Xã hội mở Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu


Các quỹ tự bảo hiểm và các qui chế hoạt động ngân hàng



tải về 1.75 Mb.
trang21/25
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.75 Mb.
#13428
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

Các quỹ tự bảo hiểm và các qui chế hoạt động ngân hàng

Tiếp theo sự cứu LTCM, người ta đã nói nhiều về việc điều tiết các quỹ tự bảo hiểm. Tôi tin cuộc thảo luận đã bị hướng sai đi. Các quỹ tự bảo hiểm không phải là các tổ chức duy nhất sử dụng đòn bẩy; các phòng giao dịch riêng của các ngân hàng thương mại và đầu tư là những người chơi chủ yếu về công cụ phái sinh và hoán đổi. Hầu hết các quỹ tự bảo hiểm thậm chí không tham gia vào các thị trường đó. Thí dụ, Soros Fund Management không trong tuyến kinh doanh đó. Chúng tôi sử dụng dè xẻn các công cụ phái sinh và hoạt động với ít đòn bẩy hơn nhiều. LTCM về cách nào đó, là đặc biệt: thực ra, nó đã là phòng giao dịch riêng của một ngân hàng đầu tư (Solomon Brothers) cấy vào một thực thể độc lập. Sau khi đã tỏ ra thành công, nó bắt đầu đẻ ra đầy bọn bắt chước. Ngay có như thế, các quỹ tự bảo hiểm như một nhóm đã không ngang bằng về qui mô với các phòng kinh doanh riêng của các ngân hàng và các nhà môi giới, và chính mối đe doạ mà LTCM đặt ra cho các định chế đó đã thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang can thiệp.

Tôi không bảo vệ các quỹ tự bảo hiểm, và tôi tin rằng các quỹ tự bảo hiểm phải được điều tiết giống như bất kể người tham gia thị trường nào khác. Chúng khó điều tiết bởi vì nhiều quỹ hoạt động ở hải ngoại, nhưng nếu các nhà điều tiết hợp tác với nhau thì điều này không phải là khó khăn không thể vượt qua. Các quỹ tự bảo hiểm chẳng thể được miễn điều tiết cũng không được chọn ra cho cách đối xử đặc biệt.

Theo ý tôi, qui định và giám sát phải được áp dụng ở điểm: Nơi tín dụng được mở rộng, cụ thể là, ở các ngân hàng thương mại và đầu tư. Các nhà chức trách điều tiết có quyền lực để can thiệp tại điểm đó, và họ có thể đưa các thực thể hoạt động ở hải ngoại vào dưới quyền phán xét của họ. Phiền là họ có thể thiếu chuyên môn. Các giao dịch tài chính đã trở nên cực kì phức tạp, và trở nên hầu như không thể thực hiện đối với một giám sát viên, để đánh giá mức đòn bẩy và rủi ro, bằng cách ngó vào sổ sách từ bên ngoài. Các nhà điều tiết thường áp đặt các đòi hỏi biên, được gọi là các mức hớt tóc, và những cái tương tự. Cách tiếp cận này trở nên không thực tế vì các qui tắc thô thiển là khó áp dụng cho các công cụ tinh vi mới được đưa ra. Những người tham gia thị trường có thể dùng các công cụ đó để làm bó tay các nhà điều tiết. Nhiều công cụ phái sinh được thiết kế đặc biệt để lách các qui định. Các trường hợp rành rành nhất đã xảy ra ở Nhật Bản, nơi các ngân hàng đầu tư quốc tế đã dựng nên một ngành từ cái gọi là các giao dịch không lỗ không lãi (wash). Tôi thường ngạc nhiên bởi một số biến động thị trường bất bình thường, chỉ có thể được giải thích bằng các thủ đoạn được nghĩ ra để thoả mãn các đòi hỏi của Bộ Tài chính. Credit Suisse mới đây đã bị thu hồi giấy phép ở Nhật Bản do cố che đậy các hoạt động quá khứ trong lĩnh vực này.

Các nhà điều tiết Hoa Kì nhận ra rằng: Họ không thể đo rủi ro từ bên ngoài và khôn ngoan hơn, dựa vào các kĩ thuật quản lí rủi ro do bản thân các ngân hàng phát triển. Phiền nỗi, với cách tiếp cận này, các ngân hàng chỉ đề phòng rủi ro khi nó ảnh hưởng đến riêng họ và bỏ qua những rủi ro mà ứng xử của họ có thể đặt ra cho tập thể họ. Như tôi đã nói trước, quản lí rủi ro của họ chỉ là một lệnh chặn đứng sự thua lỗ tinh vi. Khi nhiều lệnh chặn đứng thua lỗ cùng được kích, chúng có thể gây ra một dòng thác. Đó là cái đã xảy ra trong khủng hoảng LTCM. Các định chế tài chính có thể thận trọng hơn trong khi khủng hoảng LTCM vẫn sống động trong kí ức của họ, nhưng điều đó có thể chỉ mang lại một sự trì hoãn tạm thời.

Thoả ước Basle năm 1988 đưa ra các đòi hỏi về vốn nào đó cho các ngân hàng thương mại hoạt động trên phạm vi quốc tế. Các tiêu chuẩn chúng áp dụng là thô và, hoá ra là, làm trầm trọng thêm khủng hoảng tài chính toàn cầu 1997-1999, đặc biệt ở Hàn Quốc. Các ngân hàng quốc tế kinh doanh với Hàn Quốc đã được miễn lập các khoản dự trữ đặc biệt, một khi Hàn Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và điều này khuyến khích các ngân hàng cho Hàn Quốc vay. Để hoàn tất nó, ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã chỉ yêu cầu đăng kí các khoản vay có thời hạn trên một năm, cho nên hầu hết việc vay được thực hiện dưới một năm và ngân hàng trung ương chẳng biết gì về khối lượng liên quan. Các yếu tố này làm cho khủng hoảng, khi nó nổ ra, khó uốn nắn hơn. Thoả ước Basle bây giờ được xem xét lại, và các bất bình thường này chắc được loại bỏ.


Kiểm soát vốn

Thường là một tín điều, cho rằng kiểm soát vốn phải được bãi bỏ và các thị trường tài chính của các nước riêng lẻ, bao gồm cả hệ thống ngân hàng, phải mở cửa cho cạnh tranh quốc tế. Trước khủng hoảng mới đây, IMF thậm chí còn kiến nghị sửa đổi điều lệ của nó để làm cho các mục tiêu này tường minh hơn. Kinh nghiệm của khủng hoảng Á châu đã làm cho chúng ta ngập ngừng. Các nước giữ cho các thị trường tài chính của mình khép kín đã chịu đựng sóng gió tốt hơn các nước có các thị trường được mở. Ấn Độ đã ít bị ảnh hưởng hơn các nước Đông Nam Á; Trung Quốc đã được cách li tốt hơn Hồng Kông. Ý kiến bây giờ chia rẽ hơn.

Được thừa nhận rộng rãi là các dòng vốn ngắn hạn có thể gây bất ổn định, [1] và cái gọi là mô hình Chile được ca tụng nhiều. Chile đã áp đặt việc đòi hỏi kí quỹ lên dòng tiền chảy vào, phạt các dịch chuyển ngắn hạn. Chile cũng cải cách hệ thống an sinh xã hội của mình, điều này tạo một nguồn vốn nội địa dài hạn. Kết quả là, nó tương đối vô sự ở khủng hoảng Mexico 1994-1995 và trong khủng hoảng toàn cầu 1997-1999.

Về phần mình, các biến động vốn ngắn hạn có lẽ hại nhiều hơn là lợi. Như khủng hoảng Á châu đã chứng tỏ, rất rủi ro cho nước tiếp nhận, cho phép dùng dòng vốn ngắn hạn chảy vào cho các mục đích dài hạn. Chính sách thích hợp là khử trùng dòng vốn chảy vào. Điều đó thường được tiến hành bằng việc tích tụ các khoản dự trữ, điều này tốn kém và có khuynh hướng thu hút thêm dòng chảy vào. Sự biện minh chủ yếu cho việc giữ các thị trường tài chính mở, khi đó, là tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và dòng chảy tự do của các công cụ tài chính dài hạn như cổ phiếu và trái phiếu.

Phải thừa nhận là các thị trường tài chính giữa các nước mới công nghiệp hoá ở Châu Á đã mở cửa quá sớm, điều này là một yếu tố đóng góp chính cho khủng hoảng 1997-1999. Trong mô hình Á châu, hệ thống ngân hàng đã được dùng cho các mục đích chính trị. Ban quản lí các ngân hàng trở nên quen với việc lấy chỉ thị từ các bậc thầy chính trị của họ, và không được chuẩn bị cho cạnh tranh trên các thị trường mở cửa. Điều này đã đúng ngay cả với Nhật Bản, nước có một chính phủ dân chủ; nó áp dụng với lực mạnh hơn nhiều ở các nước với chế độ chuyên quyền và tham nhũng.

Kinh nghiệm chỉ ra việc sửa sai này khó đến thế nào. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã vật lộn với nó nhiều năm và vẫn chưa thoát. Vấn đề vượt quá sự quản lí các ngân hàng thương mại, đến các nhà chức trách giám sát. Các ngân hàng trung ương Indonesia, Hàn Quốc, và Thái Lan, không nói tới Malaysia, không làm tốt bổn phận trong khủng hoảng.

Kinh tế gia Paul Krugman chứng tỏ là các nước riêng lẻ có thể được lợi từ sự áp đặt kiểm soát vốn, và Mahathir đã chứng minh nó trên thực tiễn ở Malaysia. Nhưng giữ các thị trường tài chính khép kín là không đáng mong mỏi về mặt chính trị. Kiểm soát vốn là lời mời gọi tham nhũng và lạm quyền. Một nền kinh tế khép kín là mối đe doạ tự do. Mahathir tiếp tục việc đóng cửa các thị trường tài chính với cuộc truy lùng chống đối thủ chính trị của mình, Anwar Ibrahim.

Nhưng việc mở cửa các thị trường tài chính cũng áp đặt một cái giá chính trị. Trong các thị trường toàn cầu, các công ti đa quốc gia và các định chế tài chính có lợi thế đáng kể hơn các tổ chức nội địa. Chúng có tiếp cận tốt hơn tới vốn, có cơ sở rộng hơn để tài trợ nghiên cứu và triển khai, và một sự phân tán rủi ro rộng hơn. Không có các biện pháp bảo hộ các doanh nghiệp nội địa, các công ti đa quốc gia có thể nuốt chửng chúng. Mô hình Á châu về phát triển đã thành công đến như vậy, chính xác vì nó đã bảo hộ sự tích tụ của vốn địa phương.

Quan trọng hơn, các thị trường tài chính mở hay tước đoạt sự kiểm soát số phận riêng của đất nước. Các quyết định chính sách được đưa ra ở trung tâm hệ thống toàn cầu, với cân nhắc nội địa trong đầu. Điều này có thể có các hệ quả không may, ngay cả nơi không có sự khác biệt về của cải giữa trung tâm và ngoại vi. Đó là trường hợp của Hệ thống Tiền tệ Châu Âu, nơi các hành động của Bundesbank đã gây ra đổ vỡ Cơ chế Tỉ giá ERM năm 1992. Trong hệ thống tư bản toàn cầu, hầu hết các nước ngoại vi phụ thuộc vào trung tâm về cung vốn. Điều đó hạn chế quyền tự do hành động của họ. Họ cần duy trì niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài - hoặc khác đi thì địa ngục vỡ ra. Có thể lí luận rằng: Ðây là điều tốt, vì nó buộc các chính phủ vào kỉ luật thị trường. Song kỉ luật thị trường, khi áp dụng cho một nước ngoại vi, là hơi tai ác: Nó đòi tăng lãi suất ở thời điểm suy thoái. Nó tăng cường bất sự cân bằng hơn là đối trọng nó. Đó không phải là cái Keynes kê đơn.

Không nghi ngờ gì nữa: Các thị trường tài chính mở sẽ là nét đặc biệt rất đáng mong mỏi, nếu không phải là không thể thiếu được, của một xã hội mở toàn cầu. Nhưng các thị trường tài chính có thể không còn mở, trừ phi chúng ta tìm được cách duy trì sự ổn định và tạo ra một sân chơi bằng phẳng hơn. Thiếu các biện pháp tập thể, mỗi nước phải tìm lợi ích riêng của mình, điều đến lượt nó, có thể dẫn đến sự áp đặt kiểm soát vốn. Dựa trên các bài học đã học được trong khủng hoảng 1997-1999, các nước dưới sự thúc ép chắc có khả năng hơn để viện dẫn đến kiểm soát vốn hơn trước. Điều này có thể cho họ một sự khuây khoả tạm thời, nhưng khi làm lung lay lòng tin của nhà đầu tư, nó có thể làm hại các nước khác, đang tìm cách giữ cho các thị trường của mình mở. Kiểm soát vốn được coi là chính sách ăn xin láng giềng, chính sách có thể phá vỡ hệ thống tư bản toàn cầu. Đáng tiếc, đạn dược của chúng ta để chống lại sự việc có thể xảy ra như vậy đã cạn kiệt. Hiện nay, chúng ta đang ở trong một quá trình làm yếu các định chế tài chính quốc tế, dưới danh nghĩa loại bỏ hiểm hoạ đạo đức.

Chương 11: Cấu trúc chính trị toàn cầu

Theo sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, người ta nói nhiều về cấu trúc tài chính toàn cầu. Hầu như không có cuộc thảo luận nào về cấu trúc chính trị toàn cầu. Đây là một sự bỏ sót kì lạ, căn cứ vào nền chính trị quốc tế đầy rẫy những xung đột, và các dàn xếp được nghĩ ra để giải quyết chúng là yếu hơn nhiều so với vũ đài tài chính.

Chúng ta đã không có một biến động chính trị khả dĩ so sánh được với khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng đã có quá nhiều xung đột cục bộ, và do thiếu một cơ chế hoà giải hữu hiệu, một số trong chúng tỏ ra có sức tàn phá ghê gớm. Nếu chúng ta ngó tới một lục địa duy nhất - Châu Phi - các cuộc xung đột đã khó mà đếm được. Phải thú nhận, chúng không gây nguy hiểm cho hệ thống tư bản toàn cầu, nhưng không thể nói như thế về cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan, hay những căng thẳng ở Trung Đông và Balkan, không thể không nhắc tới Đài Loan. Kiếp trước của chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã kết thúc với Thế Chiến I. Tôi không muốn gọi bóng ma của một cuộc chiến tranh thế giới khác, nhưng tôi tin rằng: Hệ thống có thể bị phá vỡ bởi những diễn biến chính trị một cách dễ dàng, hệt như bởi sự bất ổn định tài chính; rất có thể hai thứ sẽ tăng cường lẫn nhau để tạo ra biến động.

Dường như các cuộc xung đột cục bộ ngày càng trở nên khó khắc phục. Trong thời Chiến tranh Lạnh, chúng đã bao hàm trong một xung đột lớn hơn, đẩy hai siêu cường chống lại lẫn nhau. Mỗi bên đều cố giữ cho nhà mình trật tự và khai thác các điểm yếu của đối phương. Sự dàn xếp là xa lí tưởng, và một số xung đột cục bộ day dứt hàng năm, nhưng ít cuộc xung đột bị bỏ mặc và không cuộc xung đột nào được cho phép leo thang để trở thành một cuộc chiến qui mô toàn diện giữa các siêu cường. Ngày nay, chúng phải trở thành các cuộc khủng hoảng nở hết cỡ trước khi chúng nhận được sự chú ý, và ngay cả khi đó, cũng khó tập họp ý chí chính trị để giải quyết chúng.

Hầu hết các xung đột cục bộ nảy sinh từ các quan hệ bên trong một quốc gia có chủ quyền: Căng thẳng sắc tộc, tham nhũng, trấn áp, sụp đổ quyền lực trung ương. Rốt cuộc, chúng có thể tràn qua biên giới quốc gia, song đến lúc đó, chúng có thể day dứt dưới sự bảo hộ của chủ quyền dân tộc. Đó là lí do vì sao, có nhiều đến thế những cuộc xung đột đã phát triển thành khủng hoảng hết cỡ.

Các mối quan hệ quốc tế thường liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia; ngày nay, những việc xảy ra trong nội bộ các quốc gia trở nên quan trọng hơn, và không có dàn xếp hữu hiệu nào để giải quyết các xung đột bên trong. Các qui tắc chế ngự các quan hệ quốc tế áp dụng cho các mối quan hệ giữa các quốc gia. Trong nội bộ các quốc gia, chủ quyền được giả thiết là thắng thế, trừ trường hợp một quốc gia từ bỏ hay uỷ thác chủ quyền của nó theo thoả ước quốc tế. Các dàn xếp chế ngự quan hệ giữa các quốc gia còn xa mới thoả đáng, nhưng lại còn nhiều thiếu sót hơn nữa đối với tình hình trong nội bộ các quốc gia. Không có cơ chế hữu hiệu nào để ngăn chặn khủng hoảng tiến triển. Bất kể sự can thiệp bên ngoài nào đều tạo thành sự can thiệp vào chủ quyền. Vì ngăn ngừa khủng hoảng đòi hỏi một mức độ can thiệp nào đó từ bên ngoài, những dàn xếp hiện hành là dễ bị khủng hoảng.

Đây chẳng có gì mới. Nguyên lí cho rằng: Các nhà nước có chủ quyền phải được phép quyết định chuyện họ đối xử với thần dân của mình ra sao đã được xác lập trong Hiệp ước Westphalia năm 1648, sau ba mươi năm chiến tranh tôn giáo. Từ đó, các mối quan hệ quốc tế dựa trên nguyên lí chủ quyền quốc gia.

Các nhà nước có chủ quyền được lợi ích quốc gia chỉ dẫn. Các lợi ích quốc gia không nhất thiết trùng với các lợi ích của công dân của nó, và các quốc gia, thậm chí, có lẽ ít quan tâm đến công dân của các quốc gia khác. Có vài cơ chế an toàn được cấy vào những dàn xếp này để bảo vệ lợi ích của người dân. Liên Hiệp Quốc đã thông qua Tuyên bố Phổ quát về Quyền Con người, song không có cơ chế thực thi. Có một số hiệp ước và định chế quốc tế, song ảnh hưởng của chúng chỉ bó gọn ở các lĩnh vực hẹp mà các quốc gia có chủ quyền đã uỷ thác cho chúng. Các sự kiện bên trong các đường biên giới quốc gia, như thế, phần lớn được miễn giám sát quốc tế.

Dù sao, người dân sống dưới các chế độ đàn áp cần sự bảo vệ từ bên ngoài. Các quốc gia chắc lạm quyền hơn trong quan hệ với công dân của nó so với trong quan hệ với các quốc gia khác, vì chúng chịu ít ràng buộc hơn. Đối với người dân sống dưới các chế độ áp bức, sự giúp đỡ từ bên ngoài thường là cứu tinh duy nhất. Nhưng người dân sống ở nơi khác ít quan tâm đến việc giúp đỡ họ. Nhìn chung, người dân sống ở các nền dân chủ sẵn sàng bảo vệ quyền tự do riêng của họ khi nó bị nguy hiểm. Nhưng không có đủ sự ủng hộ cho xã hội mở như một nguyên lí phổ quát. Sự thiếu sót này nghiêm trọng ra sao? Nó có thể được sửa? Trước tiên, chúng ta sẽ nghiên cứu thái độ thịnh hành đối với các quan hệ quốc tế và sau đó đến tình hình thực tế.




Chủ nghĩa hiện thực địa chính trị

Các quan hệ quốc tế không được hiểu kĩ. Chúng không có một môn khoa học để dựa vào, mặc dù có một học thuyết gọi là “chủ nghĩa hiện thực địa chính trị” đòi địa vị khoa học. Hệt như lí thuyết về sự cạnh tranh hoàn hảo, địa chính trị có gốc rễ ở thế kỉ mười chín, khi khoa học được kì vọng cung cấp những giải thích và tiên đoán tất định. Theo địa chính trị, sự ứng xử của các quốc gia chủ yếu được quyết định bởi bản năng thiên phú về địa lí, chính trị, và kinh tế. Henry Kissinger, tông đồ của địa chính trị, cho rằng nguồn gốc của địa chính trị truy nguyên thậm chí xa hơn, đến Hồng y Richelieu, người tuyên bố rằng “các quốc gia không có các nguyên lí, chỉ có các lợi ích”. [2] Học thuyết này tương tự giống với học thuyết laissez-faire: Cả hai coi tư lợi là cơ sở thực tiễn duy nhất để giải thích hay tiên đoán ứng xử của đối tượng. Đối với laissez-faire, đối tượng là cá nhân người tham gia thị trường; đối với địa chính trị, là quốc gia. Có họ gần với cả hai, là biến thể thô tục của chủ nghĩa Darwin, theo đó, sự sống sót của cá thể thích hợp nhất là qui tắc của tự nhiên. Mẫu số chung của ba học thuyết là chúng đều dựa trên nguyên lí về tư lợi và loại trừ tất cả các cân nhắc luân lí hay đạo đức. Trong trường hợp địa chính trị, điều này có nghĩa là lợi ích quốc gia, cái không nhất thiết trùng với lợi ích của nhân dân. Ý tưởng cho rằng: Nhà nước phải đại diện cho các lợi ích của các công dân là vượt quá khung dẫn chiếu của nó. Có, tất nhiên, các quan điểm khác về quan hệ quốc tế có tính đến các cân nhắc đạo đức, nhưng chúng được coi là mềm yếu và lí tưởng chủ nghĩa. Các nhà chức trách của quốc gia thường cảm thấy họ không thể có điều kiện lang thang quá xa khỏi chủ nghĩa hiện thực địa chính trị trong sự giao thiệp với các quốc gia khác.

Triển vọng này mang lại một số kết quả lạ kì. Chủ nghĩa hiện thực địa chính trị không thể đương đầu, thí dụ, với sự phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân. Gần đây hơn, nó không thể đối phó với sự tan rã của các quốc gia như Liên Xô và Nam Tư. Theo địa chính trị, một quốc gia là một quốc gia là một quốc gia. Chúng ta được dạy để nghĩ về chúng như các con tốt trên một bàn cờ. Ðiều xảy ra ở bên trong con tốt không phải là công việc của địa chính trị.

Thú vị là, lí thuyết kinh tế có nhược điểm tương tự. Địa chính trị dựa trên quốc gia; kinh tế học dựa trên cá nhân tách biệt, con người kinh tế - homo economicus. Chẳng kiến trúc nào đủ mạnh để chịu được sức nặng của lí thuyết được xây dựng trên nó. Các con người kinh tế được giả thiết là có tri thức hoàn hảo, cả về nhu cầu riêng của họ lẫn về các cơ hội mở ra cho họ, và có khả năng đưa ra các lựa chọn duy lí, dựa trên thông tin đó. Chúng ta đã thấy rằng các giả thiết này là phi thực tế; chúng ta cũng thấy lí thuyết kinh tế đã lách khó khăn bằng cách coi cả các sở thích và cơ hội là cho trước. Nhưng chúng ta bị bỏ lại với cảm tưởng rằng: Con người được tư lợi của họ chỉ dẫn như các cá nhân cô lập. Trên thực tế, con người là động vật xã hội: Sự sống sót của cá thể thích hợp nhất phải kéo theo sự hợp tác cũng như cạnh tranh. Có một thiếu sót chung trong thuyết thị trường chính thống, chủ nghĩa hiện thực địa chính trị, và chủ nghĩa Darwin thông tục: Sự bỏ qua tất cả những động cơ nào khác với tư lợi hẹp hòi.


Không có trật tự thế giới

Chuyển từ lí tưởng sang thực tế, hãy nhìn vào hoàn cảnh thực tế trong các quan hệ quốc tế. Nét tiêu biểu của tình trạng hiện thời là nó không thể được mô tả như một “chế độ”. Không có hệ thống chính trị tương ứng với hệ thống tài chính toàn cầu; hơn nữa, không có sự đồng thuận rằng: Một hệ thống chính trị toàn cầu là hoặc khả thi hay đáng mong muốn.

Đây là một tình trạng tương đối mới. Cho đến khi đế chế Soviet sụp đổ, ta có thể chỉ ra một chế độ trong các quan hệ quốc tế - Chiến tranh Lạnh - và nó đã đặc biệt ổn định: Hai siêu cường đại diện cho hai hình thức khác nhau về tổ chức xã hội, đã bị kẹt trong cuộc xung đột chí tử. Mỗi bên đều muốn tiêu diệt bên kia, và cả hai chuẩn bị cho cuộc chiến bằng cách tiến hành chạy đua vũ khí hạt nhân. Hệ quả là, mỗi bên trở nên đủ mạnh để có thể trút sự tàn phá lên bên kia nếu bị tấn công. Điều này đã ngăn chặn chiến tranh toàn bộ nổ ra, mặc dù nó đã không ngăn chặn các cuộc giao tranh nhỏ ở bên lề và việc dùng mẹo để kiếm ưu thế.

Một sự cân bằng quyền lực, như được thể hiện bởi Chiến tranh Lạnh, nói chung được thừa nhận như một cách để duy trì hoà bình và ổn định trên thế giới; bá quyền của một cường quốc đế quốc là cách thứ hai; một tổ chức quốc tế có khả năng hoà giải hữu hiệu có thể là cách thứ ba. Hiện tại, chúng ta chẳng có cách nào trong số kể trên.

Hoa Kì hiện là siêu cường duy nhất còn sống sót, nhưng nó không có quan điểm rõ ràng về vai trò của nó trên thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kì đã vừa là một siêu cường lẫn người lãnh đạo của thế giới tự do, và hai vai trò củng cố lẫn nhau. Với sự tan rã của đế chế Soviet, tính đồng nhất dễ chịu này cũng tan rã, nhưng người ta không nhận ra nó. Hoa Kì đã có thể vẫn là người lãnh đạo của thế giới tự do, nhưng để làm vậy, nó phải hợp tác với các nước có đầu óc dân chủ khác, đầu tiên để giúp xây dựng nền móng dân chủ ở các nước nguyên cộng sản, sau đó, củng cố các định chế quốc tế cần thiết để duy trì một xã hội mở toàn cầu. Hai dịp trước đây, khi Hoa Kì nổi lên như người lãnh đạo của thế giới tự do - vào cuối Thế Chiến I và II - nó đã làm chính xác việc đó: Nó bảo trợ Hội Quốc Liên, rồi đến Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, cả hai nỗ lực đã tỏ ra vô ích. Trong trường hợp thứ nhất, Quốc hội đã từ chối phê chuẩn Hội Quốc Liên; ở trường hợp thứ hai, Chiến tranh Lạnh đã làm cho Liên Hiệp Quốc phần lớn trở nên vô hiệu quả.

Cơ hội để làm cho Liên Hiệp Quốc cường tráng lại đã đến khi Mikhail Gorbachev trở thành người đứng đầu Liên Xô. Gorbachev đã hi vọng làm cho Liên Hiệp Quốc (LHQ) hoạt động theo cách mà các nhà sáng lập ra nó đã dự kiến, bằng cách tạo dựng một liên minh với Hoa Kì. Đó là phần mạch lạc nhất của chương trình của ông, được gọi là novoye myshlenie (tư duy mới), được thảo tỉ mỉ công phu chỉ bởi một mảng của bộ máy quan liêu Soviet ủng hộ các cải cách của ông - Bộ Ngoại Giao. Các ý tưởng của ông về cải cách kinh tế thì ít mạch lạc hơn nhiều; ông đã kì vọng bạn đồng minh sắp tới của mình, Hoa Kì, đến giải cứu ông.

Một trong những hành động đầu tiên của Gorbachev đã là trả các khoản tiền chưa đóng cho Liên Hiệp Quốc. Rồi ông đến trước Đại Hội đồng LHQ để say sưa yêu cầu hợp tác quốc tế. Nó nhận được sự quan tâm ít ỏi. Hoa Kì đã nghi là có thủ đoạn và muốn kiểm tra tính chân thật của ông. Khi ông thoả mãn bài kiểm tra, bài kiểm tra mới được nghĩ ra. Vào lúc ông đưa ra mọi nhượng bộ mà người ta đã đòi hỏi ông, thì tình hình ở Liên Xô đã xấu đi nhiều đến mức lãnh đạo phương Tây có thể kết luận rằng: Ðã quá muộn để có thể tiến hành sự trợ giúp mà Gorbachev hi vọng. Mặc dù vậy, cả Gorbachev lẫn người kế vị ông, Boris Yeltsin, đã không đưa ra bất kể khó khăn nghiêm trọng nào cho hoạt động đúng đắn của Hội đồng Bảo an LHQ trong khoảng năm hay sáu năm.

Cơ hội để làm cho Hội đồng Bảo An hoạt động theo cách nó được dự kiến ban đầu đã tiêu tan mất, đầu tiên bởi sự cố đáng tiếc ở Somalia và sau đó bởi xung đột ở Bosnia. Kinh nghiệm Somalia xác lập nguyên tắc là lính Mĩ sẽ không phục vụ dưới sự chỉ huy của LHQ - mặc dù họ không nằm dưới sự chỉ huy của LHQ khi sự cố xảy ra. Nó cũng dạy chính phủ Hoa Kì rằng công chúng có sự chịu đựng rất thấp đối với các túi xác chết. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Bosnia đã có thể được kiềm chế tốt hơn, nếu các thành viên thường trực phương Tây của Hội đồng Bảo an thống nhất với nhau. Nhiệm vụ đã có thể giao cho NATO - như cuối cùng đã là thế - và thảm kịch đã có thể tránh được. Năm 1992, Nga có thể không đưa ra phản đối nào. Nhưng, bị kinh nghiệm Somalia làm cho sợ hãi, Tổng thống Clinton không dùng quyền lãnh đạo, và vương quốc Anh, khi đó nắm chức vụ chủ tịch của Cộng đồng Châu Âu, thích đưa đội quân gìn giữ hoà bình tới nơi không có hoà bình để mà giữ. Sự giao chiến và các hành động tàn ác kéo dài lê thê cho đến khi, cuối cùng, Hoa Kì chọn lấy phương án mạnh mẽ. 

Trong hậu quả của xung đột Bosnia, Hoa Kì đã đi đến việc tin rằng: Chẳng có gì được tiến hành cả, trừ phi nó giữ vai trò lãnh đạo. Châu Âu không thể cùng hành động, và tính độc lập của Liên Hiệp Quốc được xem như sự lăng mạ đối với sự lãnh đạo của Hoa Kì. Dưới sức ép của quốc hội, Hoa Kì thậm chí đã không đóng phí của mình cho Liên Hiệp Quốc. Sau sự sụp đổ ở Rwanda, không cường điệu khi nói rằng: Liên Hiệp Quốc ngày nay còn ít hiệu quả hơn thời Chiến tranh Lạnh. Đồng thời, Hoa Kì đã không sẵn lòng lãnh đạo trong hầu hết các vấn đề quốc tế, do thiếu sự ủng hộ trong nước. Kết quả là, các vấn đề mưng lên cho đến khi đạt điểm khủng hoảng, khi người ta không còn có thể bỏ qua chúng được nữa. Tình trạng này rõ ràng là không thoả mãn. Có nhu cầu cấp bách cho việc tư duy lại và tổ chức lại các mối quan hệ quốc tế.




Tiến tới một xã hội mở toàn cầu

Tôi đã lí luận rằng: Chúng ta không thể có một nền kinh tế toàn cầu mà không có xã hội toàn cầu. Nhưng làm sao ý tưởng về một xã hội toàn cầu có thể dung hoà được với các quốc gia có chủ quyền? Các quốc gia có những lợi ích nhưng không có nguyên tắc nào. Làm sao có thể để lợi ích chung toàn cầu cho các quốc gia chăm sóc? Chỉ nếu khi những công dân của các quốc gia dân chủ sử dụng ảnh hưởng của mình lên chính phủ và làm cho chính phủ của họ nhiệt tình đáp ứng với nhu cầu của một xã hội toàn cầu.

Tôi kiến nghị rằng: Các quốc gia dân chủ trên thế giới nên lập ra một liên minh, với mục đích là thiết lập một xã hội mở toàn cầu. Điều này sẽ dính đến hai nhiệm vụ khác biệt nhưng có liên quan: Cổ vũ sự phát triển các xã hội mở trên khắp thế giới, và xác lập các quy tắc và định chế nào đó để chi phối việc ứng xử của các quốc gia đối với công dân của họ và giữa các quốc gia với nhau. Đây là một dự án khá đồ sộ, và nó có thể bị gạt bỏ như một ý tưởng không tưởng; nhưng xã hội mở thừa nhận các hạn chế do thực tế gây ra. Các giải pháp hoàn hảo là không thể đạt được. Do đó, chúng ta phải tự thoả mãn với cái tốt thứ nhì: Những dàn xếp không hoàn hảo có thể được cải thiện bằng thử và sai. Các dàn xếp phải thay đổi theo thời gian và địa điểm. Trước hết, chúng ta phải nhớ rằng: Các hành động có chủ ý tốt thường có các hệ quả xấu không lường trước. Điều này đặc biệt đúng với những can thiệp từ bên ngoài. Khi người ta cố áp đặt biến thể của họ về chân lí cuối cùng lên những người khác, nó có thể dẫn tới chiến tranh tôn giáo, tư tưởng, hay chủng tộc và sẽ không có kết thúc đấu tranh. Đó là cái đã xảy ra trong Chiến tranh Ba mươi Năm. Bằng cách đặt cơ sở cho cấu trúc chính trị quốc tế trên các nguyên lí xã hội mở, mối nguy hiểm này có thể tránh được. Xã hội mở dựa trên sự thừa nhận: Chân lí cuối cùng là ngoài tầm với của chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận rằng: Người dân có các quan điểm và lợi ích khác nhau và chúng ta phải tìm cách để cho phép họ chung sống hoà bình với nhau.

Tạo ra một xã hội mở toàn cầu sẽ không thể tránh khỏi việc dính đến sự can thiệp từ bên ngoài nào đó vào công việc nội bộ. Suy ra từ cả hai nguyên lí về tính có thể sai và nguyên lí chủ quyền (một thực tế hiện nay), rằng: Ở mức độ cao nhất, có thể sự can thiệp phải mang tính đồng thuận và xây dựng hơn là cưỡng bức. Trọng tâm phải là phòng ngừa khủng hoảng hơn là can thiệp trừng phạt. Việc phòng ngừa không thể bắt đầu đủ sớm, nhưng ở giai đoạn sớm, việc nhận diện ra các rắc rối tiềm năng lại không thể thực hiện được. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng là khuyến khích sự phát triển các xã hội mở trên khắp thế giới. Sự phát triển phải là về kinh tế cũng như về chính trị. Điểm này được Amartya Sen nêu rất rõ khi ông định nghĩa: Phát triển như là quyền tự do chính trị. [3]

Tôi tin khái niệm về xã hội mở có thể cung cấp một số nguyên tắc chỉ đạo để cai quản các mối quan hệ quốc tế, nhưng để đáp ứng cho năng lực đó, khái niệm trừu tượng phải được biến thành một khái niệm hoạt động. Chuẩn bị một bản kế hoạch cho xã hội mở toàn cầu sẽ đi ngược lại các nguyên lí của xã hội mở; nó cũng sẽ là một bài tập vô tích sự. Xã hội mở không thể được thiết kế từ các nguyên lí hàng đầu: Nó phải được tạo dựng bởi những người tin vào nó.

Xã hội mở như một khái niệm hoạt động cần phải được chính mỗi xã hội và mỗi thời đại tự phát triển. Các xã hội mở của thế giới phải làm việc cùng nhau để tạo ra một xã hội mở toàn cầu. Đó chính xác là điều tôi đề xuất.

Quá trình mà Karl Popper khuyến nghị là cải biến xã hội (social engineering) dần dần. Tôi không hoàn toàn vừa lòng với thuật ngữ, vì mặt thay đổi chế độ mang tính cách mạng, nhịp độ là quá nhanh để cho phép chúng ta xa hoa với hành động từ từ; đó là vì sao các sự kiện tuột khỏi vòng kiểm soát. Sự sụp đổ của hệ thống Soviet đã là giây phút lịch sử. Nhưng giây phút đó đã qua đi, và như tôi đã lí luận ở trên, chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội lịch sử. Quang cảnh chính trị quốc tế hiện nay tĩnh lặng hơn nhiều, với các vấn đề đặc thù dần dần trở nên sục sôi. Bởi vậy, một cách tiếp cận dần dần là thích hợp. Cho nên tôi sẽ tập trung vào một trường hợp cá biệt - sự tan rã của Nam Tư - điều nêu ra các vấn đề đối mặt với chúng ta theo cách đặc biệt chua xót. Tôi sẽ cố xây dựng lí lẽ biện hộ cho xã hội mở bằng đi từ cá biệt sang tổng quát.




Каталог: xahoi
xahoi -> TRƯỜng thpt chuyên lê HỒng phong bộ MÔN: Lịch sử
xahoi -> THẢm trạng buôn bán ngưỜi nguyễn Đức Tuyên Tháng 12 2013 NỘi dung
xahoi -> TRƯỜng thpt chuyên lê HỒng phong bộ MÔN: Lịch sử ĐỀ chính thứC
xahoi -> 1. Nơi nóng nhất, sa mạc Lut Desert (Iran), 71 độ C
xahoi -> HƯỚng dẫn học sinh đỌc hiểu văn bản sử thi trong nhà trưỜng người trình bày: Trần Hải Tú
xahoi -> I. infinitives
xahoi -> Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật qua các truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình thpt
xahoi -> Phong cách kí hoàng phủ ngọc tưỜng qua “ai đà ĐẶt tên cho dòng sôNG?” A- mở ĐẦU
xahoi -> Tư liệu văn học Ôn thi hsg môn Ngữ Văn nhậN ĐỊnh về VĂn học I. Văn xuôi
xahoi -> R­êng thpt chuyªn Lª Hång pHong Líp 10 Chuyªn ho¸

tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương