Viettudan tài liệu/28. 07. 11: DỨt bỏ csvn đỂ phát triểN



tải về 0.94 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.94 Mb.
#8595
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Aûnh hưởng gián tiếp

Khủng hoảng Tài chánh Thế Giới 2007/08

Lên Trung Cộng và Việt Nam về Xã Hội và Chính trị.
Tình trạng Kinh tế xuống dốc tất nhiên ảnh hưởng tới những vấn đề Xã hội và Chính trị mà hai đảng Cộng sản Trung quốc và Việt Nam phải lo lắng.
Giáo sư TSANG SHU-KI, Giáo sư Đại học tại Hong Kong, nói về tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Tài chánh cho chính Trung quốc: “Les investissements étrangers qui se sont déversés sur la Chine depuis son accession à OMC, avaient contribue à solvabiliser un système bancaire national perchus de mauvais crédits... Aujourd’hui, l’accouplement de la Chine à un système financier international piloté par les Etats-Unis est lourd de conséquence. Si les exportations chinoises reviennent à une croissance à un chiffre, le produit intérieur brut pourrait perdre deux points de croissance... Les autorités craignent des troubles sociaux. (LE MONDE, No.19813, Mercredi 08.10.2008, page 15). (Những đầu tư nước ngoài đã đổ vào Trung quốc từ khi nước này vào WTO, và đã giải quyết việc xoay sở vốn cho một hệ thống Ngân Hàng quốc gia có đầy những tín dụng xấu...Ngày nay, sự lệ thuộc cấu kết của Trung quốc vào hệ thống tài chánh quốc tế dẫn đầu bởi Hoa kỳ mang hậu quả nặng nề... Nếu những xuất cảng của Trung quốc trở về độ tăng có một con số, thì sản xuất nội địa sẽ mất độ tăng... Chính quyền đang lo sợ những xáo trộn xã hội”. (Trích LE MONDE, số 19813, Thứ Tư ngày 08.10.2008, trang 15)
Oâng còn nói thêm rằng những xáo trộn xã hội này gồm việc phải thải nhân công đã bỏ nội địa xa xôi về các thành phố ven biển làm việc. Bây giờ đẩy họ về nội địa nghèo khó không phải là dễ dàng. Tại Việt Nam, nhân công cũng từ thôn quê miền Nam, từ những tỉnh miền Trung nghèo khổ và từ những tỉnh miền Bắc kéo về Thủ đô. Khi họ bị sa thải, làm thế nào đẩy họ tở về nguyên quán.
Để giải quyết vấn đề này, Trung ương đảng CS Trung quốc đã họp kín 4 ngày trong tuần vừa rồi. Ký giả GILLIAN WONG, Associated Press Writer Gillian Wong, Associated Press Writer – Sun Oct 12, 11:20 am ET AP, đã viết:
BEIJING – China's ruling Communist Party on Sunday said it would seek to expand its massive internal market to counter the global economic slowdown that has reduced international demand for Chinese goods. The party, led by President Hu Jintao, released a statement at the end of a four-day meeting of its Central Committee where it also approved a plan aimed at doubling rural incomes by 2020.”(Bắc Kinh—Ban Điều hành đảng Cộng sản Trung quốc nói là Trung quốc tìm cách khai triển thị trường nội địa kếch xù của họ để bù trừ vào việc đình trệ của kinh tế tổng quát đã giảm thiểu việc đặt mua hàng của quốc tế đối với hàng hóa Trung quốc. Đảng, lãnh đạo bởi Chủ tịch HU JINTAO, tuyên bố sau 4 ngày họp của Trung ương đảng rằng đảng đã chấp nhận một chương trình nhằm tăng gấp đôi thu hoạch nông thôn vào khoảng năm 2020.”

Đây là chương trình không dễ thực hiện và rất tốn kém bởi vì trong nội địa Trung quốc, phải mất tối thiểu 20 năm nữa mới có thể có một hệ thống đường sá khả dĩ hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông thôn.


Tại Việt Nam, vì quá hồ hởi với việc công nghệ hóa, nên đảng CSVN đã hầu như bỏ quên nông thôn. Đây là điều vô cùng đáng tiếc bởi vì Việt Nam có căn bản địa lý đồng bằng để phát triển mau chóng nông nghiệp.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


Phụ Bản 05:

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TRUNG QUỐC:

TỪNG NGÀN XÍ NGHIỆP DẸP TIỆM (Phần II)

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

13.11.2008

Vì tính cách khẩn trương của Khủng hoảng Kinh tế tại Trung quốc và Việt Nam, hậu quả của Khủng hoảng Tài chánh Thế giới, nên chúng tôi viết Phụ Bản này cho hợp thời. Nội dung của Phụ Bản này đã được tóm tắt phát thanh về Việt Nam qua RFI (Radio France Internationale).


Phụ Bản 05 (Phần I) lần trước nói tổ quát về những ảnh hưởng của cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới lên Kinh tế Trung quốc và Việt Nam. Phụ Bản 06 này (Phần II) đi vào những Lãnh vực Kinh tế rõ rệt của Trung quốc đang bị thụt lùi trầm trọng.
Tờ THE WALL STREET JOURNAL Europe, hôm qua Thư Tư 12.11.2008, dưới đầu đề SIGNS OF AN ECONOMIC SLOWDOWN ARE ALSO SPREADING IN CHINA, viết như sau: “Signs of a slowdown in China are spreading, with weak economic data for October illustrating why the government hurried to announce its massive stimulus plan. New data announced Tuesday shows slowing imports, weakening home prices and a drop in export orders, all pointing to a sharp decline in activity that will take time to reverse” (By Andrew BATSON in Beijing and Norihiko SHIROUZU in Guangzhou, China, page 16) (Những dấu chỉ của một cuộc xuống dốc tại Trung quốc đang lan tràn, với những dữ kiện của kinh tế yếu kém cho tháng 10 chứng tỏ lý do tại sao Nhà Nước đã phải vội vã tuyên bố một chương trình kích thích khổng lồ. Những dữ kiện mới được tuyên bố hôm Thứ Ba chứng tỏ những nhập cảng đang tuột dốc, những giá cả tiêu thụ nội địa đang yếu nhược đi và một sự rơi giảm hẳn những đặt mua hàng cho xuất cảng, tất cả đang chứng tỏ rõ rệt một sự giảm sút sâu đậm trong hoạt động mà phải có thời gian mới có thể lấy lại.)
Câu nhận định trên đây của hai Tác giả sống tại Trung quốc tóm tắt tổng quát tình trạng tụt dốc Kinh tế của Trung quốc.
Chúng tôi muốn đi vào chi tiết của những Lãnh vực hoạt động rõ rệt sau đây:
=> Thương hiệu “Made in China” mất hẳn giá trị

=> Tụt hẳn giá Địa ốc

=> Đóng cửa các Xí nghiệp

=> Chương trình kích thích nội địa



=> Thất nghiệp và lo sợ xáo trộn xã hội

Thương hiệu “Made in China”

mất hẳn giá trị
Thương hiệu của một Quốc gia là sự thẩm định đầu tiên và TỔNG QUÁT của người tiêu thụ về phương diện giá cả và về phẩm chất của hàng hóa. Từ đó, người tiêu thụ mới đi thẩm định từng món hàng trước khi quyết định số lượng mua. Khi nhìn Thương hiệu: Made in USA, Made in France, Made in Germany, Made in Switzerland, Made in Japan, Made in Singapore, Made in China..., mỗi người tiêu thụ nghĩ về giá cả và phẩm chất của hàng hóa do tên một nước tạo ra trong đầu óc của khách hàng.
Khi hàng Trung quốc bắt đầu tràn lan trên Thế giới, nhất là sau khi nhập WTO, Thương hiệu Made in China làm cho người tiêu thụ nghĩ liền đến giá cả hạ. Trong thời gian đầu cách đây chừng 50 năm, Thương hiệu Made in Japan cũng cho khách hàng nghĩ ngay đến giá hạ. Nhưng ngày nay, Thương hiệu Made in Japan tạo trước tiên cho khách hàng không phải là giá hạ nữa mà là có kỹ thuật cao, đáng được tin tưởng.
Từ Thương hiệu Made in China cho ý tưởng đầu tiên là giá thấp, Trung quốc phải tiến dần đến kiện toàn kỹ thuật để khách hàng tin tưởng và phẩm chất như Nhật đã đạt được. Nhưng ngược lại, Thương hiệu Made in China hiện nay đã mất hẳn giá trị vì những việc làm sau đây của chính Trung quốc:
=> Đồ ăn cho súc vật: chó ăn té đùng ra chết tại Hoa kỳ
=> Đồ chơi cho trẻ con có những chất sơn mang chất độc tạo bệnh tật
=> Chất Mélanine trong sữa bột tạo bệnh thận cho chính trẻ em tại Trung quốc
=> Những kẹo bánh cũng có pha quá mức của chất Mélanine
=> Chất Mélanine này cũng được xử dụng trong việc chế những đồ dùng bằng nhựa như chén bát, đũa nhựa, đồ dùng nhà bếp
=> Một số những quần áo, chăn mền từ Trung quốc cũng bị khám phá ra là có chất làm hại da của người xử dụng
=> Siêu thị CARREFOUR của Pháp đã phải thường tiền chữa bệnh cho những khách hàng mua ghế xa-long từ Trung quốc. Ngồi, nằm nhiều trên những xa-long ấy, sẽ bị bệnh ngứa, nổi sần lằn da.
=> Ý quốc mới tịch thu một số lượng lớn dầy dép bằng da được sản xuất từ Trung quốc. Da có chất nhuộm làm ung thư chân.
=> Một điều rất quan trọng là Trung quốc giữ quán quân về việc làm đồ giả mà vẫn đề là sản xuất tại những nước nguồn gốc của hàng hóa đó: tỉ dụ Đồng hồ giả sản xuất từ Trung quốc, nhưng vẫn đề là Made in Switzerland; những ví da của phụ nữ sản xuất từ Trung quốc, nhưng vẫn đề là Mande in Italy... Thuốc men chữa bệnh sản xuất từ Trung quốc, đã lan tràn sang các nước nghèo, nhất là Phi châu. Điểm này đã tạo cho khách hàng hiểu những đồ Trung quốc là giả mạo và không thể tin tưởng.
Thương hiệu Made in China đã tuột dốc đến nỗi có nhiều những tiệm phân phối phải dấu cất hàng hóa hay tìm cách đề trại đi. Thương hiệu Made in China đã trở thành một sự xấu hổ vậy. Một số Công ty Đức, trước đây sản xuất tại Trung quốc, nay đưa việc sản xuất về Đức để nhờ Thương hiệu Made in Germany. Họ xử dụng nhân công từ những nước Đông Aâu để có giá rẻ. Như vậy một đàng lợi dụng được Thương hiệu Made in Germany, một đàng tránh hẳn Thương hiệu Made in China đã mất hẳn giá trị.

Tụt hẳn giá Địa ốc
Trong suốt 8 năm vừa rồi, người ta ca ngợi “boom housing construction” tại Trung quốc. Những cao ốc được mọc lên như nấm tại các thành phố ven biển, nhất là tại Thượng Hải. Thời gian này cũng trùng với thời gian xây cất các cơ sở, khách sạn cho Thế Vận Hội Bắc Kinh. Tất cả những xây cất nhà cửa này mang khía cạnh phô trương sự thành công của đảng Cộng sản Trung quốc.
Dân chúng từ các vùng quê trong nội địa kéo về các thành phố ven biển. “Anywhere from 15 million to 20 million people move to Chinese cities each year” (Từ mọi nơi, từ 15 tới 20 triệu người kéo về các thành thị Trung quốc mỗi năm) (Andrew BATSON, Beijing, THE WALL STREET JOURNAL, 24.10.2008, page 9). Nhưng theo Andrew BATSON, thì việc xây cao ốc không phải là cho dân chúng từ các vùng quê kéo về vì những người này chưa đủ khả năng mua nhà.
Nếu cuộc Khủng hoảng Tài chánh tại Hoa kỳ bắt đầu bằng vỡ lở Tín dụng (Mortgage Subprime Credits), thì cuộc Khủng hoảng địa ốc hiện nay tại Trung quốc đến từ sự chi tiêu quá đáng để phục vụ cho Chính trị. Việc chi tiêu quá đáng này, sau những xây cất cơ sở Thế Vận Hội, gặp đúng lúc bùng nổ Khủng hoảng Tài chánh Thế giới, khiến tình trạng ứ đọng Địa ốc trở thành trầm trọng.
Dưới đầu đề BEIJING MOVES TO STIMULATE HOME-BUYING đăng trong THE WALL STREET JOURNAL Europe, 24.10.2008, Andreww WATSON đã viết:
Sales of new housing in China have plummeted in recent months as buyers get spooked by deteriorating economy and weakening prices. With economic growth also slowing more than expected, officials have moved from truying to rein in prices to encouraging buyers. This week, they announced tax breaks, smaller down-payment requirements and lower loan rates for first time home buyers.”
More than 80 million people are employed directly in the construction industry, so a prolonged downturn also threatens to lead to more unemployment and social unrest.”
(Việc bán những nhà mới tại Trung quốc đã tụt xuống trong những tháng gần đây khi những người mua hoảng sợ vì kinh tế giảm hẳn xuống và giá cả yếu hẳn đi. Với độ tăng trưởng kinh tế yếu kém hơn như mong đợi, phía nhà nước can thiệu vào bằng cách giữ giá cả để cổ võ những người mua. Tuần này, phía nhà nước đã tuyên bố những việc giảm thuế, đòi tiền cọc nhỏ hơn và cho tín dụng với lãi suất hạ cho những người mua nhà đầu tiên.
(Hơn 80 triệu người được xử dụng trực tiếp trong kỹ nghệ xây cất, vì vậy một sự yếu kém kinh tế kéo dài đe dọa dẫn đến thất nghiệp nhiều hơn và xáo động xã hội.”
Oâng William XIN, Tài chánh trưởng của China Housing & Land Development Inc., đã tuyên bố:”Now everybody believes the price will go down. And the developpers don’t want to sell at a lower price. Nobody wants to sell, and nobody wants to buy” (The Wall Steet Journal, 24.10.2008, page 9) (Bây giờ mọi người tin là giá sẽ xuống. Va những người xây cất không muốn bán với giá hạ. Không ai muốn bán, và không ai muốn mua.”
Cũng theo Andrew BATSON, kỹ nghệ xây cất liên hệ đến những sản xuất khác: “Housing sales have plummeted. That, in turn, is affecting imports of pivotal raw materials like iron ore, used to make steel.” (Norihiko SHIROUZOU, The Wall Street Journal, 12.11.2008, page 16) (Việc bán nhà cửa chìm sâu xuống. Điều này đang ảnh hưởng tới việc nhập cảng những vật dụng thô như quạng sắt để chế thép). Những tỉ dụ đình trệ về những sản xuất liên hệ đến Địa ốc: giá xi măng, giá sắt thép hạ tới gần 50%; những đồ trang bị nhà cửa cũng đình trệ như máy lạnh giảm mua tới 21%.

Đóng cửa các Xí nghiệp
Trong đoạn đầu chúng tôi đã viết về Thương hiệu Made in China và những lý do đang tàn phá những hàng Trung quốc, nhất là về vải vóc, chăn màn, đồ chơi trẻ con, giầy dép... nghĩa là những hàng nhẹ nhằm xuất cảng. Gặp thời Khủng hoảng Tài chánh, Kinh tế tại những Quốc gia tiêu thụ lớn như Hoa kỳ và Liên Aâu, những đặt hàng từ những Quốc gia này giảm hẳn xuống, tất nhiên những Công ty nhỏ và trung bình của Trung quốc quy tụ chung quanh vùng Quảng Đông làm việc cho Lãnh vực này đang đi đến phá sản.
Nhật báo LE MONDE số 19844 ngày Thứ Năm hôm nay 13.11.2008, dưới đầu đề EN CHINE, DES MILLIERS D’ENTREPRISES FERMENT DANS LA REGION DE CANTON (Tại Trung quốc, hàng ngàn xí nghiệp đóng cửa trong vùng Quảng Đông), đã viết như sau:
Le vaisseau amiral de l’économie chinoise navigue par gros temps, secoue par la tempete de la crise financiere: la province de Guangdong qui, voici trente ans, fut la figure de proue de l’extraordinaire décollage de la Chine et y symbolisa plus tard la réussite, est aujourd’hui l’une des régions les plus touchées de la République populaire. “On pourrait dire que c’est ici que tout a commencé et que c’est ici que tout pourrait finir”” (page 15) (Đô đốc kỳ hạm đang thảnh thơi lướt sóng, bị chao động bời cơn bão khủng hoảng tài chánh: tỉnh Quảng Đông, ba mươi năm trước đây, đã là bộ mặt dẫn đầu của cuộc cất cánh lạ lùng của Trung quốc và đã là biểu tương của sự thành công sau đó, ngày nay trở thành một trong những vùng bị thiệt hại nhất của nước Cộng hòa Nhân dân. “Người ta có thể nói rằng chính từ nơi này mà mọi sự đã bắt đầu và rằng cũng chính từ nơi này mà mọi sự sẽ chấm dứt.””).
Vùng Quảng Đông chiếm 1/3 những xuất cảng của Trung quốc, đứng hàng thứ 8 cho thu nhập thuế và chiếm 25% những đầu tư nước ngoài. Sự sụp đổ Kinh tế của Quảng Đông trở thành trầm trọng cho Kinh tế Trung quốc.
Bruno PHILIP, tác giả bài báo trên đây, viết tiếp:
Depuis fin 2007, la machine à produire du miracle s’est grippée et le krach de septembre a amplifíe la tendance. Entre Janvier et Juillet, plus de 3’000 PME de l’industrie de jouet, la plupart des sous-traitants, ont fermé boutique... Les experts remarquent que 95% d’entre elles ne reviendront pas en Chine continentale.” (Từ cuối năm 2007, bộ máy sản xuất phép lạ kinh tế bị bệnh rút co lại và cuộc khủng hoảng tháng Chín đã làm tăng thêm hướng xuống ấy. Trong giữa tháng Giêng và tháng Bẩy, hơn 3’000 Xí nghiệp nhỏ và trung bình về kỹ nghệ đồ chơi, phần lớn làm cho những Công ty khác, đã dẹp tiệm... “Những chuyên viên cho biết rắng 95% trong số những Xí nghiệp này sẽ không trở lại Trung quốc lục địa nữa”.)
Chính việc đóng cửa nhiều ngàn Xí nghiệp như vậy mà Chính phủ Trung quốc mới họp tuần này để tìm giải pháp nâng đỡ các Xí nghiệp khác đang hấp hối.
Tờ FINANCIAL TIMES Thứ Năm 13.11.2008 viết :”China, worried by slowing growth and widespread reports of FACTORY CLOSURES, is to step up support for manufacturers”. Chính phủ không thể không có biện pháp năng đỡ xuất cảng nhằm cứu những xí nghiệp còn đang bị đe dọa đóng cử này.
Chương trình kích thích nội địa
Nền Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng, nghĩa là lệ thuộc vào mức tiêu thụ nước ngoài, nhất là Hoa kỳ, Liên Aâu... Cuộc khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế làm giảm khả năng tiêu thụ của những Quốc gia này, nghĩa những nước này giảm mua hàng Trung quốc.
Trung quốc buộc lòng phải kích thích tiêu thụ nội địa nếu muốn đà phá triển sản xuất giữ được mức độ cân bằng bù trừ nào đó. Hai tác giả Aaron BACK và J.R.WU, trong The Wall Street Journal, ngày 13.11.2008, trang 24, còn nhận xét một điều đáng lo ngại cho Trung quốc là chính việc tiêu thụ nội địa đang giảm xuống:”China’s retail sales growth SLOWED in October.” (Độ tăng bán lẻ của Trung quốc đã hạ xuống trong tháng 10). Cùng nhận xét như vậy, Tác giả Andrew BATSON, trong The Wall Street Journal ngày 12.11.2008, trang 17, đã trích dẫn Thống kê của Nhà Nước: “The consumer index rose 4% in October from a year earlier, compared with 4.6% in September and well down from February’s peak of 8.7%” (Chỉ số tiêu dùng đã tăng 4% trong tháng 10 tính từ đầu năm trước, sánh với 4.6% trong tháng 9 và giảm xuống nhiều sánh với độ cao nhất của tháng 2.). Như vậy việc nâng đỡ tiêu thụ nội địa không phải chỉ là bù trừ việc giàm mua hàng từ nước ngoài, mà còn chống lại chính việc đang giảm việc tiêu thụ từ chính trong nội địa Trung quốc.
Đảng và Nhà Nước Trung quốc vừa quyết định dành ra USD.586 tỉ. Đây là Chương trình mang tính cách dài hạn, trong khi ấy vấn đề xuống dốc Kinh tế nằm trong cấp thời và ngắn hạn phải giải quyết. Thực vậy, chương trình USD 586 tỉ đặt trọng tâm vào xây dựng hạ tầng cơ sở Kinh tế như đường sá, cầu cống, ống dẫn dầu...
Nhận định về hiệu lực của Chương trình này, dưới hàng chữ lớn CRITICS OF GOVERNMENT’S INFRASTRUCTURE SPREE WORRY EFFORT WILL END UP BEING WASTE OF MONEY, Oâng Andrew BATSON viết ngày hôm qua 12.11.2008 trong THE WALL STREET JOURNAL như sau:
This road boom is taking place in a poor, largely rural country where only about 10% of the population have their driver’s licenses... New roads and buildings are going unused and will end up being waste of money. In the poorest areas, some highways are often empty but for crops farmers spread out on them to dry in the sun.” ( Cuộc bùng dậy xây đường sá này xẩy ra ở một xứ nghèo nàn, chính yếu là dồng quê nơi mà chỉ vào khoảng 10% dân số có bằng lái xe... Những con đường mới và cao ốc sẽ không được xử dụng và sẽ kết thúc bằng tiêu phí tiền bạc. Ở những vùng nghèo khổ nhất, nhiều xa lộ thường vắng xe trống rỗng trừ trường hợp những người dân quê xử dụng để phơi nắng cho khô sản phẩm nông nghiệp dưới ánh mặt trời.)
Thực sự thì việc xây dựng hệ thống đường sá đã được hoạch định từ những chục năm trước và chương trình muốn chấm dứt mãi tới năm 2020. Đây là việc chi tiêu mang tính dài hạn, trong khi ấy Trung quốc cần phải có biện pháp cấp thời để khả năng tiêu thụ nội địa bù trừ cho việc cắt giảm đặt mua hàng hiện nay từ nước ngoài. Số tiền USD.586 tỉ là dự chi cho toàn Chương trình bao trùm một thời gian dài. Người ta dự đoán rằng nếu chương trình được khởi công lại, thì Trung quốc cũng chỉ tiêu cho hạ tầng cơ sở khoảng 1/5 tổng số tiền đã tuyên bố.
Thất nghiệp và lo sợ xáo trộn xã hội
Chỉ tính cụ thể 80 triệu người được xử dụng trong ngành Xây cất Nhà cửa đang trong tình trạng bị đe dọa sa thải, cộng với số nhân công dùng trong 3’000 xí nghiệp đã bị đóng cửa tại vùng Quảng Đông, Nhà nước Trung quốc phải đứng trước nạn thất nghiệp mới nhất lên tới con số chứng 100 triêu người. Những người này phần lớn đến từ những vùng quê thuộc nội địa. Việc đẩy họ về nguyên quán có thể gây những xáo trộn xã hội.
Trong LE MONDE số ra ngày 13.11.2008, trang 15, Ký giả Bruno PHILIP đã viết như sau: “Les conséquences de la crise se font déjà sentir sur l’emploi. Selon le site www.Sina.com, des miliers d’ouvriers migrants sont en train de quitter le delta de la rivìere des Perles et rentrent dans leurs campagnes, faute de travail. Des responsables de la gare de Canton ont indiqué que 130’000 voyageurs quittent chaque jour la métropole en train.” (Những hậu quả của khủng hoảng đã cảm thấy đối với việc làm. Theo diễn đàn www.Sina.com , từng ngàn thợ di dân đang bỏ châu thổ của con sông Ngọc và trở về thôn quê của họ vì thiếu việc làm. Những người trách nhiệm của nhà ga xe lửa Quảng Đông cho biết rằng mỗi ngày có 130’000 người bỏ nơi thành thị này bằng xe lửa.)
Tác giả Alain FAUJAS, trong LE MONDE ngày 11.11.2008, trang 13, đã nhận định về tình trạng xáo động xã hội liên quan đến Chính trị như sau: “MANIFESTATIONS POPULAIRES—Le taux de croissance inquìete Pékin qui voit se multiplier les manifestations populaires contre l’inflation et les fermetures d’entreprises dans le sud de la Chine. On prête au gouvernement l’intention de maintenir coute que coute la croissance au-dessus de 7%, niveau jugé indispensable pour la stabilité politique du pays. (NHỮNG BIỂU TÌNH DÂN CHÚNG—Độ tăng trưởng kinh tế làm cho Bắc Kinh lo lắng vì nhìn thấy những cuộc biểu tình dân chúng đang được nhân lên chống lại lạm phát và việc đóng cửa những xí nghiệp thuộc miền Nam Trung quốc. Người ta nói rằng Nhà nước phải cố thủ giữ bằng bất cứ giá nào độ tăng trưởng bên trên 7%, mức độ được coi là cần thiết để giữ yên ổn Chính trị cho đất nước.)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Bài 08:
NĂNG SUẤT CAO

(PRODUCTIVITE ELEVEE)

CỦA NỀN KINH TẾ TƯ DOANH
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

20.11.2008

Chúng tôi viết bài này đúng trong lúc các nước họp bàn nhiều về những biện pháp mà Nhà Nước có thể can thiệp vào nền Kinh tế Tư bản Tư doanh đang gặp cơn Khủng hoảng Tài chánh và có những triệu chứng lan sang Lãnh vực Kinh tế thực.


Trước cuộc Họp Thượng đỉnh G20 tại Hoa Thịnh Đốn ngày 15.11.2008, TT.Pháp SARKOZY hô hào vận động theo khuynh hướng Xã hội cho một sự can thiệp mạnh của một Tổ chức Hoàn cầu nhằm Kiểm soát và Điều hợp hê thống Ngân Hàng/ Tài chánh Thế giới. Tham vọng này đã bị phản đối mạnh bởi Hoa kỳ và Gia Nã Đại.
Bản Thông Cáo chung của cuộc Họp G20 kết luận: “Nous devons poser les fondations d’une réforme qui nous aidera à garantir qu’une crise mondiale comme celle-ci ne se reproduira pas” (Chúng ta phải đặt những nền tảng của một cuộc cải cách để giúp chúng ta bảo đảm rằng một cuộc khủng hoảng như cuộc khủng hoảng này sẽ không xẩy ra nữa) (Journal LE TEMPS Suisse Lundi 17.11.2008, p. 3). Nhưng cũng trong số Báo này, ý kiến của TT.BUSH khẳng định như sau: “Cette crise n’est pas l’échec de l’économie de marché, et la réponse n’est pas de réinventer le système” (Cuộc khủng hoảng này không phải là sự thất bại của Kinh tế Thị trường, và câu trả lời không phải là đi phát minh một hệ thống mới).
Tờ báo còn tường thuật rằng: “La semaine dernìere, en prévision de la rencontre, George BUSH avait ardemment défendu les vertus du capitalisme et du libre marché” (Tuần vừa rồi, như để sửa soạn cho cuộc Họp, George BUSH đã chống đỡ mạnh mẽ cho những lợi điểm của nền Kinh tế Tư bản và cho Thị trường tự do) (Journal LE TEMPS Suisse Lundi 17.11.2008, p. 3).
Ngay cả Trung quốc, một nước chủ trương Chỉ huy Tập quyền Kinh tế, cũng không biết một sự kiểm soát và điều hành Kinh tế hoàn cầu theo kiểu nào. Oâng Jin LIQUN, Chủ tịch Tập đoàn China Investment Corp.’s, đã tuyên bố: “China doesn’t have the answers on how to create a proper global regulatory regime” (Trung quốc không có những câu trả lời về việc làm thế nào để sáng tạo ra một chế độ điều hành tổng quát đúng đắn) (THE WALL STREET JOURNAL, Tuesday November 18, 2008, p.22)
Trong hai bài 06 và 07 liền trước đây, chúng tôi đã phân tích về sự yếu kém năng suất của những Công ty quốc doanh và về những biến chứng thua thiệt khi có sự nhúng tay của quyền lực chính trị vào Kinh tế. Bài số 08 này nói về NĂNG SUẤT CAO (PRODUCTIVITE ELEVEE) CỦA NỀN KINH TẾ TƯ DOANH trong tinh thần mà Hoa kỳ và Gia Nã Đại bảo vệ trong cuộc họp G20 tại Hoa Thịnh Đốn ngày 15.11.2008.
Những khía cạnh sau đây được đề cập:
=> Mấy tỉ dụ dẫn nhập
=> Thưởng công và Chế tài Nhân lực
=> Cập nhật hóa những phát minh
=> Quản trị Chi tiêu theo chiều hạ giá thành

Mấy tỉ dụ dẫn nhập
Ở cái thời Kinh tế Chỉ huy toàn diện tại Liên xô, người ta thấy nông dân làm việc trong các Kolkhoz và Soukhoz không gạt hái được nhựng hiệu năng như các Chương trình Ngũ niên hoạch định. Nhà nước Công sản tìm đủ mọi cách để có thể làm tăng năng suất của nông dân. Nhà nước nêu những khẩu hiệu như “Anh hùng lao động”, tặng huy chương để kích thích nông dân làm việc. Nhưng năng suất vẫn kém bởi vì huy chương không đủ sức kích thích để nông dân làm việc ngày đêm. Nhà nước lại dùng biện pháp kiểm soát do những cán bộ nông nghiệp, nhưng nông dân vẫn tìm được cách để trốn việc. Cuối cùng, Nhà nước cấp cho nông dân mấy sào ruộng riêng và con bò cái. Tự nhiên ruộng riêng có rau cỏ mọc tươi tốt trong khi ấy ruộng nhà nước thì cây cối khô cằn. Con bò riêng thì béo tốt, mang bọng sữa lớn. Nông dân làm việc đêm ngày cho ruộng riêng, chăm nuôi kỹ càng con bò cái của riêng mình.
Người ta thường kể rằng con gái Nga có thân người rất đẹp, nhưng thiếu nụ cười, mặt chằm dằm vô duyên. Họ làm việc trong các Hợp Tác Xã của Nhà nước, thì cần gì phải cười để dụ khách hàng đến mua. Con gái làm việc trong các Tiệm của Kinh tế tự do và tư nhân, thì phải luôn luôn cười duyên để chiều khách hàng và được thưởng công.

Каталог: groups -> 116227
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Are You suprised ?
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: vni fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương