Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi trưỜng đẠi học phạm văN ĐỒng báo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.14 Mb.
trang8/30
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích4.14 Mb.
#17731
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   30

2. Điểm mạnh

Đội ngũ giảng viên có thâm niên giảng dạy lâu năm, có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn tương đối lớn.

Có nhiều chính sách về kinh phí dành cho phát triển đội ngũ giảng viên.

3. Tồn tại

Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm đang trong độ tuổi nghỉ hưu khá lớn, lực lượng trẻ thay thế sẽ có khả năng không đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế của nhà trường.

Giảng viên có kinh nghiệm nhưng tuổi cao khó tiếp thu công nghệ hiện đại phục vụ giảng dạy và tâm lý ngại học tập nâng cao trình độ.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2015, nhà trường phối hợp với Đại học Đà Nẵng mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học và phối hợp với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý và giảng viên trẻ.

Ngoài các chính sách hỗ trợ của nhà trường được kiện toàn hàng năm, năm 2015 trường tham mưu UBND tỉnh xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ đội ngũ cán bộ viên chức của trường trong học tập nâng cao trình độ.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 5.8. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

1. Mô tả

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường lớn, chiếm 1/3 tổng số cán bộ viên chức, nhân viên nhà trường, với số lượng là 120 người (120/363). Trong đó 58 người biên chế và 62 người là hợp đồng lao động từ hai tháng đến một năm. Người có trình độ thạc sĩ và cao học 08 người, đại học 63 người, cao đẳng 05 người, trung cấp 08 người, khác 36 người [H5.5.8.1].

Nhiệm vụ của kỹ thuật viên và nhân viên được phân công phù hợp với trình độ và chuyên môn được đào tạo, nhà trường đã thành lập các tổ phục vụ như tổ bảo vệ (15 người), tạp vụ (13 người) gồm những người chưa qua đào tạo; tổ Máy tính và Quản trị mạng (05 người) gồm thạc sĩ và cử nhân chuyên ngành về công nghệ thông tin [H5.5.8.2], số còn lại là nhân viên phục vụ phòng máy, phòng thực hành và chuyên viên văn phòng phục vụ cho công tác tham mưu. Do đó, đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đã đáp ứng được yêu cầu về hỗ trợ và phục vụ có hiệu quả cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các công tác khác của nhà trường.

Hàng năm, nhà trường đều có kế hoạch cử đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ như tham gia các khóa đào tạo sau đại học, tập huấn về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bồi dưỡng tin học, bồi dưỡng kỹ năng hành chính, các lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính [H5.5.8.3]. Bên cạnh đó, nhà trường còn có cơ chế hỗ trợ về kinh phí cho cán bộ viên chức trong đó có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do nhà trường cử đi [H5.5.8.4].

Từ sự quan tâm tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho việc học tập nâng cao trình độ, đến việc tuyển chọn đội ngũ kỹ thuật viên đảm bảo chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học trong những năm gần đây nên đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường đã có khả năng bảo trì và sử dụng thành thạo các máy móc, trang thiết bị đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trường [H5.5.8.5]..

2. Điểm mạnh

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên trẻ, năng động đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ mục tiêu đào tạo; đảm bảo về số lượng và được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhà trường đã có cơ chế, chính sách phù hợp cho phát triển, nâng cao năng lực phục vụ cho đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên.

3. Tồn tại

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của trường có trình độ thạc sĩ còn ít.

Phần lớn kỹ thuật viên và nhân viên là hợp đồng ngắn hạn nên tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao.

Kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn của trường cũng như của các sở ngành trong tỉnh dành cho đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên chưa nhiều.



4. Kế hoạch hành động

Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch cử cán bộ viên chức là kỹ thuật viên - nhân viên tham gia các CTĐT nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Năm 2015, Nhà trường sẽ có kế hoạch phối hợp với các sở ngành trong tỉnh (như Sở Thông tin Truyền thông, Sở Nội vụ….) mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ dành riêng cho đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên.

Năm 2016, Trường Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức kỳ thi tuyển dụng cán bộ viên chức hành chính để đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đang hợp đồng ngắn hạn trở thành cán bộ viên chức nhà trường.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về tiêu chuẩn 5

Hiện nay, đội ngũ cán bộ viên chức nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và ngày càng được trẻ hóa đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Cán bộ quản lý của trường có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, vị trí công tác đang đảm trách. Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn của nhà giáo theo quy định của Bộ GD&ĐT; trình độ ngoại ngữ, tin học tương đối đáp ứng được với yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên cũng không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng; thường xuyên được cử đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đã phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.



Tiêu chuẩn 6: Người học (9 tiêu chí)

Mở đầu

Thực hiện Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã tổ chức thực hiện các yêu cầu, quy định để đáp ứng nhu cầu của người học. Ngay từ đầu năm học, khóa học, nhà trường tổ chức tập trung HSSV theo các ngành, khối học để cung cấp những thông tin chung, giới thiệu tổng quát về quá trình hình thành, thành quả hoạt động của nhà trường; quyền lợi, nghĩa vụ, bổn phận của HSSV; việc thực hiện chế độ chính sách cho các đối tượng HSSV; các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,...; cung cấp thông tin cho người học về mục tiêu đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo; các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo quy chế, quy định của Bộ GD&ĐT; đồng thời công bố ba công khai; chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học và nghề nghiệp đối với HSSV.

Nhà trường tổ chức khám sức khỏe đầu khóa cho người học theo quy định; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cho người học; phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội SV, Hội cựu chiến binh trường tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức lối sống; tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy nhà trường đến HSSV; định kì tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động chính trị xã hội cho HSSV.

Nhà trường đã triển khai cho tất cả đối tượng SV trực tiếp tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên sau khi kết thúc môn học; SV sắp tốt nghiệp về chất lượng đào tạo khóa học.



Tiêu chí 6.1. Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Mô tả

Tạo điều kiện cho mọi đối tượng người học nắm được những thông tin thật cần thiết về CTĐT, quy chế đào tạo và các quy định khác có liên quan là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của trường. Để thực hiện điều này, từ đầu khóa học, nhà trường tổ chức tuần sinh hoạt công dân cho SV với các nội dung giáo dục định hướng, bao gồm phổ biến các quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT; quy chế đào tạo của trường; nội dung, mục tiêu của khóa học; các quy định về kiểm tra, đánh giá, điều kiện được xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp; quy định cơ bản về rèn luyện và đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV,... Việc cung cấp những thông tin này do các đơn vị chức năng thuộc phòng Đào tạo và phòng CTHSSV trực tiếp trình bày, hướng dẫn, trao đổi cho HSSV [H6.6.1.1]. Qua những nội dung được cung cấp ở đầu khóa học và được bổ sung vào đầu mỗi năm học, HSSV có được thông tin cần thiết để chuẩn bị cho quá trình học tập và rèn luyện trong suốt khóa học. Từ năm học 2012 - 2013, website của trường cung cấp đầy đủ và cập nhật các thông tin về CTĐT ở tất cả các ngành đào tạo của trường từ bậc trung cấp, cao đẳng, đại học hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học, đề cương chi tiết của một số môn học cũng được đưa lên website trường, ngoài ra các quy định về công tác đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện, hướng dẫn đăng ký học phần, các biểu mẫu dành cho HSSV,… cũng được đăng tải trên website thành phần của trường và sổ tay SV [H6.6.1.2]. Tuy nhiên, việc đăng tải các thông tin trên website chưa thực sự khoa học, chưa có tính hệ thống dẫn đến SV khai thác thông tin chưa kịp thời.

Ngoài việc cung cấp thông tin bằng hình thức trao đổi, phổ biến trực tiếp, đưa thông tin lên website của trường, nhà trường còn ban hành "sổ tay sinh viên" dành cho SV đào tạo theo học chế tín chỉ [H6.6.1.3]. Mỗi SV được trang bị 01 quyển sổ tay SV ngay từ đầu năm học, nội dung chính của sổ tay tập trung vào một số thông tin, chỉ dẫn cơ bản, thiết thực nhất đối với việc học tập và rèn luyện của SV, bao gồm các kênh thông tin quan trọng, chính thống của nhà trường; các phương thức trao đổi thông tin và tư vấn học tập; một số vấn đề quan trọng trong đào tạo tín chỉ như cơ cấu tổ chức lớp học, thời gian hoạt động giảng dạy và học tập, các tiêu chí đánh giá kết quả học tập, vấn đề làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; quy định về rèn luyện và đánh giá kết quả rèn luyện; cách sử dụng phần mềm quản lý đào tạo để đăng ký học phần và khai thác thông tin, điều kiện về các loại chứng chỉ để xét công nhận tốt nghiệp,… qua sổ tay này SV chủ động hơn trong việc tự tổ chức học tập trong suốt một năm học [H6.6.1.4]. Ngoài ra, các thông tin cần thiết liên quan đến HSSV mang tính cập nhật được công khai cho HSSV biết bằng hình thức sử dụng bảng tin ở các văn phòng khoa, phòng KT-ĐBCLGD, phòng Đào tạo, phòng CTHSSV, văn phòng Hội SV, Đoàn thanh niên dưới dạng thông báo bằng văn bản hoặc trên website thành phần của khoa [H6.6.1.5]. Những vấn đề chưa rõ, HSSV có thể tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm - cố vấn học tập qua giờ sinh hoạt lớp hoặc SV đến trực tiếp các khoa, phòng, ban có liên quan để được giải đáp kịp thời [H6.6.1.6].

2. Điểm mạnh

Các thông tin liên quan đến CTĐT, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế của Bộ GD&ĐT được công khai cho người học bằng nhiều hình thức khác nhau.



3. Tồn tại

Sổ tay sinh viên chỉ có giá trị cho từng năm học, chưa cung cấp đủ thông tin toàn khóa học cho SV; website trường đăng tải các thông tin chưa thật sự khoa học, chưa có tính hệ thống.



4. Kế hoạch hành động

Năm học 2014-2015, tổ quản trị mạng của trường tiếp tục hoàn thiện website trường, thiết lập các thông tin, hướng dẫn có liên quan nhằm đăng tải thông tin một cách khoa học, có hệ thống.

Phòng Đào tạo tiếp tục hoàn thiện sổ tay SV có giá trị cho toàn khóa học.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6.2. Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức khỏe theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trường.

1. Mô tả

Thực hiện chế độ chính sách xã hội cho người học được nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm túc. Nhà trường có đơn vị chuyên trách là phòng CTHSSV trực tiếp tham mưu việc xét miễn giảm học phí, xét cấp học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp ưu đãi xã hội, xác nhận vay vốn tín dụng học tập [H6.6.2.1]. Các văn bản về chế độ chính sách cho HSSV được phòng CTHSSV phổ biến ngay từ đầu khóa học, do đó SV hiểu rõ được các chế độ mà SV được thụ hưởng [H6.6.2.2]. Hàng năm, nhà trường tiến hành giải quyết chế độ miễn, giảm học phí; trợ cấp xã hội cho các đối tượng HSSV theo các quy định hiện hành làm nhiều đợt và công khai danh sách để cho HSSV biết [H6.6.2.3]. Vì vậy, trong những năm qua tất cả các trường hợp HSSV trong diện được hưởng chế độ chính sách xã hội đều được nhà trường giải quyết. Từng học kỳ, bên cạnh việc xét cấp học bổng khuyến khích học tập cho HSSV khá, giỏi một cách công khai rộng rãi, đúng quy định, nhà trường còn vận động các nhà tài trợ cấp tài trợ học bổng cho HSSV học tập loại giỏi, khá có hoàn cảnh khó khăn [H6.6.2.4].

Nhà trường duy trì trạm xá trường học với 02 nhân viên y tế có nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát thuốc chữa trị các bệnh thông thường, sơ cứu ban đầu, tham mưu các hoạt động vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh [H6.6.2.5]. Đầu năm học, nhà trường tổ chức khám sức khỏe cho HSSV để theo dõi và dự báo tình trạng sức khỏe cho HSSV kịp thời, kết quả trong những năm học vừa qua, chưa có trường hợp HSSV phải ngừng học vì lý do sức khỏe không đảm bảo [H6.6.2.6].

Nhà trường triển khai loại hình bảo hiểm tự nguyện và thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc kịp thời cho HSSV vào đầu năm học. Cử các cán bộ phòng CTHSSV kiêm nhiệm công tác này, làm cầu nối giữa HSSV và các cơ quan bảo hiểm. Các loại hình bảo biểm này đã góp phần làm giảm thiểu thiệt hại cho những HSSV không may bị ốm đau, tại nạn [H6.6.2.7].

Hàng năm, nhà trường bố trí một khoản kinh phí đáng kể cho Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trường để tổ chức các hoạt động cho HSSV như hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhân dịp kỉ niệm các sự kiện lớn của địa phương và đất nước. Ngoài ra, đoàn thanh niên và hội sinh viên phối hợp với tỉnh đoàn, hội sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động xã hội như Mùa hè tình nguyện, Hiến máu nhân đạo,.... thu hút hàng trăm lượt HSSV tham gia. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất của trường, kinh phí dành cho hoạt động này trong khoản định mức cho phép, do vậy nhà trường chưa tổ chức được nhiều hoạt động thu hút tất cả SV toàn trường tham gia.

Trung tâm Thông tin tư liệu bố trí phòng đọc dành cho SV tự nghiên cứu, HSSV có nhu cầu sử dụng phòng học, phòng sinh hoạt và các phương tiện phục vụ đều được đáp ứng [H6.6.2.9]. Kí túc xá của trường với 800 chỗ ở rộng rãi, đáp ứng 100% nhu cầu đăng kí ở nội trú [H6.6.2.10]; Nhà trường đã xây dựng sân vận động, sân bóng chuyền, bóng rổ, nhà đa năng,... để phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các nhu cầu vui chơi, giải trí khác cho HSSV [H6.6.2.11]; lắp đặt một số phòng máy tính phục vụ học tập ngoài giờ ở Trung tâm Thông tin tư liệu và một số khu vực; lắp đặt và xây dựng hệ thống mạng wifi, mạng lan trong khuôn viên trường để HSSV tiện việc sử dụng trong truy cứu cập nhật thông tin và học tập [H6.6.2.12]. Nhà trường đã kí kết quy chế đảm bảo an ninh trường học; đăng kí và thực hiện cơ quan an toàn an ninh trật tự, xây dựng cơ quan văn hóa; trang bị bình chữa cháy phòng chống cháy nổ theo quy định của luật phòng cháy, chữa cháy [H6.6.2.13]; bố trí người trực bảo vệ cơ quan, bảo vệ kí túc xá 24/24 để theo dõi và quản lý an ninh trật tự ở ký túc xá, khuôn viên trường; bố trí người vệ sinh môi trường thường xuyên hằng ngày [H6.6.2.14].



2. Điểm mạnh

Chế độ chính sách xã hội đối với người học được đảm bảo theo đúng quy định. Nhà trường xây dựng quỹ học bổng hỗ trợ cho những HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục tham gia học tập. Chủ động bố trí kinh phí để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho HSSV. Người học được đảm bảo an toàn khi học tập, sinh hoạt tại trường.



3. Tồn tại

Điều kiện để tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu người học.



4. Kế hoạch hành động

Giai đoạn 2015 - 2020, nhà trường tiến hành nâng cấp, mở rộng khu dành cho các hoạt động thể thao, giải trí của trường đáp ứng nhu cầu cho HSSV; triển khai dự án xây dựng khu sinh hoạt văn hóa, thể thao cho HSSV tại cơ sở mới của trường.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6.3. Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học được thực hiện có hiệu quả.

1. Mô tả

Căn cứ các quy định, chủ trương của Bộ GD&ĐT và kế hoạch nhiệm vụ năm học, nhà trường tổ chức tuần sinh hoạt công dân cho HSSV đầu năm, đầu khóa học, theo đó HSSV được thông tin cập nhật về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; chủ trương của Bộ GD&ĐT, chính quyền địa phương; tình hình kinh tế, chính trị xã hội và được phổ biến quy chế rèn luyện [H6.6.3.1].

Trong từng năm học nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên, liên chi đoàn các khoa tổ chức cho HSSV học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, các chủ trương quyết sách mới của đảng, nhà nước về giáo dục [H6.6.3.2]; hưởng ứng thực hiện cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường; an toàn giao thông; phòng chống tham nhũng; giáo dục giới tính,...; tổ chức các đợt giao lưu với lực lượng quân đội nhân dân, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; tham quan di tích lịch sử, về nguồn, các hoạt động tuyên truyền về biên giới hải đảo; tổ chức tình nguyện xã hội nhằm bồi đắp lí tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao nhận thức để HSSV làm tốt bổn phận, trách nhiệm của mình [H6.6.3.3].

Thực hiện CTĐT, giáo dục công dân, Khoa Lý luận chính trị được giao nhiệm vụ tích hợp các nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức trong các môn học để chuyển tải đến HSSV về ý thức rèn luyện, đạo đức lối sống, phẩm chất chính trị, tư tưởng [H6.6.3.4]. Trung tâm Thông tin tư liệu thành lập tủ sách pháp luật; tăng cường công tác thông tin, cung cấp cho người học tài liệu, sách báo,... có liên quan về các mặt chính trị xã hội, tư tưởng, đời sống. Nhìn chung, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho HSSV đã đạt hiệu quả nhất định, cụ thể bình quân trong các năm học từ 2009-2010 đến 2012-2013 có 90,2% xếp loại rèn luyện từ loại khá trở lên, chỉ có 0,8% xếp loại yếu. Hầu hết HSSV có lối sống lành mạnh, không vi phạm các tệ nạn xã hội, không vi phạm nghiêm trọng an ninh trật tự xã hội, luật pháp nhà nước, nội quy, quy chế nhà trường [H6.6.3.5].



2. Điểm mạnh

Công tác định hướng và giáo dục nhận thức chính trị tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống cho HSSV có hiệu quả. Nhà trường không có tệ nạn xã hội, số lượng HSSV yếu về xếp loại rèn luyện thấp.



3. Tồn tại

Nhà trường chưa có biện pháp giáo dục, động viên HSSV có kết quả rèn luyện loại yếu.



4. Kế hoạch hành động

Trong năm học 2014 - 2015, nhà trường tiếp tục hoàn thiện, tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục, tổ chức nói chuyện ngoại khóa định kỳ về tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới cho HSSV, đặc biệt là học sinh có hạnh kiểm yếu.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6.4. Công tác Đảng, đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học.

1. Mô tả

Tổ chức Đảng và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội SV nhà trường đóng vai trò quan trọng trong lãnh đạo và phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nhất là lãnh đạo và tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho HSSV.

Nội dung, chương trình công tác của Đảng ủy nhà trường về giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho thanh niên HSSV là một trong những nội dung công tác quan trọng, chi phối các hoạt động chung của nhà trường [H6.6.4.1].

Dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, Đoàn Thanh niên trường đã chủ động và phối hợp với Hội SV, liên chi đoàn các khoa tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục, hoạt động phong trào theo chuyên đề để tập hợp, đoàn kết thanh niên; tham gia các hoạt động của thanh niên địa phương; hoạt động tình nguyện được tiếp tục triển khai như tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, từ thiện giúp trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em mồ côi; tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhân các ngày kỉ niệm; phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp" và “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc” tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với cuộc thi "Viết nhật ký làm theo lời Bác" [H6.6.4.2].

Các tổ chức đoàn thể trong trường đã đa dạng hóa các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, rèn luyện đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân trong HSSV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp học tập, tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các cuộc thi tay nghề, các câu lạc bộ chuyên môn [H6.6.4.3].

Ngoài ra, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ khoa, các chi đoàn, liên chi đoàn các khoa cũng có các kế hoạch triển khai hoạt động học tập và rèn luyện có tác động tốt trong việc rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho HSSV. Đảng ủy nhà trường thường xuyên phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh để mở lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho HSSV nhằm góp phần tuyên truyền giác ngộ giúp cho người học sớm đứng vào hàng ngũ của đảng. Từ 2009 đến năm 2013 có 128 SV tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng và đã kết nạp đảng cho 24 SV. Hằng năm tỷ lệ bồi dưỡng nhận thức, kết nạp đảng qua các năm tăng. Số lượng HSSV được khen thưởng bình quân hàng năm là 25%, số lượng HSSV bị kỷ luật không đáng kể (dưới 0,15 %) [H6.6.4.4].



2. Điểm mạnh

Đảng ủy luôn có những chủ trương kịp thời định hướng trong việc rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học. Trường không có tệ nạn xã hội trong SV; có tỉ lệ SV trưởng thành, được kết nạp vào Đảng đáng kể.



3. Tồn tại

Các hoạt động của Đoàn thanh niên - Hội SV cấp khoa chưa được tổ chức thường xuyên; công tác xây dựng kế hoạch hoạt động và hỗ trợ giữa các đoàn thể trong trường chưa thật tốt, nhất là về mặt thời gian tổ chức các hoạt động.



4. Kế hoạch hành động

Năm học 2014-2015, nhà trường phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội HSSV và Hội Cựu chiến binh tăng cường tổ chức các hoạt động đoàn thể ở cấp khoa. Khoa Lý luận Chính trị, phòng CTHSSV phối hợp với các tổ chức đoàn thể HSSV xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động đa dạng mang tính chất giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng và đạo đức lối sống cho người học.



5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 6.5. Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của người học.

1. Mô tả

Nhà trường đã đề ra nhiều giải pháp, biện pháp tạo điều kiện tối đa trong khả năng để hỗ trợ cho HSSV học tập và sinh hoạt. Cụ thể, HSSV có nhu cầu sử dụng phòng học, phòng sinh hoạt và các phương tiện phục vụ đều được nhà trường đáp ứng, ở Trung tâm Thông tin tư liệu có phòng tự học, luôn mở cửa phục vụ nhu cầu học tập của HSSV [H6.6.5.1]. Các đơn vị chức năng của trường và các khoa chuyên môn có nhiệm vụ cập nhật, thông báo kịp thời các quy định, quy chế đào tạo, đề cương chi tiết, tài liệu học tập, chế độ chính sách, kết quả học tập, rèn luyện,... cho HSSV bằng nhiều hình thức khác nhau như thông báo trên bảng tin, thông qua giáo viên chủ nhiệm - cố vấn học tập, thông tin trên website của trường [H6.6.5.2]. Ngoài ra, nhà trường còn ban hành sổ tay SV nhằm giúp SV chủ động trong việc học tập và rèn luyện một cách tốt nhất [H6.6.5.3].

Trung tâm Thông tin tư liệu với chức năng thông tin được trang bị thiết bị nghe nhìn và lắp đặt 52 máy tính kết nối internet phục vụ bạn đọc tìm kiếm thông tin học tập [H6.6.5.4]. Hằng năm, Trung tâm Thông tin tư liệu có kế hoạch mua sắm bổ sung tài liệu, giáo trình phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của HSSV, hiện tại thư viện có 14.855 đầu sách/154.942 cuốn sách, đủ cơ số phục vụ cho HSSV, mỗi HSSV được mượn 03 cuốn sách, giáo trình trong thời gian 02 tuần [H6.6.5.5]. Trong khuôn viên nhà trường còn được lắp đặt và xây dựng hệ thống mạng wifi, mạng lan để HSSV truy cập thông tin [H6.6.5.6].

Các khoa có đào tạo HSSV được hỗ trợ kinh phí đi thực tế, tham quan, học tập, rèn luyện tay nghề; các hoạt động ngoại khóa, chuyên môn như tổ chức cho SV năm cuối ngành kinh tế tham quan thực tế các doanh nghiệp, tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm cho SV các ngành sư phạm, tổ chức câu lạc bộ văn học dân gian thuộc Khoa Sư phạm Xã hội, câu lạc bộ môi trường thuộc Khoa Cơ bản, cuộc thi đường đua sáng tạo Robocon thuộc Khoa Kỹ thuật Công nghệ, vui cùng IT thuộc Khoa Công nghệ Thông tin [H6.6.5.7].

Đối với HSSV có nhu cầu ở ký túc xá, nhà trường đã bố trí đủ chỗ ở cho SV có nhu cầu với mức phí hợp lý (80.000 đồng/HSSV/tháng) [H6.6.5.8]. Nhà trường có chế độ ưu đãi nộp phí nội trú đối với HSSV thuộc diện chính sách, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Hội [H6.6.5.9]. Ban quản lý ký túc xá, Ban tự quản HSSV phân công người trực quản lý 24/24, theo dõi và quản lý an ninh trật tự khu ở ký túc xá; bố trí người vệ sinh môi trường thường xuyên hằng ngày [H6.6.5.10].

Nhà trường xây dựng sân vận động, sân bóng chuyền, bóng rổ, nhà đa năng,... để phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao [H6.6.5.11]; thường xuyên chăm lo tu bổ, sửa chữa tôn tạo cơ sở vật chất kí túc xá, cơ sở vật chất dạy học, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, phòng chống cháy nổ [H6.6.5.12]; tổ chức khám sức khỏe HSSV đầu khóa; vận động HSSV mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể hàng năm đạt 80% [H6.6.5.13].

Chế độ chính sách đối với HSSV được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Nhà trường có đơn vị chuyên trách là phòng CTHSSV trực tiếp tham mưu việc xét miễn giảm học phí, xét cấp học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp ưu đãi xã hội, xác nhận vay vốn tín dụng học tập. Nhà trường còn thành lập quỹ học bổng hiếu học; kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ quỹ học bổng hỗ trợ cho HSSV học lực giỏi, khá và HSSV có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập [H6.6.5.14].

Nhà trường hỗ trợ kinh phí dành cho SV tham dự các cuộc thi cấp khu vực, quốc gia như Olympic Toán, Olympic Tin học, Olympic Tiếng Anh, rung chuông vàng, chương trình SV, tổ chức giải bóng đá, bóng chuyền trong HSSV,... nhằm tạo điều kiện cho SV giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện sức khỏe nhằm hỗ trợ tốt cho học tập [H6.6.5.15].

Nhà trường đã có nhiều biện pháp cụ thể để hỗ trợ tích cực cho việc học tập và sinh hoạt của người học, tuy nhiên nhà trường chưa tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học về các hoạt động hỗ trợ học tập và sinh hoạt để cải tiến các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cho người học.


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương