Viettudan tài liệu/28. 07. 11: DỨt bỏ csvn đỂ phát triểN


Lý thuyết về Tương quan Tiền tệ



tải về 0.94 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.94 Mb.
#8595
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Lý thuyết về Tương quan Tiền tệ

và Đời sống Kinh tế thực
Có hai giai đoạn đưa ra những Lý thuyết cắt nhgĩa tương quan giữa đồng Tiền (tờ giấy 1'000 đồng chẳng hạn) và Đời sống Kinh tế với hàng hóa thực (tô phở chẳng hạn). Không ai nhai tờ giấy 1'000 đồng để bụng khỏi đói. Nhưng ăn tô phở thì bụng hết đói. Việc hết đói là đời sống kinh tế thực, trong khi ấy tờ giấy 1'000 đồng chỉ là phương tiện mua tô phở. Vì vậy, người ta phân biệt ra hai Lãnh vực: Lãnh vực Đời sống Kinh tế thực và Lãnh vực Tiền tệ, Tài chánh. Hai Lãnh vực có những liên hệ như thế nào ?
=> Lý thuyết Định Lượng Tiền bạc (Théorie Quantitative de la Monnaie)
Đây là Lý thuyết đơn giản và tiên khởi cắt nghĩa tương quan giữa Lãnh vực Tiền tệ, Tài chánh và Lãnh vực Đời sống Kinh tế thực. Lý thuyết được đưa ra đầu tiên ở Thế kỷ XVIII bởi David HUME và Richard CANTILLON. Theo hai tác giả này, thì nếu tăng gấp đôi lượng tiền cho một cộng đồng Kinh tế, thì tức khắc vật giá sẽ tăng lên gấp đôi. Nhưng phải đợi đến cuối Thế kỷ XIX và đầu Thế kỷ XX, thì Irving FISHER mới đưa ra Công thức sau đây:

M.V

-------- = P

T

M : Lượng Tiền thả ra cho cộng đồng Kinh tế; V : Tốc độ lựong Tiền lưu hành; T: Những sản phẩm thực Kinh tế lưu hành trong Cộng đồng; P: Mức tổng quát giá cả.


Cứ theo Công thức của FISHER, thì nếu lượng tiền lưu hành (M.V) không thay đổi, mà Lượng hàng hóa lưu hành (T) sút kém, thì Vật giá tổng quát (P) tăng lên. Đây là Lạm phát thực. Nhưng nếu mức sản xuất và lưu hành hàng hóa giữ nguyên, mà vì lý do nào đó Lượng Tiền lưu hành tăng lên, thì Vật giá tổng quát (P) cũng tăng lên. Đây là Lạm phát về phía Tiền tệ. Việc tăng Lượng Tiền có thể do việc tung ra cộng đồng một số Tiền mới in, hoặc do việc tăng tốc độ lưu hành Tiền tệ (V). Tỉ dụ bình thường Công nhân lĩnh lương tháng. Nhưng nếu áp dụng việc trả Lương tuần (như bên Mỹ), thì tốc độ lưu hành Tiền sẽ được nhân tăng lên.
=> Lý thuyết Hội nhập Tiền tệ (Théorie de l’Intégration Monétaire)
Từ J.M.KEYNES, nhất là Milton FRIEDMAN, trường phái Chicago, thì Lãnh vực Tiền tệ, Tài chánh không đứng ngoài Lãnh vực Đời sống Kinh tế thực như khách bàng quan. Phải có một sự Hội nhập Tiền tế, Tài chánhä vào Lãnh vực Đời sống Kinh tế để lượng tiền mới mang một giá trị mua bán. Chu trình Hội nhập như sau:
Đồng Tiền mới in ra từ Ngân Hàng Phát Hành (Trung ương) chưa mang giá trị mua bán. Đó chỉ là một mảnh giấy không hơn không kém. Đồng Tiền ấy phải qua hệ thống sản xuất dưới dạng trả lương cho Công nhân chẳng hạn. Công nhân nhận được đồng Tiền. Đây là đồng Tiền bắt đầu có giá trị mua bán. Khi hàng hóa sản xuất thực được đưa ra Chợ, Công nhân mang đồng Tiền đến mua hàng hóa, thì có sự tương đương của đồng Tiền với Hàng hóa. Khi có sự tương đương như vậy, thì đây là đồng Tiền thực, có giá trị mua bán.
Chính đời sờng sản xuất Kinh tế thực đã mang lại cho tờ giấy Tiền lúc ban đầu có một giá trị (Pouvoir d’Achat).
Bây giờ nếu vì một lý do nào đó, Ngân Hàng Phát Hành in ra một lượng Tiền mới tinh mà không cho lượng tiền mới ấy vào Chu trình Hội nhập, thì lượng Tiền mới này củng chỉ là mớ giấy chưa có giá trị mua bán (Pouvoir d’Achat). Nếu Nhà Nước đem số Tiền mới in này thả đại vào Lượng Tiền đang lưu hành, thì đó là hành động lưu manh đánh lận con đen pha lộn Tiền thực (đã Hội nhập) và Tiền chưa có khà năng Kinh tế (chưa Hội nhập). Đây là hành động ăn ướp giá trị Tiền thực của Công nhân... Khối Tiền đã Hội nhập cộng chung với Khối Tiền chưa Hội nhập làm cho Vật giá tăng lên, nghĩa là Tiền mất giá. Đây là hành động ăn cướp Tiền tệ phải xử tử hình theo Luật Tiền tệ.
Một Nhà Nước tự động tăng lượng Tiền mới chưa Hội nhập Kinh tế là Nhà Nước đáng phải chịu tội tử hình này.

Lạm phát Tiền tệ

(Inflation Monétaire) ở Việt Nam
Theo những lý luận trên đây, nhất là việc Hội nhập Tiền tệ, chúng ta xem đâu là cái phần Lạm phát Tiền tệ làm cho tình trạng Lạm phát ở Việt Nam trở thành trầm trọng. Cái phần này làm cho đồng Tiền Việt Nam mất giá. Trước khi nói đến tình trạng Lạm phát Tiền tệ ở Việt Nam, chúng tôi đưa ra những tỉ dụ lạm phát có tính cách Lịch sử.
Xin nhắc lại lời khẳng định của Giáo sư Florin AFTALION về những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:
... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)
(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)
Vào những thập niên 1980, tình trạng Lạm phát Tiền tệ lan tràn tại Phi Châu và Nam Mỹ. Lạm phát Tiền tệ ở Ba Tây lên tới mức 1000% vào thập niên 1980.
Tỉ dụ một Sĩ quan cấp Tá từ trong rừng tại Phi châu, dẫn quân về Thủ đô làm Đảo chánh (Cách Mạng). Trong tình trạng chiến tranh dành quyền hành, nền Kinh tế thực không tăng mà còn tụt dốc, nghĩa là số lượng hàng hóa(T) giảm hẳn. Nhưng Oâng Tá ấy lên làm Nguyên Thủ Quốc gia, bây giờ phải nuôi quân sĩ và nuôi công chức. Làm thế nào để trả lương hàng tháng. Oâng đến Ngân Hàng Phát Hành và yêu cầu Thống Đốc in cho 10 tỉ đơn vị tiền hiện hành. Oâng Thống Đốc thấy đây là trái nguyên tắc phát hành Tiền tệ. Nhưng Oâng Tá Nguyên Thủ Quốc kề súng lục vào màng tai Thống Đốc. Thế là 10 tỉ tiền mới được in ra để Oâng Tá trả ương lính và công chức. Tỉ dụ khối Tiền đã hội nhập (M.V) và có giá trị mua bán hiện giờ là 5 tỉ và lượng hàng hóa sản xuất và lưu hành (T) là 20'000'000 đơn vị. Vật giá tổng quát (P) được tính hiện hành với khối tiền đã hội nhập kinh tế như sau:

M.V 5'000'000'000 đơn vị tiền

--------- = P = ---------------------------------- = Giá = 250 đơn vị tiền cho 1 đơn vị hàng

T 20'000'000 đơn vi hàng

Nhưng vì tình trạng chiến tranh, Đảo Chánh, Cách Mạng, nên số lượng hàng sản xuất và lưu hành giảm xuống chỉ còn 10'000'000 đơn vị. Đồng thời Oâng Tá thả trực tiếp (không Hội nhập Kinh tế) số tiền mới in 10 tỉ vào cộng đồng Kinh tế qua ngả trả lương trực tiếp cho lính và công chức. Giá tổng quát của Thị trường sẽ lạm phát như sau:

M.V 15'000'000'000 đơn vị tiền

--------- = P = ---------------------------------- = Giá = 1’500 đơn vị tiền cho 1 đơn vị hàng

T 10'000'000 đơn vi hàng



Lạm phát tổng quát tăng 500%. Nếu không tăng lượng tiền mới in ra và nếu chỉ có giảm lượng hàng, thì lạm phát chỉ tăng 200%. Như vậy trong 500% Lạm phát tổng quát, Lạm phát Tiền tệ (Inflation Monétaire) là 300%. Cái Lạm phát 200% là do yếm kém Kinh tế.
Qua tỉ dụ tính toán trên đây, chúng ta có thể nói rằng tình trạng Lạm phát ở Việt Nam đặc biệt cao hơn các Quốc gia trong vùng mặc dầu cùng ở trong hoàn cảnh Kinh tế chung như nhau. Việc lạm phát cao trội đặc biệt này ở Việt Nam đến từ hai phía:
* Về sản xuất Kinh tế thực sự: yếu kém từ những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước chỉ lo tham nhũng, lãng phí mà không lo tăng năng suất hoạt động trong ngành nghiệp. Các Tập đoàn này làm những việc bên lề như dùng vốn chơi chứng khoán chẳng hạn.
* Về phía Tiền tệ: đó là sự phát hành không Hội nhập Kinh tế những phương tiện Tiền tệ:
=> Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam theo lệnh của quyền lực Chính trị độc tài, cho in Tiền mới ra (chưa Hội nhập Kinh tế) để thả vào Lượng Tiền thực đã Hội nhập. Đây là việc làm cướp bóc Tiền thực của người dân đã kiếm được qua Hội nhập Kinh tế (Tiền lương). Hành động này là hành động ăn cướp đáng tội tử hình. Nếu chúng ta lưu ý đến những vụ đổi Tiền ở Việt Nam, thì đây cũng là dịp để ăn cướp Tiền thực có giá trị mua bán hàng hóa.
=> Hệ thống Ngân Hàng Thương mại không phát hành Tiền công khai (Billets de Banque) như Ngân Hàng Nhà Nước, nhưng lại phát hành Tiền Tín dụng (Monnaies Scripturales) như Credit Cards, Cheques, Letter of Credit, Promissory Notes, Bank Guarantees, Standby Letter of Credit. Đây là những phương tiện mua bán giống như Tiền tệ. Khi các Ngân Hàng Thương Mại phát hành bừa bãi Tiền tệ tương lai (Virtual Money) chưa có hiện thực để tiêu dùng cho hàng hóa hiện tại như vậy, thì đó là nguồn làm tăng Khối Tiền đang lưu hành và do đó làm Lạm phát Tiền tệ. Việc phát hành này còn tệ hơn nữa khi mà những Ngân Hàng Thương mại lại thiếu phần tiền cọc tối thiểu bảo chứng. Tôi xin kể ra tỉ dụ cụ thể: cách đây 5 năm, tôi nhận được một tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng (Bank Guarantee) phát hành bởi Ngân Hàng Hàng Hải Việt Nam. Tờ Bảo Lãnh trị giá tiền mặt (Face Value) là USD.300'000'000.-, trong khi đó tôi biết vốn của Ngân Hàng này chưa tới USD.10'000'000.- Tờ Bảo Lãnh được chuyển qua Texas cho một Công ty Mỹ gốc Việt, rồi chuyển qua California. Từ California, tờ Bảo Lãnh được chuyển về Tân Đề Li cho một Công ty Tài chánh Aán độ. Công ty này chuyển sang Geneva cho tôi để nhờ tôi lo liệu đầu tư vào Chương Trình Lợi Nhuận Cao. Việc phát hành này làm tăng Khối Tiền và tất nhiên đưa đến Lạm phát Tiền tệ, nếu chúng ta xử dụng mua bán trong Lãnh vực Kinh tế thực sự.

Lạm phát Tiền tệ

được toàn quyền áp dụng trong CƠ CHẾ

Chính trị độc tài nắm Độc quyền Kinh tế
Như trong phần trên, chúng ta đã thấy việc Lạm phát Tiền tệ do quyết định dộc đoán của một Oâng Tá nắm quyền là hành động ăn cướp Tiền bạc của giới làm Kinh tế lương thiện, nhất của giới lao động bán sức lực mình đổi lấy đồng Tiền thực.
Việc cướp bóc qua Lạm phát Tiền tệ như vậy rất khó thấy cho Dân chúng. Làm thế nào Dân cầm Tiền đã Hội nhập Kinh tế phân biệt được với đồng Tiền mới in ra trái phép do Nhà Nước tung ra. Việc này khó thấy ngay trong một Thề chế có Dân chủ, cho Tự do Báo chí.
Nếu trong một CƠ CHẾ do Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, lại không cho Tự do Báo Chí, thì làm thế nào mà Dân chúng nhìn thấy những cuộc ăn cướp khổng lồ qua Lạm phát Tiền tệ. Không thể tin lời hứa CSVN không làm Lạm phát Tiền tệ.
Lãnh vực Tiền tệ là Lãnh vực không thể làm việc với lòng tin tưởng. Trai gái yêu nhau, thề nguyền chung sống như hình với bóng, thậm chí thề hứa chết cho nhau. Nhưng khi cưới nhau, thì phải ký giấy Tiền anh, anh tiêu và Tiền em, em tiêu (Séparation des biens) không còn tin nhau nữa.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Phụ Bản 03:

CẢNH CÁO TỘI HÌNH CSVN:

ĐỪNG LÀM LẠM PHÁT TIỀN TỆ ĂN CƯỚP NỮA

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

09.10.2008

Trên bất cứ tờ giấy bạc nào của Thụy sĩ, đều đề rõ rệt câu sau đây:”Les Billets de Banque sont protégés par le Droit Pénal” (Những giấy bạc Ngân Hàng được che chở bởi Hình Luật). Nếu Nhà Nước bắt được ai in bạc giả, người đó bị xử theo Hình Luật tới án tử hình.


Chính theo tinh thần này mà chúng tôi viết lời Cảnh Cáo Nhà nước CSVN. Dân có quyền đòi hỏi xử án Nhà Nước nếu Nhà Nước tự động in giấy bạc mới không có bảo chứng Kinh tế để pha trộn với giấy bạc đã được bảo chứng bằng sức làm việc của người Dân.
Chúng tôi đã viết bài về Lạm phát Tiền tệ in kèm dưới đây. Trong tình hình Khủng hoảng Tài chánh Thế giới hiện giờ và trong tình trạng thiếu vốn của Kinh tế Việt Nam lúc này, Nhà Nước có thể tự động quyết định in thêm giấy bạc chưa được bảo chứng để xử dụng, pha trộn với giấy bạc đã mang giá trị tiêu dùng (Billets portant du Pouvoir d’Achat). Giấy bạc mới in ra, chưa qua hệ thống bảo đảm Kinh tế, chỉ là mảnh giấy không có giá trị mua bán (Sans Pouvoir d’Achat). Việc tung những giấy bạc này vào khối tiền đang lưu hành là hành động ăn cướp mồ hôi nước mắt Dân.
Chúng tôi viết lời Cảnh Cáo vì thấy rằng hoàn cảnh đang đẩy Nhà Nước Việt Nam độc tài vào con đường ăn cướp, bất công này với phương tiện phát hành Tiền tệ từ quyết định Chính trị độc đoán nằm trong tay mình. Những ý do như sau:
1) Trong tình trạng Lạm phát, Nhà Nước coi như khối Tiền lưu hành quá nhiều, nên muốn thâu và thắt chặt khối tiền về. Khối tiền lưu hành trước đây quá lớn theo nhận định của Nhà Nước, nhưng sự tăng phồng đó, một phần là do số ngoại tệ, nhưng một phần cũng là do Nhà Nước đã làm Lạm phát Tiền tệ do việc in giấy bạc chưa bảo chứng tung ra.
2) Nhà Nước quyết định tăng Lãi suất lên cao quá độ. Việc đánh lên Lãi suất như vậy có hai hậu quả: (i) Nhà Nước muốn dụ Dân tăng Tiết kiệm để gửi Tiền vào Ngân Hàng; (ii) Nhưng việc tăng Lãi suất cao như vậy lại làm cho Thị trường thiếu vốn vì giá thuê vốn lên quá cao. Phương diện thứ hai này đang tàn phá các Doanh Nghiệp (trừ doanh nghiệp Nhà Nước lấy vốn chùa do Nhà Nước cung cấp). Các doanh nghiệp thiếu vốn và đang đi đến phá sản. Đây là tình trạng mà chính Nhà Nước công nhận.
3) Cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới hiện nay mang đến cho Việt Nam hai hậu quả:
a) Vì Khủng hoảng, Hoa kỳ và Liên Aâu cũng như những nước Á châu sẽ giảm tiêu thụ, giảm mua hàng từ Việt Nam. Xin lưu ý rằng hoạt động Kinh tế của Việt Nam là nhằm xuất cảng (70%) ra nước ngoài, nhất là Hoa kỳ và Liên Aâu. Vì vậy hoạt động của những Xí nghiệp sản xuất sẽ giàm hẳn xuống.
b) Việc phát triển Kinh tế Việt Nam dựa chính yếu trên vốn đầu tư nước ngoài. Cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới đang làm khan hiếm vốn tại chính nước ngoài: Hoa kỳ, Liên Aâu hay những nước trong vùng. Như vậy việc khan hiếm vốn nội địa do quá tăng Lãi suất cộng thêm với việc khan hiếm vốn nước ngoài do Khủng hoảng Tài chánh sẽ làm cho Kinh tế Việt Nam hoàn toàn thiếu vốn.
Chúng tôi trích ra đây lời nhận xét của Oâng TSANG SHU-KI, Giáo sư Đại học tại Hong Kong, nói về tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh cho chính Trung quốc:
Les investissements étrangers qui se sont déversés sur la Chine depuis son accession à OMC, avaient contribue à solvabiliser un système bancaire national perchus de mauvais crédits... Aujourd’hui, l’accouplement de la Chine à un système financier international piloté par les Etats-Unis est lourd de conséquence. Si les exportations chinoises reviennent à une croissance à un chiffre, le produit intérieur brut pourrait perdre deux points de croissance... Les autorités craignent des troubles sociaux. (LE MONDE, No.19813, Mercredi 08.10.2008, page 15).
(Những đầu tư nước ngoài đã đổ vào Trung quốc từ khi nước này vào WTO, và đã giải quyết việc xoay sở vốn cho một hệ thống Ngân Hàng quốc gia có đầy những tín dụng xấu...Ngày nay, sự lệ thuộc cấu kết của Trung quốc vào hệ thống tài chánh quốc tế dẫn đầu bởi Hoa kỳ mang hậu quả nặng nề... Nếu những xuất cảng của Trung quốc trở về độ tăng có một con số, thì sản xuất nội địa sẽ mất độ tăng... Chính quyền đang lo sợ những xáo trộn xã hội”. (Trích LE MONDE, số 19813, Thứ Tư ngày 08.10.2008, trang 15)
Oâng còn nói thêm rằng những xáo trộn xã hội này gồm việc phải thải nhân công đã bỏ nội địa xa xôi về các thành phố ven biển làm việc. Bây giờ đẩy họ về nội địa nghèo khó không phải là dễ dàng.
Nhận xét này rất giống cho tình trạng ở Việt Nam. Vốn nước ngoài đã đổ vào Việt Nam làm việc. Kinh tế Việt Nam làm việc 70% cho xuất cảng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng Tài chánh hiện nay làm cho Việt Nam thiếu vốn và làm giảm xuất cảng hàng ra nước ngoài. Các Xí nghiệp phá sản vì thiếu vốn và thiếu khách đặt mua hàng. Nhân công từ các vùng quê kéo về thành thị để làm việc trong các xí nghiệp. Bây giờ sa thải họ và phải đẩy họ trở lại những vùng quê nghèo nàn. Việc xáo trộn xã hội không thể tránh được.
Tình trạng thiếu vốn nước ngoài, khan hiếm (mắc mỏ) vốn nội địa và giảm sút đặt mua hàng của nước ngoài sẽ đưa đến phá sản những xí nghiệp. Kinh tế suy thoái sẽ đưa đến tình trạng thiếu hụt số thu cho Nhà Nước. Cộng thêm vào đó, lại có tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại do nhập siêu quá nhiều. Đồng thời Nhà Nước đang phải gánh vác số chi khổng lồ cho những lãng phí từ các Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước chỉ đợi sự cung cấp vốn từ Nhà Nước.
Ngân sách của Nhà Nước tất nhiên thiếu hụt. Nhà Nước bị đẩy đến tình trạng phải tìm đủ mọi cách để có đủ Ngân sách chi tiêu. Nhà Nước trong những năm trường đã mang những món nợ lớn đối với nước ngoài, nên việc vay mượn thêm không phải là dễ dàng.
Với tình trạng như vậy, Nhà Nước độc tài nghĩ đến việc phát hành Tiền tệ mới để tiêu dùng. Đây là việc Lạm phát Tiền tệ mà chúng tôi đã viết dài đính kèm dưới đây.
Chúng tôi xin nhắc lại đây lời của Giáo sư Florin AFTALION, người đã quá kinh nghiệm với những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:
... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, p.2).
(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)
Chúng tôi viết bài Cảnh Cáo Nhà Nước CSVN vì thấy tình trạng chung Kinh tế và Tài chánh đang đẩy CSVN độc tài đến việc phạm cái TỘI LỖI Lạm phát Tiền tệ này. Tội này phải được xử theo Hình Luật.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Bài 06:
SỰ YẾU KÉM NĂNG SUẤT

(FAIBLE PRODUCTIVITE)

CỦA NHỮNG CÔNG TY QUỐC DOANH
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

16.10.2008

Đơn vị tạo phát triển Kinh tế Quốc gia đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân lực là những Công ty, nhỏ hay lớn. Tại Việt Nam, những Tập đoàn Kinh tế lớn nằm trong tay Nhà Nước. Một số những Công ty nhỏ hay trung bình có nằm trong tay tư doanh đi nữa, thì cũng bị ràng buộc rất nhiều vào những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước nắm những đặc quyền khai thác hay xuất nhập cảng.


Bài QUAN ĐIỂM này muốn cho thấy sự yếu kém Năng suất (Faible Productivité) của những Công ty quốc doanh, nhất là lại ở dưới quyền lực độc tài của Nhà Nước. Khi mà 80% hoạt động Kinh tế nằm trong hệ thống quốc doanh dưới quyền quyết định độc tài của Chính trị, thì sự yếu kém Năng suất còn trở thành trầm trọng hơn nữa. Hội nhập vào Thế giới Kinh tế cạnh tranh với Năng suất yếu kém, Việt Nam khó lòng theo kịp đà phát triển Kinh tế chung.
Bài được trình bầy với những điểm sau đây:
=> Công ty tư bản và Năng suất
=> Năng suất theo phương tiện sản xuất
=> Năng suất theo lợi nhuận kinh tế

Công ty tư bản và Năng suất
Một Công ty tư bản được định nghĩa như sau: “Công ty là một tổ chức, tự lập về tài chánh, giới thiệu những sản phẩm kinh tế ở thị trường cạnh tranh tiêu thụ để bán, nhằm thu vào lợi nhuận tối đa“ (L’entreprise est une organisation, financìerement autonome, qui présente au marché concurrentiel de consommation des biens économiques en vue d’obtenir du bénéfice maximal).
Từ định nghĩa này, chúng ta rút ra những đặc tính căn bản sau đây của một Công ty tư bản:
=> Một TỔ CHỨC (Organisation)
Một tập hợp nhiều người chưa hẳn đã được gọi là có tổ chức. Thực vậy để có thể gọi là một tổ chức, phải tuần tự hội đủ những việc làm:
* Xác định rõ Mục đích dài hạn và ngắn hạn để đạt tới (Fixer Objectifs a atteindre)
* Phân công làm việc (Diviser des travaux)
* Điều hợp những công tác (Coordonner des travaux).
* Kiểm soát những thực hiện qui chiếu với mục đích (Controler des exécutions par rapport aux objectifs)
Chính những mục đích Kinh tế độc lập của Công ty hướng dẫn những quyết định về tổ chức chứ không phải những mệnh lệnh ngoại tại, nhất là từ chính trị.
=> Tự lập về Tài chánh ( Autonomie financìere)
Muốn có độc lập thì phải có tự lập về tài chánh. Nếu Công ty phải hoàn toàn lệ thuộc vào tài chánh ngân hàng, thì không thể có độc lập để quyết định về những mục đích và ngay cả trong việc tổ chức nhân sự trong Công ty. Nếu tài chánh là do Nhà Nước cung cấp, thì Công ty phải theo quyết định của Chính trị Nhà Nước. Một Công ty tư bản luôn luôn dành ra mỗi năm một số vốn trích từ tiền lời để tạo cho mình sự tự lập về Tài chánh.
=> Làm việc cho Thị trường Cạnh tranh Tiêu thụ

(Marché concurrentiel de consommation)
Công ty sản xuất hàng hóa không phải là để cất kỹ hàng trong kho, mà là mang ra Thị trường để bán. Đây là một Thị trường cạnh tranh, nghĩa là có nhiều những Công ty khác cũng mang hàng tới và khách hàng tiêu thụ có toàn quyền lựa chọn hàng hóa.
=> Những Sản phẩm kinh tế (Biens économiques)
Công ty không thể sản xuất bất cứ cái gì, mà là sản xuất những hàng kinh tế. Gọi là một sản phẩm kinh tế, phải có những điều kiện sau đây:
* Tính cách hữu dụng (Utilité): Món hàng nhằm một sự hữu dụng nào trong việc thỏa mạn những nhu cầu của con người (Besoins humains)
* Tính cách hiếm hoi (Rareté): Làm thế nào hàng của mình khác với hàng của các Công ty khác. Tính cách hiếm hoi này làm cho món hàng có giá trị nội tại (Valeur en soi)
* Tính cách trao đổi (Echangeabilité): Món hàng nhằm thị hiếu để có người muốn mua. Đây là giá trị trao đổi (Valeur d’échange)
=> Lợi nhuận tối đa (Bénéfice maximal)
Tất cả những đặc tính trên đây mà Công ty phải tổ chức sản xuất cho hữu hiệu, phải có tự lập về tài chánh để phát triển mọi khả năng kinh tế, phải học hỏi về Thị trường để có thể cạnh tranh, phải chi tiêu căn cơ, đều nhằm vào mục đích tối hậu là thu vào được LỢI NHUẬN TỐI ĐA.
Một số nhà đạo đức, luân lý, tôn giáo hay xã hội chủ nghĩa công kích khía cạnh này của Công ty tư bản. Nhưng những nhà Kinh tế tư bản nói rằng họ phải kiếm Lợi nhuận tối đa trước đã, rồi sau đó mới có tiền, có phương tiện vật chất để thực hiện mục đích đạo đức, luân lý, tôn giáo hay giúp xã hội. Phải thu vào Lợi nhuận tối đa để cho Công ty sống, để bào đảm công ăn việc làm cho nhân lực tham dự vào tổ chức.
Chúng tôi trình bầy những đặc tính trên đây của một Công ty tư bản tư doanh để xét xem Công ty quốc doanh có thể thực hiện được những điều kiện đặt ra cho một Công ty tư bản tư doanh hay không.
Năng suất (Productivité) là chỉ số đo lường tính cách Hữu Hiệu (Efficacité) của việc xử dụng một phương tiện sản xuất trong một đơn vị thời gian nhất định hay đo lường về hiệu quả tổng quát của Chi tiêu cũng trong một thời gian nhất định. Yếu tố thời gian rất quan trọng trong việc tính Năng suất. Tỉ dụ công nhân A sản xuất được 5 đơn vị hàng; nhân công B cũng sản xuất được 5 đơn vị hàng. Người ta không thể nói được nhân công A hữu hiệu hơn nhân công B. Nhưng nếu biết thời gian sản xuất của mỗi nhân công, tỉ dụ nhân công A chỉ cần một ngày còn nhân công B phải mất 3 ngày, thì lúc đó chúng ta mới có thể nói rằng Năng suất của nhân công A lớn hơn năng suất của nhân công B.
Cũng vậy nếu cùng một số vốn xử dụng là 1'000 đồng, ông A và ông B cùng mang lại lợi nhuận là 100 đồng, người ta không biết ông A hữu hiệu hơn ông B hay không. Nhưng nếu biết rằng ông A kiếm lợi nhuận 100 đồng trong 1 tuần, còn ông B phải mất một tháng, thì lúc ấy người ta mới nói rằng Năng xuất xử dụng vốn của ông A lớn hơn Năng suất xử dụng vốn của ông B.
Chúng tôi sẽ xét về Năng suất của Công ty quốc doanh dưới hai lãnh vực: (i) Lãnh vục sản xuất từ những phương tiện làm việc mà Công ty xử dụng ; (ii) Lãnh vực thu Lợi nhuận từ những hoạt động của Công ty.

Năng suất theo phương tiện sản xuất
Các nhà Kinh tế thường tóm tắt những phương tiện sản xuất qua công thức dưới đây:
Q = f ( K, L, t)
Q: Lượng sản phẩm làm ra tùy thuộc vào việc xử dụng hai phương tiện K và L
K: Số vốn xử dụng (Capital). Số vốn này không được hiểu chỉ là tiền mặt, nhưng là tất cả những phương tiện xử dụng ngoài nhân lực, như máy móc, đồ dùng...
L: Nhân lực xử dụng (Force de travail/ Labour). Nhân lực này có thể là bắp thịt, có thể là đầu óc.
t: Kỹ thuật hội nhập vào phương tiện máy móc, đồ dùng hay vào nhân lực bằng kinh nghiệm, huấn luyện...
Một số người muốn thêm phương tiện đất đai (T), nhưng ngày nay phương tiện này coi như thứ yếu.
Như chúng tôi đã cắt nghĩa ở phần trên, khi tính Năng suất, phải có yếu tố thời gian cho việc xử dụng mỗi phương tiện sản xuất.
Nếu lấy tổng lượng hàng sản xuất chia cho mỗi phương tiện, chúng ta chỉ được sản lượng trung bình cho mỗi đầu người hay mỗi đơn vị vốn xử dụng, nhưng đó chưa phải là Năng suất. Năng suất được tính theo:
Q

------------------ = Năng suất xử dụng vốn

K x thời gian

Q

------------------- = Năng suất nhân lực



L x thời gian

Các nhà Kinh tế đã so sánh Năng suất xử dụng nhân lực và Năng suất xử dụng vốn giữa hai hệ thống Kinh tế: Kinh tế Trung ương Tập quyền/Chỉ huy và Kinh tế Tự do/Thị trường. Ơû hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền/Chỉ huy, Năng suất của mọi phương tiện xử dụng sản xuất đều thấp kém đối hệ thống Kinh tế tư doanh Tự do/Thị trường bởi những lý do chính yếu như sau:


Каталог: groups -> 116227
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Are You suprised ?
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: vni fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương