Viettudan tài liệu/28. 07. 11: DỨt bỏ csvn đỂ phát triểN


Thưởng công và Chế tài Nhân lực



tải về 0.94 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.94 Mb.
#8595
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Thưởng công và Chế tài Nhân lực
Hai tỉ dụ cho thấy rằng khi làm việc cho mình và kết quả của những cố gắng thì mình được hưởng, lúc đó mới có sự cố gắng tăng năng suất.
Trong nền Kinh tế Tự do và Thị trường, điều căn bàn là Tư hữu. Khi làm việc, ai cũng mong chiếm tư hữu cho mình. Tư hữu để bảo đảm cuộc sống cho chính mình khi còn sức làm việc hay khi về già; tư hữu để bảo đảm cho con cháu. Đó là động lực chính yếu để tăng năng suất.
Khi một công nhân làm việc, tăng năng suất tốt, thì tăng lương, đó là sự thưởng công, khuyến khích tăng thêm năng suất. Cái huy chương “Anh hùng lao động” không đủ sức hấp dẫn để làm tăng năng suất. Điều làm cho một người chơi tennis cố gắng tập luyện, không phải là cái cúp, mà nhìn qua cái cúp ấy, anh ta lãnh được bao nhiêu tiền làm tư sản.
Cũng vậy, đứng về mặt tiêu cực, thì cũng chính cái tư hữu chế tài những ai kém năng suất làm việc. Ai làm việc kém năng suất, thì giảm lương hoạc sa thải, nghĩa là mất lương.
Đến đây, tôi nhớ đến một tỉ dụ bản thân. Khi là sinh viên, tôi thường đi làm việc trong các Tiệm ăn để kiếm tiền. Một buổi đêm, tôi phải lau chùi bếp đến một giờ sáng. Oâng chủ đến ôm lấy tôi và nói rằng ông thương tôi lắm. Làm việc thêm giờ và đang mệt, tôi bực mình nói với Oâng rằng tôi đến đây làm việc không phải vì ông thương tôi hay không mà chỉ vì đồng lương không hơn không kém. Oâng trả thêm lương, thì tôi làm việc đến 2, 3 giờ sáng cũng được mà không biết mệt, không cằn nhằn gì cả.

Cập nhật hóa những phát minh
Lịch sử phát triển Kinh tế là Lịch sử áp dụng những khám phá khoa học vào Lãnh vực sản xuất Kinh tế. Đây là vấn đề xử dụng Chất Xám làm tăng hiệu năng của bắp thịt nhân lực. Kỹ nghệ hóa sản xuất có nghĩa là xử dụng những máy móc vào tiến trình sản xuất để làm tăng hẳn lượng sản xuất.
Cuộc Cách Mạng Kinh tế của Anh quốc là do áp dụng khám phá khoa học về Máy Hơi nước vào tiến trình sản xuất, vào phương tiện phân phối hàng hóa. Kinh tế Anh quốc đứng hàng đầu Thế giới hồi ấy là do sự áp dụng này.
Ngày nay tốc độ chu kỳ dịch vụ tăng thần tốc là do việc áp dụng khám phá về điện tử vào các xí nghiệp. Hãy so sánh thời xử dụng Telex, Fax và E-Mail hiện nay.
Trong mọi lãnh vực hoạt động Kinh tế, tỉ dụ ngay nông nghiệp chẳng hạn, người ta tìm đủ mọi cách để cơ giới hóa.
Những Công ty lớn trên Thế giới sống còn là do sự mau chóng áp dụng những khám phá Khoa học vào Tiến trình sản xuất của mình. Chỉ cần chậm áp dụng những khám phá khoa học, thì đã bị những Công ty khác lấn át trong cạnh tranh để mình có thể đi đến phá sản.
Quan sát những nước trên Thế giới, người ta thấy rõ rệt rằng những Quốc gia chủ trương nền Kinh tế tư bản và thị trường tự do là những nước có đà áp dụng những khám phá khoa học vào Tiến trình sản xuất Kinh tế mau mắn nhất: Hoa kỳ, Nhật, Nam Hàn, Đức, Pháp...

Quản trị Chi tiêu theo chiều hạ giá thành
Paul SAMUELSON khi nói về lợi nhuận trong nền Kinh tế cạnh tranh thị trường đã đưa ra như một Định lý:
Trong dài hạn, Lợi nhuận tiến đến chiều hướng triệt tiêu”, nghĩa là:

Lợi Nhuận = Giá Bán - Giá Thành = 0

Thực vậy, ở Thị trường cạnh tranh, rất khó lòng tăng giá bán để có Lợi nhuận cao. Vì vậy việc quan trọng là phải quản trị Giá Thành, phải căn cơ Chi Tiêu để hạ Giá Thành xuống thấp để làm tăng Lợi nhuận.
Những Công ty quốc doanh không có sự cố gắng căn cơ quản trị này bởi vì họ chi tiêu tiền của Nhà Nước, “tiền chùa”, nên không những không có sự thương xót mà còn tiêu xài lãng phí hoặc cát xén bỏ vào túi riêng mình nữa. Trong nền Kinh tế tư doanh, chi tiêu là chi tiêu tư hữu của mình, nên tất nhiên không thể không căn cơ.
Nếu nói Lợi nhuận là mức đo tổng quát hiệu năng Kinh tế của một Công ty, thì chính những Công ty tư doanh mới có hiệu năng cao được.
Đứng về mặt lợi ích xã hội cho quần chúng tiêu thụ, thì việc quản trị giá thành theo chiều hướng giảm xuống là một hiệu năng quan trọng cho một nền Kinh tế. Sự thua kém năng suất, hiệu năng của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy đối với nền Kinh tế tư bản thị trường tự do là ở phương diện này.
Nói rằng nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy không có Khủng hoảng bởi vì họ có phát triển đâu mà có khủng hoảng. Còn nói rằng Kinh tế Tự do Thị trường có khủng hoảng bởi vì họ đã tiến triển lên mức độ cao, nên khi giảm sút xuống một chút, thì gọi đó là khủng hoảng.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Phụ Bản 06:
NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

27.11.2008

Từ khi OBAMA được bầu làm Tổng Thống Hoa Kỳ 04.11.2008 cho đến cuối tuần vừa rồi 21.11.2008, tình trạng các Thị trường Chứng khoán tụt dốc mạnh. Nhưng điều lo ngại hơn cả là từ Lãnh vực Ngân Hàng/ Tài chánh, cuộc khủng hoảng lan sang Lãnh vực Kinh tế, nhất là các ngành sản xuất Xe hơi, Máy móc Điện tử và Truyền thông, từ Nhật qua Liên Aâu và Hoa kỳ. Số thất nghiệp trong Lãnh vực này tăng lên mau chóng. Người ta cũng quan sát thấy hiện tượng tụt giá (Déflation) đe dọa.


Trước viễn tượng cấp bách ấy, Thứ Hai 24.11.2008, OBAMA họp báo tại Chicago tuyên bố Chương trình Phát dộng Kinh tế (Plan de RELANCE ECONOMIQUE) lên tới USD.800 tỉ và Thứ Tư 26.11.2008, tại Bruxelles, José Manuel BORROSO, Uûy Ban Liên Aâu, cũng tuyên bố Chương trình Phát động Kinh tế (Plan de RELANCE ECONOMIQUE) tổng cộng là Euro.200 tỉ.
Căn bản cho những Chương trình Phát động Kinh tế này dựa trên Lý thuyết của John Maynard KEYNES, Nhà Toán học và Kinh tế gia Anh, nghiên cứu những biện pháp khôi phục Kinh tế sau cuộc Đại khủng hoảng 1929-30.
Chúng tôi đề cập đến những khía cạnh sau đây:
=> Những đặc tính của Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế 2007/08
=> Căn bản Lý thuyết của John Maynard KEYNES
=> Nhận định về những Chương trình Phát động Kinh tế
=> Mấy quan sát về Kinh tế Việt Nam
Những ý tưởng của Bài Phụ Bản 07 này đã được tóm tắt nói qua Đài Phát Thanh RFI (Radio France Internationale) truyền thanh về Việt Nam.

Những đặc tính của

Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế 2007/08
Những Ngân Hàng gia, Kinh tế gia và các Nhà Nước dường như chỉ chú trọng đến cuộc Khủng hoảng Tài chánh khởi nguồn từ Tín dụng Subprime Địa ốc (Mortgage Subprime Credits). Nhưng nếu xét những phát triển Kinh tế nhiều năm trước, người ta phải lưu ý đến những lý do ngoài vấn đề Tín dụng Subprime Địa ốc.
Một số những tác nhân Kinh tế và Nhà Nước thường ca tụng chủ trương Toàn Cầu hóa Tài chánh/Kinh tế (Mondialisation Financìere et Economique). Riêng chúng tôi, chủ trương Toàn Cầu hóa Tài chánh/ Kinh tế không phải là hoàn toàn được ca tụng bởi vì có những khía cạnh nguy hiểm của nó. Thực vậy, nhìn thấy McDONALD’s lan tràn, chúng tôi đã có lần nói rằng tôi thích ngồi lề đường ăn đĩa xôi nấu bắp, chứ không phải lúc nào cũng Big Mac, Hamburger King, Hamburger Queen...
Không phải Tự do Mậu dịch (Libre Echange) giữa các Nước luôn luôn là tốt. Có những Nước, cần phải có sự Che chở cho Kỹ nghệ đang phát triển (Protectionnisme des Industries naissantes). Những nước đã mạnh về Kinh tế như G8 chẳng hạn, thì họ chủ trương Tự do Mậu dịch, Toàn Cầu hóa vì họ có sức mạnh thắng trong mậu dịch.
Tổng thể, chúng ta thấy chủ trương Tòa Cầu Hóa mang đến hai hậu quả sau đây:
* Về Hàng hóa của Lãnh vực Kinh tế thực:
Toàn Cầu hóa có nghĩa là mở toang biên giới để những nước mạnh Kinh tế tha hồ chiếm Thị trường mới để phân phối tự do Hàng hóa của họ đến mọi nơi, tận những nước nghèo khổ.
* Về Tiền bạc của Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh:
Toàn Cầu Hóa có nghĩa là Tập Trung Tiền bạc về những nước giầu từ những nước nghèo mua Hàng hóa do chủ trương Tòa Cầu hóa Hàng hóa đến tận nông thôn mỗi nước nghèo.
Tóm lại Toàn Cầu hóa Mậu dịch có nghĩa là phát tán Hàng hóa từ những nước giầu đến mọi nơi để bán và Tập trung Tiền bạc về những Ngân Hàng của những nước giầu. Tôi thường viết công thức sau đây:

TOÀN CẦU HOÁ HÀNG HÓA = TẬP TRUNG HÓA TIỀN BẠC

(Mondialisation des marchandises = Centralisation Monétaire)

Khi Tiền bạc của Thế giới tập trung về những Ngân Hàng của những nước giầu rồi, thì những Ngân Hàng này lại dùng Tiền thu được để cho những Công ty tại những nước giầu vay để sản xuất thêm Hàng hóa phát tán ra những nước nghèo theo chủ trương Toàn Cầu Hóa. Những Ngân Hàng lớn rất khó cho những nước nghèo vay mặc dầu số tiền tập trung về Ngân Hàng lại đến từ việc bán Hàng hóa tại những nước nghèo.


Phát triển Kinh tế Thế giới trong nhiều năm trước cuộc Khủng hoảng hiện nay được ghi nhận với những đặc tính sau đây:
* Giảm sút việc sản xuất những Nhu Yếu Phẩm cho 80% nhân số nghèo Thế giới. 80% nhân số Thế giới cần Thực phẩm để nuối thân xác. Việc sản xuất Thực phẩm (Produits alimentaires) giảm sút hẳn.
* Những nước giầu và đã kỹ nghệ hóa lại tăng gấp bội việc sản xuất những Hàng hóa cho việc ăn chơi thỏa thích, xa xỉ phẩm (Produits de plaisir, de luxe). Tỉ dụ Xe hơi sang trọng, Máy móc về nhạc, Truyền hình, Điện thoại lưu động... Những người tiêu thụ thuộc vào thiểu số 20% nhân số Thế giới cho những hàng hóa này.
* Những nước nghèo, chính lẽ phải chú trọng vào việc phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp để sản xuất Thực phẩm cho 90% dân số, thì lại chú trọng vào việc sản xuất những Hàng hóa ăn chơi, xa xỉ phẩm nhằm phục vụ cho dân tiêu thụ tại những nước giầu.
Chính vì vậy mà cuộc Khủng hỏang hiện nay 2007/08 phải kể đến 3 giai đoạn đã diễn ra như sau:
1) Khủng hoảng Thực phẩm
Trước khi Tín dụng Subprime Địa ốc (Mortgage Subprime Credits) tạo nguồn cho xuất hiện Khủng hoảng Tài chánh, thì xẩy ra cuộc Khủng hoảng Thực phẩm Thế giới. Vất giá Thực phẩm tăng vọt. 90% dân nghèo Thế giới không đủ khả năng mua thực phẩm mà sống qua ngày. Đây là hậu quả của một nền Kinh tế Thế giới giảm sản xuất Thực phẩm, trong khi đó nhân số dân nghèo tăng lên . Phía CẦU của Thực phẩm tăng lên, trong khi đó phía CUNG của Thực phẩm giảm xuống. Giá cả thực phẩm của Thị trường tăng vọt. Đó là luật CUNG, CẦU của Kinh tế.
Để đối phó với cuộc Khủng hoảng Thực phẩm này, 163 nước đã họp lại tại Roma để tìm cách giải quyết hay cứu vớt. Nhưng Thế giới, nhất là những nước giầu có khả năng, không có một Chương trình Bailout nào hay một Chương trình Phát động Kinh tế Thực phẩm nào. Đa số 80% dân nghèo Thế giới khổ sở vì vật giá tăng vọt đến nỗi không đủ đồ ăn. Họ khổ sở hơn nhiều sánh với những người thất nghiệp từ Ngân Hàng hay từ những hãng sản xuất Xe hơi tại những nước giầu. Hàng trăm, hàng ngàn tỉ Đo-la, Euro đang được các Nhà Nước, các Quốc Hội quyết định bỏ ra để cứu vớt ngân hàng, phát động sản xuất những hàng hóa xa xỉ phẩm, giúp đỡ những ngưới thất nghiệp từ Lãnh vực xa xỉ phẩm này.
2) Khủng hoảng Tài chánh
Chủ trương Toàn Cầu Hóa = Tập Trung Hóa Tiền bạc/Tài chánh vào những Ngân Hàng lớn Thế giới. Những Ngân Hàng, những Tập đoàn Tài chánh xử dụng Khối tiền tập trung để làm một Kỹ nghệ biến chế ra những Sản phẩm Tài chánh (Produits financiers) để buôn bán kiếm Lợi nhuận khổng lồ với nhau ở những Thị trường Chứng khóan. Một trong những sản phẩm này mang chất độc (Mortgage SUBPRIME Credit = Mortgage TOXIC Credit) bắt đầu làm hại Lãnh vực Tài chánh từ tháng 7/2007 và bùng nổ ngày 15.09.2008 tàn phá Wall Street. Từ Wall Street, Tsumani Tài chánh lan ra khắp Thế giới. Tất cả mọi nước đều phải bỏ ra những tiền tỉ để cứu mạng các Ngân Hàng và các Tập đoàn Tài chánh. Hoa kỳ ngoài việc cứu vớt FANNIE MAE, FREDDIE MAC và AIG với USD.300 tỉ, còn phải dành ra Plan Bailout Paulson USD.700 tỉ để mua những sản phẩm Tài chánh ung thối của Lãnh vực Ngân Hàng.
3) Khủng hoảng Kinh tế
Nếu Lãnh vực Ngân Hàng/ Tài chánh có phần ổn định, thì Lãnh vực Kinh tế thực lại bắt đầu mắc bệnh. Người ta nhận thấy rằng cơn bệnh khủng hoảng tập trung vào những Hàng xa xỉ phẩm, ăn chơi. Lãnh vực này đã tăng Hàng hóa xa xỉ phẩm theo cấp số nhân. Việc sản xuất đủ loại Xe hơi, đủ loại Máy móc âm thanh và hình ảnh, đủ loại điện thoại di động... để thúc đẩy dân chúng xử dụng như phong trào, đôi lúc cuồng loạn.
Vì việc sản xuất trong Lãnh vực xa xỉ phầm tăng lên theo cấp số nhân, nên hậu quả sẽ là: CUNG nhiều hơn CẦU. Đây là tình trạng đang làm khởi đầu hiện tượng tụt giá những hàng xa xỉ phẩm (Déflation). Sản xuất quá nhiều, bán không hết, hàng ứ đọng, thì giá phải xuống, xí nghiệp bị đe dọa.
Tình trạng đang đưa đến việc Nhà Nước phải bỏ ra từng trăm, ngàn tỉ Đo-la, Euro nữa để làm những Chương trình Phát động Kinh tế (Plan de Relance Economique). Đài Phát Thanh RFI (Radio France Internationale) hỏi tôi xem có lạc quan trước tình trạng Khủng hoảng Kinh tế này hay không. Tôi trả lời là tôi lạc quan vì coi đây là một cuộc làm xẹp bớt cái bong bóng mà Lãnh vực hàng xa xỉ phẩm đã cố tình thổi phồng lên quá lớn. Phải cho xẹp xuống cho đúng mức.

Căn bản Lý thuyết

của John Maynard KEYNES
Những Chương trình Phát động Kinh tế, từ Chương trình ĐỘC LẬP NĂNG LỰC DẦU LỬA của McCAIN, đến Chương trình TẠO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA USD.586 tỉ của Trung quốc, Chương trình USD.800 tỉ của Hoa kỳ (OBAMA), Chương trình EURO.200 tỉ của Liên Aâu (MORROSO) có nền tảng Lý thuyết của John Maynard KEYNES.
Tác giả Claire GUELAUD, dưới đầu đề UNE POLITIQUE ECONOMIQUE KEYNESIENNE đã nói về Chương trình mang tính cách dài hạn và tổng quát:”...Aller au-delà ou s’orienter vers une intervention plus globale et une relance budgétaire de type keynésien ? (... Vượt quá mức (hiện hành) hay hướng về một sự can thiệp tổng quát hơn và một sự phát động ngân sách theo kiểu Keynes hay không ?) (LE MONDE, Mercredi 26.11.2008, page 2).
John Maynard KEYNES, Nhà Toán học và Kinh tế Anh, đã nghiên cứu Cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-30 và những biện pháp khôi phục.
Cũng bắt đầu từ Lãnh vực Tài chánh, cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh tế 1929-30 xẩy ra mau chóng và toàn diện mà lý do chính là tình trạng Sản xuất quá mức Hàng hóa (Surproduction) thời ấy khi mà Khả năng Tiêu thụ/ Khả năng Thu nhập của quần chúng giảm xuống.
Các nhà Kinh tế đã chứng nhận hiện tượng Tụt dốc Giá cả (Spirale déflationiste) mà không biết đâu là mức cuối cùng. Cái chu trình tụt giá như sau:
Thu nhập quần chúng yếu đi (Revenu diminue) trong khi ấy Sản xuất Hàng hóa quá nhiều (Surproduction des Produits). Như vậy CUNG lớn hơn CẦU mà hậu quả trực tiếp là Giá cả Hàng hóa giảm xuống (Prix de vente diminue). Bán Hàng hóa với giá hạ, Lợi nhuận yếu hoặc thua lỗ, nên các Công ty sản xuất buộc phải thải Thợ ( Chomage augmente). Thất nghiệp tăng có nghĩa là Thu nhập quần chúng càng yếu đi. Chu trình quay lại từ đầu làm cho việc tụt dốc giá cả càng tụt dốc thêm (Spirale déflationiste).
Các biện pháp khôi phục Kinh tế là phải làm thế nào để tăng Khả năng tiêu thụ/Khả năng thu nhập của quần chúng để phía CẦU tăng lên. Như vậy mới có thể làm ngưng việc tụt dốc giá cả (Stoper la spirale déflationiste).
Biện pháp thứ nhất là giúp đỡ trực tiếp cho dân chúng dưới hình thức Trợ Lực Xã Hội (Aide Sociale), kiểu Welfare còn tồn đọng đến ngày nay.
Cũng lưu ý tìm kiếm những biện pháp, nhà Toán học/Kinh tế gia KEYNES không chủ trương việc Giúp đỡ Xã Hội trực tiếp, mà phải kiếm việc cho quần chúng làm và trả lương, như vậy làm giảm thất nghiệp và làm tăng khả năng thu nhập tiêu thụ.
KEYNES chủ trương những Chương trình xây dựng Hạ tầng cơ sở lớn mà Nhà Nước bỏ vốn đầu tư vào (Grands Travaux Publics). Hoa kỳ đã áp dụng biện pháp của KEYNES bằng những Chương trình xây cất hệ thống Đường Sá, xây cất những Tòa nhà Hành chánh lớn, xây dựng những Đập Nước... Những người thất nghiệp được xử dụng trong những chương trình này và họ có lương, tăng khả năng tiêu thụ. Phía CẦU tăng và chận đứng việc tụt dốc giá cả (Stoper la spirale déflationiste). Giá cả bắt đầu xoay chiều lên, các Công ty có lợi nhuận và lại thuê Thợ làm việc. Kinh tế phục hồi.
Vì là nhà Toán học, nên KEYNES đã nhìn ảnh hưởng của việc đầu tư vào những Chương trình Xây dựng lớn (Grands Travaux) có tầm ảnh hưởng theo cấp số nhân, nghĩa là đầu tư một đồng, thì có thể tạo việc tăng thu nhập của quần chúng đến 4, 5 lần hơn theo công thức:

0 1 2 3 4 n 1

K = c + c + c + c + c + ....... + c = ----------

1 - c


c : phần dành ra từ thu nhập của dân chúng dùng vào việc tiêu thụ hàng hóa. Tỉ dụ khi thu vào 1 đồng, dân chúng dành ra 0,75 xu để mua hàng hóa (c = 0.75).
K : được gọi là Số Nhân Đầu Tư của KEYNES (Multiplicateur keynésien).
Vậy, nếu Nhà Nước bỏ ra 2'000 đồng để đầu tư, thì việc tăng thu nhập cho Kinh tế sẽ là:

1 1


2'000 x K = 2’000 x ---------- = 2'000 x ------------- = 2'000 x 4 = 8'000.-

1 - c 1 – 0.75



Ba điểm của biện pháp áp dụng Số Nhân Đầu Tư của KEYNES dược nhấn mạnh như sau:
=> Mức độ (c) mà nhân công xử dụng đồng lương thu được vào việc tiêu thụ là yếu tố tạo những ảnh hưởng nội tại của nền Kinh tế (Effets endogènes) từng đợt để có thể đạt hiệu quả cuối cùng nhân lên.
=> Việc tiêu thụ phải được thực hiện trong lòng của nền Kinh tế, chứ không được thất thoát ra ngoài. Tỉ dụ tại nước Đức, nếu nhân công được xử dụng lại là những người từ Đông Aâu, những người này mang lương về nước họ để chi tiêu, thì sẽ giảm hẳng hiệu quả Kinh tế cho nước Đức.
=> Tài trợ cho những Chương trình đầu tư là xử dụng Vay nợ của Nhà nước theo Chính sách Tài chánh Déficit Budgétaire. Chính sách này là việc chuyển nợ từ đời Cha sang đời Con bởi vì chính đời Con được hưởng những hiệu quả của việc đầu tư vào Hạ tầng Cơ sở Kinh tế.

Nhận định về những

Chương trình Phát động Kinh tế
Chương trình Bailout Paulson USD.700 tỉ nhằm cứu Lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh chứ không nhằm trực tiếp vào việc phát động Lãnh vực Kinh tế. Chính sách giảm Lãi suất Chỉ đạo của FED, CEB và các Ngân Hàng Trung ương từng Quốc gia nhằm gián tiếp hỗ trợ các Công ty về giá vay vốn.
Chúng tôi chỉ muốn nhắc ra đây những CHƯƠNG TRÌNH PHÁT ĐỘNG KINH TẾ có ảnh hưởng trực tiếp đến Lãnh vực Kinh tế thực.
1) Chương trình ĐỘC LẬP NĂNG LƯỢNG DẦU LỬA của McCAIN.
Chương trình này mang tầm ảnh hưởng tổng quát và dài hạn cho nền Kinh tế Hoa kỳ dựa trên Lý thuyết của J.M.KEYNES và trên những kinh nghiệm đã được áp dụng có hiệu quả tại Hoa kỳ sau cuộc Đại Khủng hoảng 1929-30.
Cuộc Khủng hoảng hiện nay, bắt đầu tư Ngân Hàng/Tài chánh. Lãnh vực Kinh tế thực cũng bắt đầu thải Thợ. Một số Hàng hóa ứ đọng, nhất là Lãnh vực Xe Hơi, Máy Móc Điện tử, Truyền Thông (Mobile Phones chẳng hạn). Người ta có thể nói là những Hàng hóa của Lãnh vực này nhiều quá (Surproduction) mà quần chúng thiếu hụt Khả năng tiêu thụ/ Giảm thu nhập. Phía CẦU thấp hơn phía CUNG, nên Hàng hóa ứ đọng và phải xuống giá.
Chương trình Kinh tế của McCAIN là đầu tư vào việc tạo ĐỘC LẬP NĂNG LỰC DẦU HỎA gồm việc đầu tư vào Khai thác Dầu từ Alaska, đặt ống dẫn dầu (Oleoduc/Pipe Line), đóng những Tankers chuyên chở Dầu... Tất cả những Công trình Xây dựng lớn này (Grands Travaux) là biện pháp để chống Khủng hoảng, xử dụng khối thất nghiệp, làm tăng Khả năng tiêu thụ của quần chúng và khôi phục Kinh tế.
Nếu Lãnh vực Xe Hơi, ngành Điện tử, Truyền Thông... vì ứ đọng hàng hóa mà phải thải Thợ, thì những người thất nghiệp này được xử dụng ngay vào Chương trình Kinh tế của McCAIN. Chương trình làm tăng Khả năng tiêu thụ của quần chúng và sẽ mua những Hàng hóa bị ứ đọng để khôi phục những Xí nghiệp liên hệ.
Hoa kỳ có khả năng Bailout giới Ngân Hàng/Tài chánh đến USD.700 tỉ. Tại sao, trước tình trạng Khủng hoảng lan sang Lãnh vực Kinh tế, Hoa kỳ không bỏ ra USD.200 tỉ để đầu tư vào những công trình xây dựng lớn, tỉ dụ như chương trình ĐỘC LẬP NĂNG LỰC DẦU HỎA của McCAIN.
Nếu đầu tư vào chương trình USD.200 tỉ, thì số tăng thu nhập/khả năng tiêu thụ của quần chúng được tính theo KEYNES như sau:
USD.200 tỉ x K = USD.200 tỉ x 4 = USD.800 tỉ.
2) Chương trình TẠO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA của Trung quốc
Nền Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng, nghĩa là lệ thuộc vào mức tiêu thụ nước ngoài, nhất là Hoa kỳ, Liên Aâu... Cuộc khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế làm giảm khả năng tiêu thụ của những Quốc gia này, nghĩa những nước này giảm mua hàng Trung quốc.
Trung quốc buộc lòng phải kích thích tiêu thụ nội địa nếu muốn đà phá triển sản xuất giữ được mức độ cân bằng bù trừ nào đó. Hai tác giả Aaron BACK và J.R.WU, trong The Wall Street Journal, ngày 13.11.2008, trang 24, còn nhận xét một điều đáng lo ngại cho Trung quốc là chính việc tiêu thụ nội địa đang giảm xuống:”China’s retail sales growth SLOWED in October.” (Độ tăng bán lẻ của Trung quốc đã hạ xuống trong tháng 10). Cùng nhận xét như vậy, Tác giả Andrew BATSON, trong The Wall Street Journal ngày 12.11.2008, trang 17, đã trích dẫn Thống kê của Nhà Nước: “The consumer index rose 4% in October from a year earlier, compared with 4.6% in September and well down from February’s peak of 8.7%” (Chỉ số tiêu dùng đã tăng 4% trong tháng 10 tính từ đầu năm trước, sánh với 4.6% trong tháng 9 và giảm xuống nhiều sánh với độ cao nhất của tháng 2.). Như vậy việc nâng đỡ tiêu thụ nội địa không phải chỉ là bù trừ việc giàm mua hàng từ nước ngoài, mà còn chống lại chính việc đang giảm việc tiêu thụ từ chính trong nội địa Trung quốc.
Đảng và Nhà Nước Trung quốc vừa quyết định dành ra USD.586 tỉ. Đây là Chương trình mang tính cách dài hạn, trong khi ấy vấn đề xuống dốc Kinh tế nằm trong cấp thời và ngắn hạn phải giải quyết. Thực vậy, chương trình USD 586 tỉ đặt trọng tâm vào xây dựng hạ tầng cơ sở Kinh tế như đường sá, cầu cống, ống dẫn dầu...
Nhận định về hiệu lực của Chương trình này, dưới hàng chữ lớn CRITICS OF GOVERNMENT’S INFRASTRUCTURE SPREE WORRY EFFORT WILL END UP BEING WASTE OF MONEY, Oâng Andrew BATSON viết ngày hôm qua 12.11.2008 trong THE WALL STREET JOURNAL như sau:
This road boom is taking place in a poor, largely rural country where only about 10% of the population have their driver’s licenses... New roads and buildings are going unused and will end up being waste of money. In the poorest areas, some highways are often empty but for crops farmers spread out on them to dry in the sun.”

(Cuộc bùng dậy xây đường sá này xẩy ra ở một xứ nghèo nàn, chính yếu là dồng quê nơi mà chỉ vào khoảng 10% dân số có bằng lái xe... Những con đường mới và cao ốc sẽ không được xử dụng và sẽ kết thúc bằng tiêu phí tiền bạc. Ở những vùng nghèo khổ nhất, nhiều xa lộ thường vắng xe trống rỗng trừ trường hợp những người dân quê xử dụng để phơi nắng cho khô sản phẩm nông nghiệp dưới ánh mặt trời.)
Thực sự thì việc xây dựng hệ thống đường sá đã được hoạch định từ những chục năm trước và chương trình muốn chấm dứt mãi tới năm 2020. Đây là việc chi tiêu mang tính dài hạn, trong khi ấy Trung quốc cần phải có biện pháp cấp thời để khả năng tiêu thụ nội địa bù trừ cho việc cắt giảm đặt mua hàng hiện nay từ nước ngoài. Số tiền USD.586 tỉ là dự chi cho toàn Chương trình bao trùm một thời gian dài. Người ta dự đoán rằng nếu chương trình được khởi công lại, thì Trung quốc cũng chỉ tiêu cho hạ tầng cơ sở khoảng 1/5 tổng số tiền đã tuyên bố.
3) Chương trình PHÁT ĐỘNG KINH TẾ HOA KỲ USD.800 tỉ (OBAMA)
Thứ Hai 24.11.2008, trong cuộc Họp Báo tại Chicago, OBAMA tuyên bố Chương trình Phát động Kinh tế USD.800 tỉ. Chương trình nhằm tạo 2.5 triêu công ăn việc làm. Chương trình được tuyên bố, nhưng OBAM từ chối không đi vào chi tiết ở giai đoạn này.
Báo LE MONDE Mercredi 26.11.2008, trang 12, viết: “Il était attendu sur son “plan de relance”, mais refusé d’en préciser les détails à ce stade” (Người ta đợi Oâng nói về “chương trình phát động”, nhưng Oâng đã từ chối không nói rõ về những chi tiết ở giai đoạn này.”
Chúng ta phải đợi tới ngày Oâng nhận chức 20.01.2009. Tuy nhiên, dự định thực hiện tổng quát đã được tiết lộ:
L’idée est d’investir dans les grands chantiers d’infrastructures: écoles et hopitaux publics, routes, ponts et surtout développement d’énergies alternatives.” ( Ý tưởng là đầu tư vào những công trình xây cất lớn Hạ tầng cơ sở: trường học và những bệnh viện công, đường sá, cầu cống và nhất là việc khai triển những khả năng năng lực thay thế.” (LE MONDE Mercredi 26.11.2008, page 12)
Nếu so sánh hai Chương trình McCAIN và OBAMA, chúng ta thấy Chương trình của McCAIN quy tụ vào một công trình rõ rệt hơn, nhất là hướng công trình toàn diện vào những hậu quả Kinh tế. Năng lượng là yếu tố cốt lõi động cơ của nền Kinh tế. Tong khi đó, Chương trình của OBAMA thiên về lãnh vực Xã hội, nghĩa là không quy tụ mũi dùi chính yếu về lãnh vực kinh tế. Những lãnh vực như đường sá và cầu cống, thì Hoa kỳ đã được mở mang, nên việc tiêu dùng vốn không mấy cần thiết.
Каталог: groups -> 116227
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Are You suprised ?
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: vni fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương