Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi trưỜng đẠi học phạm văN ĐỒng báo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 4.14 Mb.
trang3/30
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích4.14 Mb.
#17731
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

2. Điểm mạnh

Trường đã xác định mục tiêu cụ thể, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố. Nhà trường có các hình thức tuyên truyền, phổ biến kịp thời mục tiêu của trường đến các cấp quản lý, cán bộ viên chức, HSSV và các đối tượng có liên quan ngoài trường bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức của trường nắm rõ, thống nhất, chấp thuận mục tiêu của nhà trường. Mục tiêu của trường luôn được quan tâm, quán triệt và cụ thể hóa trong kế hoạch hành động và phương hướng, nhiệm vụ theo từng năm học.

3. Tồn tại

Mục tiêu của trường chưa được rà soát, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội.



4.Kế hoạch hành động

Từ năm học 2014 - 2015, nhà trường tiến hành rà soát mục tiêu để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nguồn lực của trường và nhu cầu của xã hội.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về tiêu chuẩn 1

Cùng với quá trình thành lập, Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã công bố sứ mạng, xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường kịp thời. Sứ mạng, mục tiêu được lãnh đạo trường và toàn thể cán bộ viên chức quan tâm, chấp thuận. Sứ mạng và mục tiêu đã được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ viên chức, HSSV trường và các đối tượng liên quan ngoài trường bằng nhiều hình thức khác nhau.

Sứ mạng và mục tiêu của nhà trường có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường, phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Tuy nhiên, là một cơ sở mới được thành lập, bước đầu còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, việc đình kỳ rà soát, điều chỉnh sứ mạng, mục tiêu của nhà trường còn nhiều tồn tại, hạn chế. Sứ mạng và mục tiêu của nhà trường được xây dựng từ ngày thành lập trường, đến nay chưa được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của địa phương và nhu cầu của xã hội. Nhà trường chưa có những hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm tranh thủ ý kiến góp ý của các cơ quan, doanh nghiệp và người sử dụng lao động về sứ mạng của trường. Những tồn tại, hạn chế này đã được nhà trường nhận thấy và đưa ra kế hoạch hành động, cải tiến cụ thể.



Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (7 tiêu chí)

Mở đầu

Trường Đại học Phạm văn Đồng có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Điều lệ trường đại học, được cụ thể hóa trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tại Quyết số 28/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Nhà trường đã xây dựng một hệ thống văn bản quản lý chặt chẽ và được triển khai nghiêm túc nên các mặt hoạt động của nhà trường được thực hiện đồng bộ, kịp thời và hiệu quả. Công tác báo cáo thường xuyên, báo cáo định kỳ thực hiện đúng quy định, do đó các hoạt động của nhà trường đều được cơ quan quản lý cấp trên theo dõi, nắm bắt đầy đủ và kịp thời. Chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị, của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên đều được thể chế bằng văn bản và phân định rõ ràng. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể của trường đều có quy chế hoạt động riêng, đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng tập thể cán bộ viên chức và HSSV đoàn kết, đưa nhà trường ngày càng phát triển vững mạnh.



Tiêu chí 2.1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường đại học và các quy định khác của pháp luật có liên quan, được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

1. Mô tả

Cơ cấu cấu tổ chức của Trường Đại học Phạm Văn Đồng được xây dựng theo quy định của Điều lệ trường đại học tại Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ [H2.2.1.1]; và được cụ thể hóa tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành tại Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 22/8/2012 [H2.2.1.2].

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Phạm Văn Đồng gồm: Ban Giám hiệu: 01 Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng; có 7 phòng chức năng gồm: Tổ chức Cán bộ, Hành chính - Quản trị, Đào tạo, Khảo thí – Đảm bảo chất lượng giáo dục (KT-ĐBCLGD), Công tác HSSV, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế (QLKH&HTQT), Kế hoạch - Tài chính; có 3 trung tâm: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Đào tạo thường xuyên, Trung tâm Thông tin tư liệu; có 02 ban: Ban Quản lý Ký túc xá, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; có 8 khoa trực thuộc trường: Sư phạm Tự nhiên, Sư phạm Xã hội, Cơ bản, Kinh tế, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Công nghệ, Ngoại ngữ, Lý luận chính trị [H2.2.1.3].

Lãnh đạo các phòng là trưởng phòng; lãnh đạo các khoa là trưởng khoa, các trung tâm là giám đốc, các ban là trưởng ban.

Đảng bộ Trường Đại học Phạm Văn Đồng gồm có 14 chi bộ với 170 đảng viên [H2.2.1.4].

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường gồm có 07 Liên chi đoàn, 106 chi đoàn với 2670 đoàn viên [H2.2.1.5].

Ngoài ra, nhà trường còn có Hội Cựu chiến binh và Hội SV [H2.2.1.6].

Giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo và khoa học có Hội đồng khoa học và đào tạo, gồm có 21 thành viên và đại diện là Hiệu trưởng, một số Phó Hiệu trưởng, trưởng của một số khoa, phòng, ban, trung tâm, đại diện giảng viên của trường có trình độ tiến sĩ [H2.2.1.7].

Nhà trường cũng đã thành lập Hội đồng thi đua - khen thưởng, thành phần là lãnh đạo nhà trường, trưởng các đơn vị và đại diện các đoàn thể như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Công đoàn cơ sở trường nhằm đánh giá, bình xét công tác thi đua - khen thưởng của viên chức nhà trường [H2.2.1.8].

Cơ cấu tổ chức của nhà trường hoạt động tốt, mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Trong quá trình hoạt động, có sự phối hợp chặt chẽ giữa đảng ủy, công đoàn, đoàn thanh niên với lãnh đạo nhà trường. Điều này thể hiện rất rõ qua kết quả xử lý công việc của nhà trường ngày càng đem lại hiệu quả tích cực và có sự nhất trí cao [H2.2.1.9].

Cơ cấu tổ chức của nhà trường đã được phổ biến rộng rãi đến đội ngũ giảng viên, nhân viên và HSSV toàn trường thông qua website của trường. Định kỳ hàng năm, nhà trường xem xét, đánh giá cơ cấu tổ chức của trường, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh, cải tiến để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay nhà trường chưa thành lập Hội đồng trường do nhân sự chưa đảm bảo theo quy định.



2. Điểm mạnh

Cơ cấu tổ chức của trường được xây dựng theo đúng quy định của Điều lệ trường đại học và phù hợp với điều kiện thực tế của trường nên công tác quản lý của nhà trường từng bước đi vào ổn định và phát triển.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, HSSV nhà trường đều nắm rõ cơ cấu tổ chức.

3. Tồn tại

Hiện nay, nhà trường chưa thành lập Hội đồng trường, nguyên nhân do nhân sự chưa đảm bảo theo quy định.



4. Kế hoạch hành động

Đến năm 2015, phòng Tổ chức Cán bộ tham mưu với nhà trường để thành lập Hội đồng trường theo quy định.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.2. Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường.

1. Mô tả

Trên cơ sở thực hiện theo hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Trường Đại học Phạm Văn Đồng còn xây dựng hệ thống các văn bản tổ chức và quản lý cho các hoạt động của nhà trường.

Trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động. Đây là cơ sở pháp lý trong công tác tổ chức và quản lý các hoạt động của nhà trường [H2.2.2.1]. Để quản lý các mặt hoạt động, tham mưu của các đơn vị chức năng trực thuộc, trường đã ban hành Quy định về chức năng nhiệm vụ cụ thể đối với từng khoa, phòng, ban, trung tâm [H2.2.2.2]. Ngoài ra, trường còn ban hành hệ thống các văn bản tổ chức, quản lý đối với các lĩnh vực công tác như:

Về công tác tài chính có hệ thống văn bản quy định về thu - chi tài chính [H2.2.2.3].

Về công tác tổ chức cán bộ có hệ thống văn bản về tuyển dụng; bổ nhiệm; đào tạo bồi dưỡng; thi đua - khen thưởng [H2.2.2.4].

Về công tác thanh tra có hệ thống văn bản về hoạt động thanh tra, gồm thanh tra thi, thanh tra cơ sở vật chất, thanh tra công tác điều hành của các đơn vị chức năng [H2.2.2.5].

Về công tác đào tạo có hệ thống văn bản quy định về đào tạo theo tín chỉ, về tổ chức thi kiểm tra đánh giá [H2.2.2.6].

Về công tác kiểm định chất lượng có hệ thống văn bản quy định về lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan [H2.2.2.7].

Về công tác HSSV có hệ thống văn bản về quản lý, đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV [H2.2.2.8].

Về công tác nghiên cứu khoa học có hệ thống văn bản quy định về các hoạt động nghiên cứu khoa học trong cán bộ viên chức và HSSV [H2.2.2.9].

Các văn bản của trường được phổ biến rộng rãi tại các cuộc họp giao ban, họp trực báo, họp định kỳ; hội nghị chuyên đề, hội nghị cán bộ viên chức hàng năm và dưới nhiều hình thức như đăng tải trên website của trường, sao gửi cho các đơn vị trực thuộc và niêm yết tại các bảng tin. Trưởng các đơn vị trực thuộc thường xuyên cập nhật, nắm bắt những thông tin hoạt động của nhà trường, triển khai cho cán bộ viên chức tại đơn vị mình quản lý, sau đó tổng hợp những đăng ký, ý kiến của tập thể tại đơn vị phản hồi về trường qua đơn vị tham mưu. Do đó, các hoạt động của nhà trường được triển khai thông suốt và hoàn thành đúng hạn [H2.2.2.10].

Hiện nay, nhà trường đang áp dụng phần mềm quản lý Trường Đại học Phạm Văn Đồng vào tất cả các hoạt động của nhà trường, nhất là đối với công tác quản lý đào tạo, đã giúp cho người học và phụ huynh cập nhật thường xuyên quá trình tổ chức đào tạo của nhà trường từ lịch học, lịch thi đến kết quả học tập của HSSV,… [H2.2.2.11]. Tuy nhiên, phần mềm này còn có những hạn chế, chưa khai thác tối đa các tính năng của phần mềm.

Hệ thống văn bản giấy và bản mềm được lưu trữ tại phòng Hành chính - Quản trị và các đơn vị tham mưu. Nhà trường cũng đã xây dựng và ban hành Quy chế công tác văn thư và lưu trữ để hệ thống văn bản của nhà trường được xây dựng đúng nguyên tắc, thể thức và được lưu trữ an toàn, đúng quy định [H2.2.2.12].

2. Điểm mạnh

Hệ thống văn bản của trường khá đầy đủ, được phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau và đã đến được với tất cả các đối tượng.

Đưa phần mềm quản lý Trường Đại học Phạm Văn Đồng ứng dụng vào tất cả các mặt công tác, đã tin học hóa hoạt động quản lý, điều hành của nhà trường.

3. Tồn tại

Phần mềm quản lý Trường Đại học Phạm Văn Đồng mới được triển khai, đưa vào hoạt động nên có một số tính năng chưa hoàn thiện, do đó công tác triển khai thực hiện chưa đồng bộ.

Năng lực về soạn thảo văn bản của một số cán bộ viên chức trẻ còn hạn chế, văn bản ban hành còn mắc một số lỗi về thể thức, chính tả.

4. Kế hoạch hành động

Định kỳ sáu tháng một lần, ban chỉ đạo phần mềm triển khai họp để lấy ý kiến đánh giá của cán bộ viên chức về những hạn chế của phần mềm trong quá trình sử dụng để nhà trường có kế hoạch khắc phục, hoàn thiện.

Định kỳ hằng năm, nhà trường cử đội ngũ cán bộ viên chức hành chính tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng về công tác hành chính và soạn thảo văn bản do Sở Nội vụ tổ chức.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tiêu chí 2.3. Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng.

1. Mô tả

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã ban hành các quyết định, quy định chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận cũng như cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được quy định rõ ràng tại quyết định số 169/QĐ-ĐHPVĐ ngày 21/3/2008 [H2.2.3.1]; chức năng, trách nhiệm và quyền hạn càng cụ thể hơn trong Đề án vị trí việc làm số 305/ĐA-ĐHPVĐ ngày 04/4/2013 [H2.2.3.2]. Theo đó, chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ quản lý, giảng viên, các bộ phận được phân định cụ thể như sau:

Hiệu trưởng: Phụ trách chung, chủ tài khoản của trường; trực tiếp phụ trách các công việc bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức cán bộ, thanh tra, thi đua - khen thưởng, kế hoạch tài chính, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Phó Hiệu trưởng 1: Tham gia Ban chỉ đạo dự án đầu tư xây dựng trường, thay mặt chủ đầu tư theo dõi, giám sát việc thực hiện các gói thầu, kế hoạch thực hiện dự án, ký nghiệm thu các hợp đồng thuộc dự án; trực tiếp phụ trách Trung tâm Đào tạo thường xuyên. Phó Hiệu trưởng 2: Phụ trách công tác KT-ĐBCLGD; đào tạo và liên kết đào tạo do trường cấp bằng. Phó Hiệu trưởng 3: Phụ trách công tác HSSV, trong đó bao gồm cả SV người nước ngoài; Ký túc xá; Trung tâm Thông tin tư liệu; Hành chính - Quản trị; công tác phong trào, công tác phối hợp của Ban Giám hiệu với các đoàn thể trong nhà trường.

Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phòng KT-ĐBCLGD tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc quản lý và triển khai thực hiện công tác KT-ĐBCLGD của trường. Phòng Đào tạo tham mưu việc quản lý và triển khai thực hiện công tác đào tạo. Phòng QLKH&HTQT tham mưu cho Hiệu trưởng chỉ đạo, thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế và công tác đào tạo sau đại học. Phòng Tổ chức Cán bộ tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, công tác chính trị tư tưởng, bảo vệ chính trị nội bộ, công tác thi đua khen thưởng - kỷ luật của cán bộ viên chức; thanh tra giáo dục. Phòng Hành chính - Quản trị tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức, quản lý, thực hiện các công tác hành chính, tổng hợp và quản trị trong trường. Tham mưu về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho HSSV; thực hiện công tác HSSV theo quy định hiện hành là chức năng và nhiệm vụ của phòng CTHSSV. Xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý và điều hành hoạt động tài chính, kế toán của trường do phòng Kế hoạch - Tài chính tham mưu.



Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn các ngành học, bậc học theo phương pháp đào tạo, bồi dưỡng không chính quy là chức năng của Trung tâm Đào tạo thường xuyên. Trung tâm Thông tin tư liệu có chức năng thông tin và thư viện, phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ thực hành và tin học ứng dụng theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn.

Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý Ký túc xá là tổ chức và quản lý nội trú cho HSSV của trường. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của trường có chức năng tham mưu giúp Chủ đầu tư quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Trường Đại học Phạm Văn Đồng và tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của nhà nước. 

Chức năng, nhiệm vụ của các khoa cũng được quy định rõ ràng: Khoa có chức năng đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong khoa, đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo. Xây dựng CTĐT, kế hoạch giảng dạy, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên. Tổ chức các hoạt động khoa học, công nghệ, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học; biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo chuyên môn; quản lý và giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ viên chức và HSSV trong các khoa,...

Đối với giảng viên, nhà trường có kế hoạch giảng dạy cho từng giảng viên, cán bộ hành chính được trưởng các đơn vị phân công từ đầu mỗi năm học, đối với nhân viên hợp đồng nhiệm vụ được phân công cụ thể trong hợp đồng lao động [H2.2.3.3].

Định kỳ, theo năm học phòng Tổ chức Cán bộ là đơn vị tham mưu cho nhà trường tổ chức các hoạt động đánh giá cán bộ viên chức để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc theo một quy trình cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch. Cán bộ, viên chức và nhân viên tự nhận xét, đánh giá theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phân công, sau đó tập thể đơn vị góp ý, biểu quyết và tổng hợp gửi về cho nhà trường [H2.2.3.4]. Nhà trường tổ chức cuộc họp cán bộ chủ chốt và ban hành thông báo gửi đến các đơn vị về kết luận đối với từng cán bộ, viên chức và nhân viên.

Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân viên chức của trường ngày càng được cụ thể rõ ràng, không chồng chéo trong quá trình hoạt động giúp cho công tác quản lý của các đơn vị cũng như nhà trường ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường thì các khoa có tổ bộ môn ghép như Khoa Cơ bản (Tổ Toán - Lý), Khoa Sư phạm Xã hội (Tổ Văn - Sử - Xã hội học), Khoa Sư phạm Tự nhiên (Tổ Sinh - KTNN), Khoa Kỹ thuật - Công nghệ (Tổ Nông - Lâm - Ngư) cũng tách thành các tổ bộ môn độc lập. Theo đó, nhà trường cần phải điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị phù hợp.



2. Điểm mạnh

Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc được quy định rõ ràng, cụ thể và hoạt động có hiệu quả, không có sự chồng chéo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Định kỳ hàng năm, nhà trường đều tổ chức đánh giá cán bộ viên chức theo một quy trình chặt chẽ để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Tồn tại

Quy mô phát triển của nhà trường ngày càng lớn, khối lượng công việc ngày càng nhiều, do vậy nhà trường cần phải điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp với từng đơn vị, nhất là đối với các đơn vị có tổ bộ môn ghép.



4. Kế hoạch hành động

Giai đoạn 2015 - 2020, phòng Tổ chức Cán bộ tham mưu cho nhà trường tách các tổ bộ môn ghép thành các tổ bộ môn độc lập, qua đó điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị cho phù hợp.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.4. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại học hoạt động hiệu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

1. Mô tả

Đảng bộ Trường Đại học Phạm Văn Đồng là đảng bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, có 14 chi bộ. Nhiệm kỳ 2010-2015, Ban chấp hành Đảng bộ gồm 19 đồng chí trong đó có 05 đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy; Đảng ủy có Ban tuyên huấn, Ủy ban kiểm tra. Sau đại hội, Đảng ủy đã xây dựng quy chế hoạt động trong cả nhiệm kỳ, phân công nhiệm vụ cho từng Đảng ủy viên [H2.2.4.1].

Công đoàn cơ sở trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường là các tổ chức đoàn thể chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy. Công đoàn cơ sở gồm 16 công đoàn bộ phận và trên 300 đoàn viên, công đoàn có Ủy ban kiểm tra và chịu trách nhiệm về điều hành hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường gồm 07 liên chi đoàn, 01 chi đoàn cán bộ giáo viên trực thuộc đoàn trường, có 106 chi đoàn, tổng số đoàn viên 2670. Đại hội nhiệm kỳ II, các tổ chức đoàn thể đã bầu ra Ban chấp hành và tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng ủy viên [H2.2.4.2].

Đảng ủy, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đều xây dựng quy chế hoạt động cho cả nhiệm kỳ; các tổ chức căn cứ vào quy chế của tổ chức mình để tổ chức các hoạt động theo đúng quy định, đúng điều lệ [H2.2.4.3]. Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường căn cứ nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của tổ chức mình. Ngoài ra còn xây dựng các kế hoạch thực hiện theo chuyên đề [H2.2.4.4]. Hằng năm, Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể tổ chức tổng kết để đánh giá hoạt động thời gian qua và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ thời gian đến. [H2.2.4.5].

Đảng bộ trường đã lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động có hiệu quả, các tổ chức đã động viên đoàn viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ nhà trường giao. Hằng năm, Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể thực hiện việc đánh giá chất lượng đảng viên, đánh giá công chức và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Đối với Đảng bộ có trên 95% đảng viên được đánh giá là đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 15% đảng viên được đánh giá là đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều cá nhân được tổ chức Đảng cấp trên khen thưởng [H2.2.4.6]; Đảng bộ trường được đánh giá là Đảng bộ trong sạch vững mạnh và năm 2011 được Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu; các chi bộ đều được công nhận là chi bộ trong sạch, vững mạnh, trong đó có 3 chi bộ được Đảng ủy khối khen [H2.2.4.7]. Đối với Công đoàn trường có trên 90% công đoàn viên được công nhận là công đoàn viên xuất sắc và có nhiều công đoàn viên được công đoàn trường và công đoàn cấp trên khen thưởng. Công đoàn trường được công nhận là Công đoàn cơ sở vững mạnh, được Liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen [H2.2.4.8]. Đối với Đoàn trường có trên 90% đoàn viên được xếp loại đoàn viên tiên tiến; có nhiều đoàn viên được công nhận là đoàn viên 5 tốt được đoàn trường và đoàn cấp trên khen thưởng; Đoàn trường trong nhiều năm liền được Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn tặng bằng khen [H2.2.4.9].

Đảng bộ thường xuyên chú trọng đến công tác phát triển đảng viên nhất là phát triển đảng viên trong HSSV. Đảng bộ đã chỉ đạo cho các tổ chức đoàn thể giới thiệu những đoàn viên ưu tú để các chi bộ, đảng bộ bồi dưỡng kết nạp. Qua các năm, công tác phát triển đảng tăng cả về số lượng và chất lượng, thực hiện được chỉ tiêu phát triển đảng viên trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ đề ra [H2.2.4.10].

Các tổ chức đoàn thể của trường đã vận động đoàn viên của tổ chức mình chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia công tác xã hội như giúp đỡ người nghèo, ủng hộ cơ sở vật chất cho các trường học ở vùng sâu, vùng xa, các cơ sở nuôi dạy trẻ em khuyết tật, nuôi dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo và nhiều phong trào khác [H2.2.4.11].

2. Điểm mạnh

Tổ chức Đảng và các đoàn thể của trường hoạt động theo điều lệ; có kế hoạch cụ thể trong các hoạt động của mình, triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của cấp trên, tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị.



3. Tồn tại

Các tổ chức đoàn thể đã tổ chức được nhiều hoạt động trong nhà trường, tuy nhiên các hoạt động này chưa thu hút được nhiều đoàn viên tham gia, chưa chủ động trong các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn. Nguyên nhân của những tồn tại này là do cán bộ làm công tác đoàn thể là cán bộ kiêm nhiệm, ít được tập huấn nghiệp vụ, làm chủ yếu theo kinh nghiệm và sự nhiệt tình, do đó còn có những hạn chế nhất định.



4. Kế hoạch hành động

Năm 2014 và những năm tiếp theo sau Đại hội (nhiệm kỳ 2013- 2018), Ban chấp hành của các tổ chức đoàn thể triển khai một cách cụ thể bằng các kế hoạch thực hiện các chương trình đề ra trong Nghị quyết đại hội, chú trọng hơn đối với các phong trào thi đua, thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác đoàn thể; đa dạng hóa các hoạt động để thu hút đoàn viên tham gia.



5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2.5. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường

1. Mô tả

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng giáo dục trong trường đại học, vì vậy sau khi thành lập nhà trường đã khẩn trương thành lập Tổ kiểm định chất lượng giáo dục vào năm 2008. Đến năm 2009, phòng Tổ chức - Đảm bảo chất lượng thành lập theo Quyết định số 606/QĐ-ĐHPVĐ, khi đó Tổ kiểm định chất lượng được chuyển sang phòng này. Năm 2012 chính thức thành lập phòng KT- ĐBCLGD trực thuộc trường [H2.2.5.1].

Phòng KT-ĐBCLGD có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các văn bản về quản lý và tổ chức thực hiện công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV; xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng của nhà trường, tham mưu công tác tự đánh giá, cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo và định kỳ đăng ký kiểm định chương trình, kiểm định trường, tham gia các hoạt động đánh giá ở trong nước, lập kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém về chất lượng đào tạo của nhà trường sau khi được kiểm định, phối hợp với các đơn vị có liên quan định kỳ tổ chức thu thập ý kiến của SV, cán bộ viên chức và nhà sử dụng lao động về chất lượng đào tạo và phục vụ của nhà trường.

Hiện nay phòng KT-ĐBCLGD có 07 thành viên, trong đó có 05 thành viên thực hiện nhiệm vụ khảo thí, 02 thành viên thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng của trường, trong đó có 01 thạc sĩ đã qua đào tạo về đo lường đánh giá trong giáo dục [H2.2.5.2].

Đội ngũ cán bộ của bộ phận này đã tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về nghiệp vụ triển khai công tác tự đánh giá, xây dựng hệ thống thông tin phản hồi kết quả giáo dục đại học, tham gia học tập kinh nghiệm về công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng, tham dự tập huấn về sử dụng phần mềm SPSS,... do Bộ GD&ĐT và tổ chức VVOB tổ chức nên bộ phận này có đủ năng lực để triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng theo chức năng, nhiệm vụ được giao [H2.2.5.3].

Kế hoạch đảm bảo chất lượng hằng năm của nhà trường đều được đưa vào bản báo cáo phương hướng, nhiệm vụ theo từng năm học của trường [H2.2.5.4]. Phòng KT-ĐBCLGD cũng đã tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các quy định lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan. Xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan, kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, kế hoạch tự đánh giá. Kết quả đánh giá được thông báo công khai đến các đơn vị có liên quan nhằm đánh giá những tồn tại, bất cập giúp nhà trường từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo [H2.2.5.5].

Hằng năm, phòng KT-ĐBCLGD cũng đã báo cáo về công tác đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục để chuyển đến các đơn vị có liên quan thực hiện theo đúng yêu cầu [H2.2.5.6].


tải về 4.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương