Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi trưỜng đẠi học phạm văN ĐỒng báo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.14 Mb.
trang11/30
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích4.14 Mb.
#17731
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30

2. Điểm mạnh

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trường luôn gắn với đào tạo. Nội dung các đề tài luôn bám sát các lĩnh vực đào tạo tại trường. Các đề tài thuộc lĩnh vực xã hội, tự nhiên, giáo dục, công nghệ và kỹ thuật có giá trị ứng dụng để giải quyết các vấn đề về đào tạo của trường, góp phần không nhỏ vào phát triển các nguồn lực của trường, đã dần tiếp cận và giải quyết những vấn đề thiết thực trong công tác giảng dạy và thực tế cuộc sống.



3. Tồn tại

Trường chưa xây dựng những quy định, chính sách khuyến khích việc mở rộng và liên kết thực hiện các đề tài/dự án khoa học công nghệ cùng với các đối tác trong và ngoài nước. Đa phần các đề tài nghiên cứu khoa học hằng năm thuộc cấp trường quản lý nên thiếu sự hợp tác từ nguồn lực bên ngoài; trường chưa đào tạo sau đại học nên việc phát huy nguồn lực từ người học không cao; các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được thực hiện với đối tác còn ít.



4. Kế hoạch hành động

Trong giai đoạn 2015 - 2020, nhà trường lập kế hoạch làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ về việc chia sẻ thông tin, tạo cơ hội để biết và cùng tham gia một số hoạt động nghiên cứu của địa phương. Đồng thời xây dựng những quy định, chính sách đặc biệt khuyến khích đối với các đề tài/dự án có đóng góp mới cho khoa học, đáp ứng công tác đào tạo của nhà trường, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các đối tác (Công ty Doosan, Công ty FPT - Chi nhánh Đà Nẵng, Trường Đại học MingDao - Đài Loan,…) và các đại học lớn trong nước. Trường thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ và không chỉ bó hẹp trong một đơn vị khoa, phòng mà đã xét đến những đề tài “liên khoa”.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 7.7. Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức trong các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định; có các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.

1. Mô tả

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một trường đại học, Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong đó có chương 2, chương 6, chương 7 quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức, các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, quy định khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động khoa học và công nghệ. Quy định này đã nêu rõ tiêu chuẩn năng lực đối với những giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ phải là đội ngũ chủ lực, đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học, có trách nhiệm định hướng nghiên cứu, tổ chức tập hợp cán bộ, giảng viên cùng tham gia nghiên cứu khoa học để xây dựng một tập thể khoa học. Đối với giảng viên là chủ nhiệm đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả nghiên cứu, đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về tài chính, sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và các quy định khác [H7.7.7.1].

Kết quả nghiên cứu đề tài của giảng viên được nhà trường hỗ trợ đăng ký bản quyền với Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền. Nếu có xảy ra trường hợp vi phạm bản quyền tác giả thì sẽ được nhà trường xử lý theo điểm 2, điều 20, chương 7 của quy định như sau “Đề tài do sao chép từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thì tùy theo mức độ sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật”.

Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ của trường đã quy định đầy đủ, chi tiết các tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức và các biện pháp để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nhà trường đã quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, giảng viên ở các đơn vị khoa, phòng, ban, trung tâm biết để thực hiện đúng theo quy định. Kết quả từ khi thành lập trường đến nay chưa có một trường hợp nào vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức về nghiên cứu khoa học hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại trường.

Ngoài ra, nhà trường còn ban hành Quy định về định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học đối với giảng viên, trong đó có quy định cho các chức danh, học hàm, học vị phải tham gia hoạt động khoa học và công nghệ. Trong một năm học, đối với giảng viên phải hoàn thành 150 giờ nghiên cứu khoa học, giảng viên chính, giáo sư, phó giáo sư phải hoàn thành 170 giờ nghiên cứu khoa học theo từng định mức hoạt động khoa học và công nghệ đã được quy định. Dựa vào quy định nói trên, nhà trường có cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên trong trường. Quy định này luôn luôn được tuân thủ triển khai áp dụng trong toàn thể cán bộ, giảng viên của trường [H7.7.7.2].

2. Điểm mạnh

Nhà trường đã sớm ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn năng lực, đạo đức trong hoạt động khoa học công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ; quy định về định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học đối với giảng viên. Căn cứ theo các quy định, nhà trường đã áp dụng, quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ đến các đơn vị trực thuộc. Từ trước đến nay, chưa có một trường hợp nào vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức về nghiên cứu khoa học hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại trường.



3. Tồn tại

Hằng năm, chưa có tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy định về năng lực, đạo đức trong các hoạt động khoa học và công nghệ, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trong đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các cấp trong trường.



4. Kế hoạch hành động

Trong thời gian đến, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, giảng viên, SV các quy định về tiêu chuẩn năng lực, đạo đức trong hoạt động khoa học công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ trong nhà trường. Hằng năm, cần có tổng kết, đánh giá việc thực hiện các quy định ở các khoa, phòng, ban, trung tâm và nhà trường.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về tiêu chuẩn 7

Dù là một trường địa phương, nhưng công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Trường đã tổ chức thành công hội thảo khoa học quốc tế và một số hội thảo khoa học cấp trường với sự hiện diện của các học giả, nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới và sự tham gia đông đảo các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu trong và ngoài trường. Nhà trường đã xuất bản Tạp chí Khoa học và Công nghệ (2 số/năm) với nhiều bài báo chất lượng của cán bộ giảng dạy tại trường và các trường đại học khác trên toàn quốc. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học được duy trì thực hiện và phát triển theo từng năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhà trường còn một số vấn đề tồn tại trong công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ, cụ thể: số lượng đề tài đăng ký ở các cấp quản lý cao hơn chưa có; số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành còn ít; số lượng đề tài có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước chưa nhiều; chưa có những công trình khoa học tầm cỡ gắn kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học khác và doanh nghiệp; nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ chưa thực hiện được.

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế (3 tiêu chí)

Mở đầu

Đất nước ta đang trên đà hội nhập với khu vực và thế giới, các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa đều được nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với nước ngoài. Không nằm ngoài xu hướng đó, ngay từ khi thành lập, hoạt động hợp tác quốc tế của trường được đặc biệt chú trọng và phát huy. Nhà trường đã xây dựng Quy định quy trình hợp tác quốc tế tại trường nhằm làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động hợp tác quốc tế của trường. Trường đã đặt ra nhiều kế hoạch để phát triển công tác hợp tác quốc tế; chủ động thiết lập các mối quan hệ quốc tế, triển khai các hoạt động hợp tác với các tổ chức nước ngoài, góp phần nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học thông qua việc thực hiện được các dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ với các đối tác chưa thực sự có hiệu quả, nhà trường vẫn duy trì các mối quan hệ hợp tác sẵn có và đang tìm kiếm nguồn hợp tác mới nhằm từng bước nâng cao năng lực đội ngũ, bồi dưỡng chuyên môn, trao đổi các CTĐT, giao lưu khoa học và tăng nguồn cơ sở vật chất, tài liệu, thông tin phục vụ việc học tập và nghiên cứu của cán bộ giảng dạy và HSSV.



Tiêu chí 8.1. Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định của Nhà nước.

1. Mô tả

Trên cơ sở những văn bản pháp quy của Ủy ban thường vụ quốc hội khóa X, của Bộ GD&ĐT và Quy chế của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Nhà trường đã ban hành Quy định quy trình hợp tác quốc tế tại trường làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động hợp tác quốc tế [H8.8.1.1].

Theo quy định trên, phòng QLKH&HTQT có trách nhiệm tham mưu xây dựng các kế hoạch hợp tác quốc tế trong trường, đồng thời điều phối, theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch trên; định kỳ báo cáo tình hình hoạt động hợp tác quốc tế với lãnh đạo trường và các cấp thẩm quyền; làm đầu mối quan hệ trong các hoạt động hợp tác quốc tế của trường, chịu trách nhiệm tham mưu và triển khai đến các đơn vị liên quan thực hiện hoặc phối hợp thực hiện, đồng thời cũng là đầu mối tổng hợp cho các đề xuất, kế hoạch hợp tác quốc tế của các đơn vị, trình Hiệu trưởng phê duyệt. Các phòng, ban khác tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình phải đảm bảo việc thực hiện và phối hợp thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế đúng theo quy trình và quy định [H8.8.1.2].

Thông qua các văn bản gửi đến từng đơn vị và trang thông tin điện tử của trường, nhà trường đã phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các công việc liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ trong công tác hợp tác quốc tế đến từng đơn vị, cá nhân và HSSV trong toàn trường.

Nhà trường thường xuyên phối hợp với các cơ quan của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và các ban, ngành chức năng liên quan trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai có hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế như tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành các văn bản pháp quy trong việc tổ chức các hội thảo quốc tế [H8.8.1.3], tiếp nhận và đào tạo lưu học sinh Lào [H8.8.1.4], tiếp nhận tình nguyện viên quốc tế Úc [H8.8.1.5]. Việc tổ chức và quản lý công tác giảng dạy, đào tạo và sinh hoạt của tình nguyện viên Úc, lưu học sinh Lào,… đều được nhà trường thực hiện đúng các quy định của nhà nước [H8.8.1.6].

Nhà trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy định các thủ tục về đưa cán bộ viên chức tham quan, học tập ở nước ngoài cũng như đón tiếp các đoàn quốc tế đến hợp tác với trường, thực hiện việc báo cáo với Sở Nội vụ, Công an tỉnh về số lượng khách nước ngoài đến thăm và làm việc, mục đích chuyến thăm, kế hoạch tiếp đón và nội dung hợp tác của trường [H8.8.1.7].

Quá trình triển khai hoạt động hợp tác quốc tế với các đối tác được nhà trường thực hiện đúng theo chức năng và quyền hạn của mình, đảm bảo theo các văn bản pháp quy do các cấp ban hành. Nhà trường luôn đảm bảo an ninh, an toàn cho giảng viên, chuyên gia nước ngoài đến công tác và SV đến nghiên cứu và học tập tại trường theo quy định của pháp luật [H8.8.1.8].

2. Điểm mạnh

Trường luôn tuân thủ đúng theo các quy định của nhà nước về công tác hợp tác quốc tế; đã xây dựng quy trình hợp tác quốc tế của đơn vị nhằm triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế đúng theo quy định và đạt hiệu quả cao; có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan liên quan chức năng liên quan trong việc quản lý hoạt động quốc tế tại trường.


3. Tồn tại

Trường chưa có nhiều cơ hội trong việc tạo dựng các mối quan hệ quốc tế, vì thế, nhà trường chưa có những đánh giá cụ thể và điều chỉnh kịp thời những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế của trường cho phù hợp với tình hình mới.



4. Kế hoạch hành động

Trong giai đoạn 2015 - 2020, trên cơ sở đánh giá kịp thời các quy định liên quan để phù hợp với tình hình phát triển mới, phòng QLKH&HTQT tham mưu điều chỉnh và xây dựng hệ thống các văn bản, quy trình hợp tác quốc tế; phổ biến, tuyên truyền rộng rãi các văn bản hợp tác quốc tế đến toàn thể cán bộ, giảng viên và HSSV; đảm bảo mọi hoạt động hợp tác quốc tế trong nhà trường đều tuân thủ theo nguyên tắc và quy định của nhà nước.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 8.2. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường đại học.

1. Mô tả

Trường đã có nhiều nổ lực trong việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm góp phần thúc đẩy công tác đào tạo của trường phát triển, điển hình là việc thành lập phòng QLKH&HTQT và ban hành các văn bản pháp quy nhằm quản lý hiệu quả hoạt động quan hệ quốc tế trong nhà trường.

Trường đã ký kết văn bản hợp tác quốc tế về đào tạo, các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát với các trường đại học của Đài Loan và các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể như sau:

Hợp tác với tổ chức VVOB trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ 2008 - 2013, nhà trường đóng vai trò là chủ dự án [H8.8.2.1]. Trường đã triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý giáo dục ở cấp tỉnh, huyện và cán bộ của nhà trường để chỉ đạo quá trình chuyển đổi theo hướng dạy học tích cực; các hoạt động nhằm nâng cao công tác đào tạo giáo viên ở cấp tỉnh để tổ chức các quá trình chuyển đổi theo hướng dạy học tích cực ở cấp huyện và trường học; các hoạt động nhằm tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng của tỉnh Quảng Ngãi trong việc hỗ trợ các quá trình chuyển đổi theo hướng dạy học tích cực [H8.8.2.2].

Hợp tác với Tổ chức tình nguyện quốc tế Úc (AVI) vào năm 2008, nhà trường đã có chủ trương tiếp nhận tình nguyện viên quốc tế có trình độ chuyên môn cao về giảng dạy tại trường nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của một số bộ môn của trường. Đến nay, nhà trường đã mời 01 giảng viên đến giảng dạy tại trường [H8.8.2.3].

Với các trường đại học Mingdao và Chungchou của Đài Loan, trường đã có những ký kết ghi nhớ về trao đổi học thuật và hợp tác đào tạo. Bước đầu, trường đã thực hiện các cuộc tham quan, khảo sát tại Đài Loan [H8.8.2.4]. Tuy đã có những ký kết ghi nhớ về hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo nước ngoài, song các mối quan hệ về hợp tác đào tạo và trao đổi học thuật, chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát của trường chỉ là những ghi nhớ ban đầu và chưa được triển khai cụ thể.

Từ năm 2009 đến nay, nhà trường liên tục triển khai chương trình hợp tác đào tạo bậc đại học cho lưu học sinh Lào theo nội dung ký kết giữa UBND tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh Chămpasăk, Sêkông và Atapue, Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trường đã tiến hành đào tạo tiếng Việt cho toàn bộ học sinh Lào học trên địa bàn tỉnh nhằm trang bị đủ khả năng giao tiếp và tiếp thu kiến thức khi bước vào học các môn chuyên ngành. Với những học sinh Lào đăng ký học các chuyên ngành Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Cơ khí và tiếng Việt được nhà trường đào tạo trong 4 năm cùng với SV chính quy. Các khoản học phí, lệ phí và sinh hoạt phí của lưu học sinh Lào đều được UBND tỉnh hỗ trợ [H8.8.2.5].

Hằng năm, nhà trường đã ký thỏa thuận với Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Vina (Hàn Quốc) về việc hỗ trợ đào tạo, tham quan, thực tập, tiếp nhận làm việc tại các nhà máy của công ty, đồng thời cấp học bỗng cho những SV có thành tích xuất sắc trong học tập [H8.8.2.6].

Nhà trường đã động viên khuyến khích và tạo điều kiện một số giảng viên của trường đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến nước ngoài như Pháp, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan,…và hiện nay trường có 09 giảng viên đã và đang học tập tại nước ngoài [H8.8.2.7].

2. Điểm mạnh

Trường đã chủ động khai thác các mối quan hệ hợp tác quốc tế với 02 trường đại học ở Đài Loan, 02 tổ chức quốc tế và 01 công ty nước ngoài trong việc triển khai các hoạt động hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật và tham quan khảo sát ở nước ngoài cho cán bộ, giảng viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng của trường.



3. Tồn tại

Nhà trường chưa triển khai những ký kết ghi nhớ về hợp tác quốc tế với cơ sở đào tạo nước ngoài thành những chương trình hợp tác cụ thể. Việc xây dựng quy định nhằm động viên, khuyến khích phát triển các chương trình liên kết đào tạo và trao đổi học thuật với các đối tác nước ngoài chưa được thực hiện.



4. Kế hoạch hành động

Giai đoạn 2015 - 2020, trường hoàn thiện các quy định nhằm động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân phát triển các chương trình liên kết đào tạo và trao đổi học thuật với các đối tác nước ngoài; khuyến khích cán bộ viên chức đang học tập ở nước ngoài tìm kiếm, xây dựng các quan hệ hợp tác về đào tạo, trao đổi học thuật với các đối tác nước ngoài; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung của văn bản ghi nhớ với các cơ sở giáo dục nước ngoài.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 8.3. Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung.

1. Mô tả

Trường Đại học Phạm Văn Đồng là một trường đại học địa phương, có nhiệm vụ đào tạo phần lớn nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Do đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thông qua các dự án, các chương trình, hội thảo, hội nghị,… là thật sự cần thiết đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Trường đã tích cực phối hợp cùng tổ chức VVOB triển khai thực hiện hợp phần đào tạo giáo viên trong giai đoạn 2008 - 2013. Hợp phần này đã đóng góp có hiệu quả việc tích cực hóa hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên và SV thông qua các hội thảo, tập huấn, nghiên cứu khoa học, thực hiện tiểu dự án, hội thi, câu lạc bộ,… Kết quả của việc hợp tác với VVOB được thể hiện ở những nội dung như nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, giảng viên và SV; nâng cao năng lực của số đối tượng này thông qua việc tái trang bị, bổ sung một số kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết; cải thiện môi trường giáo dục; đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá SV; xây dựng được “cộng đồng thực hành” trong phạm vi từng tỉnh và các tỉnh tham gia dự án VVOB; tiếp cận những kiến thức hiện đại của khoa học giáo dục, khoa học quản lý,… [H8.8.3.1].

Trường đã đồng ý tiếp nhận 01 tình nguyện viên của Tổ chức tình nguyện Quốc tế Úc (AVI) tham gia giảng dạy tiếng Anh cho cán bộ giảng viên và hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học cho SV tại trường trong thời gian từ tháng 8/2012 đến tháng 7/2014 [H8.8.3.2]. Trường đã đề nghị tình nguyện viên tham gia nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên, SV thông qua các lớp Tiếng Anh giao tiếp nâng cao, lớp Tiếng Anh giao tiếp căn bản, và các Hội thảo chuyên đề tại Khoa Ngoại ngữ [H8.8.3.3].

Nhà trường đã thực hiện nhiệm vụ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, cụ thể là đào tạo tiếng Việt và đào tạo trình độ đại học cho các lưu học sinh của một số tỉnh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trong hai năm học 2011 - 2012 và 2012 - 2013 trường đã tiếp nhận và đào tạo tiếng Việt cho 71 lưu học sinh Lào và đào tạo trình độ đại học cho 68 SV Lào thuộc các ngành như Công nghệ thông tin, cơ khí,… [H8.8.3.4].

Trong năm 2013, trường đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Những khía cạnh lịch sử và pháp lý” với sự tham dự của nhiều học giả có uy tín đến từ khắp nơi trên thế giới. [H8.8.3.5].

Tuy nhà trường đã thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, song hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế. Trường chưa xây dựng được các quy định khuyến khích các liên kết quốc tế thực hiện các đề tài khoa học công nghệ, chưa có kế hoạch cụ thể và phân bổ ngân sách hàng năm cho các hội nghị, hội thảo liên kết tổ chức với đối tác nước ngoài cũng như kế hoạch chiến lược đầu tư khai thác các khả năng liên kết quốc tế trong nghiên cứu khoa học.

2. Điểm mạnh

Bước đầu, nhà trường đã tận dụng và khai thác các mối quan hệ hợp tác quốc tế sẵn có; xây dựng các mối quan hệ với một số đối tác mới nhằm đẩy mạnh năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ giảng dạy, đồng thời tiếp thu những tiến bộ khoa học và công nghệ mới của nước ngoài góp phần nâng cao tầm nghiên cứu khoa học của trường.



3. Tồn tại

Các hoạt động hợp tác quốc tế của trường về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa đạt hiệu quả cao. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài tuy đã có, nhưng chưa thường xuyên. Tất cả những điều trên xuất phát từ nguyên do trường còn non trẻ, số lượng các chuyên gia đầu ngành còn ít, trình độ ngoại ngữ của một số cán bộ, giảng viên, SV còn hạn chế. Ngoài ra, việc khai thác các biên bản ghi nhớ, các chương trình liên kết với các đối tác nước ngoài chưa đạt yêu cầu đề ra do khả năng tài chính của trường theo từng giai đoạn.



4. Kế hoạch hành động

Trường tiếp tục là đối tác của VVOB trong việc triển khai nâng cao chất lượng giáo dục bậc mầm non và tiểu học trong giai đoạn 2014 - 2016.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, nhà trường xây dựng kế hoạch hợp tác phù hợp để đẩy mạnh liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu của các nước trong khối Asean, các nước trong khu vực Châu Á và các nước phát triển qua các hình thức như trao đổi giảng viên và SV; đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ngãi trong công tác tham mưu tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế tại Quảng Ngãi; lập kế hoạch làm việc với Sở Ngoại vụ về việc chia sẻ thông tin, tạo cơ hội để biết và cùng tham gia một số hoạt động về hợp tác quốc tế,… của địa phương.

Tập trung nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên để đạt trình độ chuyên môn cao phục vụ tốt cho giảng dạy và nghiên cứu; tăng cường phối hợp với các tổ chức quốc tế sẵn có nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của trường, cụ thể tổ chức các hội thảo, xê-mi-na chuyên đề có sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài; xây dựng kế hoạch để các giảng viên của trường đang học tập ở nước ngoài thực hiện nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá về trường cũng như thiết lập các hoạt động liên kết quốc tế trong thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, các giao lưu, trao đổi về chuyên môn,…; bổ sung số lượng đội ngũ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho số đối tượng làm công tác hợp tác quốc tế tại trường.



5. Tự đánh giá: Đạt. .

Kết luận về tiêu chuẩn 8

Tuy còn những tồn tại nhất định cần khắc phục, nhưng có thể khẳng định rằng hoạt động hợp tác quốc tế đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào công tác nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho cán bộ giảng dạy, HSSV của trường trong những năm qua. Thông qua quy trình hợp tác quốc tế, trường đã xây dựng các mối quan hệ hợp tác quốc tế ban đầu và tổ chức thành công, có hiệu quả một số hoạt động hợp tác quốc tế trong thời gian qua.

Với quyết tâm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những khó khăn về nguồn lực, cơ sở vật chất và nguồn đối tác, nhà trường đã và đang xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động hợp tác quốc tế có hiệu quả thiết thực, góp phần khẳng định vị thế của một trường công lập, đào tạo đa ngành và là nơi nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đáng tin cậy của các đối tác trong giai đoạn 2015 - 2020.

Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác (9 tiêu chí)


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương