Viettudan tài liệu/28. 07. 11: DỨt bỏ csvn đỂ phát triểN


Tình trạng mất mát của các Ngân Hàng



tải về 0.94 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.94 Mb.
#8595
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Tình trạng mất mát của các Ngân Hàng

vì vào lãnh vực rủi ro Tín dụng Subprime Địa ốc
Có những Ngân Hàng, Tập đoàn Tài chánh không muốn công bố vì muốn giữ thế giá hoặc chỉ mất chừng mấy trăm triệu hay bên dưới 4 hay 5 tỉ đo la. Tính cho đến hôm nay, việc mất mát vì Mortgage Subprime (Toxic) Credit được một số Ngân Hàng tuyên bố như sau:

* CITIGROUP (Mỹ) : mất 55.1 tỉ đo la

* MERRILL LYNCH (Mỹ) : mất 52.2 tỉ đo la

* UBS (Thụy sĩ) : mất 44.2 tỉ đo la

* HSBC (Anh) : mất 27.4 tỉ đo la

* WACHOVIA (Mỹ) : mất 22.7 tỉ đo la

* BANK OF AMERICA (Mỹ) : mất 21.2 tỉ đo la

* WASHINGTON MUTUAL (Mỹ) : mất 14.8 tỉ đo la

* MORGAN STANLEY (Mỹ) : mất 14.4 tỉ đo la

* IKB (Đức) : mất 14.4 tỉ đo la

* JP MORGAN CHASE (Mỹ) : mất 14.3 tỉ đo la

(Theo nguồn của BLOOMBERG)

THỨ BA 16.09.2008

KHỦNG HOẢNG CREDIT CARDS ?

(CREDIT CARDS CRISIS?)
Thiết lập Quỹ Chống Phá Sản

(Anti-Bankruptcy Funds/ Fonds Anti-Faillite)
Đây là một ý tưởng theo mẫu của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF/ FMI) được thiết lập năm 1944. Thời kỳ này, Tiền tệ của các nước còn trong hệ thống bảo chứng bằng Vàng (Regime Etalon-Or). Nhưng Thế Chiến Thứ Hai đã làm cho các nước Aâu châu mất hết Vàng, vì thế Tiền Aâu châu đã mất hết giá vì không còn bảo chứng. Hoa kỳ đã triệu tập Hội Nghị Thế Giới về Tiền tệ tại Bretton-Woods năm 1944 để quyết định việc bảo chứng bằng đồng Dollar vì chỉ có Hoa kỳ mới còn Vàng. Tiền tệ chuyển sang hệ thống bảo chứng bằng đồng tiền mạnh Dollar (Regime Etalon-Devise-Or/ Regime Etalon-Dollar-Or).
Hội Nghị cũng quyết định thành lập Quỹ Tiền Tệ Quốc tế với mục đích hỗ trợ những nước thành viên có biến động yếu kém đi về Tiền tệ.
Cũng theo mẫu và mục đích tiên khời của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, ngày Chúa Nhật 14.09.2009, mười Ngân Hàng lớn Hoa kỳ và ngoại quốc đã quyết định thành lập QUỸ CHỐNG PHÁ SẢN (Anti-Bankruptcy Funds/ Fonds Anti-Faillite) mà mục đích là để hỗ trợ giữa các Ngân Hàng thành viên khi đứng bên bờ phá sản. 10 Ngân Hàng lớn đó là: BANK OF AMERICA (Mỹ), BARCLAYS (Anh), CITIGROUP (Mỹ), CREDIT SUISSE (Thụy sĩ), DEUTSCHE BANK (Đức), GOLDMAN SACHS (Mỹ), JP MORGAN CHASE (Mỹ), MERRYLL LYNCH (Mỹ), MORGAN STANLEY (Mỹ) và UBS (Thụy sĩ). Mỗi Ngân Hàng đóng vào Quỹ đó 7 tỉ đo-la.
Có lẽ cũng nhờ Quỹ này mà Bank Of America mua lại Merrill Lynch vì cùng là thành viên.
Vấn đề AIG (American International Group)

Vẫn còn sôi bỏng
AIG là Tập đoàn Bảo Hiểm lớn nhất của Mỹ. Những mất mát lớn mới đây của Tam cá nguyệt 2 của Tập đoàn được ghi nhận như sau:
* Bảo Hiểm Tổng Quát (General Insurance) : mất 827 triệu đo-la

* Bảo Hiểm Sinh mạng và Dịch vụ Hưu trí (Life Insurance & Retirement Services): mất 2.4 tỉ đo-la.

* Quản trị Tài sản (Asset Management): mất 314 triệu đo-la

* Những Dịch vụ Tài chánh (Financial Services): mất 5.9 tỉ đo-la


Với những mất mát mới đây, AIG ở trong tình trạng giao động gay gắt. Trị giá của AIG tại Thị trường Chứng khoán Wall Street tụt dốc: 60% mất giá trong ngày thứ HAI và 19% thêm nữa trong ngày thứ BA. Việc phá sản của AIG không những làm giao động mạnh hệ thống Tài chánh của Hoa kỳ, mà còn cả cho Aâu châu và Á châu nữa. Phải cứu AIG bằng mọi giá.
Mạc dầu đã được hứa 50 tỉ đo-la hỗ trợ từ FED, nhưng AIG cần tới con số tối thiểu 70 tỉ đo-la. FED đã kêu gọi những Ngân Hàng còn mạnh như Goldman Sachs, JP Morgan Chase hỗ trợ. Đồng thời FED cũng kêu gọi sự tiếp sức từ những Ngân Hàng Trung ương của Aâu châu. Thống đốc Tiểu bang New York cũng cho biết có thể hỗ trợ 20 tỉ đo-la. Oâng Hank GREENBERG, cựu Chủ tịch AIG, trong một Thư đăng trong Financial Times, cũng nhấn mạnh rằng nếu hệ thống Ngân Hàng tư nhân không đủ cứu AIG, thì nhất thiết FED phải tăng cường thêm.
Quan điểm của FED trong cơn Khủng hoảng Tài chánh
Quan điểm của FED, qua những tuyên bố của Oâng Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân khố, và của Oâng Tim GEITHNER, Chủ tịch của FED New York, trong những cuộc Hội họp cứu nguy các Tập đoàn Tài chánh, gồm những điểm sau đây:
=> Đây là việc Khủng hoảng về Tài chánh liên hệ thiết yếu đến những Tập đoàn quá đi sâu vào những Nghiệp vụ Thương mại, nhất là vào lãnh vực Tín dụng Subprime Địa ốc. Vì vậy, nếu có một số Tập đoàn phải chết đi, thì đó cũng là việc họ đã chấp nhận trước đây những rủi ro (Risks). Do đó không thể bắt quỹ đóng góp của những người trả thuế đến cứu vớt những rùi ro nghề nghiệp của tư nhân.
=> Việc khủng hoảng Tài chánh này chưa mang đến hậu quả là Khủng hoảng Kinh tế Hoa kỳ. Cái lỡi phá sản là hoạt động thương mại của các Ngân Hàng ở Thị trường Tài chánh. Việc chết đi của một số Ngân Hàng có thể làm sạch sẽ hơn Thị trường Tài chánh.
=> Chính vì vậy mà FED nhất định giữ Lãi suất 2%. Việc thay đổi Lãi suất có thể gây thiệt hại cho những Tập đoàn sản xuất Kinh tế.

Từ Khủng hoảng Tín dụng Subprime Địa ốc

Đến Khủng hoảng Tín dụng Tiêu dùng

(Credit Cards Crisis)
Giới Tài chánh không muốn dùng chữ Subprime Credit nữa mà gọi thẳng là Toxic Credit (Tín dụng nhiễm độc). Người ta đang lo ngại từ Khủng hoảng Tín dụng Toxic Địa ốc, có thể các Ngân Hàng sẽ phải chịu một cơn lốc thứ hai là Thẻ Tín dụng Tiêu dùng (Credit Cards Crisis).
Thục vậy, người ta dễ lạm dụng Thẻ Credit để Tiêu dùng trở thành một món nợ không thể hoàn lại. Tại Hoa kỳ, chỉ cần mang theo người Credit Card và Drive License là đủ mua bán mọi nơi. Việc mua bán qua Internet cũng xử dụng Credit Cards và lan rộng ngoài phạm vi Hoa kỳ.
Giới quan tâm đến cuộc Khủng hoảng Credit Cards đã ước tính Toxic Credit cho Thẻ Tiêu dùng có thể lên tới con số rất lớn. Mỗi Gia đình tại Mỹ trung bình xử dụng tới 6 Credit Cards. Mỗi Credit Card mang nợ trung bình là 10'000 đo-la. Giới Ngân Hàng tính tổng cộng tại Hoa kỳ số tiền Toxic Credits cho những Cards này lên tới 1'000 tỉ đo-la.
Ý kiến riêng: Tốt hơn hết là khi mấy Oâng ra ngoài buổi tối, nên để Credit Cards ở nhà cho các bà xã giữ. Chỉ lên bỏ vào túi tiền mặt chừng 20 đo-la. Uống bia hết tiền mặt thì về nhà. Còn nếu có sẵn Credit Cards trong túi, thì khi hơi men bốc lên rồi, mà ngồi cạnh nữ giới với ánh đèn mầu, thì dễ dàng mang Credit Cards ra trả cho lên mặt anh hùng !.

THỨ HAI ĐEN 15.09.2008:

BIẾN ĐỘNG TÀI CHÁNH TẠI WALL STREET
THỨ HAI ĐEN 15.09.2008 cho Wall Street. Mà Wall Street giao động, thì tầm ảnh hưởng lan rộng ra Thế Giới. Hệ thống Ngân Hàng và Tài chánh Thế giới bị bệnh. Những Ngân Hàng mất tiền, thậm chí phá sản. Cái nguyên do của tình trạng bệnh tật này là Khủng hoảng Tín dụng Địa ốc của Hoa kỳ (Mortgage Subprime Credit Crisis)
Ngày 13.12.2007, chúng tôi đã viết về Tín dụng Subprime Địa ốc là gì nhân việc Ngân Hàng UBS của Thụy sĩ tuyên bố mất 11 tỉ đo la.

Ngày 24.01.2008, chúng tôi đã viết về Khủng hoảng Thị trường Chứng khoán từ Mỹ, Aâu, Á cũng do nguyên nhân Tín dụng Subprime Địa ốc.


Chúng tôi đăng lại hai bài này để hiểu cái nguyên nhân Tín dụng Subprime Địa ốc là gì nhân THỨ HAI ĐEN 15.09.2008 hôm qua.
Từ tuần trước, Ngân Hàng Trung ương Hoa kỳ FED đã đứng ra trách nhiệm cứu và kiểm soát hai Đại Tập đoàn Tài chánh Địa ốc của Mỹ FANNIE MAE và FREDDIE MAC với 200 tỉ đo la. FED cũng cứu AIG, American International Group, một Tập đoàn Bào Hiểm lớn nhất của Mỹ, với 50 tỉ đo-la. FED cũng trợ lực 30 tỉ đo la để JP MORGAN CHASE mua BEAR STEARNS vào tháng 3 vừa rồi. Nhắc lại rằng JP MORGAN CHASE là sự nhập lại của JP MORGAN và CHASE MANHATTAN vào cuối năm 2000.
Lần này đến lượt MERRILL LYNCH và LEHMAN BROTHERS. Suốt cuối tuần vừa rồi, Những Đại diện Ngân Hàng lớn họp liên hồi để cứu hai Tập đoàn này. Đây là hai Tập đoàn đầu tư nhiều trong lãnh vực Subprime Địa ốc Hoa kỳ. Đối với hai Tập đoàn này, FED không muốn cứu nữa. Oâng Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân khố, và Oâng Tim GEITHNER, Chủ tịch của FED New York, cũng đến họp về trường hợp của Merrill Lynch và Lehman Brothers. Nhưng hai Oâng yêu cầu phải tìm giải pháp Kỹ nghệ chứ FED không thể xử dụng tiền Dân đóng thuế để cứu hai Tập đoàn tư nhân này.
BANK OF AMERICA quyết định mua MERRILL LYNCH. Nhưng còn LEHMAN BROTHERS ? Một số Ngân Hàng như BARCLAY’S, BANK OF AMERICA cũng có ý định xét mua LEHMAN BROTHERS, nhưng muốn FED trợ lực chịu những nguy hiểm. Oâng Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân Khố, nhất quyết từ chối.
Thứ Hai 15.09.2008, LEHMAN BROTHERS tuyên bố phá sản. Wall Street giao động, nhất là giá các Ngân Hàng và các Tập đoàn Tài chánh. Tập đoàn LEHMAN BROTHERS được thành lập từ năm 1850 và được 158 tuổi. Số nhân viên làm việc lên tới 15'000 người.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Phụ bản 2:

US$ 700 TỈ CỨU VỚT WALL STREET

CỦA CHÍNH QUYỀN BUSH

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

25.09.2008

Chính lẽ chúng tôi tuần tự viết bài QUAN ĐIỂM số 5 trong VietTUDAN số 369 cho có sự liên tục với đầu đề LẠM PHÁT TIỀN TỆ (INFLATION MONETAIRE) CỦA MỘT NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI. Tiền tệ và hệ thống Ngân Hàng, Tài chánh gắn liên với nhau. Nhưng, vì biến cố Khủng hoảng Tài chánh đang xẩy ra tại Hoa kỳ với tầm ảnh hưởng Thế giới đang diễn ra trầm trọng từ THỨ HAI ĐEN 15.09.2008. Cuộc Khủng hoảng liên hệ đến Tiền tệ và Tài chánh thuộc lãnh vực các Ngân Hàng và các Tập đoàn Tài chánh đầu tư, nên chúng tôi viết Phụ bản 1 này vừa có tính cách thời sự, vừa liên hệ đến đầu đề của bài QUAN ĐIỂM số 5 mà chúng tôi sẽ viết tiếp cho VietTUDAN số tuần 25.09.2008.


Vì tầm quan trọng của PLAN BAILOUT US$ 700 TỈ mang tầm quan trọng đặc biệt, nên tuần này chúng tôi phải viết Phụ bản 2 cho vấn đề này.
Ngày 18.09.2008, chúng tôi đã viết về BA NGÀY PHÁ SẢN Ở WALL STREET. Ngày cuối, Thứ TƯ 17.09.2008, chúng tôi viết với lạc quan sau khi Chính quyền Mỹ bỏ thêm ra 85 tỉ đo la để cứu AIG (American International Group). Oâng Marco ANNUNZIATA, Trưởng Bộ phận Phân tích Tài chánh của UNICREDIT đã cho ý kiến: ’L’accélération de la consolidation du secteur financier américain prend des allures certes dramatiques, mais nous arrivons au stade final de la crise’ (Journal LE TEMPS, Suisse, 18.09.2008, p.2) (Việc tiến hành nhập lại của lãnh vực tài chánh Mỹ thực mang những bước đi bi thảm, nhưng chúng ta đi tới chặng cuối cùng của khủng hoảng).
Nhưng nguy hiểm Khủng hoảng Tài chánh vẩn tiếp tục và người ta thấy triệu chứng lan sang Lãnh vực Phát triển Kinh tế quốc gia, tạo ra Khủng hoảng Kinh tế kiểu 1929-30, thất nghiệp...
Chính quyền BUSH, trước viễn tượng Khủng hoảng Ngân Hàng, Tài chánh lan sang Kinh tế, tạo thất nghiệp, đã tuyên bố ngày Thứ NĂM 18.09.2008 một Chương trình Cứu vớt với US$ 700 tỉ. Trước đó, Chính quyền Mỹ đã bỏ ra tổng cộng là 600 tỉ rồi, bây giờ PLAN BAILOUT thêm 700 tỉ nữa.
Con số 700 tỉ phải quyết định mau chóng vì tình hình Khủng hoảng cấp bách. Để có thể quyết định một món tiền lớn như vậy, Quốc Hội Mỹ và Chính quyền phải làm việc đêm ngày trong những lo lắng đợi kết quả của toàn Thế giới.
Cái lỗi của các Ngân Hàng và

các Tập đoàn Tài chánh
Các nhà Kinh tế phân biệt hai lãnh vực: (i) Lãnh vực Ngân Hàng và Tài chánh liên hệ trực tiếp với quản trị Tiền bạc, vốn; (ii) Lãnh vực Kinh tế điều hành sản xuất và Thương mại. Cuộc Khủng hoảng 1929-30 bắt đầu từ Lãnh vực Kinh tế với việc sản xuất quá nhiều do xử dụng những khám phá Khoa học và hệ thống sản xuất dây chuyền lan tràn.
Người ta gọi rằng Lãnh vực Kinh tế cho ra những sản phẩm thực để tiêu thụ thỏa mãn những nhu cầu thực, trong khi đó Lãnh vực Ngân Hàng và Tài chánh cho ra những sản phẩm riêng của mình liên hệ đến Tín dụng Tiền bạc. Câu nói: người ta không nhai đồng 100 đo la để dạ dầy no, mà phải ăn bánh thịt mới no được. Những sản phẩm Kinh tế là đời sống thực.
Nhưng phía Ngân Hàng và Tài chánh đưa ra những sản phẩm tài chánh (Produits financiers) xa với đời sống thực và trao đổi buôn bán trong Lãnh vực riêng của họ để làm giầu. Việc làm giầu trong lãnh vực Tài chánh, Ngân Hàng rất nhanh chóng với lợi nhuận khổng lồ. Lợi nhuận thu vào cao và mau chóng là do tốc độ vận hành mau chóng một chu kỳ thương vụ (Vitesse accélérée de Rotation d’un Cycle d’exploitation).
Trong những năm gần đây, giới Ngân Hàng và Tài chánh đã thu vào những Lợi nhuận khổng lồ qua việc đầu cơ những sản phẩm Tài chánh. Cuộc Khủng hoảng Tài chánh lần này là do Kỹ nghệ những sản phẩm Tài chánh được thực hiện qua những tốc độ vận hành điện tử. Đồng thời Toàn cầu hóa Sản phẩm Kinh tế ra cùng Thế giới, tận những nước nghèo cũng là việc Tập trung Tiền bạc, Tài chánh vào những nước lớn. Chính Oâng GREENSPAN đã phải than lên rằng việc Tòan cầu hóa sản phẩm Kinh tế và việc Tập trung Tài chánh về những Ngân Hàng lớn đã tạo cảnh đói nghèo cho bao nhiêu triệu người tại những nước kém mở mang.
Đối với cuộc Khủng hoảng Ngân Hàng và Tài chánh này một khuynh hướng rộng lớn là công kích phía Ngân Hàng, Tài chánh với những sản phẩm riêng của họ được trao đổi để kiếm lợi nhuận cao chính trong Lãnh vực của họ. Trong cuộc Hop Khoáng Đại của Liên Hiệp Quốc vửa qua, những bài công kích phía Tài chánh đến từ phía Nam Mỹ, Phi châu và ngay cả từ Pháp (Tổng Thống Nicocals SARKOZY)
Quan sát thái độ của Chính quyền Mỹ, người ta cũng thấy quan điểm rất cứng rắn của Tổng Thống BUSH. Trong bài viết về ngày Thứ TƯ 17.09.2008, chúng tôi đã cắt nghĩa tại sao Chính quyền Mỹ để cho Ngân Hàng LEHMAN BROTHERS đã 158 tuổi mà phải phá sản. Tổng Thống BUSH ngay trong bài nói đêm 24.09.2008 hôm qua cũng vẫn nhắc lại rằng Oâng chũ trương nền Kinh tế Tự do, nên nếu Khủng hoảng Tài chánh là do cái lỗi của Ngân Hàng, thì cứ để họ chết theo luật đào thải. Không thể lấy tiền cuả dân đóng thuế để cứu vớt những Ngân Hàng đã thu nhiều lợi nhuận giầu có trong những năm trường.
Tuy vậy PLAN BAILOUT US$ 700 TỈ được đưa ra chỉ vì sợ rằng cuộc Khủng hoảng Tài chánh này đang có triệu chứng lan sang Lãnh vực Kinh tế, tạo những thất nghiệp, thiệt hại cho những quỹ bảo đảm tuổi già.

Phản ứng Chứng khoán

đối với PLAN BAILOUT US$ 700 TỈ
Sau khi tuyên bố ngày Thứ NĂM 18.09.2008, các giá chứng khoán ngày thứ SÁU 19.09.2008 khắp nơi tăng lên. Tuy nhiên việc tăng này chỉ cầm chừng vì những công kích từ Hội Nghị Khóang Đại của Liên Hiệp Quốc.
Giới đầu tư còn có sự sợ hãi không hiểu Chương trình 700 tỉ đo la có được Quốc Hội Mỹ chấp nhận hay không. Đồng thời vì Chương trình được đề nghị cấp bách, nên Chính quyền BUSH cũng chưa kịp đưa ra những chi tiết, đồng những nhà đầu tư cũng phải có thời gian tìm hiểu hướng Cứu Vớt như thế nào.
Cuối tuần qua đi, Thứ HAI 22.09.2008, các giá chứng khoán lại thụt xuống và những nhà đầu tư chờ đợi phản ứng của phía Nghị sĩ Quốc Hội.

Phản ứng của Nghị sĩ

đối với PLAN BAILOUT US$ 700 TỈ
Oâng Ben BERNANKE, Chủ tịch FED, và Oâng Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân Khố, phải điều trần trước đại điện các Khối trong Quốc Hội. Oâng Ben BERNANKE nhấn mạnh đến vấn đề thiếu vốn của Thị trường có thể đưa đến đình trệ Kinh tế. Oâng trình bầy đây không phải là việc cho vay để cứu các Ngân Hàng, mà là việc mua những sản phẩm yếu kém của phía Tài chánh.
Các Nghị sĩ, cả phía Dân chủ và Cộng hòa đưa ra những chất vấn sau đây:
=> Không thể để một Chi phiếu trắng (Cheque blanc) trong tay một Ngân Hàng gia chuyên nghiệp như Oâng Henry PAULSON Jr. mà chưa biết những chương trình cụ thể;
=> Các Nghị sĩ nhất thiết yêu cầu rằng Plan Bailout US$ 700 không thể để những mất mát mà dân chúng đóng thuế phải chịu đựng.
=> Cần phải có những Luật vững chắc bảo đảm cho việc xử dụng US$ 700 tỉ và phải có những điều kiện kiểm soát những Ngân Hàng, những Tập đoàn Tài chánh.

Việc trao đổi làm việc giữa Chính quyền BUSH và các Nghị sĩ tiếp tục. Với việc trao đổi nghi ngại hai bên như vậy, giới đầu tư chưa thể quyết định, nên giá chứng khoán cầm chừng.


Ngày Thứ BA 23.09.2008, người ta vẫn chưa biết PLAN BAILOUT US$ 700 TỈ có được chấp thuận hay không.
Ngày Thứ TƯ 24.09.2008, người ta ghi nhận một số triệu chứng có tính cách tích cực theo hướng cổ võ cho Chương trình Cứu Vớt 700 tỉ:
=> Nhà Tỉ phú BUFFETT bỏ ra đầu tư cho GOLDMAN SACHS một lượng vốn lớn 5 tỉ đo la. Đây là điểm lạc quan cho Thị trường
=> Vốn của một số Ngân Hàng lớn của Nhật nhằm đầu tư vào các Ngân Hàng Mỹ
=> Khối vốn A-Rập từ Dubai không trực tiếp vào thẳng Mỹ, nhưng qua ngả Anh (BARCLAYS) nhằm mua những Ngân Hàng Mỹ.
Đây là khía cạnh tích cực cho Thị trường Wall Street. Đứng về phương diện này, các Nghị sĩ có thể nghĩ rằng phải tìm các ngăn chặn việc xâm chiếm những Ngân Hàng Mỹ bằng vốn nước ngoài, nhất là vốn từ Trung đông.
Thượng Nghị sĩ McCAIN cắt ngang cuộc Tranh cử Tổng thống để trờ về Washington vì Plan Bailout US$ 700 Ti. Chính Tổng thống BUSH cũng mời Oâng OBAMA cùng về Washington để thảo luận về Chương trình 700 tỉ. Từ London, Thủ tướng Anh cũng sang Washington vì Plan Bailout 700 tỉ đo la này.
Đêm Thứ TƯ 24.09.2008, Tổng thống BUSH ngỏ lời với Quốc Dân Hoa kỳ về tầm quan trọng của PLAN BAILOUT US$ 700 TỈ. Tổng thống nhấn mạnh đến những điểm sau đây:
=> Oâng khẳng định lại rằng chính Oâng luôn luôn chủ trương nền Kinh tế Tự do. Các Ngân Hàng sống chết theo luật đào thải.
=> Tuy nhiên Oâng bầy tỏ sự lo lắng cuộc Khủng hoảng này lan sang Khung hoảng Kinh tế với những nguy hiểm, tình trạng thất nghiệp xẩy ra. Đó là lý do chính để phải đưa ra Chương trình Cứu Vớt 700 tỉ do-la.
Cũng trong ngày hôm nay, Oâng Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân khố cũng cắt nghĩa thêm cho sáng tỏ về tính cách Thương mại của 700 tỉ đo-la:
=> Mua lại những sản phẩm tài chánh xấu đang ở giá thấp hiện hành
=> Mua với giá cao hơn gia hiện hành một chút. Như vậy làm cho giá thị trường theo chiều hướng tăng lên
=> Khi tăng lên rồi, có thể bán, như vây thu lại tiền mà không thiệt hại gì cho dân chúng đóng thuế.

Tình hình chiều nay hồi 18H00 (Giờ Thụy sĩ)

Thứ NĂM 25.09.2008
Khi viết đến đây, tôi thấy trên Đài CNN thông tin với hình của một số Nghị sĩ:
=> Nghị sĩ Chris DODD, Dân chủ: ủng hộ Chương trình
=> Nghị sĩ Robert BENNET, Cộng Hòa: ủng hộ Chương trình
=> Dân Biểu Barney FRANK, Dân chủ: ủng hộ Chương trình

Tin của Truyền Hình Thụy sĩ TSR1 loan như sau:


06:16 25.09.2008:

Plan Paulson: démocrates et républicains se sont mis d'accord
Les démocrates et les républicains du Congrès américain sont d'accord sur les bases du plan de sauvetage financier présenté par l'administration Bush, a déclaré l'un des responsables démocrates. Ce dossier porte sur 700 milliards de dollars.
06:16 giờ/ 25.09.2008

(Chương trình Paulson: dân chủ và cộng hòa cùng nhau đồng ý
Một trong những người Trách nhiệm của phía Dân chủ tuyên bố rằng phía Dân chủ và phía Cộng hòa của Quốc Hội Mỹ đồng ý trên những căn bản của Chương trình cứu vớt tài chánh đề nghị bởi Chính quyền Bush. Hồ sơ này gồm 700 tỉ đo la.)
Chúng tôi vừa vào Đài Truyền Hình CNBC và nhận thấy những Chĩ sớ quan trong của Wall Street mang màu xanh mũi tên đang lên.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Bài 05:
LẠM PHÁT TIỀN TỆ

(INFLATION MONETAIRE)

CỦA MỘT NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

02.10.2008

Vào tháng 10 năm ngoái 2007, khi viết về những triệu chứng Lạm phát trong những nước bắt đầu phát triển, trong đó có Việt Nam, chúng tôi đã dựa trên những bài viết của những Nhà Kinh tế chuyên nghiệp, những Giáo sư Kinh tế như Alain FAUJAS, Florin AFTALION đăng trong nhật báo LE MONDE số 19523, thứ Tư, ngày 31.10.2007 với những đầu đề như: (1) L’INFLATION FRAGILISE LES PAYS EMERGENTS (Lạm Phát làm yếu những nước bắt đầu phát triển); (2) L’INFLATION DETRUIT UNE ECONOMIE, MEME SI LES POLITIQUES PEUVENT L’APPRECIER (Lạm Phát phá hủy một nền Kinh tế, ngay cả khi Chính trị có thể chuộng nó); (3) LES PAYS EMERGENTS MALADES DE LA HAUSSE DES PRIX (Những nước bắt đầu phát triển bị bệnh hoạn vì vật giá tăng).


Kinh tế gia Alain FAUJAS đã khẳng định như sau:”Lorsque l’emprise politique (partis communistes chinois ou vietnamien) s’étend au commerce, à la finance et à l’industrie, le consommateur subit de plein fouet des prix arbitraires” (LE MONDE, Mercredi 31.10.2007, page 13) (Khi có xâm lấn chính trị (các đảng Cộng sản Trung quốc hay Việt Nam) vào thương mại, tài chánh và kỹ nghệ, thì người tiêu thụ phải chịu đựng thẳng tay những giá cả độc đoán).
Giáo sư Florin AFTALION đã quá kinh nghiệm với những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:
... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, p. 2)
(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)
Sau khi viết xong loạt bài này, thì đầu năm 2008, tình hình Lạm phát bùng nổ ở Việt Nam với mức cao đặc biệt. Vật giá tăng vọt và Dân nghèo khổ cực. Nhà nước ồn ào đưa ra những biện pháp chống Lạm phát. Thế rồi sau hồi ồn ào với những biện pháp để mỵ dân, Dân nghèo vẫn tiếp tục sống trong khổ cực vì vật giá, nhưng Nhà nước yên tiếng không và người ta không biết kết quả của những biện pháp chống Lạm phát ra sao.
Cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế tại Việt Nam bùng nổ từ đầu năm 2008. Rồi ngày nay, cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế đang diễn ra trầm trọng từ Hoa kỳ, Liên Aâu và toàn Thế giới, chắc chắn mang ảnh hưởng tàn phá thêm đến Tài chánh/Kinh tế Việt Nam.
Bài QUAN ĐIỂM thứ 5 trong loạt bài Chủ đề này chỉ hạn hẹp vào Lạm phát ở phương diện Tiền tệ. Chúng tôi bàn tới những khía cạnh sau đây:
=> Tình trạng Lạm phát là như thế nào
=> Lý thuyết về Tương quan Tiền tệ và Đời sống Kinh tế thực
=> Lạm phát Tiền tệ (Inflation Monétaire) ở Việt Nam
=> Lạm phát Tiền tệ được che chở ở một Nhà Nước dộc tài nắm Độc quyền Kinh tế

Tình trạng Lạm phát là như thế nào
Tình trạng Lạm phát có thể được định nghĩa theo những góc nhìn khác nhau. Giáo sư Joseph DEISS là cựu Bộ trưởng Kinh tế và cựu Tổng Thống Thụy sĩ. Chúng tôi đưa ra những định nghĩa của Gs Joseph DEISS vì cũng là đồng nghiệp của chúng tôi (Trích trong cuốn ANALYSE ECONOMIQUE DE LA SUISSE, Collection Vie et Economie, Edition Fragnìeres Suisse 1982).
Đứng về Thị trường tiêu thụ thực của Sản phẩm, thì “L’inflation est une situation de déséquilibre: il y a inadaptation entre l’offre et la demande de biens et de services“ (Lạm phát là tình trạng mất thăng bằng: một việc không cân xứng giữa cung và cầu cũa hàng hóa và dịch vụ).
Đứng về liên quan đến Tiền tệ, thì “L’inflation est un processus de hausse des prix. La monnaie se déprécie par rapport aux marchandises et elle perd une partie de son pouvoir d’achat. (Lạm phát là một tiến trình tăng giá cả. Tiền tự mất giá so với hàng hóa et đồng tiền mất một phần khả năng mua bán hàng của nó.)
Như đầu đề của Bài đã hạn định, chúng tôi chỉ quan tâm đến câu định nghĩa thứ hai về Lạm phát trong tương quan giữa Tiền tệ và Hàng hóa Kinh tế thực. Chính mối tương quan này mà chúng ta phải tìm hiểu Lạm phát Tiền tệ đã dự phần vào Lạm phát tổng quát ở Việt Nam như thế nào.
Chúng tôi muốn lấy một tỉ dụ nôm na cho dễ hiểu tình trạng Lạm phát liên quan đến Tiền tệ. Người Công nhân lĩnh lương được 150'000 đồng. Anh dành ra 40'000 đồng để mỗi sáng đi ăn phở. Đầu năm, giá tô phở là 2'000 đồng. Như vậy là anh có thể ăn được 20 tô phở. Phở là hàng hóa thực của Kinh tế. Đến giữa năm, giá mỗi tô phở là 4'000 đồng. Lương của anh vẫn giữ nguyên 150'000 đồng/ tháng và anh vẫn chỉ có thể dành ra 40'000 đồng để ăn phở Như vậy lúc này, anh chỉ có thể mua được có 10 tô phở. Nếu việc sản xuất phở giảm lượng đi, thì đó là Lạm phát của đời sống Kinh tế thực. Nhưng nếu việc sản xuất lượng phở vẫn như cũ, thì việc Lạm phát này có hai lý do: một là người bán phở tăng giá vì tình trạng Kinh tế chung hoặc là do đầu cơ; hai là số Tiền 40'000 đồng anh đang cầm đã mất giá, nghĩa là không còn khả năng mua phở như đầu năm.
Chính ở khía cạnh mất giá đồng tiền này mà chúng tôi đi tìm những lý do cho Lạm phát Tiền tệ (Inflation Monétaire). Cái việc mất giá đồng tiền này không phải là do anh làm. Vậy thì do ai ?

Каталог: groups -> 116227
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Are You suprised ?
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: vni fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương