Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi trưỜng đẠi học phạm văN ĐỒng báo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.14 Mb.
trang1/30
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích4.14 Mb.
#17731
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG




BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

(Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học)

Quảng Ngãi, năm 2014

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

(Kèm theo Quyết định số: 314/QĐ-ĐHPVĐ, ngày 8 tháng 4 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng)



TT

Họ và

Tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

Chữ ký

1

Phạm Đăng

Phước

PGS.TS, Hiệu trưởng

Chủ tịch Hội đồng




2

Phạm

Nghi

ThS, Phó Hiệu trưởng

Phó Chủ tịch HĐ




3

Bùi Xuân

Hướng

CN, Trưởng phòng KT - ĐBCLGD

Ủy viên TT, Thư ký HĐ




4

Nguyễn

Nhẫn

ThS, Phó Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm ĐTTX

Ủy viên




5

Châu Văn

Lương

ThS, Phó Hiệu trưởng

Ủy viên




6

Trần Đình

Thám

ThS, Trưởng phòng TCCB

Ủy viên




7

Nguyễn Thanh

Hải

TS, Trưởng phòng Đào tạo

Ủy viên




8

Trần Thị

Khanh

CN, Trưởng phòng

Kế hoạch - Tài chính



Ủy viên




9

Võ Tấn

Lộc

ThS, Trưởng phòng HC-QT

Ủy viên




10

Nguyễn Đình

Đức

ThS, Trưởng phòng QLKH&HTQT

Ủy viên




11

Nguyễn Đình

Liên

CN, Trưởng phòng CTHSSV

Ủy viên




12

Nguyễn

Phó

CN, Trưởng ban

Quản lý Ký túc xá



Ủy viên




13

Trần Công

Lượng

ThS, Giám đốc Trung tâm Thông tin tư liệu

Ủy viên




14

Bùi Văn

Thanh

ThS, Bí thư

Đoàn TNCSHCM



Ủy viên




15

Lê Văn

Đương

CN, Chủ tịch

Công đoàn trường



Ủy viên




16

Nguyễn Diên

Xướng

TS, Trưởng khoa

Sư phạm Xã hội



Ủy viên




17

Lê Đình

Phương

ThS, Trưởng khoa SP

Tự nhiên


Ủy viên




18

Trần Hữu

Ca

ThS, Trưởng khoa Ngoại Ngữ

Ủy viên




19

Võ Thị Lý

Hoa

ThS, Trưởng khoa Cơ bản

Ủy viên




20

Nguyễn Quốc

Bảo

ThS, Trưởng khoa KTCN

Ủy viên




21

Lương Văn

Nghĩa

ThS, Trưởng khoa CNTT

Ủy viên




22

Huỳnh Kim

Hoa

ThS, Trưởng khoa

Lý luận chính trị



Ủy viên




23

Bùi Tá

Toàn

ThS, Trưởng khoa Kinh tế

Ủy viên




24

Nguyễn Thị

Nga

ThS, phó Trưởng phòng KT-ĐBCLGD

Ủy viên




25

Trần Trọng

Hiếu

Chủ tịch Hội SV

Ủy viên





MỤC LỤC

Danh sách thành viên Hội đồng Tự đánh giá Chất lượng giáo dục 1

Mục lục 2

Danh mục các từ viết tắt 3

Phần I: Đặt vấn đề 5

Phần II: Tổng quan chung 9

Phần III. Tự đánh giá của nhà trường 19

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu trường đại học 19

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý 24

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo 37

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo 49

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên. 64

Tiêu chuẩn 6: Người học.................................................................................. 81

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ 94

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế.........................................................107

Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác......... 115

Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính................................................137 Phần IV. Kết luận........................................................................................... 146 Phần V. Phụ lục...............................................................................................150


  1. Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục............................................150

  2. Các Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, Ban Thư ký và nhóm công tác giúp việc Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục.................................172

  3. Danh mục minh chứng...............................................................................185


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

CTĐT

Chương trình đào tạo

CTHSSV

Công tác học sinh sinh viên

ĐHPVĐ

Đại học Phạm Văn Đồng

HSSV

Học sinh sinh viên

KT-ĐBCLGD

Khảo thí – Đảm bảo chất lượng giáo dục

PDU

Pham Van Dong University

QLKH&HTQT

Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế

SV

Sinh viên

UBND

Ủy ban nhân dân


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, Quảng Ngãi và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có bước phát triển đột phá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua luôn đạt mức cao. Sự hình thành khu kinh tế Dung Quất và các khu kinh tế, khu công nghiệp lớn đã mở ra vận hội mới cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hơn lúc nào hết, việc đào tạo và đáp ứng nguồn nhân lực cho địa phương và khu vực miền Trung - Tây Nguyên trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Đáp ứng nhu cầu đó, ngày 07 tháng 9 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1168/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Phạm Văn Đồng, trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi và Trường Cao đẳng Cộng đồng Quảng Ngãi.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cùng với sự đầu tư của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi, nhà trường đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên các mặt: đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế,…

Với mục tiêu xây dựng nhà trường đạt chuẩn về chất lượng giáo dục, trở thành cơ sở đào tạo có uy tín trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Trường Đại học Phạm Văn Đồng luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cũng như đẩy mạnh tất cả các mặt hoạt động của nhà trường nhằm khẳng định thương hiệu của trường tại địa phương và trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Để đạt được mục tiêu đó, lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức nhà trường nhận thức sâu sắc rằng công tác tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động kiểm định chất lượng của một trường đại học, qua đó giúp nhà trường rà soát, đánh giá thực trạng, xác định điểm mạnh và tồn tại cần khắc phục để từ đó xây dựng kế hoạch hành động phát huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, đồng thời tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Mục đích chính của hoạt động tự đánh giá

Đánh giá thực trạng của nhà trường ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của trường (trên cơ sở 10 tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT).

Xác định điểm mạnh, tồn tại, cơ hội và thách thức đối với nhà trường.

Đề xuất kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục phát huy điểm mạnh và từng bước khắc phục những vấn đề còn tồn tại, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

Đăng ký kiểm định chất lượng và đề nghị Bộ GD&ĐT chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Huy động các nguồn lực để đầu tư, phát triển nhà trường trở thành cơ sở đào tạo có uy tín ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.



Phạm vi tự đánh giá

Đánh giá bao quát toàn bộ hoạt động của trường theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30/10/2012 của Bộ GD&ĐT.



Phương pháp đánh giá

Trong quá trình tự đánh giá, nhà trường dựa theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học của Bộ GD&ĐT ban hành. Đối với mỗi tiêu chí, trường đánh giá theo trình tự sau:

Mô tả làm rõ thực trạng.

So sánh các mặt hoạt động của nhà trường tương ứng với từng tiêu chí để phân tích, giải thích, đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác. Từ đó chỉ ra những điểm mạnh và những tồn tại cần khắc phục.

Lập kế hoạch hành động để khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.

Quy trình tự đánh giá

Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký, các Nhóm công tác.

Bước 2: Lập kế hoạch tự đánh giá.

Bước 3: Thu thập thông tin và minh chứng.

Bước 4: Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được.

Bước 5: Viết báo cáo tự đánh giá.

Bước 6: Công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ cơ sở giáo dục.

Bước 7: Báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ GD&ĐT.

Bước 8: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành đợt tự đánh giá.

Để thực hiện quy trình tự đánh giá này, nhà trường đã cử cán bộ tham dự các khóa tập huấn, hội thảo về tự đánh giá và kiểm định chất lượng của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ GD&ĐT tổ chức để học tập và học hỏi kinh nghiệm của các trường đã thực hiện kiểm định. Đồng thời nhà trường mời chuyên gia tư vấn để tập huấn cho các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và Nhóm công tác chuyên trách.

Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã ra Quyết định số 314/QĐ-ĐHPVĐ về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục, gồm 25 thành viên.

Hiệu trưởng nhà trường cũng đã ban hành Quyết định số 647/QĐ-ĐHPVĐ về việc điều chỉnh thành viên Ban thư ký (10 người) và các nhóm công tác chuyên trách (7 nhóm), giúp việc Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục. Mỗi nhóm công tác có 4 - 14 người, phụ trách từ 1 đến 2 tiêu chuẩn, trong đó trưởng nhóm do một thành viên Hội đồng tự đánh giá trường phụ trách. Trong quá trình triển khai công việc, nhà trường cũng đã ban hành văn bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký, các Nhóm công tác chuyên trách và các đơn vị trong trường có liên quan nhằm hỗ trợ các nhóm công tác chuyên trách thực hiện nhiệm vụ.

Trường đã hợp đồng với chuyên gia tư vấn giới thiệu về kiểm định chất lượng giáo dục, tập huấn công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục cho Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và các Nhóm công tác chuyên trách. Trường cũng đã phổ biến chủ trương triển khai tự đánh giá đến toàn thể cán bộ, viên chức và học sinh sinh viên (HSSV) trong trường (thông qua Kế hoạch tự đánh giá và website trường), qua đó yêu cầu cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nội dung liên quan đến đơn vị mình. Tất cả các đơn vị trong trường đã có sự phối hợp, cộng tác tốt trong việc cung cấp số liệu và thông tin minh chứng nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác về thực trạng của nhà trường.

Dựa vào Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học, các nhóm công tác chuyên trách theo từng tiêu chuẩn đã tiến hành thu thập tài liệu, minh chứng. Sau khi xem xét, đánh giá tính phù hợp của các minh chứng, các nhóm tiến hành viết phiếu đánh giá tiêu chí, báo cáo tiêu chí sau đó tổng hợp thành báo cáo tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí và tiêu chuẩn đều được phản biện, kiểm tra chéo thông tin giữa các thành viên trong nhóm, góp ý của chuyên gia tư vấn và Hội đồng tự đánh giá của trường. Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký hoàn thiện các báo cáo tiêu chuẩn, tích hợp với các nội dung khác thành báo cáo tự đánh giá của trường.

Báo cáo tự đánh giá trình bày một cách chi tiết các mặt hoạt động cụ thể của trường tương ứng với 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học. Trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để khắc phục những tồn tại nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.

PHẦN II. TỔNG QUAN CHUNG

Mở đầu

Trường Đại học Phạm Văn Đồng được thành lập ngày 07/9/2007 theo Quyết định số 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ngãi và Trường Cao đẳng Cộng đồng Quảng Ngãi. Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã không ngừng phát triển cả về qui mô và chất lượng, thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề với hai nhóm ngành sư phạm và kinh tế kỹ thuật; tổ chức các phương thức đào tạo không chính qui như bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuẩn hóa cán bộ, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người lao động trong tỉnh, khu vực; tổ chức các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật; các hoạt động văn hóa góp phần phát triển cộng đồng; thực hiện liên kết hợp tác với các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu khoa học trong cả nước và khu vực, các cơ sở đào tạo và các tổ chức quốc tế.

Quy mô đào tạo của trường hiện nay khoảng 10.000 học sinh sinh viên (HSSV) với nhiều bậc và ngành nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Là một đơn vị còn non trẻ, song trường đã có một bề dày lịch sử từ các đơn vị tiền thân. Kế thừa đội ngũ nhân lực có trình độ cao, có bề dày kinh nghiệm, với cơ sở vật chất và các ngành học, bậc học sẵn có, đến nay Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã đạt được một số thành quả đáng ghi nhận.



Về tầm nhìn, sứ mạng

Tầm nhìn, Sứ mạng của trường được xác định rõ tại công văn số 63/QĐ-ĐHPVĐ ngày 29/01/2010 và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (website trường, tờ rơi,...) nhằm định hướng cho mọi hoạt động của trường.

- Tầm nhìn: Trường Đại học Phạm Văn Đồng là cơ sở giáo dục - đào tạo có uy tín ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, định hướng ứng dụng”.

- Sứ mạng: “Trường Đại học Phạm Văn Đồng là cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp, đa phương thức; là cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung - Tây Nguyên”.

Tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường được hình thành từ trí tuệ của tập thể, có tính đồng thuận cao; nội dung được thể hiện rõ bằng văn bản có tính pháp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Về đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên của nhà trường

Tổng số cán bộ viên chức toàn trường 363, trong đó cán bộ giảng viên, giáo viên của trường 248 gồm 01 PGS.TS, 07 tiến sĩ, 140 thạc sĩ, 99 cử nhân và 01 trung cấp. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường 2.82%; tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường 56.45%. Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường có sự cân đối về độ tuổi, thâm niên công tác và giới tính. Độ tuổi trung bình của giảng viên cơ hữu là 40 tuổi. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên của trường về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đào tạo ở tất cả các ngành nghề đào tạo của trường. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ không nhiều do chính sách hỗ trợ đi làm nghiên cứu sinh của tỉnh và trình độ ngoại ngữ của cán bộ viên chức còn hạn chế, trong thời gian đến nhà trường tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích cán bộ viên chức làm nghiên cứu sinh.



Về chương trình đào tạo

tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương