Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi trưỜng đẠi học phạm văN ĐỒng báo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.14 Mb.
trang6/30
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích4.14 Mb.
#17731
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã ban hành quy định cụ thể về quy trình tổ chức các kỳ thi, tạo sự thống nhất và chuẩn hóa công tác này trong trường. Quy trình thi, đánh giá kết quả học tập của SV thực hiện nghiêm túc, khách quan và công bằng. Đề thi thực hiện trong quy trình khép kín, bảo đảm tính bảo mật cao. Hình thức thi đa dạng, phù hợp với các yêu cầu và mục tiêu của các môn học, của hình thức đào tạo.



3. Tồn tại

Các loại đề thi mở (cho phép sử dụng tài liệu), đề thi trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, thực hành còn chưa được áp dụng cho nhiều môn học và chưa xây dựng được nhiều ngân hàng đề thi.



4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2014 - 2015 và các năm tiếp theo, các tổ bộ môn và giảng viên tiếp tục xây dựng ngân hàng đề thi ở nhiều môn học, phát triển các dạng đề thi mở, đề thi trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, thực hành trên máy tính, làm đồ án, tiểu luận môn học,… nhằm tăng cường tính độc lập, tự giác, tích cực học tập của SV, tạo điều kiện để đánh giá chính xác khả năng tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của SV.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 4.5. Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời, được lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng, chứng chỉ được cấp theo quy định và được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

1. Mô tả

Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã ban hành quy trình nhập điểm, sửa điểm và phân quyền cho cán bộ chuyên trách thực hiện vấn đề này một cách rõ ràng [H4.4.5.1], theo đó sau khi SV dự thi kết thúc học phần/môn học, giảng viên có trách nhiệm chấm và hoàn thành điểm trong tuần kế tiếp sau tuần dự thi, kết quả điểm quá trình được giảng viên nhập theo mẫu quy định của phần mềm và gửi file này qua hộp thư của phòng Đào tạo và các khoa có liên quan; phòng Đào tạo, các khoa cập nhật điểm kết quả học phần, môn học lên phần mềm quản lý đào tạo của nhà trường. Điểm thi kết thúc học phần, môn học được phòng Đào tạo, giảng viên giảng dạy đối với lớp học phần và các khoa nhập điểm trực tiếp lên phần mềm và công khai trên website của trường kịp thời (hoàn thành trong tuần thứ tư kể từ ngày thi/kiểm tra kết thúc học phần/môn học) và mỗi SV đều có mã số SV để xem điểm qua phần mềm này [H4.4.5.2].

Kết quả học tập của HSSV được thiết lập và lưu giữ tại phòng Đào tạo, phòng KT-ĐBCLGD, văn phòng các khoa, bộ môn một cách rõ ràng, chính xác, đầy đủ theo từng cá nhân, từng lớp học, từng học kỳ, từng năm, từng khóa nên không có tình trạng thất lạc điểm của người học. Bài thi của SV được lưu giữ tại phòng KT-ĐBCLGD (đối với môn chung), tại các khoa (đối với môn riêng), thời gian lưu giữ bài thi là 01 năm kể từ khi điểm bài thi được công bố, bài thi được để nơi thoáng mát đảm bảo chống ẩm, chống ướt và chống cháy nổ [H4.4.5.3].

Cùng với việc lưu giữ kết quả học tập của SV bằng hệ thống sổ sách, nhà trường đã áp dụng phần mềm quản lý đào tạo để quản lý kết quả học tập của SV, phần mềm có tính chuyên dụng, lữu trữ đầy đủ dữ liệu quá trình đào tạo một cách chính xác, an toàn, thuận tiện cho việc truy cập thông tin và đáp ứng quá trình quản lý đào tạo [H4.4.5.4].



Quy trình cấp phát văn bằng, chứng chỉ được tiến hành theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. SV nhận văn bằng, chứng chỉ phải ký xác nhận tại sổ cấp văn bằng, chứng chỉ để tiện theo dõi. Sổ cấp bằng có ghi đầy đủ các nội dung liên quan, không để xảy ra việc thất lạc, nhầm lẫn [H4.4.5.5]. Việc cấp văn bằng, chứng chỉ được công bố trên website của trường [H4.4.5.6]. Tuy nhiên, phần mềm quản lý đào tạo mà nhà trường đang áp dụng chưa có tính năng quản lý, cấp phát văn bằng.

2. Điểm mạnh

Nhà trường thông báo kịp thời kết quả thi, kết quả học tập đến từng HSSV qua từng kỳ thi, từng học kỳ; có đầy đủ các hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động coi thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng, chứng chỉ. Trường đã có bộ phận quản lý kết quả học tập của HSSV và hệ thống sổ sách lưu trữ kết quả bài thi, kết quả môn học, bài thi được bảo quản tốt, an toàn. Văn bằng, chứng chỉ được cấp đúng quy định, có sổ theo dõi cấp văn bằng, chứng chỉ rõ ràng, thuận tiện cho việc kiểm tra.



3. Tồn tại

Phần mềm quản lý đào tạo chưa được tối ưu hóa và hoàn thiện, cụ thể chưa thể hiện tính năng quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ,....

4. Kế hoạch hành động

Năm 2015, nhà trường tiếp tục đầu tư nâng cấp phần mềm chuyên dụng cho các hoạt động đào tạo, đề nghị công ty Cổ phần Phần mềm BSC tiếp tục bổ sung tính năng quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ vào phần mềm quản lý đào tạo.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 4.6. Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp.

1. Mô tả

Cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của Trường Đại học Phạm Văn Đồng được bổ sung, cập nhật hằng năm. Nhờ có cơ sở dữ liệu này mà việc tổ chức dạy và học, thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh được tiến hành chủ động, đúng kế hoạch, chính xác, thuận lợi [H4.4.6.1].

Trên cơ sở quy định của Bộ GD&ĐT, nhà trường quy định giờ chuẩn hằng năm cho từng giảng viên [H4.4.6.2].

Trước khi bước vào năm học mới, nhà trường ban hành kế hoạch năm học cho tất cả các loại hình đào tạo, kế hoạch năm học được điều chỉnh, bổ sung khi thực tế triển khai kế hoạch có những thay đổi [H4.4.6.3]. Theo sự ủy quyền của Hiệu trưởng, phòng Đào tạo yêu cầu các khoa thực hiện kế hoạch phân công giảng dạy cho giảng viên và gửi về phòng Đào tạo. Phòng Đào tạo tổng hợp, điều chỉnh (trên cơ sở đã trao đổi với các khoa) trình Hiệu trưởng phê duyệt, ban hành để các khoa thực hiện. Kế hoạch phân công báo giảng được điều chỉnh, bổ sung kịp thời khi có những thay đổi [H4.4.6.4].

Căn cứ vào kế hoạch năm học, phòng Đào tạo sắp xếp lịch dạy đối với các học phần môn chung, các khoa sắp xếp lịch dạy đối với các học phần môn riêng [H4.4.6.5]. Việc sắp xếp thời lượng mỗi học phần trong một tuần phù hợp với từng loại hình đào tạo, hình thức đào tạo và tương thích với kế hoạch năm học. Với những học phần tín chỉ, SV tự đăng ký chọn lớp học phần [H4.4.6.6].

Sổ lên lớp hằng ngày ghi nhận việc giảng viên lên lớp được thực hiện theo quy trình HSSV quản lý trong các buổi lên lớp, trình giảng viên ghi vào sổ những nội dung theo yêu cầu và ký vào sổ, sau buổi học gửi lại ở văn phòng khoa. Các khoa lưu trữ sổ lên lớp hằng ngày trong thời hạn 1 năm [H4.4.6.7].

Website và phần mềm quản lý đào tạo của trường đã trở thành một kênh thông tin quan trọng về hoạt động đào tạo của trường. Các tin tức về tuyển sinh, lịch học, lịch thi, điểm quá trình học tập của SV, điểm thi kết thúc học phần, môn học và các quy định về tổ chức đào tạo khác luôn được cập nhật [H4.4.6.8].

Tình hình SV tốt nghiệp hàng năm được nhà trường tổng kết, phân loại [H4.4.6.9]. Năm học 2012 - 2013, nhà trường xây dựng quy định, kế hoạch khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp từ 06 tháng trở lên và triển khai thực hiện kế hoạch nhằm thống kê tình hình việc làm và thu nhập của SV sau khi tốt nghiệp [H4.4.6.10]. Định kỳ hằng năm phòng KT-ĐBCLGD phối hợp với phòng CTHSSV thực hiện khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp bằng các hình thức khảo sát khác nhau như gửi đường link khảo sát qua địa chỉ email của SV, gửi thư tín. Kết quả khảo sát tình hình việc làm của SV trong năm 2012 cho thấy có 77.8% SV có việc làm sau 6 tháng và 1.9% SV có việc làm sau 01 năm; 85% SV làm đúng ngành đào tạo. Thu nhập bình quân của SV dưới 3 triệu đồng/tháng (năm) [H4.4.6.11]. Tuy nhiên việc khảo sát mang lại hiệu quả chưa cao, kết quả phản hồi của cựu SV còn thấp. Nguyên nhân do tâm lý SV ít thích chia sẻ, bận rộn với công việc.



2. Điểm mạnh

Cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo Trường Đại học Phạm Văn Đồng từng bước được đầu tư, phát triển, đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo.

Nhà trường đã khảo sát tình hình việc làm và thu nhập của SV sau khi tốt nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau. Bước đầu có cơ sở dữ liệu về tình hình việc làm và thu nhập của SV sau khi tốt nghiệp.

3. Tồn tại

Cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động đào tạo chưa thật sự phong phú.

Việc khảo sát tình hình việc làm và thu thập của SV sau khi tốt nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2014 và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu hoạt động đào tạo.

Định kỳ từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm, phòng Đào tạo phối hợp với phòng CTHSSV, các khoa thu thập địa chỉ SV khóa sắp tốt nghiệp, SV đến nhận văn bằng, chứng chỉ. Kết hợp các hình thức khảo sát khác nhau trong đó chú trọng đến khảo sát trực tuyến để thu thập thông tin về tình hình SV sau khi tốt nghiệp đạt hiệu quả.

Trong năm 2015, nhà trường khuyến khích cán bộ viên chức đăng ký đề tài nghiên cứu cấp trường về khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 4.7. Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

1. Mô tả

Nhằm xem xét mục tiêu đào tạo SV tốt nghiệp ra trường có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, từ năm 2012 nhà trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch lấy ý kiến phản hồi của SV sắp tốt nghiệp về chất lượng đào tạo khóa học, tập trung vào các nội dung: mục tiêu và CTĐT, đội ngũ giảng viên, quản lý và phục vụ đào tạo, sinh hoạt và đời sống [H4.4.7.1]. Trường đã ban hành quy định lấy ý kiến phản hồi, trong đó thể hiện rõ quy trình thực hiện, việc lấy ý kiến được tiến hành theo các khoa có SV sắp tốt nghiệp, phòng KT-ĐBCLGD chuẩn bị phiếu lấy ý kiến theo lớp, phân theo từng khoa và hướng dẫn các khoa lấy ý kiến. Các khoa có trách nhiệm phổ biến kế hoạch, mục đích, yêu cầu và tổ chức lấy ý kiến theo đơn vị lớp học. Phiếu lấy ý kiến được tập hợp và gửi đến phòng KT-ĐBCLGD để phân loại phiếu, nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê xã hội SPSS [H4.4.7.2]. Kết quả lấy ý kiến được phản hồi đến các khoa, phòng đào tạo và các đơn vị có liên quan nhằm từng bước cải tiến CTĐT, hoạt động giảng dạy của GV, chất lượng phục vụ quá trình đào tạo. Cụ thể kết quả lấy ý kiến trong năm 2012 cho thấy có 75.8% SV hài lòng với mục tiêu của CTĐT [H4.4.7.3]. Đồng thời, trong năm 2012 nhà trường cũng đã tổ chức khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp nhằm đánh giá, xem xét SV tốt nghiệp ra trường có việc làm phù hợp với ngành đào tạo, có đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động [H4.4.7.4]. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy có 85% SV có việc làm phù hợp với ngành đào tạo, 14.89% SV có việc làm trái ngành và 12.96% SV chưa có việc làm [H4.4.7.5] , tuy nhiên số lượng SV tham gia khảo sát không nhiều, do vậy chưa phản ánh rõ nét thực tiễn tình hình việc làm sau khi SV tốt nghiệp.

Hiện tại, nhà trường chưa thực hiện lấy ý kiến phản hồi từ đại diện các cơ quan, trường học, doanh nghiệp tuyển dụng tiếp nhận SV của trường về kiến thức, kỹ năng của SV được đào tạo tại trường để điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Trường cũng đã có kế hoạch kết hợp với Sở GDĐT Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo khoa học: “Công tác đào tạo giáo viên các cấp tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2025” nhằm đánh giá chất lượng đào tạo SV sư phạm sau khi ra trường, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo ngành sư phạm cho phù hợp với yêu cầu của công tác đào tạo của tỉnh nhà [H4.4.7.6].

Định kỳ hàng năm, các khoa chỉ đạo tổ bộ môn căn cứ trên thực tiễn giảng dạy và kiến thức cập nhật, tiến hành chỉnh sửa đề cương chi tiết học phần. Hiện nay, trường đã có một số điều chỉnh CTĐT hệ trung cấp chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở bậc học này cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội [H4.4.7.7].

2. Điểm mạnh

Trường đã xây dựng và triển khai kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với SV sắp tốt nghiệp, khảo sát tình hình việc làm của SV tốt nghiệp theo một quy trình thống nhất, từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.

Trường đã tiến hành rà soát, điều chỉnh CTĐT đối với bậc trung cấp chuyên nghiệp, gắn đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương.

3. Tồn tại

Nhà trường chưa tổ chức lấy ý kiến đại diện các cơ quan, trường học, doanh nghiệp tuyển dụng sau khi SV ra trường.

Việc điều chỉnh hoạt động đào tạo, điều chỉnh chương trình giảng dạy (đề cương chi tiết học phần) bậc đại học, cao đẳng theo học chế tín chỉ chưa thực hiện rộng rãi, nhất quán trong toàn trường.



4. Kế hoạch hành động

Năm học 2014 -2015, nhà trường xây dựng kế hoạch lấy ý kiến khảo sát đối với các cơ quan, trường học, doanh nghiệp tuyển dụng SV tốt nghiệp của trường trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh giáp ranh với tỉnh Quảng Ngãi. Dựa trên kết quả các cuộc khảo sát, đánh giá này để có đủ nguồn thông tin tin cậy nhằm xem xét, điều chỉnh các hoạt động đào tạo theo hướng ngày càng phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nhà trường tiếp tục chỉ đạo các khoa xây dựng kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo, điều chỉnh chương trình giảng dạy bậc đại học, cao đẳng theo học chế tín chỉ để phù hợp với thực tiễn giảng dạy của nhà trường và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về tiêu chuẩn 4

Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã triển khai thành công mô hình đào tạo đa cấp, đa ngành, đa phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Trường đang thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

Trường đang có thế mạnh thực hiện thành công chương trình hợp tác với tổ chức VVOB về đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc tích hợp công nghệ thông tin và giáo dục môi trường trong các hoạt động giảng dạy và học tập, theo hướng lấy người học làm trung tâm. Phương thức và quy trình kiểm tra đánh giá người học đa dạng, chính xác, khách quan đảm bảo đúng quy chế.

Trường đã thông báo kịp thời, lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn kết quả học tập của người học. Chứng chỉ được cấp và lưu trữ theo đúng quy định. Cơ sở dữ liệu về kết quả học tập và SV tốt nghiệp được quản lý chặt chẽ bằng phần mềm tin học.

Trường đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV sắp tốt nghiệp về chất lượng đào tạo khóa học, khảo sát tình hình việc làm của SV sau khi tốt nghiệp nhằm từng bước đánh giá, cải tiến hoạt động đào tạo của trường đạt chất lượng. Tuy nhiên việc đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và việc điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội vẫn còn hạn chế.

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên (8 tiêu chí)

Mở đầu

Trường Đại học Phạm Văn Đồng luôn xác định nguồn nhân lực có chất lượng là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Trong những năm qua, trường đã đầu tư rất lớn cho việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đối với cán bộ quản lý và giảng viên, nhà trường đã thực hiện quy trình bổ nhiệm, tuyển dụng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Nhà trường đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ viên chức được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm, nhà trường đều ban hành kế hoạch tuyển dụng nhằm bổ sung về số lượng và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ viên chức của trường. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên còn được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường học.



Tiêu chí 5.1. Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch.

1. Mô tả

Để xây dựng được đội ngũ giảng viên đáp ứng theo yêu cầu chung của Luật Giáo dục đại học, hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng giảng viên trên cơ sở nhu cầu đăng ký từ các khoa [H5.5.1.1]. Từ đó, phòng Tổ chức Cán bộ tiến hành rà soát thực tế nhu cầu ngành cần tuyển và vị trí việc làm cần thiết để tham mưu xây dựng quy trình, tiêu chí tuyển dụng trình UBND tỉnh phê duyệt và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng [H5.5.1.2]. Nhà trường còn ban hành hướng dẫn về quy trình nội dung tập sự đối với viên chức và phân công giảng viên có kinh nghiệm để hướng dẫn tập sự cho giảng viên mới [H5.5.1.3].



Song song với việc tuyển dụng giảng viên, nhà trường còn chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo trình độ chuyên môn theo từng vị trí công tác, thể hiện số lượng cán bộ, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong và ngoài nước ngày một tăng [H5.5.1.4].

Bảng 5.1.1. Số lượng cán bộ, viên chức trong trường được

cử đi đào tạo, bồi dưỡng

Năm

Đào tạo, bồi dưỡng trong nước

Đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước

Tổng số lượt

Đào tạo tiến sĩ

Đào tạo thạc sĩ

Bồi dưỡng khác

Tổng số lượt

Đào tạo tiến sĩ

Đào tạo thạc sĩ

Bồi dưỡng khác

2009

140

02

46

92

06

01

02

03

2010

156

05

49

102

10

05

0

05

2011

95

06

46

43

12

09

01

02

2012

64

06

32

26

13

08

03

02

2013

110

06

23

81

14

10

03

01

Ngoài ra, nhà trường còn xây dựng đề án vị trí việc làm nhằm cụ thể từng vị trí công tác giúp cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng ngày càng rõ ràng, minh bạch [H5.5.1.5]. Tuy nhiên, việc xây dựng định biên để phát triển nguồn nhân lực của trường gặp khó khăn vì nhà trường còn phụ thuộc vào UBND tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, kế hoạch phát triển nhân sự và tuyển dụng chủ yếu dựa vào quy mô phát triển của HSSV toàn trường (số lượng, chất lượng tuyển sinh, số lượng mã ngành mới được mở).

Để tạo nguồn cán bộ cho công tác quản lý, công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ; bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị trực thuộc. Cụ thể:

Đối với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, nhà trường thực hiện theo hướng dẫn của Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý [H5.5.1.6], theo đó trong năm 2013, nhà trường đã thực hiện việc quy hoạch Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng gửi các cơ quan có thẩm quyền và đã được phê duyệt [H5.5.1.7].

Đối với trưởng/phó khoa, phòng, ban, trung tâm: Hằng năm nhà trường điều tổ chức lấy phiếu tín nhiệm quy hoạch các chức danh quản lý [H5.5.1.8]. Từ công tác quy hoạch, nhà trường đã lựa chọn để bổ nhiệm cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc. Trong nhiệm kỳ 2012 – 2017, nhà trường đã bổ nhiệm 63 cán bộ quản lý gồm Trưởng, phó các phòng ban và tương đương; Trưởng, phó các khoa, Trưởng bộ môn. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý đã đáp ứng được mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị cũng như của nhà trường. [H5.5.1.9].

Để đảm bảo tiêu chuẩn bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý, nhà trường đã ban hành quyết định về quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức và miễn nhiệm cán bộ. Tại quyết định này, nhà trường đã công khai các tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục hồ sơ để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,... Đây là cơ sở để các đơn vị trực thuộc thực hiện [H5.5.1.10].



  1. Điểm mạnh

Công tác tuyển dụng, bồi dưỡng và bổ nhiệm của nhà trường được thực hiện theo quy trình, tiêu chuẩn rõ ràng, công khai minh bạch đến các đơn vị trong trường và tại website của trường.

3. Tồn tại

Kế hoạch phát triển nhân sự và tuyển dụng chủ yếu dựa vào quy mô phát triển của HSSV toàn trường.



4. Kế hoạch hành động

Năm 2015, nhà trường đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi xây dựng cơ chế thu hút người có trình độ cao về công tác tại trường.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 5.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường đại học.

1. Mô tả

Từ khi thành lập đến nay, vấn đề đảm bảo dân chủ đã trở thành nguyên tắc trong mọi hoạt động của nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên luôn được đảm bảo các quyền dân chủ theo quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhà trường đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của trường và thực hiện theo đúng quy chế [H5.5.2.1]; trường cũng đã thành lập các hội đồng như hội đồng đào tạo, tuyển sinh; hội đồng khoa học; hội đồng tuyển dụng giảng viên; hội đồng thi đua; hội đồng khen thưởng, kỷ luật. Các hội đồng này đều có sự tham gia của nhiều đơn vị trong nhà trường nhằm đảm bảo tính dân chủ trong mọi hoạt động của trường [H5.5.2.2].

Cán bộ viên chức trong nhà trường đều được biết và tham gia góp ý về các chủ trương, các kế hoạch, các quy chế, quy định của nhà trường. Việc góp ý được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức như góp ý thông qua các cuộc họp từ các đơn vị cơ sở đến các cuộc họp, hội nghị chung của toàn trường, góp ý thông qua tổ chức đảng, các đoàn thể, hội trong nhà trường. Các ý kiến góp ý của cán bộ viên chức đã được lãnh đạo trường và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, giải quyết kịp thời [H5.5.2.3].

Hằng năm, nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ viên chức để đánh giá những kết quả đạt được trong năm qua và đề ra những chỉ tiêu, phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo; đồng thời cán bộ, giảng viên và nhân viên của nhà trường tham gia tại hội nghị được quyền tham gia góp ý, nêu các thắc mắc liên quan đến các hoạt động của nhà trường và được nghe lãnh đạo trường giải đáp các thắc mắc [H5.5.2.4].

Định kỳ hai năm một lần, trong hội nghị cán bộ viên chức tổ chức bầu Ban thanh tra nhân dân, nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân nhằm giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường [H5.5.2.5]. Báo cáo của Ban thanh tra nhân dân tại hội nghị cán bộ viên chức hàng năm đều đánh giá tốt việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ viên chức và không có khiếu nại tố cáo nào liên quan đến thực hiện quy chế dân chủ của trường [H5.5.2.6].

Nhà trường giao cho phòng Tổ chức Cán bộ thực hiện tiếp cán bộ viên chức và HSSV hàng tháng để ghi nhận những ý kiến, đề xuất, góp ý đối với các hoạt động của nhà trường. Riêng các vấn đề đột xuất được phản ánh trực tiếp với lãnh đạo trường và lãnh đạo trường trực tiếp giải quyết [H5.5.2.7].

Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ, viên chức chưa nhận thức đầy đủ về quyền dân chủ và thực hiện quyền dân chủ trong trường học.


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương