TRƯỜng thpt chuyên lê HỒng phong bộ MÔN: Lịch sử



tải về 30.1 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích30.1 Kb.
#5856

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ HỒNG PHONG

BỘ MÔN: Lịch sử

(Đề thi gồm 01 trang)

ĐỀ THI TÁM TUẦN HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2014 – 2015

Môn: Lịch sử. Lớp: 10 Khối : Chuyên

Thời gian làm bài: 150 phút ……………………………….


Câu 1 (3,0 điểm)

Nêu những thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rôma. Vì sao văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại phương Đông?


Câu 2 (4,0 điểm)

Phân tích những đóng góp của triều đại nhà Lý đối với lịch sử dân tộc.


Câu 3 (3,0 điểm)

Trong lịch sử dân tộc ta đã diễn ra ba trận chiến trên sông Bạch Đằng, trong đó tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288. Hãy làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau giữa 2 trận chiến này.





ĐÁP ÁN THI TÁM TUẦN HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2014 – 2015

Môn: Lịch sử. Lớp: 10 Khối : Chuyên

……………………………….




TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

BỘ MÔN: Lịch sử

(Đáp án gồm 04 trang)



ĐÁP ÁN
Câu 1( 3 điểm)

Nêu những thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rôma. Vì sao văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại phương Đông?

* Nêu những thành tựu chính: (2,0).Mỗi ý 0,5đ

+ Lịch và chữ viết

+ Sự ra đời của khoa học

+ Văn học

+ Nghệ thuật

* Giải thích (1,0)

- Sự phát triển cao của trình độ sản xuất (đồ sắt phổ biến, sự phát triển kinh tế công thương  cơ sở vật chất).

- Sự phát triển mạnh mẽ của chế độ chiếm nô (bóc lột tối đa sức lao động của nô lệ, tạo nên một tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc làm khoa học nghệ thuật.

- Sự phát triển của thể chế dân chủ (đem lại bầu không khí tự do tư tưởng, đem lại giá trị nhân văn, hiện thực cho nội dung văn hoá.

- Kế thừa tiếp thu thành tựu văn hóa phương Đông.

Câu 2 (4điểm)

Phân tích những đóng góp của triều đại nhà Lý đối với lịch sử dân tộc.

* Dời đô....0,75đ

* Chính trị ....1,0đ

- Sau khi dời đô về Thăng Long, đổi tên nước là Đại Việt (1054) nhà Lý từng bước hoàn chỉnh chính quyền trung ương và địa phương. Đứng đầu nhà nước là Vua nắm mọi quyền hành cao nhất về CT, luật pháp, quân đội...; giúp vua trị nước có tể tướng, các đại thần, dưới là các cơ quan như sảnh, viện, đài. Cả nước chia thành nhiều lộ, dưới là phủ, huyện, châu, hương xã. Bộ máy nhà nước thời Lý có tiếp thu mô hình của phong kiến phương Bắc nhưng vẫn kế thức tinh thần dt và mang bản sắc riêng của người Việt (ngoài các chức quan như nhà Tống, nhà Lý còn đặt ra 10 chức quan khác giúp vua trị nước, nhà Lý chú trọng đào tạo người kế nghiệp, cho đặt lầu chuông ở điện Long Trì để mọi người dân đến kêu oan mời vua xét xử...)

- Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình thư - bộ luật đầu tiên của nước ta góp phần ổn định trật tự xã hội.

- Nhà Lý cũng rất chú trọng đến chính sách đoàn kết dân tộc. Từ thời Lý Thái Tổ đã có chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng ít người như gả công chúa, ban chức tước, mở họ về kinh...

* Kinh tế: 0.75đ

- Chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp, khuyến khích khai hoang đẩy mạnh sx: năm 1065 Lý Thánh Tông hạ chiếu khuyến nông, vua Lý hàng năm thường làm lễ cày tịch điền, ban hành các đạo luật bảo vệ trâu bò, cho đắp đê, làm thuỷ lợi. Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên. Năm 1077, triều đình ra lệnh đắp đê ở sông Như Nguyệt, năm 1108, tổ chức đắp đê Cơ Xá từ Yên Phụ đến Lương Yên.

- Các nghề thủ công phát triển. Nhà Lý chú ý nâng cao giá trị hàng nội, khuyến khích các nghề TC truyền thống như dệt vải trồng dâu nuôi tằm. Việc buôn bán phát triển. Thăng Long trở thành trung tâm KT lớn của cả nước.

* Văn hoá - GD: 0,75đ

- Tôn sùng Phật giáo đưa làm quốc giáo, coi trọng các nhà sư

- Coi trọng giáo dục: năm 1070 cho xây dựng Văn Miếu, đến 1075 mở khoa thi đầu tiên

- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu: Tháp Báo Thiên, chùa Diên Hựu.

* Đối ngoại: 0,75đ

- Với các triều đại pk phương Bắc: vẫn giữ lệ thần phục, nộp cống đều đặn nhưng luôn giữ tư thế của một dân tộc độc lập à tổ chức cuộc k.c chống Tống lần 2 à kết thúc chiến tranh bằng ngoại giao giữ hoà hiếu giữa 2 nước.

- Các các nước láng giềng phía Nam như Chămpa, Chân Lạp, vừa mềm dẻo, vừa cững rắn để giữ biên cương.



Câu 3 (3,0 điểm):

Trong lịch sử dân tộc ta đã diễn ra ba trận chiến trên sông Bạch Đằng, trong đó tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288. Hãy làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau giữa 2 trận chiến này.

* Sơ lược về hai trận chiến. Trong lịch sử dân tộc ta đã diễn ra ba trận chiến trên sông Bạch Đằng, đó là vào năm 938 ( Ngô Quyền chống quân Nam Hán), năm 981 ( Thời Tiền Lê chống quân Tống ) và năm 1288 ( thời Trần chống quân Nguyên) trong đó tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm 1288...

Giữa hai trận chiến này những điểm giống và khác nhau, chứng tỏ sự kế thừa và phát triển nghệ thuật quân sự của ông cha ta. 0,5



* Những điểm giống và khác nhau gữa hai trận Bạch Đằng:1,0

- Giống nhau:

+ Bố trí trận địa: đều lợi dụng tối đa địa thế nhánh sông, ghềnh núi, rừng rậm của khu vực này để bố trí quân mai phục gồm cả quân thuỷ và quân bộ kết hợp và phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng này.

Lợi dụng chế độ thuỷ triều và sự chênh lệch mực nước rất lớn lúc nước thuỷ triều lên với khi thuỷ triều rút để xây dựng trận địa cọc phối hợp với trận địa mai phục; kết hợp tài tình yếu tố nhân tạo với thiên tạo, làm tăng hiệu quả đánh tiêu diệt quân xâm lược. Cách đánh giống nhau: khiêu chiến, đánh kiềm chế để đưa địch vào thế trận bày sẵn, chọn đúng thời điểm để phản công quyết liệt.

+ Cách bố trí trận địa như vậy đều thể hiện rõ quyết tâm của người cầm quân là đánh một trận nhanh , gọn, triệt để; nhằm làm tan nát mộng tưởng xâm lăng của quân thù....

+ Ý nghĩa: Cả hai trận đều là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh, đè bẹp hẳn ý chí xâm lược của kẻ thù.....

- Khác nhau:1,5

+ Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là đánh quân địch trên đường tiến vào xâm lược nước ta ; Trận Bạch Đằng năm 1288 lại là đánh quân Nguyên trên đường rút khỏi nước ta.

+ Khả năng chiến đấu của hai đạo quân trong hai trận chiến trên khác nhau: Nam Hán có thuỷ quân rất mạnh ( thuyền chiến to khoẻ, có khả năng vượt biển xa, thuỷ quân Nam Hán dày dạn chiến trận); trong khi đó thuỷ quân là điểm yếu của quân Nguyên ( Không tinh nhuệ bằng quân kị - bộ, đã bị đánh tơi bời một số trận nên tinh thần chiến đấu giảm sút, hơn nữa trên thuyền lại chở theo một số lớn quân bộ vốn không quen tác chiến trên sông nước ).



+ Trận Bạch Đằng năm 938 còn có ý nghĩa rất lớn, là trận chung kết lịch sử của dân tộc ta, chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài, phát triển rực rỡ của đất nước....

+ Trận Bạch Đằng năm 1288 không chỉ kế thừa mà còn phát triển, sáng tạo ra cách đánh mới hơn trận Bạch Đằng lần trước, đó là dùng những thuyền nan, bè nứa chất đầy chất dễ cháy để lao theo dòng nước đốt cháy chiến thuyền địch

tải về 30.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương