Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi trưỜng đẠi học phạm văN ĐỒng báo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.14 Mb.
trang14/30
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích4.14 Mb.
#17731
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30

Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Cơ sở chính của trường) được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2008 đến 2012, giai đoạn 2 từ năm 2012 đến 2015 nhằm xây dựng cơ sở vật chất để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học tại tỉnh nhà, tạo nên tính liên hoàn và phân bổ hợp lý hệ thống đào tạo khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Đến nay đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 gồm bồi thường và giải phóng mặt bằng; xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các gói thầu xây lắp và lắp đặt trang thiết bị, giai đoạn 2 đang tiếp tục triển khai, nhưng tiến độ còn chậm so với kế hoạch đề ra [H9.9.7.4].

Hiện nay, số lượng HSSV của trường là 4.556 người. Áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam - Tiêu chuẩn thiết kế Trường Đại học (TCVN 3981- 1985) diện tích đất sử dụng xây dựng trường đại học là 5ha/1.000 SV thì với diện tích được giao 29,19 ha thì nhà trường đáp ứng tốt mọi nhu cầu hoạt động của trường.

Trên cơ sở diện tích đất hiện có của trường, nhà trường không cho đơn vị nào thuê đất cũng không mượn mặt bằng của các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp để sử dụng các hoạt động của trường. Do vậy, mọi hoạt động đào tạo của nhà trường luôn luôn ổn định.



2. Điểm mạnh

Tổng diện tích đất của trường so với quy mô đào tạo như đã mô tả còn dư thừa 4,88 ha và sẽ dùng cho phát triển quy mô đạo tạo sau này.

Quy hoạch đất đai hợp lý đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế Trường Đại học.

3. Tồn tại

Công tác đầu tư xây dựng dự án Trường Đại học Phạm Văn Đồng trong giai đoạn 2 tiến hành chậm nên hiệu quả hoạt động của nhà trường chưa cao.

Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng còn vướng mắc 2,7 ha làm ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tường rào và cảnh quan môi trường,...

Trường chưa có chiến lược và kế hoạch để tối ưu hóa việc sử dụng diện tích đất trong phạm vi quản lý của mình để phục vụ mục tiêu giáo dục của nhà trường.



4. Kế hoạch hành động

Ban quản lý dự án của trường phối hợp với các ban, ngành chức năng của Thành phố Quảng Ngãi để tiếp tục thực hiện việc bồi thường và giải phóng mặt bằng đối với diện tích còn bị vướng mắc và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án Đầu tư xây dựng Trường Đại học Phạm Văn Đồng để có thể chuyển dần các cơ sở khác về tập trung tại cơ sở chính của trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và khai thác hiệu quả quỹ đất được giao. Thời gian hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong năm học 2014 - 2015.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 9.8. Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của trường.

1. Mô tả

Giải pháp tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất cho Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi cam kết trong đề án khả thi thành lập trường [H9.9.8.1] cụ thể:

Tiếp tục tận dụng, khai thác cơ sở hiện có của Trường Cao đẳng Sư phạm và Trường Cao đẳng Cộng đồng Quảng Ngãi như là cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Phạm Văn Đồng được tiến hành đầu tư gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2008 đến 2012, giai đoạn 2 từ năm 2012 đến 2015.

Từ năm 2004, Ban quản lý dự án Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã thuê chuyên gia Tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/500 Trường Đại học Phạm Văn Đồng và đã được UBND tỉnh phê duyệt và phê duyệt quy hoạch chi tiết điều chỉnh Trường Đại học Phạm Văn Đồng với tổng diện tích quy hoạch cho khu học tập (Khu A+ Khu B) là 23,87 ha, chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt như sau [H9.9.8.2]:

Bảng 9.8.1. Tổng hợp sử dụng đất trong khu (A+B)


TT

Thành phần sử dụng đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất học tập

38.165

15,99

2

Đất thể dục thể thao

51.500

21,57

3

Đất ký túc xá sinh viên

34.593

14,49

4

Đất đường nội bộ

38.165

15,99

5

Đất hạ tầng sân bãi đổ xe

3.053

1,28

6

Đất cây xanh

73.277

30,69




Tổng

238.753



Đối với việc xây dựng cơ sở vật chất của Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã được UBND tỉnh phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng trường. Hiện nay, dự án đang được thực hiện với nội dung được phê duyệt, trong đó việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường với quy mô chủ yếu gồm xây dựng khối học tập và các cơ sở nghiên cứu khoa học, xây dựng khu thể dục thể thao, cụ thể như sau [H9.9.8.3]:



Bảng 9.8.2. Quy mô xây dựng khối học tập và các cơ sở nghiên cứu khoa học

TT

Hạng mục công trình

Diện tích sàn (m2)

Ghi chú

1

Nhà hành chính hiệu bộ và thư viện

6.640

5 tầng

2

Nhà lớp học

Nhà số 2+3+4


9.140

4 tầng


3

Nhà giảng đường (nhà số 5)

3.115

2 tầng

4

Xưởng thực hành cơ khí (nhà số 6)

2.160

1 tầng

5

Nhà xưởng thực hành (nhà số 7, 8, 9)

7.074

2 tầng

6

Nhà cầu trung tâm và nhà cầu nối

3.100

1 tầng

Tổng cộng

31.229



Bảng 9.8.3. Quy mô xây dựng khu thể dục thể thao trường


TT

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Ghi chú

1

Nhà đa năng

1.700

01 tầng

2

Sân bóng đá

16.500

01 sân

3

Sân bóng chuyền

1.512

02 sân

4

Sân bóng rổ

1.216

02 sân

5

Sân quần vợt

1188

02 sân

6

Bể bơi ngoài trời

2.120

01 bể

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường do Ban quản lý dự án và đầu tư xây dựng trường tham mưu thực hiện, quản lý và giám sát việc triển khai thực hiện dự án. Định kỳ tổ chức họp giao ban để kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện nhằm đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt [H9.9.8.4].



2. Điểm mạnh

Nhà trường có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất của trường và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bước đầu đang triển khai thực hiện.



3. Tồn tại

Hiện nay, việc đầu tư xây dựng dự án Trường Đại học Phạm Văn Đồng còn chậm, nguyên nhân vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng gây khó khăn cho việc thực hiện dự án.



4. Kế hoạch hành động

Ban quản lý dự án trường phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND tỉnh để tiếp tục công tác đền bù giải phóng mặt bằng, lập kế hoạch và triển khai thực hiện các gói thầu còn lại theo hướng ưu tiên phục vụ kế hoạch đào tạo của nhà trường và dự án phải hoàn thành trước năm 2016.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 9.9. Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học.

1. Mô tả

Công tác quản lý và bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và người học luôn được nhà trường quan tâm đúng mức, theo đó nhà trường thành lập Tổ bảo vệ chuyên trách, gồm 15 người được bố trí 07 người tại cơ sở mới của trường (Đường Phan Đình Phùng nối dài, phường Chánh Lộ), 06 người tại cơ sở 986 Quang Trung, 02 người tại cơ sở 99 Hùng Vương; hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định [H9.9.9.1]. Các thành viên trong tổ được phân công trực theo ca, theo lịch phân công trực cụ thể nhằm đảm bảo lịch trực 24/24 giờ. Những ngày lễ, tết có phân công trực lãnh đạo, trực tự vệ để hỗ trợ tổ bảo vệ. Trong quá trình công tác, nhân viên bảo vệ có sổ ghi chép tiến trình công việc, diễn biến trong ca trực, cuối ngày kí bàn giao cho ca kế tiếp [H9.9.9.2]. Lực lượng bảo vệ được trang bị dùi cui điện và súng bắn hơi cay cùng một số vật dụng hỗ trợ phục vụ công tác [H9.9.9.3].

Lực lượng tự vệ của trường hàng năm được tổ chức kết nạp thành viên mới, được đi tập huấn theo quy định của chính quyền địa phương. Lực lượng này được điều động khi thật cần thiết [H9.9.9.4]. Trường thành lập Ban tự quản HSSV để tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự trong trường [H9.9.9.5]

Nhà trường luôn có sự phối hợp với lực lượng Công an địa phương khi tổ chức các hoạt động lớn như thi tuyển sinh, hội trại,… nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, đảm bảo đúng theo quy định. Cụ thể trước khi tổ chức các hoạt động lớn, nhà trường đều có công văn thông báo và yêu cầu lực lượng công an các cấp triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự [H9.9.9.6].

Trong tuần sinh hoạt công dân HSSV đầu khóa, đầu mỗi năm học, nhân các ngày lễ, kỷ niệm các sự kiện trọng đại, nhà trường có tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền giáo dục các quy định, thông tư của nhà nước về pháp luật, công tác đảm bảo an ninh, an toàn xã hội,… đến người học. Ngoài ra trường có ban hành các nội quy, quy định về trật tự, nề nếp sinh hoạt, học tập đối với người học và cán bộ viên chức trong trường [H9.9.9.7].

Về công tác phòng chống cháy nổ, nhà trường có lắp đặt hệ thống thiết bị tự động báo động cháy nổ tại khu Trung tâm Thông tin Tư liệu và khu nhà thực hành, thí nghiệm cơ sở 986 Quang Trung. Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm bình chữa cháy, hệ thống máy bơm, đường dẫn, vòi dẫn nước được lắp đặt ở các khu nhà, lớp học, ngoài ra còn có hệ thống bể chứa nước ở các tầng của các nhà làm việc và lớp học [H9.9.9.8].

Ngoài ra, nhà trường thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy, thành lập Đội phòng cháy chữa cháy các thành viên gồm cán bộ và HSSV trong trường, thành viên đội được cử đi dự lớp tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy [H9.9.9.9].

Nhà trường quan tâm đến việc xây dựng hệ thống tường rào tại các cơ sở đào tạo của trường, tạo ranh giới giữa trụ sở trường và khu dân cư, góp phần vào việc bảo vệ tài sản nhà trường, giúp cho việc bảo đảm an ninh, an toàn giờ học.

Trường luôn chỉ đạo kịp thời công tác bảo vệ tài sản về người và vật chất khi điều kiện thời tiết không thuận lợi và có diễn biến phức tạp [H9.9.9.10].

Công tác bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn và an ninh trong trường do phòng Hành chính - Quản trị có trách nhiệm quản lý và điều hành và chỉ đạo các đơn vị trong trường phối hợp thực hiện. Nhà trường cũng đã quy định việc bảo vệ tài sản tại các đơn vị trong trường, tài sản được phân bổ về các đơn vị thì đơn vị đó có trách nhiệm theo dõi, quản lý và sử dụng, được kiểm tra, đánh giá lại theo kiểm kê định kỳ hàng năm. Chính vì thế trong các năm qua, không xảy ra trường hợp gây mất mát, hư hại tài sản nhà trường [H9.9.9.11].

2. Điểm mạnh

Công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong nhà trường những năm qua luôn được đảm bảo.

Trường có ký kết giao ước và thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Công an, chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

3. Tồn tại

Nhà trường chưa có văn bản quy định các tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội bảo vệ; Chưa có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho lực lượng bảo vệ của trường.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2014 - 2015, phòng Hành chính - Quản trị phối hợp với phòng Tổ chức Cán bộ xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ; tham mưu ban hành văn bản quy định các tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ bảo vệ; định kỳ mỗi năm học báo cáo tổng kết đánh giá về công tác bảo vệ, trật tự, an toàn và an ninh trong trường.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về tiêu chuẩn 9

Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo Trường Đại học Phạm Văn Đồng đang từng bước mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cho phù hợp với quy mô phát triển của trường.

Trung tâm Thông tin tư liệu của trường đã đáp ứng nhu cầu thông tin cho bạn đọc, các phòng thực hành, thí nghiệm đáp ứng nhu cầu học tập của SV.

Trường có ký túc xá, sân bãi thể dục thể thao. Đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn, nghiệp vụ cao hỗ trợ tích cực, kịp thời việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đội ngũ bảo vệ đã làm việc 24/24 để bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ, giảng viên và HSSV.



Tiêu chuẩn 10. Tài chính và quản lý tài chính (3 tiêu chí)

Mở đầu

Công tác tài chính và quản lý tài chính của Trường Đại học Phạm Văn Đồng thực hiện theo quy định của pháp luật, hạch toán kế toán thực hiện theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Báo cáo quyết toán hàng năm được lập chính xác, kịp thời. Các nguồn tài chính được quản lý, điều hành tập trung, phân bổ sử dụng hợp lý, minh bạch và phát huy hiệu quả tốt. Trường cũng đã có các giải pháp phù hợp để tăng thu, tiết kiệm chi nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Công tác tài chính được báo cáo công khai tại hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm và niêm yết tại trụ sở làm việc theo đúng quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005.



Tiêu chí 10.1. Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của trường đại học.

1. Mô tả

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã xây dựng phương án tự chủ tài chính và đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt cho thực hiện tự chủ về tài chính [H10.10.1.1]. Theo đó, Trường Đại học Phạm Văn Đồng là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động theo Quyết định số 2076/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính [H10.10.1.2]; Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính thời kỳ ổn định mới [H10.10.1.3]. Trường điều hành tập trung các nguồn thu, điều tiết sử dụng hợp lý, đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường.

Hàng năm, nhà trường xây dựng một số giải pháp và kế hoạch tự chủ một phần về tài chính; xác định nhiệm vụ thu, chi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đó lập dự toán thu, chi và phân bổ dự toán thu, chi theo từng quý cho các hoạt động; cho các đơn vị trong trường một cách hợp lý và đúng quy định về tài chính [H10.10.1.4].

Từ năm 2009 đến năm 2013, công tác tài chính bảo đảm cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác, hoàn thành nhiệm vụ được giao và có tăng thêm thu nhập cho cán bộ viên chức của trường.

Để tạo nguồn thu hợp pháp, đảm bảo phục vụ các hoạt động, nhà trường tập trung các giải pháp sau đây:

Hoàn thành các chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo do UBND tỉnh Quảng Ngãi giao hàng năm, trong đó tăng chỉ tiêu đào tạo năm sau lớn hơn năm trước từ 15% đến 20% nhằm khai thác tốt nguồn thu từ ngân sách nhà nước đầu tư [H10.10.1.5].

Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tăng quy mô đào tạo hệ liên thông, hệ vừa làm vừa học, đào tạo theo địa chỉ (theo đơn đặt hàng của tỉnh hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài tỉnh); lớp hoàn chỉnh kiến thức; đại học văn bằng hai. [H10.10.1.6]. Liên kết với các trường đại học có uy tín trong nước để tổ chức các lớp đào tạo cao học [H10.10.1.7]. Tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề; cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học [H10.10.1.8].

Tăng cường giao lưu, hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và hợp tác quốc tế để tìm thêm các nguồn tài trợ trong và ngoài nước. Tìm và khai thác các nguồn dự án để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị [H10.10.1.9].

Trường có các nguồn thu hợp pháp bao gồm thu kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; thu sự nghiệp; thu từ các hoạt động dịch vụ. Trong đó, thu kinh phí do ngân sách nhà nước cấp chiếm tỷ lệ 77,7% tổng kinh phí của trường, nguồn thu này bao gồm kinh phí thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quản lý cấp trên giao, thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thực hiện CTĐT bồi dưỡng giáo viên, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, vốn đối ứng và các nhiệm vụ đột xuất khác do cấp có thẩm quyền giao; thu sự nghiệp chiếm 13,3% tổng kinh phí của trường, nguồn thu này bao gồm: thu học phí chính quy, lệ phí thi tuyển; thu từ hoạt động dịch vụ chiếm 9% tổng kinh phí của trường, nguồn thu này bao gồm thu từ các hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài tỉnh.

Tất cả các khoản thu đều tập hợp đầy đủ và ghi vào sổ sách theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Các nguồn thu của trường đều là nguồn thu hợp pháp, trang trải, đáp ứng được các hoạt động. Vấn đề này được thể hiện qua hàng năm báo cáo quyết toán với Sở Tài chính Quảng Ngãi. Báo cáo tài chính 5 năm (từ 2009 - 2013) [H10.10.1.10]. Thông báo xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2011, 2012 của trường và Kiểm toán nhà nước có biên bản xác nhận số liệu kiểm toán và tình hình kiểm toán năm 2012 [H10.10.1.11].

2. Điểm mạnh

Có kế hoạch, giải pháp đảm bảo tự chủ tài chính; có giải pháp để tăng nguồn thu bằng cách mở rộng và tăng quy mô đào tạo, liên kết đào tạo hệ không chính quy, hệ liên thông, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Chi cho các hoạt động đảm bảo tỉ lệ cân đối. Sử dụng nguồn thu hợp lý, tiết kiệm, tăng thu nhập cho người lao động.

3. Tồn tại

Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và dịch vụ còn hạn chế.



4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2014 - 2015, nhà trường đầu tư kinh phí để khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên và HSSV tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp bộ; tiếp tục đầu tư kinh phí phát triển các mũi nhọn về chuyên môn để có đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo theo quy định nhằm mở rộng, đa dạng hóa các hình thức đào tạo và tăng quy mô tuyển sinh.

Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức quốc tế như tổ chức hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng Vương Quốc Bỉ (VVOB); tổ chức tình nguyện Úc (AVI); dự án mở rộng cơ hội học tập cho thanh niên dân tộc thiểu số của Hàn Quốc; hỗ trợ đào tạo lưu học sinh Lào nhằm tăng nguồn thu cho nhà trường. 

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 10.2. Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường đại học được chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo quy định.

1. Mô tả

Căn cứ các yêu cầu, quy định của ngành tài chính và của chính quyền địa phương, đầu mỗi năm học, lãnh đạo trường làm việc với các đơn vị trực thuộc để tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm tình hình thực hiện kế hoạch tài chính trong năm [H10.10.2.1]. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm dựa trên việc xác định số lượng HSSV tốt nghiệp ra trường; số lượng HSSV có mặt đầu năm học; dự kiến tuyển mới; dự toán các khoản chi cho công tác đào tạo, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học,... [H10.10.2.2]. Trên cơ sở đó, xây dựng nhiệm vụ chi thường xuyên, không thường xuyên; các nhiệm vụ chi thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển và kết quả thực hiện chế độ cải cách tiền lương,... Dự toán tuân thủ việc đảm bảo tính khả thi và sát với thực tế, phù hợp với tiêu chuẩn, chế độ, định mức đơn giá, theo Quy chế chi tiêu nội bộ và các văn bản của nhà nước ban hành và thực hiện chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh Quảng Ngãi làm căn cứ giao nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm [H10.10.2.3].

Trên cơ sở Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ngãi giao nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch này, nhà trường phân bổ, phân khai chi tiết kinh phí hoạt động, trình Sở Tài chính thẩm tra, cho thực hiện. Hiệu trưởng ra quyết định giao dự toán kinh phí hằng năm theo Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí được thông báo đến các đơn vị trực thuộc, niêm yết công khai tại bảng tin trường theo quy định cho cán bộ viên chức biết; báo cáo công khai quyết toán thu-chi năm trước và dự toán thu - chi trong năm tại Hội nghị cán bộ viên chức vào đầu mỗi năm học [H10.10.2.4].

Nhìn chung, kế hoạch tài chính năm được xây dựng sát thực tế, đáp ứng được các hoạt động; phù hợp với tình hình hoạt động của trường, của ngành và địa phương, được thực hiện công khai minh bạch theo quy định.

Công tác tài chính của trường chịu sự kiểm tra, xét duyệt quyết toán của Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi, của Kiểm toán nhà nước. Công tác quản lý, sử dụng tài chính, cơ bản được đánh giá tốt, không vi phạm các quy định về quản lý tài chính. Các công việc thuộc lĩnh vực tài chính được tin học hóa theo phần mềm quản lý hành chính sự nghiệp, thống nhất chung trong toàn trường. Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác kế toán tại chỗ theo phương châm, một người giỏi một việc biết nhiều việc thể hiện trong bảng phân công công việc hàng năm của phòng Kế hoạch - Tài chính. Ngoài ra, nhân viên kế toán được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn hàng năm do Sở Tài chính tổ chức [H10.10.2.5].


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương