Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi trưỜng đẠi học phạm văN ĐỒng báo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.14 Mb.
trang10/30
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích4.14 Mb.
#17731
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã ban hành mục tiêu phát triển trung hạn và dài hạn về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong trường và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu của trường.



3. Tồn tại

Trường chưa xây dựng chiến lược khoa học và công nghệ trung hạn và dài hạn; chưa xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cụ thể theo từng năm học mà chỉ bám sát vào phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường ban hành để thực công tác nghiên cứu khoa học trong năm học đó.



4. Kế hoạch hành động

Phòng QLKH & HTQT tham mưu nhà trường hoàn thiện văn bản chiến lược cụ thể về phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường trong giai đoạn từ 2015 - 2020. Trên cơ sở đó, trường xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ có hiệu quả. Nhà trường thúc đẩy các đơn vị trực thuộc tích cực chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ cho riêng đơn vị mình, nhằm khai thác triệt để tiềm năng về nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên trong trường theo sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 7.2. Có các đề tài, dự án được thực hiện và nghiệm thu theo đúng kế hoạch.

1. Mô tả

Trong giai đoạn 2010 - 2013, việc đăng ký, xét duyệt, triển khai thực hiện và tổ chức nghiệm thu các đề tài khoa học của trường được tiến hành theo văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đúng theo kế hoạch. Tất cả các công đoạn thực hiện và nghiệm thu đề tài đều có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đến các đơn vị khoa, phòng, ban, trung tâm, chủ đề tài và các cá nhân liên quan [H7.7.2.1]. Nhà trường tổ chức đánh giá tình hình triển khai kế hoạch thực hiện các đề tài theo từng bước cụ thể: kế hoạch đăng ký đề tài, xét duyệt đề cương, báo cáo tiến độ thực hiện, kế hoạch nghiệm thu các đề tài,…[H7.7.2.2].

Quy định về định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học đối với giảng viên là một trong những biện pháp chế tài nhằm thúc đẩy các đề tài triển khai thực hiện và nghiệm thu theo đúng kế hoạch. Quy định này đã nêu rõ định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học mà mỗi giảng viên phải hoàn thành trong năm, nếu giảng viên nào không hoàn thành sẽ bị đưa vào việc đánh giá thi đua cuối năm học [H7.7.2.3]. Vì vậy, tất cả các đề tài cấp trường đều được triển khai thực hiện, nghiệm thu, công nhận kết quả theo đúng kế hoạch. Cụ thể như sau:

Năm 2010, nhà trường có 11 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được phê duyệt, triển khai thực hiện và nghiệm thu theo đúng kế hoạch. Trong đó có 04 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, 02 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, 03 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục và 02 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ [H7.7.2.4].

Năm 2011, nhà trường có 09 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được phê duyệt, triển khai thực hiện và nghiệm thu theo đúng kế hoạch. Trong đó có 06 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, 01 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và 02 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ [H7.7.2.5].

Năm 2012, nhà trường có 08 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được phê duyệt, triển khai thực hiện và nghiệm thu theo đúng kế hoạch. Trong đó có 03 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, 03 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, 02 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục [H7.7.2.6].

Năm 2013, nhà trường có 09 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được phê duyệt, triển khai thực hiện và nghiệm thu theo đúng kế hoạch. Trong đó có 03 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, 04 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, 02 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ [H7.7.2.7].

Như vậy, từ năm 2010 - 2013 có 37 đề tài cấp trường được nghiệm thu theo đúng kế hoạch và công nhận kết quả đánh giá đạt.

Đồng thời, nhà trường coi việc hoàn thành đề tài cấp trường là một trong những tiêu chí xem xét đánh giá thi đua khen thưởng giảng viên trong mỗi năm học nên đa số các giảng viên đều nỗ lực, đầu tư công sức để hoàn thành đề tài theo đúng kế hoạch.

2. Điểm mạnh

Trong giai đoạn từ 2010 - 2013, nhà trường có 37/37 đề tài cấp trường được triển khai thực hiện và nghiệm thu theo đúng kế hoạch. Không có đề tài chậm tiến độ hoặc gia hạn thời gian nghiên cứu. Hầu hết các đề tài nghiệm thu đạt kết quả tốt, được triển khai ứng dụng trực tiếp trong công tác đào tạo tại trường. Kết quả nghiên cứu của các đề tài được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ của trường theo định kỳ.



3. Tồn tại

Chưa có các giảng viên làm chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài cấp tỉnh, bộ, nhà nước vì trường vừa mới được thành lập được 7 năm, đa số các giảng viên bận công việc xây dựng chương trình, đề cương bài giảng, các công việc khác liên quan đến hoạt động đào tạo nên không có thời gian đầu tư công sức cho các đề tài ở cấp cao hơn.



4. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2014 - 2015 và các năm tiếp theo, nhà trường phấn đấu có 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được triển khai thực hiện và nghiệm thu. Nhà trường có những biện pháp cụ thể triển khai đến các khoa, phòng, trung tâm nhằm động viện, khuyến khích các giảng viên trẻ, giảng viên có học hàm, học vị cao tham gia chủ trì các đề tài cấp tỉnh, bộ.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 7.3. Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.

1. Mô tả

Theo hợp đồng triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp trường của Trường Đại học Phạm Văn Đồng, các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên sau khi được nghiệm thu, kết quả nghiên cứu phải được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ của trường [H7.7.3.1]. Trong giai đoạn 2010 -2013, có 37 đề tài cấp trường đã được nghiệm thu, tuy nhiên chỉ có 08 bài báo thuộc các đề tài đã được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ của trường [H7.7.3.2]. Kết quả trên xuất phát từ 02 nguyên nhân chính sau: Tạp chí Khoa học và Công nghệ của trường được phép phát hành từ tháng 12/2012, do vậy kết quả của các đề tài được nghiệm thu trước tháng 12/2012 chỉ được công bố ở Thông tin Khoa học và Công nghệ của trường; vẫn còn một số đề tài đã nghiệm thu sau tháng 12/2012 chưa đăng kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ theo quy định. Tuy nhiên, nhà trường chưa có chế tài để xử lý các trường hợp này.

Nhìn chung, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học hằng năm của trường không nhiều, trung bình khoảng 10 đề tài/năm, do vậy số lượng bài báo xuất phát từ nội dung các đề tài chiếm tỷ lệ không cao, nhưng tất cả nội dung đều đã phù hợp định hướng nghiên cứu và phát triển chung của trường trong giai đoạn hiện nay. Số lượng các bài báo chưa trải đều giữa các khoa, trung tâm và chỉ tập trung ở một số chuyên ngành như ngôn ngữ học, văn học, toán học, tin học, kỹ thuật hoặc phương pháp giảng dạy bộ môn,… Đây chính là những chuyên ngành định hướng phát triển bền vững trong tương lai của nhà trường.

Bên cạnh những bài báo là kết quả nghiên cứu của các đề tài, giảng viên của trường đã đăng 60 bài báo công bố các kết quả nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn công tác giảng dạy, ứng dụng hoặc nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 70,5% trong 04 số phát hành của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Phạm Văn Đồng [H7.7.3.3].

Cán bộ giảng dạy đang là nghiên cứu sinh, học viên cao học trong và ngoài nước, đã công bố các công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân liên quan đến đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Giai đoạn 2009 - 2013, trường có 30 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước và 4 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế, chiếm tỷ lệ 47% so với số lượng giảng viên là học viên cao học và nghiên cứu sinh [H7.7.3.4].

2. Điểm mạnh

Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã có những quy định về việc công bố các bài báo, công trình khoa học trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ của trường. Giảng viên của trường đã đăng các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế với số lượng tương đối; phần lớn các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học phù hợp với định hướng nghiên cứu và phát triển của trường.



3. Tồn tại

Với tỷ lệ trung bình 25% số lượng bài báo, công trình khoa học của trường được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế so với số lượng cán bộ giảng viên cơ hữu của trường là một tỷ lệ còn thấp.

Tuy nhà trường đã có quy định về việc đăng bài trên các tạp chí Khoa học và Công nghệ của trường nhưng chưa quy định rõ ràng, cụ thể về số lượng, chế độ khuyến khích cán bộ, giảng viên viết bài cho các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế và công bố trên các tạp chí khoa học, cũng như chế tài xử lý đối với các đề tài đã được nghiệm thu nhưng không công bố kết quả nghiên cứu.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm 2015, phòng QLKH&HTQT tham mưu cho nhà trường hoàn thiện văn bản quy định cụ thể về việc đăng tải kết quả nghiên cứu đối với các đề tài đã được nghiệm thu trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ; xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ, giảng viên viết bài cho các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 7.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

1. Mô tả

Với đặc thù là một trường đại học địa phương, đào tạo đa cấp, đa ngành, đa phương thức, Trường Đại học Phạm Văn Đồng hướng đến hoạt động nghiên cứu khoa học mang tính thực tế và ứng dụng, nhằm phục vụ tích cực cho công tác phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cũng như công tác giảng dạy các ngành sư phạm, kinh tế, kỹ thuật tại trường.

Trong giai đoạn 2010 - 2013, kết quả nghiên cứu của 37 đề tài cấp trường, sau khi nghiệm thu đã được ứng dụng vào việc giải quyết các vấn đề tồn tại trong công tác giảng dạy và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tại trường và chất lượng dạy học ở các bậc học như trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học của tỉnh Quảng Ngãi [H7.7.4.1].

Trong giai đoạn này, nhà trường đã có 21 đề tài cấp trường và 02 đề tài ký kết hợp đồng với Tổ chức hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng Vương Quốc Bỉ (VVOB), được triển khai thực hiện có ứng dụng vào thực tế để giải quyết tình hình kinh tế - xã hội địa phương [H7.7.4.2].

Tỷ lệ các đề tài, dự án khoa học công nghệ của trường được ứng dụng vào thực tế và việc ký kết hợp đồng với các đối tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học tuy chưa nhiều, song cũng đã nói lên nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ giảng viên trong công tác nghiên cứu khoa học và góp một phần không nhỏ vào thành tích chung của nhà trường.

2. Điểm mạnh

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định. Các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật đã có những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu lý thuyết, áp dụng hiệu quả cho đổi mới phương pháp dạy học và được ứng dụng vào thực tế để giải quyết một phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.



3. Tồn tại

Nhà trường chưa xây dựng quy định, chính sách cụ thể khuyến khích cán bộ viên chức thực hiện các đề tài có những ứng dụng vào thực tế kinh tế - xã hội địa phương; số lượng đề tài nghiên cứu khoa học liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị ngoài trường còn ít; cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu còn hạn chế bởi do thời gian dành cho công tác giảng dạy nhiều.



4. Kế hoạch hành động

Để khắc phục những tồn tại trên, trong giai đoạn 2015 - 2020, phòng QLKH&HTQT tham mưu cho nhà trường thực hiện một số công việc sau:

Xây dựng các quy định, chính sách khuyến khích cụ thể đối với các đề tài/dự án có đóng góp mới cho khoa học, góp phần phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của đất nước.

Khuyến khích việc tăng cường nghiên cứu cơ bản có định hướng, nhằm tạo nền tảng cho việc phát triển các hoạt động khoa học và công nghệ của trường, ưu tiên cho các đề tài có giá trị ứng dụng, tạo ra các sản phẩm công nghệ.

Tăng số lượng và chất lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị ngoài trường trong nghiên cứu khoa học; đăng ký thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp quản lý cao hơn.

Khuyến khích, đầu tư, tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ, có năng lực tham gia thực hiện hoặc liên kết, hợp tác thực hiện các đề tài nghiên cứu có quy mô lớn.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 7.5. Đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ không ít hơn kinh phí của trường đại học dành cho các hoạt động này.

1. Mô tả

Trên cơ sở các quy định chung của nhà nước về tài chính, Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã có những quy định nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản kinh phí từ ngân sách của nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học công nghệ cho trường, trong đó nhà trường đã có quy định về trích nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động khoa học công nghệ, đối với những đề tài được thực hiện theo ký kết với các cơ quan ngoài nhà trường với tỷ lệ là 5% dành cho quản lý phí và 95% dành cho chủ đề tài [H7.7.5.1]. Song, ngoài quản lý phí được nêu trong quy định, trường vẫn chưa cụ thể hóa việc sử dụng kinh phí và các nguồn thu từ đề tài, dự án khoa học công nghệ, các hợp đồng chuyển giao công nghệ, các dịch vụ chuyển giao công nghệ,… Mặt khác, trong những năm qua, quy mô các đề tài nghiên cứu khoa học của trường còn nhỏ, đơn thuần phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên và nâng cao hiệu quả học tập của SV, kinh phí để thực hiện các đề tài này được trích từ nguồn kinh phí của trường do nhà nước cấp, chưa tạo ra nguồn thu riêng theo hợp đồng đặt hàng của các doanh nghiệp hay đơn vị, tổ chức hay cá nhân.

Nhà trường cũng đã tạo mối quan hệ hợp tác quốc tế với Tổ chức hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng Vương Quốc Bỉ (VVOB); tổ chức tình nguyện Úc (AVI); hỗ trợ đào tạo lưu học sinh Lào nhằm tăng nguồn thu cho nhà trường [H7.7.5.2].

Tuy nhiên, nhà trường cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong tìm kiếm, ký kết hay liên kết với các cá nhân và đơn vị ngoài trường trong công tác chuyển giao công nghệ.



2. Điểm mạnh

Tuy là một trường đại học địa phương, thành lập không lâu nhưng Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã xây dựng được văn bản quy định nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản kinh phí từ ngân sách của nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học công nghệ cho trường.



3. Tồn tại

Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn hạn chế, thấp hơn rất nhiều so với kinh phí của trường dành cho hoạt động này.



4. Kế hoạch hành động

Trong giai đoạn 2015 - 2020, bên cạnh việc duy trì thực hiện các đề tài phục vụ cho công tác giảng dạy, trường tăng cường hơn nữa việc khuyến khích các đơn vị, cá nhân trong trường tích cực tìm kiếm các hợp đồng liên kết hoặc chuyển giao công nghệ từ nghiên cứu khoa học với các cơ quan, đơn vị và cá nhân ở ngoài trường nhằm tạo ra nguồn kinh phí từ công tác nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, nhà trường cụ thể hóa việc sử dụng kinh phí và các nguồn thu từ đề tài, dự án khoa học công nghệ, các hợp đồng chuyển giao công nghệ, các dịch vụ chuyển giao công nghệ trong các văn bản quy định.



5. Tự đánh giá: Chưa đạt.

Tiêu chí 7.6. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đại học gắn với đào tạo, gắn kết với các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học khác và các doanh nghiệp. Kết quả của các hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn lực của trường.   

1. Mô tả

Xác định hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là nhiệm vụ chính bên cạnh nhiệm vụ đào tạo của trường, theo đó nhà trường đã ban hành các quy định phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong toàn trường, cụ thể: Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ; Quy định về định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học trong trường,… [H7.7.6.1]. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các giảng viên đóng góp những đề tài có giá trị ứng dụng vào việc đào tạo, giảng dạy tại trường. Năm 2010, giảng viên của trường đã ký hợp đồng thực hiện 02 đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục môi trường với tổ chức VVOB (Tổ chức hợp tác phát triển kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ). Hai đề tài này đã được nghiệm thu và có kết quả ứng dụng trực tiếp vào công tác giảng dạy chuyên ngành Sư phạm Địa lý và Sư phạm Sinh học tại Trường [H7.7.6.2].

Thông qua Dự án VVOB, nhiều cán bộ, giáo viên và SV đã được tập huấn và trang bị thêm kiến thức nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên và học tập của SV như: tập huấn nhân rộng công nghệ thông tin; tập huấn nhân rộng phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tập huấn phần mềm soạn giảng trước khi tốt nghiệp và các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho SV [H7.7.6.3].

Hiệu quả tích cực từ các đợt tập huấn của dự án VVOB còn thể hiện ở các đợt tập huấn nhân rộng. Số giảng viên cốt cán được nhà trường cử tham gia các đợt tập huấn theo dự án VVOB đã tiếp tục tập huấn nhân rộng cho 58 giáo viên trung học cơ sở các trường thực hành, 250 giáo viên trung học cơ sở các huyện, thành phố trong tỉnh về công nghệ thông tin cho dạy học tích cực, hơn 100 lượt giáo viên trung học cơ sở về phương pháp dạy học tích cực và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,…[H7.7.6.4].



Bảng 7.6.1. Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên, SV của trường được
tập huấn thông qua các hoạt động của dự án VVOB


TT

Đối tượng tham gia

Tên hoạt động

Thời gian

1

Tất cả GV sư phạm

Tập huấn nhân rộng công nghệ thông tin.

2010

2

100 GV

Tập huấn nhân rộng phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

2013

3

411 SV sư phạm (đã được cấp giấy chứng nhận)

Tập huấn phần mềm soạn giảng trước khi tốt nghiệp.

2011 - 2013

4

SV sư phạm

Tìm hiểu môi trường nước sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi.

2010 - 2013

Ngoài ra, VVOB hỗ trợ kinh phí cho các hội thảo khoa học, các sinh hoạt chuyên đề về phương pháp dạy học tại các khoa, tổ bộ môn được tổ chức tại trường, như hội thảo “Nâng cao năng lực học tập trong SV” (năm 2010), “PPDH trong đào tạo theo học chế tín chỉ” (năm 2013),…VVOB còn hỗ trợ kinh phí cho các hội thi như “Nâng cao hiểu biết về biến đổi khí hậu trong SV” (năm 2011), “Hành động vì môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” (năm 2012) [H7.7.6.5].



Đa số các đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai thực hiện hằng năm luôn gắn kết với thực tiễn công tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường [H7.7.6.6].

Bảng 7.6.2. Thống kê các đề tài nghiên cứu được triển khai ứng dụng

Năm

Số lượng đề tài thực hiện

Số lượng đề tài được triển khai ứng dụng trong giảng dạy

2010

11

11

2011

09

09

2012

08

08

2013

09

09

Tổng

37

37


Bảng 7.6.3. Phân loại các đề tài theo lĩnh vực nghiên cứu

Năm

Số lượng

Số lượng đề tài theo lĩnh vực nghiên cứu

Xã hội

Tự nhiên

Giáo dục

Công nghệ

Kỹ thuật

2010

11

02

01

05

03

0

2011

09

04

01

02

02

0

2012

08

05

0

0

03

0

2013

09

04

03

0

0

02

Có 01 cán bộ giảng viên của trường đã tích cực nghiên cứu và được trường đại học nước ngoài hỗ trợ kinh phí (gồm lương, sinh hoạt phí) trong thời gian nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại các trường này [H7.7.6.7].

Tuy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường đã có bước phát triển tương đối, song nhìn chung, sự gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhà trường với các viện nghiên cứu khoa học, trường đại học và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Lực lượng giảng viên của nhà trường đa phần tập trung nhiều thời gian vào công tác giảng dạy và tham gia công tác quản lý nên phần nào ảnh hưởng đến việc đề xuất, thực hiện các đề tài gắn công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhà trường với các trường đại học khác và các doanh nghiệp. Trường chưa đào tạo học viên cao học, nghiên cứu sinh nên chưa huy động sự tham gia của đối tượng này vào các đề tài nghiên cứu khoa học tại trường. Từ đó kết quả của các hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào việc phát triển các nguồn lực của trường chưa cao.


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương