Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi trưỜng đẠi học phạm văN ĐỒng báo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.14 Mb.
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích4.14 Mb.
#17731
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30

2. Điểm mạnh

Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, đa dạng, phong phú; tổ chức được các câu lạc bộ trong HSSV nhằm hỗ trợ tích cực cho học tập, sinh hoạt của người học



3. Tồn tại

Nhà trường chưa tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học về các hoạt động hỗ trợ học tập và sinh hoạt.



4. Kế hoạch hành động

Năm học 2014 - 2015, phòng KT-ĐBCLGD phối hợp với phòng CTHSSV, phòng Hành chính - Quản trị xây dựng kế hoạch, phiếu lấy ý kiến và triển khai lấy ý kiến nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người học về các hoạt động hỗ trợ học tập và sinh hoạt.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6.6. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người học.

1. Mô tả

Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước và các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường cho người học là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của nhà trường và chi phối các hoạt động giáo dục nói chung. Phòng CTHSSV là đơn vị tham mưu chính, chịu trách nhiệm điều hành công tác này.

Đầu mỗi đầu khóa, năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức tuần sinh hoạt công dân HSSV, đồng thời tổ chức những hoạt động ngoại khóa nhằm tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhất là các lĩnh vực liên quan đến HSSV. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được tổ chức khá thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua các buổi sinh hoạt lớp, đăng tài liệu phổ biến, tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của trường, hoặc thông báo bằng văn bản đến các lớp [H6.6.6.1].

Trong 05 năm qua, trường đã tổ chức hàng chục buổi nói chuyện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc, nghiện game online có nội dung xấu. Trong công tác tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, đặc biệt nhấn mạnh phòng, chống ma túy. Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ và tình hình thực hiện luật này trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho toàn thể SV [H6.6.6.2]. Ngoài ra SV cũng được học các Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết Trung ương 9 - khóa X; Thông báo kết luận của Bộ Chính trị, khóa X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 - khóa VIII; Luật Giáo dục đại học; Nghị quyết Trung ương 7 - khóa X về công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nội dung cơ bản Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ nhất (2010-2015). Toàn thể SV được học chuyên đề “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí quan liêu” và nghe giới thiệu tác phẩm của Người: “Sửa đổi lối làm việc”; nghe báo cáo chuyên đề “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” [H6.6.6.3]. Kết quả trong 05 năm gần đây, từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2013 - 2014 có trên 14.000 lượt SV tham gia các lớp sinh hoạt chính trị (tỷ lệ đạt trên 98%) [H6.6.6.4].

Trong các năm học qua, SV cũng đã được nghe báo cáo thời sự về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới; chuyên đề thời sự chính trị đặc biệt về kết quả cắm mốc biên giới trên bộ, chủ quyền biển đảo và chiến lược biển của Việt Nam (2009-2010); chuyên đề biển, đảo và các chiến lược biển của Việt Nam (2011-2012) [H6.6.6.5].

2. Điểm mạnh

Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị và nhiều buổi sinh hoạt ngoại khóa giáo dục đạo đức, lối sống cho người học. Đa số SV đều chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định, nội quy của trường.



3. Tồn tại

Chất lượng của hoạt động tuyên truyền chưa cao do các các hoạt động thường được tổ chức cùng lúc cho số lượng lớn HSSV.



4. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2014 - 2015 và các năm học tiếp theo, phòng CTHSSV phối hợp với Liên chi đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo từng nhóm, cân đối số lượng SV giữa các nhóm với nhau nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và giáo dục đạo đức lối sống cho SV.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6.7. Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.

1. Mô tả

Tính đến năm học 2012 - 2013, nhà trường đã có 02 khóa đào tạo bậc đại học và 06 khóa đào tạo bậc cao đẳng tốt nghiệp ra trường, nhưng nhà trường vẫn chưa thành lập được Trung tâm hỗ trợ HSSV và quan hệ doanh nghiệp để thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho SV ra trường tìm việc làm phù hợp với ngành đào tạo. Chức năng này do phòng CTHSSV đảm nhiệm. Tuy nhiên, nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động tích cực nhằm đào tạo SV ra trường có việc làm phù hợp, cụ thể nhà trường đã thực hiện việc điều chỉnh bổ sung, cập nhật CTĐT theo hướng gắn kết với thực tế, tích hợp các học phần/môn học đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV [H6.6.7.1]; chú trọng đến công tác lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, phản hồi của SV sắp tốt nghiệp về chất lượng khóa đào tạo để nhà trường nắm bắt, điều chỉnh kịp thời quá trình đào tạo nhằm tạo ra sản phẩm đào tạo có chất lượng. Đồng thời, nhà trường hỗ trợ kinh phí đi thực tế, tham quan, học tập, rèn luyện tay nghề; các hoạt động ngoại khóa, chuyên môn cho HSSV như tổ chức cho SV năm cuối ngành kinh tế tham quan thực tế các doanh nghiệp, tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm cho SV các ngành sư phạm, tổ chức câu lạc bộ văn học dân gian thuộc Khoa Sư phạm Xã hội, câu lạc bộ môi trường thuộc Khoa Cơ bản, cuộc thi đường đua sáng tạo Robocon thuộc Khoa Kỹ thuật Công nghệ, vui cùng IT thuộc Khoa Công nghệ Thông tin [H6.6.7.2].

Nhà trường đã có những động thái tích cực trong việc xây dựng mối quan hệ với những đơn vị sử dụng lao động đảm bảo HSSV các ngành nghề có điều kiện thực tập trong môi trường thực tế, năng động, hiện đại và cơ hội việc làm khi ra trường như ký kết hợp tác đào tạo với Công ty Doosan Vina, Công ty cổ phần phần mềm FPT, các đơn vị này hỗ trợ tích cực cho SV trong quá trình thực tập tốt nghiệp và tiếp nhận SV sau khi ra trường [H6.6.7.3]. Trợ giúp tìm việc làm cho SV thông qua trang thành viên “Tìm việc làm” trên website của trường [H6.6.7.4].

Ngoài ra, nhà trường cũng đã đã ký kết một số văn bản hợp tác với một số tổ chức quốc tế và trường đại học trong khu vực về trao đổi học thuật và các chương trình trao đổi giảng viên và người học, cụ thể nhà trường hợp tác với tổ chức VVOB trong việc đào tạo, trao đổi giảng viên, tổ chức Tình nguyện quốc tế Úc (AVI) mời giảng viên người Úc đến giảng dạy Tiếng Anh tại trường, Trường Đại học Mingdao và Chungchou trong việc ký kết ghi nhớ ban đầu về trao đổi học thuật và hợp tác đào tạo [H6.6.7.5].

Đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường không chỉ dừng lại ở quá trình đào tạo mà nhà trường rất quan tâm đến tình hình việc làm của SV sau khi tốt nghiệp. Từ năm 2012, nhà trường đã tiến hành khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp nhằm xác định số SV có việc làm, chưa có việc làm để điều chỉnh ngành nghề đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ bổ sung vào CTĐT [H6.6.7.6].

Năm học 2013 - 2014, nhà trường có chủ trương giao cho phòng CTHSSV và phòng KT-ĐBCLGD triển khai lấy ý kiến phản hồi của nhà tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng của SV tốt nghiệp, tuy nhiên vấn đề này chưa thực hiện được



2. Điểm mạnh

Nhà trường đã ký kết một số văn bản hợp tác với một số tổ chức quốc tế và trường đại học trong khu vực về trao đổi học thuật và các chương trình trao đổi giảng viên và người học. Đồng thời, nhà trường cũng đã xây dựng mối quan hệ với những đơn vị sử dụng lao động đảm bảo HSSV các ngành nghề có điều kiện thực tập trong môi trường thực tế, năng động, hiện đại và cơ hội việc làm khi ra trường



3. Tồn tại

Nhà trường chưa tổ chức lấy ý kiến phản hồi của nhà tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng của SV tốt nghiệp; chưa thành lập Trung tâm hỗ trợ HSSV và quan hệ doanh nghiệp.



4. Kế hoạch hành động

Năm học 2014 - 2015, phòng CTHSSV và phòng KT-ĐBCLGD xây dựng kế hoạch và triển khai lấy ý kiến phản hồi của nhà tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng của SV tốt nghiệp; phòng Tổ chức Cán bộ tham mưu cho nhà trường trong việc thành lập Trung tâm hỗ trợ HSSV và quan hệ doanh nghiệp.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6.8. Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành được đào tạo.

1. Mô tả

Phòng CTHSSV và phòng Đào tạo và các khoa cùng phối hợp trong việc thu thập địa chỉ, số điện thoại, email của SV vào thời điểm trước khi tốt nghiệp và thời điểm nhận bằng tốt nghiệp, đồng thời thông qua trang website thành viên "Cựu HSSV" của trường để thu thập địa chỉ của HSSV [H6.6.8.1]. Số liệu này được tổng hợp và lưu trữ tại phòng CTHSSV, phòng KT-ĐBCLGD. Vào tháng 03 hằng năm, nhà trường ban hành và triển khai việc thực hiện kế hoạch khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp từ 06 tháng trở lên, giao cho phòng CTHSSV phối hợp với phòng KT-ĐBCLGD triển khai khảo sát, việc khảo sát được tiến hành bằng các hình thức gửi đường link khảo sát qua địa chỉ email, hoặc thư tín, gọi điện thoại để xác nhận thông tin địa chỉ liên lạc nếu SV không có địa chỉ email. Dữ liệu thu thập được xử lý, nhập liệu bằng phần mềm thống kê xã hội học SPSS, kết quả khảo sát được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của trường [H6.6.8.2]. Kết quả khảo sát trong năm 2012 đối với SV tốt nghiệp đại học khóa 08, cao đẳng khóa 09 cho thấy tỷ lệ người tốt nghiệp tự tạo việc làm cho mình hàng năm là dưới 50% (trên số người được khảo sát), SV tốt nghiệp ra trường chủ yếu làm việc thuộc loại hình nhà nước (tỷ lệ 63.82%), công ty trách nhiệm hữu hạn (tỷ lệ 19.14%), cổ phần (tỷ lệ 10.63%) và 100% vốn đầu tư nước ngoài (tỷ lệ 6.38%), trong năm đầu sau khi tốt nghiệp có 85% HSSV tìm được việc làm đúng ngành được đào tạo (trên số người được khảo sát) [H6.6.8.3]. Tuy nhiên, hiệu quả của việc khảo sát chưa cao, số lượng phiếu phản hồi thấp do tâm lý HSSV ngại chia sẻ, số điện thoại và địa chỉ email của SV thay đổi, hơn nữa SV sau khi ra trường bận rộn với nhiều công việc nên ít truy cập và đăng tải thông tin của mình lên website thành viên "Cựu HSSV" của trường.

Năm học 2013-2014, nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch khảo sát tình hình việc làm của SV sau khi tốt nghiệp nhằm xác định tỷ lệ SV có việc làm đúng, gần hoặc trái ngành đào tạo; mức độ đáp ứng kiến thức, kỹ năng của SV tốt nghiệp với công việc hiện tại, kiến thức cần bổ sung sau khi tốt nghiệp so với yêu cầu xã hội; thu nhập bình quân hàng tháng của SV.

Nhà trường mới chỉ khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp, chưa tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa nhà trường với cựu SV và SV năm cuối khóa để tọa đàm về các kỹ năng tìm việc làm, tự tạo việc làm và giữ liên lạc với trường và với các cựu SV để có sự hỗ trợ lẫn nhau.



2. Điểm mạnh

Nhà trường đã khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp nhằm xác định thông tin việc làm của SV tốt nghiệp.



3. Tồn tại

Nhà trường chưa tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa nhà trường với cựu SV và SV năm cuối để tọa đàm về kỹ năng tìm việc làm, tự tạo việc làm và giữ liên lạc với nhà trường và các cựu SV.

Kết quả khảo sát tình hình việc làm đem lại hiệu quả chưa cao, kết quả phản hồi còn thấp.

4. Kế hoạch hành động

Phòng CTHSSV và phòng KT-ĐBCLGD tiếp tục khảo sát tình hình việc làm của HSSV tốt nghiệp bậc cao đẳng, đại học từ 6 tháng trở lên.

Năm 2015, phòng Tổ chức Cán bộ tham mưu với nhà trường thành lập Trung tâm hỗ trợ HSSV và quan hệ doanh nghiệp để làm đầu mối gắn kết với cựu SV nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6.9. Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp.


  1. Mô tả

Phòng KT-ĐBCLGD là đơn vị tham mưu cho Ban giám hiệu trong việc tổ chức cho người học tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học; tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp và lưu trữ dữ liệu, định kỳ cập nhật vào cơ sở dữ liệu của nhà trường [H6.6.9.1].

Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, nhà trường ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch, phiếu lấy ý kiến và quy định lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên sau khi kết thúc môn học [H6.6.9.2]; lấy ý kiến phản hồi về chất lượng đào tạo của trường trước khi tốt nghiệp [H6.6.9.3].

Hoạt động lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên được thực hiện từ năm học 2011-2012, theo một quy trình rõ ràng cụ thể, từ việc xây dựng kế hoạch, phiếu lấy ý kiến, ban hành và triển khai kế hoạch đến các đơn vị trong trường, các khoa, đoàn thanh niên, hội SV phối hợp trong việc phổ biến kế hoạch đến SV để SV nắm rõ mục đích, yêu cầu của việc lấy ý kiến phản hồi; tương ứng với mỗi khoa nhà trường chọn từ 2 - 5 giảng viên giảng dạy trong một học kỳ (dựa theo phân công báo giảng) để lấy ý kiến; sau khi giảng viên giảng dạy vừa kết thúc môn, được sự ủy nhiệm của Hiệu trưởng, cán bộ phòng KT-ĐBCLGD đến tại lớp học để phổ biến cho SV mục đích, yêu cầu, phương pháp lấy ý kiến, phát, thu phiếu và niêm phong phiếu tại lớp học. Dữ liệu phản hồi được phân loại, nhập vào phần mềm SPSS để xử lý và báo cáo kết quả cho Ban giám hiệu, giảng viên, khoa/tổ bộ môn có giảng viên được lấy ý kiến vào cuối mỗi học kỳ, sau đó giảng viên phản hồi ý kiến tiếp thu của mình; khoa, tổ bộ môn họp công bố kết quả đánh giá đối với giảng viên, kết quả này là một trong những kênh thông tin để giảng viên, các đơn vị có liên quan thực hiện cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy [H6.6.9.4].

Sau hai năm triển khai thực hiện (2011 - 2012; 2012 - 2013), số lượng môn học/học phần và tỉ lệ HSSV được tham gia đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên như sau:



Bảng 6.9.1. Thống kê số lượng giảng viên được đánh giá qua các năm

TT

Năm học/học kì

Số lượng giảng viên được đánh giá

SV

tham gia đánh giá

Số lượng (SV)

Tỷ lệ (%)

1

2011-2012

Học kì I


Học kì II

32

16

16



1064

495


569

15.23

6.83


23.63

2

2012-2013

Học kì I


Học kì II

49

26

23



2014

1107


907

42.14

38.3


45.97

Hoạt động lấy ý kiến phản hồi về chất lượng đào tạo của trường trước khi tốt nghiệp được tiến hành đối với SV tốt nghiệp năm 2013 đối với bậc đại học khóa 2009, cao đẳng khóa 2010, tập trung vào các vấn đề: mục tiêu và CTĐT, đội ngũ giảng viên, quản lý và phục vụ đào tạo, sinh hoạt và đời sống. Phòng KT-ĐBCLGD và các khoa có SV tốt nghiệp thực hiện việc lấy ý kiến bằng hình thức phát phiếu trực tiếp cho SV tại lớp học. Có 755 SV tham gia trả lời phiếu, Kết quả phản hồi được báo cáo cho Ban giám hiệu, các đơn vị có liên quan. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch, khắc phục, cải tiến nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo [H6.6.9.5].



2. Điểm mạnh

Nhà trường đã sớm ban hành các quy định lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan đến công tác đào tạo; xây dựng các văn bản quy định việc tổ chức lấy ý kiến cụ thể, khoa học, rõ ràng; tổ chức, chỉ đạo cho người học tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học; tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường trước khi tốt nghiệp đảm bảo đúng quy trình, chặt chẽ, nghiêm túc. Kết quả đánh giá được sử dụng là căn cứ để cải tiến chất lượng đào tạo của nhà trường.



3. Tồn tại

Việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên chỉ tiến hành bằng hình thức phát phiếu trực tiếp, chưa kết hợp lấy ý kiến trực tuyến; chưa tổ chức cho SV đánh giá tất cả các giảng viên giảng dạy trong từng học kỳ.



4. Kế hoạch hành động

Học kỳ II - năm học 2014 - 2015, nhà trường triển khai lấy ý kiến phản hồi bằng hình thức khảo sát trực tuyến.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về tiêu chuẩn 6

Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người học bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. HSSV của trường được đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, được thực hiện quyền dân chủ trong công tác đào tạo, được tham gia nhiều hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức.

Dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, song nhà trường đã có nhiều cố gắng tạo điều kiện cho HSSV học tập và sinh hoạt được thuận lợi. Các đoàn thể chính trị trong trường hoạt động có hiệu quả, đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của HSSV trong thời gian theo học tại trường.

HSSV tốt nghiệp ra trường bước đầu được xã hội chấp nhận, sử dụng và trọng dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo các điều kiện học tập, sinh hoạt cho HSSV, trường còn phải tiếp tục đầu tư cải tiến, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thể thao, văn hóa, nhà ăn, ký túc xá,… và các dịch vụ khác phục vụ cho HSSV.



Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ (7 tiêu chí)

Mở đầu

Từ khi thành lập đến nay, Trường Đại học Phạm Văn Đồng luôn chú trọng và đã nỗ lực nhằm phát triển công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hoạt động khoa học và công nghệ của trường đã dần đi vào nề nếp và đạt được những yêu cầu cơ bản, bước đầu đã khẳng định được uy tín của một trường địa phương. Trường đã xây dựng Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn khác làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động khoa học công nghệ của trường. Các đề tài được tổ chức triển khai thực hiện và nghiệm thu đúng theo quy định và các kết quả nghiên cứu của đề tài được đăng tải trên tạp chí khoa học. Ngoài ra, một số bài báo khoa học của trường đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước và quốc tế. Các hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường năng lực nghiên cứu và là cơ hội trao đổi khoa học cho cán bộ giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ quan trọng là gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Tiêu chí 7.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.

1. Mô tả

Để hoạt động khoa học và công nghệ của trường được triển khai đúng mục đích, đạt hiệu quả, phù hợp với sứ mạng đã tuyên bố, nhà trường đã ban hành Tuyên bố mục tiêu cụ thể của Trường Đại học Phạm Văn Đồng, trong đó có mục tiêu phát triển trung hạn và dài hạn về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ [H7.7.1.1]; ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ của trường làm cơ sở, tiền đề mọi hoạt động khoa học và công nghệ của trường [H7.7.1.2].

Căn cứ vào sứ mạng, báo cáo tổng kết và phương hướng, nhiệm vụ cụ thể của từng năm học, nhà trường đã xây dựng phương hướng hoạt động khoa học và công nghệ [H7.7.1.3]. Đồng thời, nhà trường tiến hành tổ chức tổng kết công tác nghiên cứu khoa học giai đoạn qua và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giai đoạn sắp đến theo định kỳ 5 năm [H7.7.1.4].

Vào tháng 9 hằng năm, nhà trường thông báo việc đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của năm kế tiếp đến các phòng, ban, khoa, trung tâm [H7.7.1.5]. Trên cơ sở đó, các đơn vị và cán bộ, giảng viên tiến hành đăng ký hoặc đề xuất các đề tài cấp trường, cấp tỉnh, cấp bộ và gửi về phòng QLKH&HTQT để tổng hợp. Căn cứ vào số lượng, nội dung các đề tài đăng ký, nhà trường tiến hành ra quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương và thông báo xét duyệt theo kế hoạch đến từng đơn vị [H7.7.1.6]. Các đề tài được đánh giá đạt tại các Hội đồng xét duyệt đề cương sẽ được phê duyệt, triển khai thực hiện và tổ chức nghiệm thu vào tháng 12 của năm sau [H7.7.1.7].



Bảng 7.1.1. Thống kê số lượng đề tài cấp trường được phê duyệt/số lượng đề tài được đề xuất qua các năm (2010-2013).

Năm

Số lượng ĐT

đề xuất


Số lượng ĐT

phê duyệt



Tỉ lệ (%)

2010

14

11

78.57

2011

8

7

87.5

2012

13

8

61.53

2013

13

10

76.92

Trong quy trình thực hiện, để đảm bảo tính chuyên môn, nhà trường yêu cầu các đơn vị có nhiệm vụ đề xuất giảng viên tham gia vào Hội đồng xét duyệt đề cương và Hội đồng nghiệm thu đề tài. Trong 5 năm qua, 100% các đề tài khoa học đều được đánh giá đạt tại Hội đồng nghiệm thu cấp trường, không có đề tài xếp loại không đạt.

Liên tục trong các năm 2010, 2011, 2012 và 2013, nhà trường đã tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học như: Hội thảo quốc tế “Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Những khía cạnh lịch sử và pháp lý” với sự tham dự của nhiều học giả có uy tín đến từ khắp nơi trên thế giới, Hội thảo nâng cao năng lực học tập của HSSV, Hội nghị tổng kết công tác nghiên cứu khoa học giai đoạn 2007 - 2012, Hội thảo khoa học dạy học theo học chế tín chỉ, Hội nghị về công tác nghiên cứu Khoa học trong SV, Hội nghị Nước sạch - vệ sinh môi trường trong trường học [H7.7.1.8].

Các báo cáo tham luận tại các hội nghị, hội thảo được in thành những tập kỷ yếu. Các ấn phẩm khoa học có giá trị như: Thông tin khoa học và công nghệ, Tạp chí khoa học và công nghệ được xuất bản định kỳ mỗi năm hai số [H7.7.1.9].

Để hoạt động khoa học và công nghệ tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao, nhà trường còn tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên trong trường [H7.7.1.10].


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương