Viettudan tài liệu/28. 07. 11: DỨt bỏ csvn đỂ phát triểN


Tìm cách nuôi sống thân xác cá nhân



tải về 0.94 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.94 Mb.
#8595
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Tìm cách nuôi sống thân xác cá nhân:

nền tảng xây dựng Kinh tế tự do
Tại sao những sinh hoạt Kinh tế thuộc hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường lại chủ trương cấm cản việc can thiệp TRỰC TIẾP của Chính trị vào Kinh tế như trên đã trình bầy ? Phần này và phần tiếp nối sau đây trả lời cho câu hỏi vừa nêu ra.
Mọi sinh vật, thú vật, con người, khi chào đời, thì việc trước tiên là phải ăn uống để bảo tồn thân xác mình và lớn lên. Không có ăn uống thì thân xác đó chết. Thú vật cũng như con người phải tự kiếm ăn cho chính mình. Đây là bắt đầu của nguyên tắc kiếm sống tự do và cá nhân. Cá nhân mang thân xác riêng và có trách nhiệm với thân xác ấy nếu muốn sống. Khi mới sinh ra, chưa có khả năng tự kiếm sống, thì có cha mẹ bao cấp. Con vật mới sinh ra chưa mở mắt, trẻ con mới chào đời đã phải mang bản năng tìm ra cái vú của mẹ để bú mà sống. Nhưng cha mẹ không thể bao cấp cho cuộc sống như vậy suốt đời của mình vì chính cha mẹ cũng già yếu đi không còn đủ khả năng làm việc để bao cấp. Ngoài cha mẹ ra, nói rằng Xã hội (người khác) có thể bao cấp nuôi sống thân xác mình suốt đời, đó là điều không tưởng. Mỗi con vật, mỗi người phải lo tự làm ăn kiếm sống với mồ hôi nhễ nhãi cá nhân mới mong nuôi sống thân xác mình, nhất là khi về già, bệnh tật.
Việc mỗi cá nhân tìm cách nuôi sống thân xác riêng của mình là nền tảng cho hệ thống sinh hoạt Kinh tế TỰ DO. Việc kiếm sống cá nhân đòi hỏi phải có PHƯƠNG TIỆN làm ăn. Ở đây, chúng ta đặt ra vấn đề TƯ HỮU những phương tiện kiếm sống. Mỗi con vật, tùy thức ăn phù hợp cho thân xác, mà biến hóa, tạo ra những phương tiện kiếm ăn riêng của mình. Đây là tư hữu tự nhiên. Con chim hút nhụy hoa, cần có mỏ dài. Con sư tử dạng chân ra đái để báo hiệu vùng đất săn thuộc tư hữu của mình. Người nông dân có tư hữu cái liềm để cắt cỏ; anh ngư phủ có tư hữu tấm lưới để bắt cá. Không thể tước đoạt những tư hữu PHƯƠNG TIỆN kiếm sống cá nhân.
TƯ HỮU là nền tảng phát sinh hệ thống Kinh tế Tự do. Thực vậy, TƯ HỮU là điều tự nhiên. Mà khi những phương tiện kiếm sống thuộc TƯ HỮU, thì hệ luận trực tiếp là phải có TỰ DO xử dụng phương tiện, nếu không tư hữu không còn ý nghĩa.
Mỗi cá nhân tự kiếm sống nuôi thân xác mình là điều tự nhiên và bó buộc. Phương tiện kiếm sống là tư hữu, cách thế kiếm sống là do cá nhân quyết định trong một Môi trường sống chung (Environnement Politico-Juridique) đòi hỏi phải có TỰ DO SINH HOẠT KINH TẾ cho mỗi cá nhân. Nguyên tắc TỰ DO SINH HOẠT KINH TẾ là một điều tự nhiên, chứ không đến từ một cấu trúc lý thuyết, từ một ý thức hệ nào. Một ý thức hệ, cấu trúc từ suy tư của đầu óc, để bó buộc sự tự nhiên từ bản năng thân xác, đó là một điều không thể chấp nhận.
Khi Quyền lực Chính trị, nhất là quyền độc tài của một nhóm người, nhân danh một ý thức hệ, can thiệp TRỰC TIẾP vào tư hữu và vào quyết định kiếm sống cá nhân, đó là điều không thể chấp nhận. Dùng quyền lực Chính trị độc tài, dành độc quyền quản trị Kinh kế dù trực tiếp hay gián tiếp qua những Tập đoàn Kinh tế Nhà Nước, mà không bao cấp cho cuộc sống thân xác cá nhân, đó là việc vi phạm vào bản năng tự nhiên kiếm sống của từng người. Một CƠ CHẾ như vậy đối với Kinh tế là một CƠ CHẾ VÔ LƯƠNG. Chúng tôi nói VÔ LƯƠNG bởi vì nếu cơ chế còn bao cấp, thì còn có lương tâm.

Nguyên tắc đòi hỏi bởi những ông tổ xây dựng

nền Kinh tế Tự do và Thị trường
Từ nền tảng cá nhân buộc phải kiếm sống cho thân xác mình, từ bản năng tự nhiên TƯ HỮU phương tiện kiếm sống, từ hệ luận trực tiếp là TỰ DO xử sụng phương tiện và từ tính cách ĐỘC LẬP quyết định sinh hoạt Kinh tế của mỗi cá nhân, những ông tổ Lý thuyết gia đã xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường. Nguyên tắc được các ông Tổ đó nhấn mạnh thiết yếu là KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP TRỰC TIẾP CHÍNH TRỊ VÀO KINH TẾ. Cái nguyên tắc thiết yếu này nhằm:
=> Bảo vệ sự TỰ DO và tính cách ĐỘC LẬP của cá nhân trong sinh hoạt Kinh tế kiếm sống cho chính thân xác của từng người (chứ không phải của ý niệm xã hội)
=> Phát huy sáng kiến kiếm sống cá nhân và đẩy mạnh hiệu năng sinh hoạt kinh tế
=> Tạo sự phát triển Kinh tế chung qua Thị trường Tự do trao đổi với sự cạnh tranh hiệu năng của những cá nhân tham dự Thị trường.
Từ nguyên tắc này, những Lý thuyết gia xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường đã đồng nhất về vị trí của Nhà Nước chỉ là Trung Lập hay Cảnh Sát (Etat Neutre ou Etat Gendarme).
Qua những Thế hệ, những Lý thuyết gia sau đây giữ vững Nguyên tắc không cho Chính trị can thiệp TRỰC TIẾP vào Kinh tế:
1) Thế hệ những Nhà Kinh tế Cổ điển Anh (les Classiques Anglais). Đây cũng là những Ông Tổ sáng lập nền Kinh tế Tự do và Thị trường: Adam SMITH, David RICARDO, Stuart MILL (Thế kỷ 17)
2) Thế hệ những Nhà Kinh tế Tân Cổ điển (cuối Thế kỷ 19-đdầu Thế kỷ 20):Alfred MARSHALL, PARETTO, WALRAS
3) Nhà Toán học và Kinh tế gia lừng danh KEYNES sau cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-1930. Ông tổ của Economie du Marche lấy phía Cầu (Demande) hướng dẫn phía Cung (Offre).
4) Thế hệ học trò của KEYNES, hậu Keynes (Post-keynesiens): Paul SAMUELSON (Giải Nobel Kinh tế 1970), FRIEDMANN. Đây là nhưng Giáo sư Kinh tế và Cố vấn cho Hoa kỳ. Họ dậy tại Trường Kinh tế Harvard.

Không thể làm tréo cẳng ngỗng
Cuộc Khủng hoảng Kinh tế/Tài chánh hiện nay tại Việt Nam chỉ là hậu quả của việc làm tréo cẳng ngỗng của đảng CSVN: (i) một đàng vì hậu quả Chính trị, Kinh tế Việt Nam trở thành quá đói nghèo, nên CSVN buộc lòng phải đổi mới, mở cửa, chấp nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường; (ii) mặt khác CSVN vì cố thủ giữ quyền hành độc đoán và độc đảng, nên không dám để cho dân chúng tự do làm kinh tế, nghĩa là chủ trương đem Chính trị can thiệp trực tiếp vào Kinh tế. Cái tréo cẳng ngỗng là ở chỗ đó: chấp nhận một hệ thống Kinh tế mà lại vi phạm cái nguyên tắc nền tảng của chính hệ thống Kinh tế mà mình chấp nhận.
Nếu đám Lãnh đạo Chính trị đảng CSVN có ngu muội mà làm tréo cẳng ngỗng như vậy, thì tối thiểu những Tiến sĩ, Thạc sĩ được mời làm Cố vấn Kinh tế cho chế độ cũng phải biết rõ tính cách tréo cẳng ngỗng này. Chúng tôi không tin những Tiến sĩ, Thạc sĩ này không biết NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP TRỰC TIẾP CHÍNH TRỊ VÀO KINH TẾ bởi lẽ nếu họ không biết thì ngay từ năm thứ nhất của Phân khoa Kinh tế, họ đã bị trượt rồi. Chúng tôi rất buồn để nói ra việc biết mà tránh né để trở thành nịnh thần cho chế độ vì quyền lợi cá nhân. Nhưng chúng tôi còn buồn hơn nhiều khi nhìn 75% dân chúng Việt Nam nghèo khổ đang phải chịu hoạn nạn vì việc tréo cẳng ngỗng này.
Nhưng đã có những vị can đảm nói lên việc tréo cẳng ngỗng cách đây một thập niên, tỉ dụ nhà Toán học PHAN ĐÌNH DIỆU. Oâng đã thẳng thắn lý luận rằng “nếu không mở rộng thêm tự do chính trị và tư hữu hoá, thì những cuộc biểu tình của nông dân và các khó khăn kinh tế khác có thể sẽ gia tăng gấp bội“. Lý luận vào thời điểm 1997 mang tính cách tiên tri cho ngày nay đã khiến Oâng bị khai trừ khỏi đảng CSVN.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC IÊN, Kinh tế

Bài 02:
THẤT BẠI CỦA HỆ THỐNG KINH TẾ

TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN VÀ CHỈ HUY
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

28.08.2008

Bài QUAN ĐIỂM thứ nhất trong loạt bài Chủ đề này trình bầy hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường mà TƯ HỮU được tôn trọng cho mỗi cá nhân và nguyên tắc KHÔNG CAN THIỆP TRỰC TIẾP Chính trị vào Kinh tế được triệt để đòi hỏi. Bài QUAN ĐIỂM thứ hai này trình bầy hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy mà những người chủ trương phế bỏ TƯ HỮU cá nhân và cho phép Chính trị (thậm chí độc tài) nắm trọn mọi sinh hoạt Kinh tế.


Hai chủ trương của hai hệt thống Kinh tế đối chọi hẳn nhau. Kiểm nhận hậu quả của hai hệ thống, người ta xác nhận sự phát triển của hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường và sự thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy.
Bài QUAN ĐIỂM thứ hai này được trình bầy qua những khía cạnh sau đây:

=> Vài nét lịch sử của chủ trương Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy.

=> Thế giới Cộng sản thực hiện hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy

=> Những lý do thất bại của Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy



=> Trở lại chủ trương hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường

Vài nét lịch sử của chủ trương

Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy
TƯ HỮU trong hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường được coi là một sự tự nhiên dựa trên quyền tìm sống tối sơ của từng cá nhân và nguyên tắc Không Can Thiệp Chính trị, được các Lý thuyết gia đòi hỏi như điều kiện phát triển TỰ DO xử dụng TƯ HỮU làm phương tiện kiếm sống. Nếu việc xây dựng lý thuyết cho hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường mang tính cách khai triển tự nhiên, thì việc cấu trúc chủ trương Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy đã được thuyết lý dựa trên những quan niệm mang tính cách triết học.
Các lý thuyết gia của chủ trương này đã chạy ngược lên mãi thời Triết gia PLATON. Thực vậy, trong những cuốn “La République“, “Les Lois“, Platon đã nói đến “La Cité Communiste“ trong đó những người trách nhiệm làm Luật không được có gia đình và do đó không cần tư hữu cho con cháu.
Thời Trung Cổ Aâu châu, phía Thiên Chúa Giáo đã khai triển những Dòng Tu được coi là những Cộng đồng Cộng sản về Kinh tế.
Nhưng phải đợi đến đầu Thế kỷ thứ XVI, với Thomas MOORE (1477-1553), thì lý thuyết về một Chủ thuyết Xã Hội Kinh tế mới được phát triển có hệ thống. Thomas MOORE là người tôn sùng đạo Thiên Chúa. Được Vua HENRI VIII Anh quốc trọng dụng, nhưng vì cương trực phản đối lại Vua về vấn đề rắc rối vợ con, nên Oâng đã bị hành quyết. Năm 1516, cuốn sách Utopie ra đời và ông chủ trương Nhà Nước Utopie (Etat d’Utopie). Bắt đầu từ Thế kỷ XVI, Xã hội Tây phương có những xáo trộn về mọi phương diện: Tôn giáo, Tư duy, Nghệ thuật, Kinh tế, Xã hội... Oâng tìm kiếm một Thể chế có trật tự mà mẫu Cộng đồng trật tự nhất là các Dòng Tu. Giáo sư Sử học Kinh tế Jean-Marie VALARCHE đã viết: “Il (Thomas MOORE) prévoit un dirigisme absolu de l’Etat“ (Oâng (Thomas MOORE) dự trù một chủ thuyết Chỉ huy tuyệt đối của Nhà Nước).
Chúng tôi nhắc đến tác giả này vì muốn lấy ra những điểm mà Karl MARX đã chịu ảnh hưởng: ảnh hưởng của một Dòng Tu làm việc theo chỉ thị của người đứng đầu, cộng chung những sản phẩm, tiêu thụ theo nhu cầu từng người, chỉ có hệ thống phân phối giữa cung và cầu mà không có thương mại.
Từ đây, bắt đầu những cấu trúc Xã Hội Chủ Nghĩa qua những tác giả khác cho đến thời Karl MARX.
Karl Heinrich MARX sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 vùng Rhénanie, Đức, trong một gia đình gốc Do thái. Cha là Luật sư, nên Marx học Luật, sau chuyển sang Triết học theo HEGEL. Oâng chỉ làm quen và suy tư về những vấn đề Xã Hội, Kinh tế, Đấu tranh khi phải di chuyển sống ở nhiều nơi và viết báo. Sống ở một thời đại hậu bán Thế kỷ XIX có nhiều những cực đoan: Kỹ nghệ hóa vượt mức, Giới Tư sản nắm quyền hành, Cách xa Giới Chủ và Giới Thợ, Tình trạng thất nghiệp và đói nghèo, Cách Mạng 1848, những Ý tưởng Quốc gia cực đoan phát sinh. Trong sự hỗn loạn của những cực đoan ấy, Oâng lưu ý khai triển những vấn đề sau đây:
=> Chủ thuyết Duy vật Lịch sử. Với Chủ thuyết này, Oâng nhấn mạnh đến sự vong thân tôn giáo để kết luận rằng:“Tôn giáo là cái bông ghê tởm mọc trên đống phân tư bản. Bởi vậy nếu hốt đống phân đi, thì hoa cũng tàn...“ Cũng trong Chủ thuyết này, tương quan Xã hội được chính yếu nhấn mạnh vào hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến thiết. Hạ tầng cơ sở gồm những tương quan sản xuất vật chất, thượng tầng kiến thiết gồm những phương diện Luật pháp, Chính trị quy định Xã hội.
=> Giai cấp Xã hội và Đấu tranh Giai cấp. Cái nguyên nhân tạo ra những Giai cấp Xã hội là sự đấu tranh chiếm hữu. Oâng nhìn thấy hiện tượng vô sản hóa Giai cấp Thợ thuyền. Xã hội phân chia ra hai Giai cấp chính: Giai cấp chiếm hữu và nắm quyền, Gai cấp Thợ thuyền bị khai thác và bị bóc lột. Oâng thuyết giải về tính cách Vong thân Lao động, nghĩa là một mặt đối với chính mình, người Lao động sản xuất, nhưng bị tước đoạt sản phẩm; mặt khác đối với tương giao xã hội trước người khác, người lao động biến thành cái máy làm theo quyết định của chủ bóc lột chứ không có sáng kiến tự mình.
=> Ảnh hưởng bởi Lý thuyết của David RICARDO về Giá trị sản phẩm được đo lường bằng chính Giá trị Lao động hàm ngụ trong sản phẩm. Tư sản cũng chỉ là sự tích lũy Giá trị sản phẩm từ Giá trị Lao động. Oâng chủ trương Đấu tranh Giai cấp và hệ luận là Giai cấp Lao động phải dành lấy quyền làm chủ sản phẩm của mình. Cần một cuộc nổi dậy Cách Mạng dù bằng bạo động và Giai cấp Vô sản phải nắm trọn quyền hành độc tài tổ chức Xã hội.
Thế giới Cộng sản thực hiện hệ thống Kinh tế

Trung ương Tập quyền và Chỉ huy
Nếu Karl MARX cấu trúc hệ thống mang đậm tính cách lý luận do ảnh hưởng Triết học và Lý tưởng xã hội đậm hình thức tổ chức Cộng đồng Dòng Tu theo kiểu Thomas MOORE, thì LENINE, một người Chính trị, đã lấy những ý tưởng của MARX để đấu tranh chiếm quyền hành và tổ chức cai trị xã hội.
LENINE sinh năm 1870 vùng Simbirsk, giữa Oural và Moscou. Người anh cả của Oâng thuộc một tổ chức Khủng bố, đã muốn ám sát Nga Hoàng, nhưng bị bại lộ và người anh này đã bị treo cổ. Lúc ấy Lénine mới có 17 tuổi và đã bị đi lưu đầy và sống lần lượt tại Anh, Thụy sĩ và Pháp. Năm 1905, sau khi Nga bại trận đối với Nhật, nhóm của Lénine đã phát động nổi dậy, nhưng thất bại.
Năm 1917, Nga lại thất trận đối với Đức. Nhờ tài hùng biện của Lénine và tài chiến thuật của TROTSKY, cuộc CÁCH MẠNG VÔ SẢN tháng 10 đã thành công. LENINE trở thành Nguyên Thủ Quốc gia cho đến năm 1924, năm Oâng chết.
Tổ chức cai trị Xã hội được tiếp tục và trở thành khuôn khổ độc đoán dưới thời STALINE.
Xã hội Cộng sản được tổ chức thực hiện những chủ trương của MARX:
=> Cuộc đấu tranh đẫm máu thanh trừng Giai cấp tiếp tục khắt khe và vô nhân đạo dưới thời Staline. Giai cấp Tôn giáo, Trí thức và Tư bản bị tiêu diệt.
=> Truất hữu toàn vẹn những tư hữu. Tất cả trở thành CÔNG HỮU;
=> Giai cấp VÔ SẢN nắm quyền độc tài, mà đại diện Giai cấp này là Đảng Cộng sản duy nhất, nghĩa là quyền hành cai trị Xã hội và quản trị CÔNG HỮU thuộc về Đảng Cộng sản lãnh đạo Giai cấp vô sản.
=> Vì những phương tiện sản xuất là CÔNG HỮU, nên chỉ có Nhà Nước (Đảng Cộng sản) có quyền điều hành để sản xuất Kinh tế. Không còn Kinh tế tư nhân nữa mà chỉ còn Kinh tế do Nhà Nước hoạch định qua những Kế Hoạch (Ngũ niên);
=> Thực hiện một Xã hội bình đảng, không giai cấp, nên cá nhân được bao cấp tiêu thụ theo nhu cầu;

=> Một cuộc Cải Cách Ruộng Đất được thực hiện. Không còn tư hữu đất đai. Những đất nông nghiệp được chia ra làm hai loại canh tác: Kolkhoz và Soukhoz. Dù canh tác thuộc loại nào chăng nữa, nông dân trở thành những Công nhân (Ouvriers agricoles)


=> Thương mại không những không được coi là sản xuất giá trị, mà còn bị coi là ăn bám sản xuất, nên bị bỏ đi. Thay vào đó, Nhà Nước tổ chức những Hợp tác xã để phân phối hàng hóa giữa sản xuất và tiêu thụ.
=> Dưới thời Staline, Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản được phát động để mang Cách Mạng Vô sản đến những nước khác. Theo đúng chủ trương đấu tranh giai cấp bằng bạo động của Karl Marx, Nga cung cấp vũ khí để làm bất ổn tại những Quốc gia khác để tạo cơ hội chiếm quyền hành.
Những lý do thất bại của

Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy
Năm 1989, Liên Xô và những nước chư hầu Cộng sản Đông Aâu lần lượt sụp đổ mà lý do chính yếu là đời sống Dân chúng quá đói nghèo, nghĩa là sự thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy. Thực vậy, sau khi bức tượng Bá Linh, tượng trưng phân cách giữa hai hệ thống Kinh tế, bị hạ xuống, chúng tôi đã có dịp sang Mạc Tư Khoa và chứng kiến thực sự cảnh nghèo khổ của chính dân Thủ đô của Khối Cộng sản. Nga phải mua những hộp đồ ăn đã hết hạn của những nước Tây phương. Ngôi Nhà Hàn Lâm Viện cho những Sinh viên ưu tú trống rỗng. Những Sinh viên Việt Nam sang du học đã phá tường của những phòng của Hàn Lâm Viện để mở quán chạp phô, mở quán phở, thậm chí mở quán bán thị chó. Tôi còn giữ những hình ảnh chụp cảnh làm ăn nghèo khổ này.
Hãy thử tìm hiểu những lý do thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy này.
=> Nỗ lực sản xuất Kinh tế không nhằm về phát triển Kinh tế, mà nhằm củng cố cho Đảng Cộng sản và Chính trị của Đảng. Khả năng phát triển Kinh tế Quốc gia đã bị tiêu dùng cho mục đích Chính trị. Trong suốt những năm sản xuất, Liên xô sản xuất vũ khí nhiều hơn việc sản xuất những hàng thường dùng của người lao động. Lấy một vài tỉ dụ hiện giờ : Trung Cộng tiêu tốn gần 50 tỉ Mỹ Kim cho sự vẻ vang Chế độ Chính trị của mình, hơn là phục vụ đời sống thực của Dân chúng; một số những xây cất ở Việt Nam cũng nhằm phục vụ cho Đảng và thể chế Chính trị, chứ không nhằm mục đích Kinh tế cho người Dân nghèo.
=> Khi Nhà Nước nắm giữ những chi tiêu và điều hành những Tập đoàn sản xuất công, thì việc chi tiêu chắc chắn không được căn cơ cho có hiệu lực. Câu nói “Chi tiêu tiền chùa“ hay “Cha chung không ai khóc“ cho thấy thực trạng lãng phí ắt phải xẩy ra, đó là chưa kể đến chủ tâm cắt xén của chung làm của riêng. Đây là một điều tự nhiên. Câu ngạn ngữ Kinh tế tư bản:“Làm ra tiền đã khó, nhưng chi tiêu tiền bạc còn khó hơn“. Đối với Kinh tế tư bản, khi chi tiêu, đã phải tính mình thu vào bao nhiêu lợi nhuận, nghĩa là tính cuyện làm sinh lời Kinh tế thực sự trước khi bỏ một đồng ra tiêu. Chỉ có tiền tư hữu riêng của mỗi người, thì người đó mới căn cớ tính toán để chi tiêu cho đúng.
=> Nói về việc tiêu thụ, người lao động cũng dễ lười biếng khi thấy rằng mình cố gắng làm việc mà chỉ được hưởng đồng đều như người không chịu khó làm việc. Chính việc tư hữu những sản phẩm làm ra và được tiêu thụ là động lực kích thích sự chịu khó làm việc. Người ta nói rằng con gái Nga đẹp, nhưng thiếu nụ cười, bởi vì nụ cười của người con gái trong Kinh tế tự do có tư hữu được thưởng công, trong khi đó người con gái của Kinh tế chỉ huy có cười cả ngày cũng chỉ lĩnh được phần tiêu thụ đồng đều như người không cười. Vậy thì cười làm gì để trại quai hàm.
=> Về sản xuất tại những Soukhoz, Kolkhoz, chính hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy cũng đã phải sửa sai. Hiệu năng nông nghiệp của Soukhoz và Kolkhoz thấp xuống, Nhà Nước đã phải cấp cho mỗi Gia đình một khoảng đất tư để trồng trọt riêng cho Gia đình. Thửa đất tư có rau cỏ mọc tươi tốt, nhưng thửa ruộng công thì cây cỏ dễ khô héo. Cũng vậy con bò tư thì to béo và nhiều sữa, nhưng con bò nhà nước thì gầy còm, chỉ nhỏ giọt sữa.
=> Một tình trạng làm nản cố gắng sản xuất nữa, đó là những người cố gắng sản xuất, sản phẩm không những chỉ được bao cấp đồng đều mà còn bị chính cán bộ đảng không chân lấm tay bùn, có quyền chia cho mình phần lớn hơn để tiêu xài phung phí. Giảm cố gắng vì thấy người ngồi mát ăn bát vàng tham nhũng, hối lộ.
=> Những sinh hoạt Kinh tế quốc gia Cung, Cầu được hoạch định bằng những Kế Hoạch Ngũ Niên không được chính xác vì những người làm Kế hoạch thiên về Chính trị hơn là chuyên môn Kinh tế và vì sự phù hợp giữa Cung và Cầu có tính cách sinh động cập nhật ngắn hạn chứ không cứng nhắc dài hạn.
Trở lại chủ trương hệ thống Kinh tế

Tự do và Thị trường
Sự sụp đổ của Liên xô va các nước Cộng sản Đông Aâu vì lý do Dân chúng quá nghèo khổ là chứng minh hùng hồn cho sự thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy. Sụp đổ rồi, những nước này chọn hệ thống Kinh tế nào ?
Việc họ quay về hệ thống Kinh tế tự do và thị trường chứng thực một lần nữa cái uy thế phát triển Kinh tế của hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường trong việc giải quyết đời sống dân chúng. Hai điều quan trọng làm nền tảng cho hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường là quyền TƯ HỮU và CHÍNH TRỊ KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP TRỰC TIẾP vào sinh hoạt Kinh tế. Đó là nền tảng phát triển Kinh tế thực sự và lâu bền.
Chúng tôi xin trích lại chính quan điểm của Karl MARX về chủ trương Hạ Tầng Cơ Sở Kinh tế là chính yếu. Trong PREFACE A LA CRITIQUE DE L’ECONOMIE POLITIQUE, Karl MARX viết: “Les rapports de procuction correspondent à un degré de développement des forces productives matérielles, cet ensemble forme la structure économique sur laquelle s’érige la superstructure juridique et politique qui détermine certaines conditions sociales.“ (Những tương quan sản xuất tương ứng với mức độ phát triển những lực lượng sản xuất vật chất, toàn bộ này tạo hệ thống kinh tế mà trên đó được xây dựng thượng tầng kiến thiết luật pháp và chính trị để định một số những điều kiện xã hội).
Câu nói của Marx phù hợp với hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường quan niệm rằng Chính trị chỉ được coi như Môi trường Chính trị-Luật pháp cho phù hợp (Environnement Politico-Juridique adéquat) với sinh hoạt Kinh tế. Như vậy, khi chọn hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường, thì không thể lấy độc đoán Chính trị để trấn át, bó buộc Hạ Tầng cơ sở Kinh tế phải tuân theo được.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC IÊN, Kinh tế


Bài 03:
KINH TẾ TỰ DO VÀ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XHCN

CHỈ LÀ BỊP BỢM VÔ LƯƠNG
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

04.09.2008

Bài QUAN ĐIỂM thứ 3 này trong loạt 12 Bài dưới Chủ đề PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH viết về đời sống Kinh tế mà CSVN gọi là Kinh tế Vĩ Mô dưới danh xưng KINH TẾ TỰ DO VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCH. Chúng tôi đã lục soát xem trong Lịch sử Kinh tế có những mẫu nào giống như ở Việt Nam hay không, nhưng đã không kiếm được.


Hai hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường và Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy có sự cấu trúc Lý luận riêng, nhưng Kinh tế Tự do và Thị trường định hướng XHCH của Việt Nam không thể gọi là hệ thống với nền tảng Lý luận, mà chỉ là một sự vá víu loang lổ để CSVN thủ lợi riêng.
Chúng tôi thường ví việc vá víu này như việc CSVN đi vá VÁY ĐỤP của những bà nhà quê Miền Bắc thời nghèo khó Pháp thuộc. Marx-Lénine vẽ mẫu và may cho XHCH một chiếc VÁY lý tưởng bắt Dân mặc. Dân mặc không được vì chiếc váy không hợp, còn dầy vò thắt bụng dân đến đau đớn. Váy đã cũ kỹ không mặc được nữa. Dân Nga và Đông Aâu cởi phăng nó ra vất đi để tự mình đi kiếm may váy mới.
Tại Việt Nam, Cộng sản vẫn bắt Dân mặc chiếc váy cũ kỹ và rách ấy. Dân buộc phải mặc mà không được la lên. Nếu la lên than vãn thì Công an đế phang cho mấy dùi cui điện. Nhưng chính CSVN thấy đến chỗ cùng rồi bởi vì thấy dân mặc váy cũ rách nát để lòi cả “cụ h...“ ra ngoài, nên đảng phải Mở Cửa để mong kiếm đo-la của Đế quốc Tư bản Mỹ, kẻ thù của Marx-Lénine-Staline. Cách đây 4 năm, từ Phan Văn Khải đến Nông Đức Mạnh đồng loạt tuyên bố chấp nhận hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường cốt kiếm những miếng vải GIN mới toanh của Mỹ hoặc những nước Tự do khác để về vá chiếc váy nâu sồng bị rách để lòi cả “cụ h...“ ra ngoài. Nhưng vì chiếc váy được vẽ mẫu bởi Marx-Lénine và còn đeo tòng teng nhãn hiệu Xã Hội Chủ Nghĩa, nên CSVN đã gọi chiếc VÁY ĐỤP ấy là Kinh tế Tự do Thị trường Định hướng XHCN.
Chúng tôi phân tích bài này dưới hình ảnh chiếc VÁY ĐỤP nâu sồng rách nát được vá bằng những miếng vải Tự do lòe loẹt còn mang nhãn hiệu XHCN.
Bài được trình bầy dưới những khía cạnh sau đây:

=> Nhắc lại Lý Luận nền tảng của hai hệ thống Kinh tế Tự do và Kinh tế Chỉ huy

=> Kinh tế Việt Nam: lấy vải Mỹ để gian lận vá Váy đụp XHCH

=> Dân phải can đảm xe bỏ chiếc váy đụp chứ đừng vá thêm nữa



Nhắc lại Lý Luận nền tảng của hai hệ thống

Kinh tế Tự do và Kinh tế Chỉ huy
Chúng tôi nhắc lại vắn tắt những Lý Luận nền tảng của hai hệ thống Kinh tế Tự do và Kinh tế Chĩ huy để độc giả dễ hiểu nơi chiếc VÁY ĐỤP đâu là miếng vải đã mục nát và đâu là miếng vải vá loang lổ còn mới toanh.
Hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường lập luận dựa trên việc kiếm sống tự nhiên nuôi thân xác của tất cả mọi loài vật. Con người chỉ là một loài vật có thêm bộ óc thông minh để biến báo những phương thức kiếm sống cho hữu hiệu. Thân xác của loài vật hay của con người là TƯ HỮU đầu tiên và tự nhiên. Thân xác của tôi là của tôi, xin đừng động đến mà tôi đập cho bỏ mẹ bây giờ. Không có Tòa án nào xử người tự tử, nghĩa là người có quyền hủy hoại TƯ HỮU là thân xác của họ. Để kiếm sống—làm kinh tế—mỡi người có quyền TƯ HỮU những phương tiện làm ăn kiếm sống. Người nông dân có cái cuốc, ngư phủ có cái lưới. Cuốc và lưới là TƯ HỮU của họ và họ có quyền TỰ DO xử dụng trong việc kiếm sống. Chiếm TƯ HỮU nghĩa là cấm TỰ DO làm ăn. Tôn trọng TƯ HỮU, thì phải tôn trọng TỰ DO làm kinh tế kiếm sống, nếu không TƯ HỮU trở thành vô nghĩa. Đó là nền tảng xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường.
Lý luận của hệ thống Kinh tế Chỉ huy là phế bỏ TƯ HỮU. Tất cả là của chung, nghĩa là CÔNG HỮU. Mà nếu là CÔNG HỮU, thì cá nhân không được TỰ DO xử dụng CÔNG HỮU nữa. Từ những phương tiện sản xuất đến những sản phẩm để tiêu thụ đều là CÔNG HỬU. Theo nguyên tắc CÔNG HỬU thuộc mọi người, thuộc toàn dân. Nhưng mọi người và toàn dân đông quá, nên phải có một nhóm người hạn hẹp để giữ và điều hành CÔNG HỮU. Đảng Cộng sản tự nhận là nhóm người đứng ra điều hành CÔNG HỮU ấy. Vì vậy trong hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy, không có quyền TỰ DO cá nhân quyết định làm ăn và tiêu thụ, mà phải theo những Kế hoạch (Plans) làm ăn và phân phối tiêu thụ của một nhóm người (Đảng Cộng sản). Việc BAO CẤP tiêu thụ chỉ là hệ luận tự nhiên của CÔNG HỮU, của việc mất quyền TỰ DO cá nhân kiếm sống. Xin chú thích ở đây rằng nếu hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyề và Chỉ huy mà không có BAO CẤP, thì đó là việc vô lương tâm vậy.
Hai hệ thống Kinh tế có những Lý luận của mình. Vậy việc vá VÁY ĐỤP KINH TẾ của Việt Nam nhặt nhạnh những gì từ hai hệ thống, nhất nữa không còn BAO CẤP ?
Каталог: groups -> 116227
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Are You suprised ?
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: vni fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương