Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi trưỜng đẠi học phạm văN ĐỒng báo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.14 Mb.
trang5/30
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích4.14 Mb.
#17731
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2014 - 2015, phòng Đào tạo phối hợp với các đơn vị trong trường tham mưu, tổ chức lấy ý kiến phản hồi CTĐT ngành Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật cơ khí, Sư phạm Ngữ Văn, Ngôn ngữ Anh,… đối với nhà tuyển dụng, các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên nhằm điều chỉnh bổ sung CTĐT đáp ứng với nhu cầu xã hội.

Tiếp tục lấy ý kiến phản hồi của giảng viên, SV sắp tốt nghiệp về CTĐT, tăng cường khảo sát SV tốt nghiệp về chất lượng CTĐT thông qua khảo sát trực tuyến nhằm tạo kênh thông tin để xem xét, điều chỉnh CTĐT phù hợp với yêu cầu xã hội.

Nhà trường xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng CTĐT một số ngành thuộc khối ngành kinh tế kỹ thuật, sư phạm giai đoạn 2015-2020 nhằm đánh giá mức độ đạt được của chương trình so với tiêu chuẩn đặt ra nhằm từng bước điều chỉnh, cải tiến CTĐT.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3.5. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác.

1. Mô tả

Với phương thức đào tạo đa cấp, đa ngành, đa phương thức, hiện nay nhà trường có 52 CTĐT cho từng bậc, ngành, hình thức đào tạo khác nhau. Các CTĐT được thiết kế theo hướng chú trọng đến tính liên thông ngang (theo khối ngành) và liên thông dọc (theo bậc). Nhà trường đã tổ chức đào tạo liên thông dọc từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học cho một số ngành thuộc khối ngành sư phạm và kinh tế kỹ thuật. Hiện nay, nhà trường có 07 CTĐT được thiết kế theo hướng liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, 04 CTĐT được thiết kế theo hướng liên thông từ cao đẳng lên đại học [H3.3.5.1].

Các CTĐT của nhà trường được xây dựng có sự gắn kết giữa các trình độ đào tạo, các ngành đào tạo khác nhau, chú trọng đến tính kế thừa khối kiến thức chung, đảm bảo được tính liên thông giữa các CTĐT trong cùng một ngành hoặc khối ngành khác nhau, nhờ đó việc chuyển đổi từ một trình độ thấp hơn lên trình độ cao hơn hoặc người học cùng lúc học 02 chương trình được thực hiện khá thuận lợi, cụ thể CTĐT trong cùng một ngành đào tạo nhưng ở trình độ đào tạo khác nhau thì CTĐT được thiết kế theo hướng người học không phải học lại các học phần thuộc khối kiến thức chung mà tiếp tục học các học phần có chuyên môn sâu hơn, thời gian dành cho tự học nhiều hơn. Đối với CTĐT ở các ngành khác nhau, người học không phải học lại các học phần thuộc khối kiến thức chung mà có sự kế thừa kiến thức [H3.3.5.2].

Đồng thời, nhà trường cũng thực hiện đúng theo quy chế của Bộ GD&ĐT về việc đào tạo liên thông giữa các bậc trong cùng ngành hoặc giữa các ngành đào tạo khác nhau. Đối với người học muốn liên thông từ trình độ thấp hơn đến trình độ cao hơn trong cùng một ngành thì phải đảm bảo có bằng tốt nghiệp cao đẳng đối với liên thông đại học hoặc có bằng trung cấp chuyên nghiệp đối với liên thông cao đẳng cùng chuyên ngành đào tạo tương ứng [H3.3.5.3]. Đối với người học cùng lúc học 02 chương trình phải đảm bảo học lực từ loại khá trở lên, được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và kiến thức tương đương [H3.3.5.4]. Các yêu cầu trên đảm bảo cho người học thực sự lĩnh hội được khối lượng kiến thức theo yêu cầu của trình độ đào tạo.

Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với một số trường đại học trong nước như Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng để đào tạo liên thông các ngành mà nhà trường chưa có mã ngành (đại học tài chính ngân hàng, đại học điện - điện tử). Các CTĐT của nhà trường đã được các trường liên kết chấp thuận và đánh giá tốt khi xem xét điều kiện liên thông [H3.3.5.5]

2. Điểm mạnh

CTĐT được thiết kế đảm bảo tính liên thông với các trình độ đào tạo và các CTĐT khác trong trường.



3. Tồn tại

Các CTĐT chưa chú trọng đến tính liên thông với CTĐT của các trường đại học và cao đẳng khác.



4. Kế hoạch hành động

Năm học 2014 - 2015 và các năm tiếp theo, nhà trường phối hợp với các trường đại học có uy tín trong nước trong quá trình xây dựng, điều chỉnh, bổ sung chương trình nhằm tăng cường tính liên thông giữa các trường đào tạo với nhau.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3.6. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

1. Mô tả

Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã thực hiện đào tạo theo tín chỉ đối với bậc cao đẳng năm 2012, bậc đại học năm 2013. Do vậy toàn bộ CTĐT được xây dựng lại cho phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ, phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá SV nên nhà trường chưa tổ chức đánh giá CTĐT theo chu kỳ 05 năm 1 lần theo chủ trương của Bộ GD&ĐT [H3.3.6.1], tuy nhiên đối với CTĐT theo niên chế nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến bằng nhiều phương thức khác nhau, dưới góc độ điều chỉnh đề cương chi tiết cho các môn học, bổ sung học phần vào CTĐT,... theo quy trình chặt chẽ từ cấp giảng viên đến cấp khoa, cấp trường [H3.3.6.2].

Song song với hình thức lấy ý kiến trực tiếp từ phía giảng viên, nhà trường còn đưa CTĐT lên website trường để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của cán bộ, giảng viên, HSSV, các nhà chuyên môn, nhà tuyển dụng, các tổ chức giáo dục,... Kết quả ý kiến được nhà trường tiếp nhận, tổng hợp ý kiến để bổ sung, thực hiện điều chỉnh cho từng chương trình cụ thể. Cho đến nay có 03 CTĐT được điều chỉnh, đó là CTĐT ngành Sư phạm Tiếng Anh bậc cao đẳng, điều chỉnh năm 2010; ngành Công nghệ Thông tin, bậc cao đẳng, điều chỉnh năm 2011; ngành Sư phạm Ngữ văn, bậc đại học, điều chỉnh năm 2011. Việc điều chỉnh, cải tiến được thể hiện thông qua các quyết định của nhà trường [H3.3.6.3].

Ngoài ra, CTĐT của nhà trường được bổ sung, điều chỉnh dựa trên kết quả lấy ý kiến phản hồi của SV sắp tốt nghiệp về chất lượng CTĐT thể hiện qua các nội dung: mục tiêu của CTĐT, chuẩn đầu ra của ngành đào tạo, trình tự các môn học theo ngành đào tạo, tính cập nhật, đổi mới của nội dung CTĐT, tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành của từng ngành đào tạo [H3.3.6.4], khảo sát ý kiến của SV tốt nghiệp về mức độ đáp ứng kiến thức, kỹ năng của SV tốt nghiệp với công việc hiện tại, các vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế công việc [H3.3.6.5].



2. Điểm mạnh

Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến phản hồi về CTĐT qua nhiều kênh thông tin, nhiều đối tượng khác nhau để điều chỉnh, bổ sung, cập nhật CTĐT.



3. Tồn tại

Nhà trường chưa triển khai tự đánh giá chất lượng CTĐT do nhà trường mới chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ, nên nhà trường vừa mới xây dựng lại CTĐT.



4. Kế hoạch hành động

Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020, nhà trường xây dựng và tổ chức tự đánh giá CTĐT các ngành kinh tế kỹ thuật và ngành sư phạm theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT nhằm đánh giá mức độ đạt được của chương trình so với tiêu chuẩn đặt ra nhằm từng bước cải tiến CTĐT.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về tiêu chuẩn 3

Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã chú trọng đến công tác xây dựng CTĐT và đã xây dựng được các CTĐT có chất lượng. Các CTĐT của trường được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT; có sự tham khảo CTĐT của các trường đại học có uy tín trong nước; huy động được sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý và SV sắp tốt nghiệp, cựu SV. Hầu hết các CTĐT có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Các CTĐT chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo. Nhiều CTĐT được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và CTĐT khác. Tuy còn có một số hạn chế trong việc đánh giá, bổ sung điều chỉnh, song công tác đánh giá, bổ sung điều chỉnh đối với các CTĐT đã được tính tới và bước đầu triển khai theo yêu cầu thực tiễn, việc điều chỉnh được dựa trên ý kiến đóng góp của giảng viên, SV tốt nghiệp.



Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo (7 tiêu chí)

Mở đầu

Nhà trường có các hình thức đào tạo đa dạng, phát triển theo mô hình đa ngành, đa cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Từ năm học 2012 - 2013, trường chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Nhà trường rất chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học, trao đổi chuyên môn, học thuật và phương pháp dạy học để phù hợp với phương thức đào tạo mới. Áp dụng Quy chế 25 (quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo niên chế kết hợp học phần) và Quy chế 43 (quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ), trường đã ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm tra, thi đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng đối với người học. Kết quả học tập của SV, các loại văn bằng, chứng chỉ được lưu trữ, quản lý và cấp phát theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

Tình hình SV tốt nghiệp hàng năm được nhà trường tổng kết, đánh giá. Trường đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch khảo sát tình hình việc làm của SV sau khi tốt nghiệp, bước đầu thực hiện kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.



Tiêu chí 4.1. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo quy định.

1. Mô tả

Hiện nay, nhà trường đang đào tạo các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (hệ chính quy, vừa làm vừa học) và các khóa học ngắn hạn. Năm 2013, nhà trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh 450 SV bậc đại học, 850 SV bậc cao đẳng và 600 học sinh trung cấp chuyên nghiệp, hệ chính quy và năm 2014 chỉ tiêu tuyển sinh tương ứng là 500, 900 và 500 HSSV [H4.4.1.1]. Ngoài ra, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ngắn hạn [H4.4.1.2].

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học và nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương trong tỉnh, nhà trường đã mở các lớp vừa làm vừa học ở các huyện trong tỉnh [H4.4.1.3]. Đồng thời trường cũng đã liên kết với các trường đại học thuộc Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn để đào tạo các hệ chính quy, không chính quy theo hình thức vừa học vừa làm [H4.4.1.4].

Các hệ đào tạo chính quy và không chính quy đều thực hiện theo Quy chế của Bộ GD&ĐT về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp [H4.4.1.5]. Việc thi kết thúc học phần được tổ chức theo nhiều hình thức thi viết, vấn đáp, thi thực hành và thi trắc nghiệm [H4.4.1.6].

Từ năm 2012, nhà trường đã làm việc với các Trường Đại học Thương mại, Đại học Công nghệ thông tin - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về việc liên kết đào tạo cao học tại trường [H4.4.1.7]. Đến nay, trường đã tuyển sinh được ba khóa và tiếp tục tuyển sinh khóa mới trong năm 2014 [H4.4.1.8].

Ngoài thực hiện sự liên kết hợp tác đào tạo với các trường đại học, các cơ sở giáo dục, trường còn hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước và khu vực, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế như ký kết thỏa thuận hợp tác về hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, hướng nghiệp và tuyển dụng với công ty FPT software - chi nhánh Đà Nẵng; công ty Doosan Vina - khu kinh tế Dung Quất Quảng Ngãi, tổ chức phi chính phủ Oxtrâylia, tập đoàn SIF (Ý), Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất,... để trao đổi, tìm hiểu nhu cầu nguồn nhân lực mà xã hội cần, qua đó tổ chức các hình thức đào tạo phù hợp với thực tiễn [H4.4.1.9].



2. Điểm mạnh

Nhà trường có các phương thức tổ chức đào tạo đa dạng đáp ứng nhu cầu của người học ở địa phương. Nhà trường cũng liên kết với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để nắm bắt nhu cầu nguồn nhân lực mà xã hội cần.



3. Tồn tại

Hình thức đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mới chỉ thu hút được đối tượng học viên là SV đang theo học tại trường.

Phương thức đào tạo từ xa chưa được tổ chức thực hiện.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2014-2015, nhà trường tiến hành khảo sát nhu cầu xã hội, tiến tới đổi mới và mở rộng hình thức đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như chứng chỉ Tiếng Anh B1 khung Châu Âu, TOEFL, IELTS, Tin học Excel - kế toán, Tin học kế toán máy,...; tiến hành khảo sát cán bộ viên chức, HSSV về nhu cầu học tập của người học và các hình thức tổ chức đào tạo, đồng thời khảo sát các doanh nghiệp có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh nhằm nắm bắt nhu cầu nguồn nhân lực và nhu cầu học tập để có kế hoạch tổ chức thêm các lớp đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 4.2. Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theo niên chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

1. Mô tả

Hiện nay, nhà trường đang tổ chức song song hai phương thức đào tạo niên chế và tín chỉ. Kế hoạch giảng dạy của nhà trường được xây dựng cụ thể cho từng học kỳ, cho mỗi lớp học, chuyên ngành đào tạo, hình thức và địa bàn đào tạo [H4.4.2.1]. Chương trình và kế hoạch đào tạo được phổ biến rộng rãi cho cán bộ, giảng viên và SV trên website của trường [H4.4.2.2].

Đối với cả hai phương thức đào tạo niên chế và tín chỉ, tất cả các môn học đều được tổ chức theo chế độ tích lũy kết quả theo từng học phần. CTĐT được thiết kế theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT, các học phần được thiết kế theo hướng modun kiến thức tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy dần kiến thức. CTĐT bao gồm các khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành, thực tập và thi tốt nghiệp, tạo cơ hội để người học có khả năng chuyển đổi, liên thông giữa các ngành, chuyên ngành đào tạo [H4.4.2.3]. Việc thực hiện công nhận kết quả học tập được thực hiện theo quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và quy chế đào tạo của trường đối với đào tạo theo niên chế hoặc tín chỉ, tương ứng với mỗi học phần SV phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên theo quy định, giảng viên thực hiện việc đánh giá điểm kiểm tra thường xuyên và phải hoàn thành trước khi thi kết thúc học phần, điểm thi kết thúc học phần được thể hiện bằng bảng điểm thi kết thúc học phần có chữ ký của SV, chữ ký của hai cán bộ chấm thi, xác nhận của khoa, phòng đào tạo đối với môn riêng và phòng KT-ĐBCLGD đối với môn chung, kết quả điểm quá trình và điểm kết thúc môn được nhập vào phần mềm quản lý đào tạo, cuối mỗi học kỳ nhà trường tổ chức họp xét lên lớp, cảnh báo kết quả học tập và công nhận kết quả học tập cho SV [H4.4.2.4]. Công nhận kết quả tốt nghiệp cuối khóa cũng được thực hiện theo đúng quy định [H4.4.2.5].

Từ năm học 2012-2013, nhà trường đã thí điểm chuyển đổi sang phương thức đào tạo tín chỉ cho bậc cao đẳng khóa 12, hệ chính quy. Đến năm học 2013-2014, toàn bộ các lớp đại học và cao đẳng khóa 13, hệ chính quy đều được chuyển sang phương thức đào tạo tín chỉ [H4.4.2.6]. Trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo, nhà trường đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn, hội nghị sơ kết về phương thức đào tạo tín chỉ nhằm phổ biến cho cán bộ giảng viên, SV nắm vững các quy chế đào tạo tín chỉ, nêu ra một số bất cập và hướng giải quyết [H4.4.2.7].

Đối với phương thức đào tạo tín chỉ, việc đăng ký học phần, thực hiện giảng dạy, công nhận kết quả, cảnh báo học tập,... được nhà trường thực hiện theo đúng quy định. Nhà trường cũng đã ban hành quy định việc chuyển đổi điểm cho các học phần từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ [H4.4.2.8].

Từ năm học 2012-2013, nhà trường đã áp dụng phần mềm quản lý của trường vào hoạt động đào tạo, giúp việc quản lý đào tạo dễ dàng và hiệu quả hơn [H4.4.2.9].



2. Điểm mạnh

Nhà trường đã tổ chức đào tạo và thực hiện việc công nhận kết quả học tập cho người học đúng quy chế, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức.

Nhà trường đang từng bước chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Việc chuyển đổi phương thức đào tạo theo quy trình hợp lý, linh hoạt và đúng quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

3. Tồn tại

Nhà trường đang trong giai đoạn đầu chuyển đổi phương thức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ. Do đó, nhiều cán bộ giảng viên và SV chưa nắm vững quy trình đào tạo, dẫn đến sai sót, vướng mắc, thiếu đồng bộ trong việc thực hiện.



4. Kế hoạch hành động

Nhà trường tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị, hội thảo về phương thức đào tạo tín chỉ cho cán bộ giảng viên và SV. Đồng thời tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời giúp giảng viên và SV xử lý các vướng mắc nẩy sinh trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 4.3. Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học.

1. Mô tả

Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên sau khi kết thúc môn học, hoạt động này được thực hiện định kỳ 2 lần/năm học [H4.4.3.1]. Việc lấy ý kiến thông qua phiếu lấy ý kiến, phiếu lấy ý kiến được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, tập trung vào các nội dung thông tin về môn học và tài liệu phục vụ giảng dạy, nội dung giảng dạy, hoạt động giảng dạy, kiểm tra - đánh giá SV, các nội dung này theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT [H4.4.3.2]. Nhà trường ban hành và triển khai kế hoạch, quy định lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, trong quy định có nêu rõ quy trình cũng như các bước tiến hành lấy ý kiến đánh giá một cách rõ ràng, cụ thể; tương ứng với mỗi khoa, nhà trường chọn từ 2 - 5 giảng viên giảng dạy trong một học kỳ (dựa theo phân công báo giảng) để lấy ý kiến; sau khi giảng viên giảng dạy vừa kết thúc môn, được sự ủy nhiệm của Hiệu trưởng, cán bộ phòng KT-ĐBCLGD đến tại lớp học để phổ biến cho SV mục đích, yêu cầu, phương pháp lấy ý kiến, phát, thu phiếu và niêm phong phiếu tại lớp học. Dữ liệu phản hồi được phân loại, nhập vào phần mềm thống kê xã hội học SPSS để xử lý và báo cáo kết quả cho Ban giám hiệu, giảng viên, khoa/tổ bộ môn có giảng viên được lấy ý kiến vào cuối mỗi học kỳ, sau đó giảng viên phản hồi ý kiến tiếp thu của mình; khoa, tổ bộ môn họp công bố kết quả đánh giá đối với giảng viên và đề xuất các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy [H4.4.3.3]. Đồng thời qua các ý kiến của SV, phòng KT-ĐBCLGD tổng hợp và chuyển các ý kiến đến các đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết [H4.4.3.4].

Cùng với việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường cũng rất chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Hằng năm, nhà trường có kế hoạch mua sắm, bổ sung máy vi tính tại phòng thực hành, lắp đặt máy chiếu, màn hình chiếu tại các phòng học [H4.4.3.5]; nhiều giảng viên đã tự trang bị máy tính xách tay, hầu hết giảng viên giảng dạy đã ứng dụng công nghệ thông tin để biên soạn giáo án điện tử, bài giảng tương tác và triển khai giảng dạy trên lớp. Nhiều công trình về đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên được công bố [H4.4.3.6]. Việc sinh hoạt chuyên môn, học thuật ở các tổ bộ môn đi vào nề nếp, tạo điều kiện và khuyến khích giảng viên nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy [H4.4.3.7].

Nhà trường cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với tổ chức VVOB về chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy và dạy học tích cực. Thông qua chương trình, nhiều đợt tập huấn, hội thảo đã được tổ chức, thu hút nhiều cán bộ giảng viên và SV tham gia [H4.4.3.8].

Các khoa chuyên môn tổ chức thi giảng viên dạy giỏi cấp khoa, định kỳ hai năm một lần, nhà trường tổ chức hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường. Qua đó, khuyến khích giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động giảng dạy [H4.4.3.9].

Tuy nhiên do chất lượng đầu vào của SV còn thấp, nhiều SV chưa có tinh thần tự giác, tích cực học tập. Do đó, hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn chưa cao.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá được đổi mới theo hướng phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học. Nhiều giảng viên đã tích cực giao đề tài, tiểu luận, nội dung nghiên cứu, khuyến khích SV làm việc nhóm và có phương pháp đánh giá hợp lý [H4.4.3.10]. Việc thi kết thúc học phần được tổ chức đa dạng, theo nhiều hình thức, ngoài phương pháp thi viết truyền thống, nhiều hình thức thi khác cũng đã được thực hiện như trắc nghiệm khách quan, thi thực hành, vấn đáp,... nhằm phản ánh năng lực của người học [H4.4.3.11].

Song song với đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, nhà trường tiếp tục chú trọng phát triển các điều kiện phục vụ việc tự học của SV như thư viện, phòng đọc, phòng truy cập internet, tổ chức giới thiệu các nguồn học liệu tại Trung tâm thông tin tư liệu, Đoàn thanh niên, Hội SV phối hợp với các khoa tổ chức các hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm học tốt, lan tỏa các gương sáng SV có nhiều thành tích cao trong học tập,... nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực của người học. Từ đó, phát huy tính hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá [H4.4.3.12].



2. Điểm mạnh

Nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên định kỳ theo từng học kỳ của năm học, có đơn vị chuyên trách thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, rõ ràng, hiệu quả.

Đổi mới phương pháp dạy và học đã được nhà trường quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách có kế hoạch. Giảng viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng khuyến khích người học phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm.

3. Tồn tại

Việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên được thực hiện định kỳ nhưng với quy mô nhỏ, còn thủ công, mỗi khoa chỉ từ 2 - 5 giảng viên/học kỳ.

Một bộ phận SV chưa có ý thức tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm, khả năng thích ứng với phương pháp dạy học tích cực chưa cao, do đó hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực còn thấp.

4. Kế hoạch hành động

Học kỳ II - năm học 2014 - 2015, nhà trường tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của tất cả giảng viên giảng dạy trong từng học kỳ, tổ chức lấy ý kiến trên phần mềm khảo sát trực tuyến.

Năm học 2014 - 2015, nhà trường tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp dạy học - kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của người học cho đội ngũ giảng viên trường; tiếp tục tổ chức hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm học tốt, hướng dẫn kỹ năng tự học cho SV.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 4.4. Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh được đa dạng hóa, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo; đánh giá được mức độ tích lũy của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.

1. Mô tả

Căn cứ các quyết định, quy chế của Bộ GD&ĐT về tổ chức đào tạo, Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã ban hành các quy định cụ thể về quy trình tổ chức thi, chấm thi, công bố kết quả thi và kết quả học phần, môn học cho hình thức đào tạo chính quy và không chính quy [H4.4.4.1]. Quy định của nhà trường về kế hoạch tổ chức thi phải được công bố công khai trước khi thi 02 tuần để các cấp quản lý, cán bộ, chuyên viên, giảng viên và SV trong trường biết [H4.4.4.2].



Căn cứ vào kế hoạch tổ chức thi, được sự ủy nhiệm của Hiệu trưởng, phòng KT-ĐBCLGD phối hợp với các khoa, phòng, trung tâm tiến hành điều động cán bộ, chuyên viên, giáo viên, giảng viên tham gia các công việc của kỳ thi với số lượng luôn đảm bảo cho quá trình tổ chức thi.

Công tác coi thi thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, thống nhất đối với các khóa, các ngành, hệ đào tạo, cứ 01 phòng thi luôn được bố trí 02 cán bộ coi thi và cứ 03 phòng thi được bố trí 01 cán bộ giám sát phòng thi. Hồ sơ văn bản tổ chức thi, chấm thi được lập đầy đủ và lưu trữ để theo dõi quản lý [H4.4.4.3].



Căn cứ quy định của Bộ GD&ĐT, nhà trường quy định điểm đánh giá học phần bao gồm điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ (gọi chung là điểm quá trình) và điểm thi kết thúc học phần. Trọng số cho từng loại điểm cũng được trường quy định một cách cụ thể, điểm đánh giá bộ phận có trọng số 40%, điểm thi có trọng số 60%. Đối với điểm đánh giá bộ phận, trong quá trình giảng dạy giảng viên thực hiện việc đánh giá theo quy định của quy chế và phải hoàn thành trước khi thi kết thúc học phần [H4.4.4.4].

Công tác chấm thi thực hiện chấm 02 vòng độc lập với 02 giảng viên thực hiện; bài thi được cắt phách và hồi phách theo quy định. Việc chấm bài thi (tự luận, trắc nghiệm khách quan) được tiến hành tại phòng chấm bài của phòng KT-ĐBCLGD (đối với môn chung), tại các khoa (đối với môn riêng). Hình thức thi cũng được đa dạng hóa, ngoài hình thức thi tự luận là phổ biến, tùy vào đặc thù và mục tiêu của môn học, một số học phần như ngoại ngữ, tâm lý học, phương pháp giảng dạy, tin học, thí nghiệm, thực hành,… còn được tổ chức thi vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, thi thực hành trên máy tính, thực hành tại phân xưởng, phòng thí nghiệm,… nhờ vậy mà việc đánh giá đã phản ánh được năng lực thực tế của người học [H4.4.4.5]. Hiện nay, một số tổ bộ môn đã xây dựng được ngân hàng đề thi và đưa lên website của trường. [H4.4.4.6].

Việc ra đề thi cũng được quy định rõ ràng cho hình thức đào tạo niên chế và tín chỉ. Đề thi và đáp án đề thi do giảng viên ra đề thi chịu trách nhiệm về nội dung, khoa, tổ chuyên môn kiểm tra, ký duyệt. Trước khi thi 01 tuần đề thi và đáp án đề thi phải gửi về phòng KT-ĐBCLGD (đối với môn chung) và gửi về các khoa (đối với môn riêng). Mỗi môn thi tự luận đều phải có 02 đề thi và 02 đáp án đề thi, yêu cầu về mức độ khó dễ của 02 đề thi là ngang nhau, đối với thi vấn đáp, thực hành có ít nhất 06 đề thi đối với học phần dưới 30 tiết, 10 đề thi đối với học phần trên 30 tiết; hình thức đề thi và đáp án đề thi theo quy định chung của trường. Đề thi được ra bám sát đề cương chi tiết, chuẩn đầu ra của từng học phần, môn học; phù hợp với trình độ, hình thức đào tạo và đảm bảo lượng kiến thức tích lũy của người học. Giảng viên ra đề và bộ phận quản lý đề thi, đáp án đề thi thuộc phòng KT-ĐBCLGD (đối với môn chung), thuộc khoa (đối với môn riêng) chịu trách nhiệm bảo mật đề thi [H4.4.4.7].

Trường hợp SV có nguyện vọng phúc khảo bài thi hoặc có những thắc mắc, SV gửi đơn đến bộ phận tổ chức quản lý thi, kiểm tra thuộc phòng KT-ĐBCLGD (đối với các môn chung), đến các khoa (đối với môn riêng). Các đơn vị này tiếp nhận đơn, tổ chức phúc khảo và giải quyết kịp thời những yêu cầu của SV về kết quả thi, các vấn đề liên quan đến kết quả học tập, tạo tâm lý ổn định và tin cậy cho SV đối với hoạt động đào tạo của nhà trường [H4.4.4.8].


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương