Xã hội mở Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu


Tổ chức thương mại thế giới (WTO)



tải về 1.75 Mb.
trang25/25
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.75 Mb.
#13428
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Tổ chức Thương mại Thế giới là một định chế khá mờ đục. Các qui tắc của nó còn phức tạp hơn Luật Thu nhập Nội địa (Thuế) của Hoa Kì và được thiết lập bởi các cuộc mặc cả đằng sau các cánh cửa đóng kín mít. Thật tình, mắt tôi cứ đờ ra mỗi khi cuộc thảo luận chuyển sang WTO; song nó là một định chế quan trọng, cung cấp các qui tắc cơ sở cho thương mại tự do trên khắp thế giới. Nó được Hoa Kì và Liên hiệp châu Âu ủng hộ, mặc dù họ thường cãi nhau về các vấn đề cá biệt.

Mới đây WTO đã len vào sân khấu thế giới trong thời gian hội nghị của nó ở Seattle, bang Washington. Trước kia, đã có một nỗ lực để thiết lập một điều lệ cho đầu tư quốc tế, điều lệ sẽ phải luật hoá các lợi thế mà vốn nước ngoài được hưởng trong hệ thống tư bản toàn cầu. Điều này bị một liên kết quốc tế của các tổ chức phi chính phủ (NGO) làm thất bại. Tại hội nghị Seattle, Hoa Kì đã muốn đưa ra vấn đề các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và môi trường. Nó cho các NGO một cơ hội để tấn công WTO. Họ lập một liên minh ứng biến ngay với các lực lượng chủ trương bảo hộ ở Hoa Kì, chủ yếu là các nghiệp đoàn, và hội nghị Seattle sụp đổ trong huyên náo ầm ĩ. Đó là điều đáng tiếc nhất, vì các vấn đề nảy sinh ở Seattle đi vào đúng tâm điểm của một xã hội mở.

Các tiêu chuẩn về lao động và môi trường là một lợi ích chung quan trọng bị WTO bỏ qua vì nó có thể được dùng như một sự bào chữa cho chủ nghĩa bảo hộ. Nhưng thương mại tự do cũng là một lợi ích chung quan trọng. Nó tạo ra của cải, cho phép chúng ta quan tâm đến các vấn đề lao động và môi trường. Tất nhiên, tạo ra của cải cũng làm trầm trọng thêm chính các vấn đề đó. Lợi ích chung nào phải được ưu tiên là vấn đề thuộc triển vọng; cả hai đều quan trọng. Làm sao có thể dung hoà chúng? Không có lời giải dễ. Nếu WTO áp đặt hình phạt cho việc vi phạm các tiêu chuẩn lao động và môi trường, nó sẽ phạt các nước kém phát triển vì họ là những người phạm lỗi chính. Nó sẽ làm nghiêng sân chơi hơn nữa chống lại họ. Các nước chậm phát triển sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho điều đó, và WTO sẽ sụp đổ.

Đây là nơi một cách tiếp cận xây dựng phải bắt đầu vào cuộc. Các nước chậm phát triển phải được đền bù cho việc đưa ra các tiêu chuẩn lao động và môi trường. Chính các nước giàu là các nước muốn áp đặt các tiêu chuẩn, và các nước nghèo không thể có đủ điều kiện để thực hiện chúng. Nên lí luận rằng các nước giầu phải đề ra những khuyến khích hơn là áp đặt các hình phạt. Cái gì đó tương tự đã xảy ra trong sự buôn bán các quyền thải [ô nhiễm]. Các hình phạt sẽ phá huỷ thương mại tự do; các khuyến khích sẽ để WTO yên trong khi lại cải thiện tình hình lao động và môi trường.

Các NGO phải nhìn bức tranh lớn hơn, nhưng quá thường xuyên, họ trở thành những người chủ trương lợi ích đặc biệt. Trong nghĩa đó, họ chẳng tốt hơn các đại diện của lợi ích kinh doanh, dù là họ cảm thấy chính đáng hơn. Một cách nào đó, thì, một số NGO trở thành giống như việc kinh doanh, tạo ra thu nhập bằng cách chủ trương một sự nghiệp. Trong khi xã hội dân sự là một phần quan trọng của xã hội mở, lợi ích chung không thể được để riêng cho họ chăm lo. Chúng ta cần các định chế công để bảo vệ các lợi ích công cộng. WTO là một định chế như vậy; sẽ thật đáng tiếc khi huỷ hoại nó đi. Nhưng nó được hiến dâng cho sự thúc đẩy một lợi ích chung - thương mại tự do - loại trừ những lợi ích khác. Chúng ta phải tìm ra một cách để thúc đẩy các lợi ích chung khác mà chúng ta coi là quan trọng. Liên Hiệp Quốc có thể giúp?


Liên Hiệp Quốc

Thật quan trọng để hiểu Liên Hiệp Quốc có thể và không thể làm điều gì. Nó là một định chế có thiếu sót căn bản, vì nó là một hiệp hội của các quốc gia, và như thế, bị nhiễm thiếu hụt dân chủ. Cho dù là nhân dân có thể kiểm soát đại diện của riêng nước họ tại Liên Hiệp Quốc, họ không có quyền kiểm soát nào đối với bản thân tổ chức Liên Hiệp Quốc cả. Thiếu hụt dân chủ được củng cố khi một số quốc gia thành viên còn chưa là dân chủ. Các quốc gia thành viên thực hiện quyền bổ nhiệm cho mọi bổ nhiệm nhân sự. Thiếu sót chủ yếu của Liên Hiệp Quốc là các mục tiêu của nó được nêu trong Lời nói đầu của Hiến chương được diễn đạt dưới dạng “nhân dân” trong khi bản thân tổ chức lại được cấu trúc dưới dạng các quốc gia; kết quả là, Liên Hiệp Quốc có lẽ không thể hoàn thành các hứa hẹn chứa trong Lời nói đầu.

Đáng tiếc, đó là sự thực, nhưng một khi chúng ta thừa nhận nó và hạ thấp các kì vọng của chúng ta một cách tương ứng, Liên Hiệp Quốc có thể rất có ích. Khi các định chế quốc tế yếu đi, Liên Hiệp Quốc có tiềm năng to lớn. Nó có bốn thành phần chính: Hội đồng Bảo an, Đại Hội đồng, Ban Thư kí, và một loạt các cơ quan đặc biệt. Hãy xem từng cái một.

Hội đồng Bảo an là một cấu trúc được nghĩ ra khéo và có thể có hiệu lực trong việc áp đặt ý chí của nó lên thế giới nếu các thành viên thường trực có thể thống nhất với nhau. Kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã tạo một cơ hội để Hội đồng Bảo an hoạt động như nó được dự kiến ban đầu, nhưng cơ hội đã bị phí phạm mất khi ba thành viên thường trực phương Tây - Hoa Kì, Vương quốc Anh, và Pháp - đã không thống nhất được với nhau về giải quyết khủng hoảng ở Bosnia ra sao. Họ đã gửi các đội quân giữ gìn hoà bình đến nơi chẳng có hoà bình để giữ. Uy tín của các hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc bị tổn hại không sao sửa chữa được. Cơ hội đó chắc không tái diễn trong tương lai gần, vì cả Nga lẫn Trung Quốc đều chắc không dễ sai bảo như vào năm 1992. Hội đồng Bảo an có thể hữu ích trong các trường hợp đặc thù, nhưng sẽ không khôn ngoan nếu đi dựa vào nó như công cụ duy trì hoà bình chủ yếu.

Đại Hội đồng hiện nay là diễn đàn suông (talking-shop), nhưng nó có thể trở thành giống một cơ quan lập pháp hơn cho xã hội mở của chúng ta, nếu Liên minh Xã hội Mở để ý đến nó. Một hội đồng các quốc gia có chủ quyền có thể không phù hợp cho việc thực hiện các chức năng chấp hành, nhưng nó rất đủ tư cách như một cơ quan lập pháp quốc tế, với điều kiện là thiếu hụt dân chủ có thể được khắc phục. Đáng tiếc, có ít thiên hướng hiện nay để sử dụng Đại Hội đồng vào bất cứ việc gì, ngoài việc giống như một diễn đàn suông. Ban thư kí cũng có thể đóng một vai trò quan trọng hơn hiện nay, với điều kiện: Phương pháp lựa chọn Tổng thư kí được thay đổi. Hiện tại, các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết (veto), và Hoa Kì, riêng nó, không muốn có một Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc mạnh và độc lập.

Các cơ quan đặc biệt, như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và các tổ chức khác tạo thành một yếu tố của Liên Hiệp Quốc để ngỏ cho sự phê phán. Chỉ vài tổ chức trong số đó hoạt động có hiệu quả. Sự bổ nhiệm được tiến hành trên cơ sở bảo trợ quốc gia, không trên cơ sở phẩm chất, tài năng. Khó sa thải các quan chức và còn khó hơn để dẹp bỏ các cơ quan khi chúng không còn sứ mạng. Chính các đặc điểm này là cái gây tiếng xấu cho Liên Hiệp Quốc.

Các bộ máy quan liêu quan tâm đến việc tự-duy trì hơn là đến việc thực hiện sứ mạng của mình. Khi một bộ máy quan liêu chịu trách nhiệm, không phải với một chủ nhân mà với toàn bộ các thành viên của Liên Hiệp Quốc, nó nằm ngoài vòng kiểm soát. Một hiệp hội của các quốc gia không phù hợp với việc thực hiện bất kể chức năng thi hành nào. Trong chừng mực, có các chức năng thi hành phải được thực hiện, chúng phải được uỷ thác cho các định chế đặc biệt với các quan chức điều hành, ngân sách, và hội đồng (quản trị) riêng của nó và những người điều hành phải báo cáo cho hội đồng quản trị. Các định chế Bretton Woods, bất chấp tất cả nhược điểm của chúng, hoạt động tốt hơn các cơ quan Liên Hiệp Quốc nhiều, và thậm chí ở đó, hội đồng quản trị nắm quá nhiều quyền lực.

Do cách mà các quốc gia thành viên đối xử với nó, đặc biệt là Hoa Kì, Liên Hiệp Quốc đã mất nhiều thiện chí và uy tín mà một thời nó đã có. Bất chấp những khiếm khuyết của nó, Liên Hiệp Quốc thường có một quyền lực đạo đức và sự tôn trọng nào đó. Mũ xanh thường cho quân lính của Liên Hiệp Quốc một mức độ bảo vệ nào đó. Một phần lớn trong số đó nay đã bị mất và sẽ khó lấy lại.

Được thừa nhận rộng rãi rằng: Liên Hiệp Quốc cần phải được cải cách. Vô số các nghiên cứu đã được tiến hành, đưa ra hàng loạt kiến nghị cải cách, nhưng chẳng cải cách nào được thực hiện, vì các quốc gia thành viên không thể thống nhất. Do đó, Liên Hiệp Quốc vẫn là một định chế bị hư hại, khó sửa chữa.

Liên minh Xã hội Mở, hơn bất kể sáng kiến nào khác, sẽ có cơ hội phải chăng để làm cho Liên Hiệp Quốc sống theo khả năng của nó, nếu các thành viên của Liên minh có thể thống nhất giữa họ với nhau. Liên minh có sự lựa chọn để hoạt động hoặc trong phạm vi hay ngoài Liên Hiệp Quốc, cho nó đòn bẩy mà không cải cách nào khác đã có.

Liên minh làm sao có thể cải tổ Liên Hiệp Quốc? Nó có thể đưa ra qui tắc đa số và biến Đại Hội đồng thành một cơ quan lập pháp. Các luật do Đại Hội đồng thông qua chỉ có hiệu lực ở các nước phê chuẩn chúng, nhưng các thành viên của Liên minh Xã hội Mở cam kết sẽ phê chuẩn các luật một cách tự động, miễn là chúng đã được đa số đủ tư cách tự nguyện phê chuẩn. Các nước không tôn trọng quyết định của đa số đủ tư cách sẽ bị khai trừ khỏi Liên minh. Theo cách đó, nhiều luật quốc tế có thể được phát triển mà không vi phạm nguyên lí chủ quyền quốc gia.

Ðiều gì tạo thành đa số đủ tư cách? Tôi thấy ý tưởng về “bộ ba trói buộc” do Richard Hudson đề xuất, liên quan đến Liên Hiệp Quốc là rất hấp dẫn. Nó có thể được chấp nhận cho Liên minh. Một đa số đủ tư cách sẽ được tạo thành bởi hai phần ba các nước thành viên, hai phần ba dân số của họ, và hai phần ba của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ. Nhưng tôi không đủ tư cách để quyết định những chi tiết như vậy; chúng phải được quyết định bởi các thành viên của Liên minh.

Nếu Liên minh tìm cách kiểm soát được Liên Hiệp Quốc, nó sẽ chỉ định tổng thư kí, người sẽ chịu trách nhiệm về Ban Thư kí, và Ban Thư kí sẽ hướng dẫn công việc lập pháp của Đại Hội đồng. Vị trí tổng thư kí sẽ đại thể tương đương với thủ lĩnh được bầu của đảng chiếm đa số trong một quốc gia dân chủ. Xét thấy quyền hạn của cơ quan được tăng cường rất nhiều, sẽ đáng mong muốn để tổng thư kí chịu sự bãi miễn, thông qua sự bỏ phiếu bất tín nhiệm của Liên minh.

Hội đồng Bảo an có thể vẫn giữ nguyên chức năng, nhưng các thành viên thường trực sẽ mất quyền phủ quyết, và các thành viên nhất thời sẽ do Liên minh lựa chọn hơn là được luân phiên thuần tuý trên cơ sở địa lí. Những thành viên thường trực thuộc Liên minh sẽ từ bỏ quyền phủ quyết bởi đức hạnh là thành viên của Liên minh, vì họ buộc lòng phải tôn trọng các quyết định đa số đủ tư cách của nó. Có thể hỏi vì sao hai thành viên thường trực khác, Nga và Trung Quốc, sẽ sẵn lòng từ bỏ đặc quyền của họ. Câu trả lời là họ có thể thích vẫn là thành viên thường trực mà không có quyền phủ quyết hơn là thấy Hội đồng Bảo an bị thay thế bởi một tổ chức khác mà họ không là thành viên.

Đáng nghi ngờ hơn nhiều, là liệu Hoa Kì có sẵn lòng tôn trọng các qui tắc của Liên minh hay không. Nó đòi hỏi sự thay đổi triệt để về thái độ hiện hành. Trên thực tế, Hoa Kì ít sợ việc từ bỏ quyền phủ quyết so với các thành viên thường trực khác, vì hầu như không thể xảy ra chuyện Liên minh sẽ đi chống lại ý muốn của một siêu cường mà lòng trung thành của nó là rất cần thiết để làm cho Liên minh hữu hiệu.

Trong Thời đại của Tính Có thể Sai, chúng ta phải từ bỏ giả thiết duy lí. Thế nhưng, có các lí do chính đáng cho biết vì sao một cách tiếp cận đa phương lại có thể thu hút trí tưởng tượng của công chúng Mĩ. Hoa Kì có thể được lợi nhiều từ việc tham gia vào liên minh, vì nó có thể chia sẻ gánh nặng hoạt động như cảnh sát thế giới. Hoa Kì có thể cung cấp hỗ trợ hậu cần và kĩ thuật, dựa vào người khác cung cấp quân bộ.

Ngay cả khi không có các cải cách sâu rộng này, chí ít, có một bước quan trọng mà Hoa kì nên ủng hộ ngay bây giờ: Tạo năng lực thường xuyên trong nội bộ Liên Hiệp Quốc để cung cấp cảnh sát dân sự cho các tình huống như Kosovo, Haiti, và Đông Timor. Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, đã yêu cầu một năng lực như vậy, và chính quyền Clinton đã ủng hộ, song Quốc hội lại từ chối phân bổ tiền.




Lí lẽ ủng hộ liên minh xã hội mở

Lí lẽ ủng hộ Liên minh Xã hội Mở có thể được xây dựng trên hai lập luận. Một khôn ngoan, một mang tính lí tưởng chủ nghĩa. Lí lẽ khôn ngoan là ngày nay Hoa Kì có ưu thế quân sự lớn hơn bất kể thời kì nào trong lịch sử; mối đe doạ chính đối với hoà bình và thịnh vượng đến từ tình hình nội bộ hiện hành ở các nước khác, tình hình có thể bị các nhà lãnh đạo vô liêm sỉ lợi dụng, và Hoa Kì không thể giải quyết các mối đe doạ này riêng một mình; cho nên, nó cần lập một liên minh với các nước có ý kiến giống nhau.

Bằng cách dẫn đầu một liên minh như vậy, Hoa Kì có thể lấy lại và giữ được vị trí lãnh đạo của nó trên thế giới, vì sự tham gia của Hoa Kì là không thể thiếu được để làm cho ý tưởng thành công. Bằng cách tham gia vào một liên minh như vậy, các nước dân chủ khác có thể có tiếng nói lớn hơn trong việc cai quản các quan hệ quốc tế. Họ cũng sẽ có lợi ích từ một trật tự thế giới ổn định hơn.

Nếu Hoa Kì tiếp tục hành động một cách đơn phương, thì chỉ còn là vấn đề thời gian, trước khi các nước phẫn nộ với sự thống trị của nó đến mức họ lập liên minh của riêng họ để làm đối trọng với quyền lực của nó; vị thế ưu việt của Hoa Kì sẽ mất đi. Vì hệ thống đối trọng quyền lực là còn xa mới chắc chắn để duy trì hoà bình, khả năng về một xung đột lớn thảm khốc sẽ tăng lên đáng kể.

Lí lẽ này là hợp lệ, nhưng khó làm cho nó thuyết phục bởi vì nó hoàn toàn mang tính giả thuyết. Phải vẽ ra những viễn cảnh đáng sợ và đợi cho đến khi chúng xảy ra mới có thể nói rằng, “tôi đã bảo mà”. Đó là một bài tập không bõ công, như tôi đã phát hiện ra liên quan đến Nga. Tôi thấy hấp dẫn hơn để trình bầy ý tưởng trên cơ sở lí tưởng chủ nghĩa chân thành. Một xã hội mở sẽ làm cho thế giới thành một chỗ tốt hơn, và Hoa Kì đủ mạnh và đủ giàu để thúc đẩy nó. Đây là một ý nghĩ đơn giản và gây cảm hứng. Điểm yếu của nó là chủ nghĩa lí tưởng được coi là mềm yếu và mập mờ và hay bị thua các nhóm lợi ích đặc biệt. Nó đã luôn luôn thua khi xung đột với các lợi ích cá biệt. Yếu điểm có thể được khắc phục bằng cách làm dịu chủ nghĩa lí tưởng đi, với sự thừa nhận tính có thể sai của chúng ta. Điều này làm dịu bớt các kì vọng của chúng ta, làm cho chúng ta khoan dung hơn với những khuyết điểm của sự can thiệp xây dựng, và bảo vệ chúng ta khỏi một số cạm bẫy của chủ nghĩa tích cực chính trị. Xã hội mở là một lí tưởng lạ kì không hướng tới sự hoàn mĩ. Nó cung cấp một khung dẫn chiếu, trong phạm vi đó, chủ nghĩa lí tưởng có thể thành công.

Thật lạ, đúng là xã hội mở lớn nhất trên thế giới - Hoa Kì - đã chẳng bao giờ chấp nhận các hạn chế cố hữu trong khái niệm về xã hội mở. Nó đã đưa ra các tiêu chuẩn cho đời công mà không chính trị gia nào có thể đáp ứng, và nó cho rằng mình có quyền áp đặt các tiêu chuẩn riêng của nó về nhân quyền và các giá trị dân chủ cho các nước khác. Không ngạc nhiên là những khát vọng cao thượng của chúng ta phải chịu số phận thất vọng. Chúng ta có thể đạt nhiều hơn bằng cách kì vọng ít hơn. Thay cho việc áp đặt các giá trị của chúng ta, chúng ta phải thừa nhận tính có thể sai của chúng ta. Thay cho hành động đơn phương, chúng ta phải tham gia để tạo ra các qui tắc mà chúng ta sẵn lòng tôn trọng.

Liên minh Xã hội Mở sẽ tìm sự tự nguyện phục tùng, nhưng với ý chí tốt nhất trên đời, nó không thể luôn luôn thành công. Vì vậy, sự lựa chọn quân sự không thể bị loại trừ. Nếu Liên minh không kiểm soát được Hội đồng Bảo an, nó vẫn có thể bỏ qua Hội đồng Bảo an và khích hoạt NATO mà không có chuẩn y của Hội đồng Bảo an, như nó đã làm trong cuộc khủng hoảng Kosovo. Sự thực, Liên minh đã vét cạn hết các lựa chọn mang tính xây dựng, sẽ cho các hành động trừng phạt của nó tính chính đáng lớn hơn NATO đã có trong trường hợp Kosovo.

Liệu Liên minh Xã hội Mở, bất luận hoạt động trong hay ngoài khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, có khả năng tránh những thiếu sót dường như làm đau buồn mọi hiệp hội các quốc gia, cụ thể là thiếu hụt dân chủ và thiếu hụt năng lực ra quyết định hay không? Có lẽ không. Nhưng những tác động có hại như vậy có thể được giảm đi bằng cách nhận ra chúng từ trước. Thí dụ, có thể đưa vào một điều khoản hoàng hôn (sunset clause) sẽ tự động chấm dứt Liên minh, thí dụ, sau hai mươi lăm năm. Mỗi khi một định chế mới được thành lập, nó thường thấm đậm bởi ý thức: Sứ mệnh bị mòn mất đi với thời gian. Điều này đã đúng với Liên Hiệp Quốc. Nó tạo ra sự hăng hái lớn lao khi nó được thành lập, nhưng hầu hết những người cam kết ủng hộ nó bây giờ đã qua tuổi về hưu. Liên Hiệp Quốc có thể chắc chắn được lợi từ một điều khoản hoàng hôn. Không giải pháp nào là hoàn hảo hay có hiệu lực mãi mãi. Bất kể liên minh xã hội mở nào đều phải để ngỏ cho việc xem xét lại và cải thiện.

Thiếu hụt dân chủ là một vấn đề cố hữu trong mọi tổ chức quốc tế, nhưng nếu Liên minh Xã hội Mở thật sự thành công trong việc chuyển Đại Hội đồng thành một cơ quan lập pháp, có thể chúng ta chỉ có một liều quá nhiều về dân chủ, với mọi NGO xô đổ cửa với các kiến nghị lập pháp. Xã hội dân sự quốc tế có khả năng đạt các thành tựu to lớn như cấm mìn, nhưng với sự giúp đỡ của Internet, nhiều khi lại trở nên quá đà. Tất cả chúng ta đều thấy điều gì đã xảy ra ở cuộc họp WTO tại Seattle. May thay, có sự bảo vệ vững chắc chống những thái quá về lập pháp. Luật chỉ có hiệu lực ở các nước chuẩn y chúng, và chúng phải được chuẩn y bởi đa số đủ tư cách của Liên minh, trước khi các thành viên khác buộc phải làm vậy. Tất nhiên, các điều luật cũng sẽ phải trải qua sự xem xét tỉ mỉ về mặt tư pháp ở mỗi nước - bao gồm cả Toà án Tối cao Hoa kì. Điều này cho thêm một tập các kiểm tra và cân đối (checks and balances) thiết yếu đối với bất kể xã hội mở nào.

Trong khi tôi khá nghi ngờ cảnh giác về các NGO tự bổ nhiệm, tự cho là đúng, tôi có lòng tin lớn hơn vào nhân viên của Liên minh và, nếu Liên minh thâu tóm được Liên Hiệp Quốc, vào nhân viên Liên Hiệp Quốc. Dễ tuyển nhân viên chuyên tâm cho các tổ chức quốc tế, miễn là họ được lựa chọn trên cơ sở tài năng phẩm chất chứ không trên cơ sở bảo trợ quốc gia. Có nhiều, rất nhiều người tốt phục vụ cho Liên Hiệp Quốc, bất chấp mọi sự thất vọng. Để cải thiện tình hình, tổng thư kí và những người lãnh đạo các cơ quan khác nhau của Liên Hiệp Quốc phải được trao quyền tuyển và sa thải nhân viên và chịu trách nhiệm về thành tích của tổ chức của mình.

Tôi không muốn đi thảo chi tiết các đặc tính của một Liên minh Xã hội Mở, vì tôi càng dấn thêm thì tôi càng thấy mình bị bao phủ trong một bầu không khí hão huyền. Chi tiết phải do những người tham gia vạch ra. Liên minh có thể có nhiều hình thức, từ một liên minh chính thức đến các liên kết tuỳ hứng (ad hoc) đề cập đến các nước hay các vấn đề đặc biệt. Xét theo quan niệm này, ý tưởng còn xa mới hão huyền; thật vậy, nó đã trong quá trình được thực hiện rồi. Mạng lưới quỹ của tôi tham gia vào một loạt các liên kết tuỳ hứng, trải từ Hiệp ước Mìn đến Quỹ Cho vay Phát triển các Phương tiện Truyền thông, chuyên tâm cho việc cổ vũ các phương tiện truyền thông độc lập ở các nước cần đến chúng.

Sáng kiến để tạo một xã hội mở toàn cầu không thể kì vọng đến từ các chính phủ; nó phải được sự ủng hộ của các cử tri đoàn. Các chính phủ dân chủ được cho là đáp lại những mong muốn của cử tri; các nguyên lí của xã hội mở sẽ chỉ thắng thế khi nhân dân thật sự quan tâm đến chúng.

Có thể hỏi, làm sao có thể dung hoà tuyên bố này với nhận xét tàn nhẫn trước đây của tôi về những người bảo vệ tự bổ nhiệm, tự cho mình là đúng của xã hội dân sự? Rất dễ. Trong khi dùng xung lực để thúc đẩy các nguyên lí của xã hội mở phải đến từ nhân dân, xã hội dân sự không thể tự nó làm được công việc này; nó phải tranh thủ được sự ủng hộ của các chính phủ. Các quỹ của tôi đã thấy rằng: Chúng có thể có ảnh hưởng lớn hơn, nếu chúng hợp tác với hoặc gây áp lực lên các chính phủ. Ảnh hưởng là kép: Chúng gây ra những sự thay đổi trong lĩnh vực đặc thù mà chúng tham gia, thí dụ, cải cách nhà tù, giáo dục, hay bảo vệ những người thiểu năng tinh thần; đồng thời chúng cũng cải thiện chất lượng của chính phủ.

Thật quan trọng để diễn đạt rõ ràng tầm nhìn vĩ đại về một xã hội mở toàn cầu; nhưng xã hội mở có thể được tiếp cận chỉ mỗi bước một lúc. Đó là lí do vì sao tôi không muốn trang điểm điều có thể mà thích tập trung vào điều thực tiễn. Xã hội mở đối mặt với một cuộc sát hạch thực tiễn ở Balkan. Một liên minh chính thức của các quốc gia dân chủ đã được cam kết ở đó rồi, và chính là năng lực của họ để thành công. Nếu chúng ta làm tốt bổn phận của mình ở Balkan; nó sẽ đưa chúng ta thêm một bước gần hơn tới lí tưởng của một xã hội mở toàn cầu.

Theo cùng cách đó, nếu chúng ta thất bại ở đó, triển vọng cho một xã hội mở toàn cầu sẽ cũng bị thụt lùi. Các quỹ của tôi cam kết làm cho Hiệp ước Ổn định thành công, vì chính nó và vì xã hội mở. Tôi tin: Chúng ta có thể tạo ra một xã hội mở toàn cầu từng bước một.




Kết luận

Khi tôi đưa bản thảo của cuốn sách này cho nhà xuất bản, trong tôi, tràn ngập sự pha trộn của nỗi lo âu và những kì vọng lớn lao. Như tôi đã biểu lộ trong phần dẫn nhập, tôi đã miễn cưỡng rời nó. Tôi đã trình bày các ý tưởng của mình rõ như tôi có thể? Chúng có nhất quán không? Chúng cũng có ý nghĩa nhiều cho những người khác như cho chính tôi? Đây là những câu hỏi làm tôi áy náy. Những lo lắng của tôi được tăng cường, bởi sự thực, tôi đã có thể cải thiện bản thảo cho đến phút cuối cùng. Nhưng tôi đã làm đến chừng mực bản thân tôi có thể làm. Tôi đã học được rất nhiều từ sự phê phán của những người khác, và tôi có thể tiếp tục làm vậy sau khi sách đã được xuất bản.

Những kì vọng của tôi tập trung vào Liên minh Xã hội Mở. Tôi không biết đề xuất của mình sẽ gợi lên phản ứng gì, song tôi biết rằng: Chúng ta cần tạo ra tiến bộ theo phương hướng này, nếu chúng ta muốn tận dụng các khả năng mà sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu mở ra cho chúng ta. Liệu tôi có thuyết phục được những người khác hay không, tôi đã tìm cách tự thuyết phục mình. Sau một giai đoạn hoạt động điên rồ, trong đó, tôi đã có một ý tưởng rõ ràng về việc cần làm điều gì, tôi cảm thấy cần phải sắp xếp lại các ý tưởng của tôi về xã hội mở. Tôi đã làm vậy trong cuốn sách này. Một lần nữa, tôi có ý thức rõ ràng về sứ mệnh của mạng lưới quĩ của tôi. Tôi sẽ không nêu rõ nó ra ở đây, vì nó có thể xen vào tính phản thân của tôi trong việc thực hiện nó - có một sự tương tự ở đây với vấn đề đưa ra các tuyên bố công khai khi tôi còn tham gia tích cực vào công việc kiếm tiền - nhưng tôi có thể tuyên bố một cách tổng quát: Ðể cổ vũ thành phần xã hội dân sự của Liên minh Xã hội Mở.

George Soros
Tháng 8. 2000

(Hết)


© 2004 talawas



[1]Chú thích của dịch giả : Tháng 4-2004 đã kết nạp thêm 7 thành viên mới: Rumani, Slovenia, Slovakia, Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania. Và họ (trừ Bulgaria và Rumani) cùng 3 nước trước sẽ là thành viên của EU từ 1-5-2004.
[2]Tổ chức các Quốc gia châu Mĩ (OAS) đã cho một tiền lệ hữu ích. Nghị quyết Santiago năm 1991, yêu cầu tổng thư kí OAS triệu tập một cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao của các nước thành viên trong vòng mười ngày sau một cuộc đảo chính hay sự gián đoạn của một chính phủ được bầu một cách hợp pháp. Nghị quyết số 1080 đã được dùng bốn lần: Sau đảo chính ở Haiti năm 1991, “tự đảo chính” ở Peru năm 1992 và Guatemala năm 1993, và mối đe doạ chính phủ Paraguay năm 1996. Trong mỗi trường hợp, cơ chế đã giúp việc tập hợp sự ủng hộ chính trị hiệu quả cho sự phục hồi nền dân chủ hiến định.
Каталог: xahoi
xahoi -> TRƯỜng thpt chuyên lê HỒng phong bộ MÔN: Lịch sử
xahoi -> THẢm trạng buôn bán ngưỜi nguyễn Đức Tuyên Tháng 12 2013 NỘi dung
xahoi -> TRƯỜng thpt chuyên lê HỒng phong bộ MÔN: Lịch sử ĐỀ chính thứC
xahoi -> 1. Nơi nóng nhất, sa mạc Lut Desert (Iran), 71 độ C
xahoi -> HƯỚng dẫn học sinh đỌc hiểu văn bản sử thi trong nhà trưỜng người trình bày: Trần Hải Tú
xahoi -> I. infinitives
xahoi -> Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật qua các truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình thpt
xahoi -> Phong cách kí hoàng phủ ngọc tưỜng qua “ai đà ĐẶt tên cho dòng sôNG?” A- mở ĐẦU
xahoi -> Tư liệu văn học Ôn thi hsg môn Ngữ Văn nhậN ĐỊnh về VĂn học I. Văn xuôi
xahoi -> R­êng thpt chuyªn Lª Hång pHong Líp 10 Chuyªn ho¸

tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương