗi cán bộ giảng viên, nhân viên trở thành một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo. Để làm được điều đó trường đã thực hiện các biện pháp:

- Phổ biến đầy đủ các nghị quyết, chính sách của Đảng về xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh. Mỗi đảng viên có quan hệ gắn bó và tích cực đóng góp xây dựng cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cư trú;

- Quán triệt trong toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên Chỉ thị 40/CT/TW về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cử cán bộ giảng viên đi đào tạo sau đại học và năng cao trình độ lý luận chính trị; có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên đạt trình độ sau đại học;

- Phổ cập ngoại ngữ, tin học trong giảng viên, phát động phong trào cán bộ giảng viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Hiện nay hầu hết các giảng viên đều biết ngoại ngữ và sử dụng thành thạo máy tính phục vụ công tác chuyên môn.



2.4. HiÖn tr¹ng cơ sở vật chất, tài chính

2.4.1. Cơ sở vật chất

2.4.1.1. Đất đai

Diện tích đất được giao là 12,6 ha, có đủ điều kiện về diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển trường trong giai đoạn tới, UBND tỉnh Sơn La cho chủ trương bổ sung quỹ đất cho trường tại Công văn số 848/UBND-KTN ngày 19/04/2009 về việc đất xây dựng cơ sở II của Trường Cao đẳng Sơn La.

2.4.1.2. Xây dựng

Tổng diện tích sàn xây dựng: 21.259 m2, bao gồm các công trình phòng học, phòng làm việc, phòng máy tính, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng thường trực giảng dạy, phòng kho, ký túc xá sinh viên, phòng khách, nhà ăn sinh viên. Diện tích sàn xây dựng đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức đào tạo.



2.4.1.3. Tổng tài sản

Khái toán tổng giá trị tài sản của nhà trưởng theo thời giá, bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, tài sản khác (chưa tính giá trị của đất vào giá trị tài sản) khoảng 200.000.000,00 VNĐ.



2.4.2. Tài chính

2.4.2.1.Các nguồn tài chính chủ yếu

- Ngân sách nhà nước cấp (đào tạo HSSV trong nước, đào tạo Lưu học sinh Lào, đào tạo HSSV hệ cử tuyển; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển…).



Ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo trong nước: Ổn định và có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

Năm 2009: Định mức chi cho đào tạo cao đẳng chính quy là 8.000.000,0 đồng/SV/năm; Trung cấp là 6.000.000,0 đồng/HS/năm.

Năm 2010 và năm 2011: Định mức chi cho đào tạo cao đẳng là 12.000.000,0 đồng/SV/năm; Trung cấp là 10.000.000,0 đồng/HS/năm.

Ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo Lưu học sinh Lào.

Năm 2009: Định mức chi cho đào tạo là 6.000.000,0 đồng/LHS/năm và tiền phụ cấp sinh hoạt phí chi trực tiếp cho Lưu học sinh là 1.320.000,0 đồng/tháng.

Năm 2010 và năm 2011: Định mức chi cho đào tạo là 12.000.000,0 đồng/LHS/năm và phụ cấp cho Lưu học sinh là 2.320.000,0 đồng/tháng

- Nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị (học phí, liên kết đào tạo, lệ phí tuyển sinh, thu từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, lệ phí…).

Nguồn thu năm sau luôn cao hơn năm trước, đạt và vượt mức 10% tổng thu của đơn vị đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính. Mức thu, cơ chế thu thực hiện đúng theo chế độ chính sách hiện hành.

- Nguồn thu khác ổn định và có mở rộng, tăng trưởng qua các năm.

Các số liệu trên cho thấy tỉnh Sơn La đã thực sự quan tâm đến sự nghiệp đào tạo của địa phương nói chung và nhà trường nói riêng, đảm bảo nguồn lực tài chính cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo có chất lượng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên. Ngân sách cấp cho đầu tư phát triển và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đều ổn định và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển của nhà trường.

2.4.2.2. Quản lý tài chính

Công tác quản lý tài chính được quan tâm, tổ chức triển khai đúng quy định của nhà nước và đạt hiệu quả tốt. Nguồn lực tài chính được phân bổ hợp lý để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung công tác, các nhiệm vụ của nhà trường.

- Đảm bảo tổ chức đào tạo có chất lượng tốt, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội .

- Đảm bảo triển khai nghiên cứu khoa học - ứng dụng và chuyển giao tiến nộ khoa học - công nghệ có hiệu quả;

- Đầu tư phát triển về cơ sở vật chất - trang thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học - ứng dụng công nghệ;

- Đảm bảo đời sống vất chất, tinh thần của cán bộ, giảng viên, công nhân viên; đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ viên chức về mọi mặt.

- Đảm bảo phục vụ công tác quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học quản lý để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý;

- Có tích lũy tài chính để đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp.

Nhà trường có nguồn lực tài chính ổn định và không ngừng được mở rộng, nâng cao. Hoạt động tài chính lành mạnh, tuân thủ các quy định của pháp luật. Công tác quản lý tài chính được quan tâm, đạt hiệu quả tốt. Các cơ quan quản lý tài chính cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán đều đánh giá khá tốt về công tác quản lý tài chính của nhà trường.

2.5. Thành tích và kết quả hoạt động từ khi thành lập trường đến nay

Sau 48 năm hoạt động (1963 - 2011), Trường Cao đẳng Sơn La đã đào tạo 10.773 giáo viên tiểu học, 3.927 giáo viên THCS; gần 2000 cử nhân cao đẳng các ngành ngoài sư phạm (nông - lâm nghiệp, kinh tế, văn hóa - du lịch, thể dục thể thao, lao động - xã hội, nội vụ, kỹ thuật - công nghệ, tài nguyên - môi trường…); đào tạo lại 5.678 giáo viên tiểu học và mầm non, 947 giáo viên THCS; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho gần 10.000 giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT; bồi dưỡng về quản lý giáo dục cho gần 1000 cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và khối trưởng, tổ trưởng chuyên môn) các trường mầm non, tiểu học, THCS. Kết quả đào tạo của nhà trường đã góp phần quan trọng phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Với những thành quả nêu trên, nhà trường đã được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý:

- 07 Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba cho tập thể và cá nhân.

- 22 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể, cá nhân.

- 02 Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.

- 02 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- 03 Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Sơn La.

- 02 Nhà giáo ưu tú.

- 01 Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

- 06 Bằng lao động sáng tạo.

- 02 Bằng khen của tỉnh Hủa Phăn và Bó Kẹo nước CHDCND Lào.

- Nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Sơn La, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Sinh viên Việt Nam… cho các tập thể và các nhân trong nhà trường.

- Nhà trường 04 lần liên tục đạt Giải ba toàn đoàn tại Hội thi Nghiệp vụ sư phạm - Văn nghệ - Thể thao các trường sư phạm toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào các năm 1997, 2001, 2005, 2009.

- Nhiều cá nhân trong nhà trường được tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục; Huy chương vì thế hệ trẻ; Huy chương vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ; Huy chương vì sự nghiệp thể thao; Huy chương vì sự nghiệp khuyến học; Huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ; Huy chương vì phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; Huy chương vì sự nghiệp xây dựng Công đoàn.

2.5.1. Về chính trị, tư tưởng, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Nhà trường xác định, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ giảng viên và HSSV là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hàng đầu, do đó đã giáo dục cho cán bộ giảng viên và HSSV của trường ý thức sống và làm việc theo pháp luật, nhận thức và thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân;

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo; thành lập các Ban Chỉ đạo và tổ chức cho cán bộ, giảng viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động của Bộ Chính trị: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không” với 04 nội dung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội luôn được đảm bảo và nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ của nhà trường được thực hiện có hiệu quả;

- Hàng năm, Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể của nhà trường đều được cấp ủy đảng và các tổ chức đoàn thể cấp trên công nhận trong sạch vững mạnh; nhà trường liên tục được cơ quan quản lý cấp trên công nhận hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao.

2.5.2. Về đào tạo

2.5.2.1. Ngành nghề đào tạo

a) Trình độ cao đẳng và cao đẳng nghề

Hiện nay nhà trường được phép đào tạo 26 ngành trình độ cao đẳng và 02 nghề trình độ cao đẳng.

- Năm học 2007 - 2008: Đào tạo 16 ngành, trong đó có 11 ngành sư phạm và 5 ngành ngoài sư phạm thuộc các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ, Văn hóa và Nông - Lâm nghiệp.

- Năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010: Đào tạo 24 ngành, mở thêm 08 ngành ngoài sư phạm thuộc các lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp, Kinh tế, Kỹ thuật - Công nghệ, Văn hóa - Du lịch, Nội vụ, Lao động - Xã hội và 02 nghề.

- Năm học 2010 - 2011: Tiếp tục mở thêm 06 mã ngành ngoài sư phạm thuộc các lĩnh vực Sư phạm, Kỹ thuật - Công nghệ và Nông - Lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh và khu vực.

b) Trình độ trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

Hiện nay nhà trường được phép đào tạo 16 ngành trình độ trung cấp chuyên nghiệp và 02 nghề trình độ trung cấp.

- Năm học 2007 - 2008: Đào tạo 02 ngành trung cấp chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực sư phạm (trung cấp sư phạm tiểu học, trung cấp sư phạm mầm non).

- Năm học 2008 - 2009: Đào tạo 04 ngành, mở thêm 02 ngành.

- Năm học 2009 - 2010: Đào tạo 09 ngành, mở thêm 05 ngành ngoài sư phạm thuộc các lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp, Kinh tế, Kỹ thuật - Công nghệ, Văn hóa - Du lịch, Nội vụ, Lao động - Xã hội và 02 nghề.

2.5.2.2. Tuyển sinh, tốt nghiệp và quy mô đào tạo

Số lượng tuyển sinh của nhà trường không ngừng tăng lên qua các năm (Các năng gần đây tăng khá nhanh do mở rộng ngành nghề đào tạo), hàng năm nhà trường đều tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh được giao, quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng cả về ngành nghề đào tạo và số lượng HSSV, tỷ lệ HSSV tốt nghiệp hàng năm đạt tỷ lệ khá cao so với số lượng tuyển sinh.



Bảng 1. Số lượng học sinh, sinh viên tuyển sinh và tốt nghiệp

từ năm 2005 đến năm 2010

Năm học

Hệ


2005-2006

2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

TS

TN

TS

TN

TS

TN

TS

TN

TS

TN

TS

TN

Cao đẳng chính qui

530

302

445

442

817

530

978

445

1135

817

1138

978

Trung cấp chính qui

135

0

426

220

376

175

732

277

779

446

646

712

Cao đẳng VLVH

217

795

561

272

503

217

505

561

389

503

0

391

Trung cấp VLVH

149

0

66

0

80

149

0

66

0

80

80

0

Cao đẳng nghề

0

0

0

0

0

0

0

0

125

0

135

0

Trung cấp nghề

0

0

0

0

0

0

0

0

30

0

30

30


tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương