Viettudan tài liệu/28. 07. 11: DỨt bỏ csvn đỂ phát triểN


) Chương trình PHÁT ĐỘNG KINH TẾ LIÊN ÂU Euro.200 tỉ



tải về 0.94 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.94 Mb.
#8595
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

4) Chương trình PHÁT ĐỘNG KINH TẾ LIÊN ÂU Euro.200 tỉ
Gọi là Chương trình PHÁT ĐỘNG KINH TẾ LIÊN ÂU thì không đúng, mà phải gọi là Phong trào Phát Động Kinh tế các Nước trong Liên Au mới đúng bởi vì các Nước trong Liên Aâu mang những nhược điểm sau đây để không thể có một Chương trình duy nhất:
* Liên Aâu chưa phải là một Liên Bang
* Các nước trong khối Liên Aâu nghĩ về mình trước tiên, nhất là về vấn đề tiền bạc.
* Các nước trong khối Liên Aâu chưa có sự đồng nhất
* Tình hình phát triển Kinh tế của mỗi nước cũng khác nhau
* Khả năng tài chánh của mỗi nước cũng khác nhau.
Trong con số Euro.200 tỉ nêu ra, chỉ có Euro.30 tỉ là từ quỹ chung của Liên Aâu. Chương trình thực hiện Phát động Kinh tế của mỗi nước cũng không đồng nhất. Tỉ dụ nước Anh xử dụng phương pháp giảm Thuế TVA 17% để kích thích các Công ty có vốn đầu tư. Nước Đức có khả năng bỏ vốn ra hơn, nhưng khi bỏ vốn ra, họ muốn cứu Kỹ nghệ xe hơi của họ, chứ không cứu hãng Renault... Cũng vậy, nước Ý cứu Fiat của họ chứ không muốn cứu hãng VW của Đức. Ngoài ra, trong số 27 nước trong khối Liên Aâu, thì phần lớn đang nghèo, mới thoát ra khỏi chế độ Cộng sản.
Một điểm quan trọng nữa mà ngay mỗi nước như Pháp, Đức... cũng khó thực hiện những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở theo Lý thuyết của KEYNES vì nhân công làm việc trong các công trình lại đến từ những nước khác, nhất là từ Đông Aâu. Họ lãnh lương và đưa về nước họ, nên hiệu quả đầu tư không đạt được theo Số Nhân Cấp Số của KEYNES.

Mấy quan sát về Kinh tế Việt Nam
Đây là khía cạnh phụ thêm mà Đài Phát Thanh RFI (Radio France Internationale) yêu cầu chúng tôi phát biểu để phát thanh về Việt Nam. Chúng tôi xin tóm tắt trả lời vắn gọn như sau:
=> CSVN thường rêu ra những chương trình công nghệ hóa. Nhưng thực ra 2/3 những Công ty Việt Nam làm việc thuê cho những Công ty nước ngoài về ngành may mặc, đồ chơi, những linh kiện thô sơ để những công ty nước ngoài mang về xứ họ hoặc bán cho Thị trường Hoa kỳ hay Liên Aâu. Một số những công ty nhỏ từ Đài Loan, Hong Kong... mở xưởng sản xuất những hàng loại thông thường để cung cấp cho Thị trường các nước khác, nhất là Tây phương. Tình trạng sản xuất ở Việt Nam sẽ dẹp tiệm như vùng Quảng Đông hiện nay.
=> Vì ăn xổi ở thì theo chương trình gọi là công nghệ hóa, Việt Nam đã thiếu hẳn đầu tư trong lãnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, nền tảng của Kinh tế bền vững của Việt Nam.
Kết quả: Hoa kỳ, Liên Aâu giảm tiêu thụ, thì người ta giảm mua hàng, các công ty làm thuê cho nước ngoài sẽ đóng của, trong khi ây việc phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam đã bị quá chậm đối với Thái Lan.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


Phụ Bản 07:
TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LAN SANG

KHỦNG HOẢNG XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

04.12.2008

Từ trên 2 năm nay, chúng tôi đã viết nhiều và đi theo con đường lật đổ chế độ bóc lột của đảng CSVN qua ngả DẠ DẦY.


Khi Tiền Giang dậy sóng với Phong trào DÂN OAN công khai tụ họp đòi quyền sống, chúng tôi nhìn qua đó mầm mống tiến đến lật đổ chế độ độc tài hiện hành. Những cuộc Cách Mạng lớn trong Lịch sử cũng phải có lực lượng dân nghèo, đói ăn nổi dậy, để đánh tan cường quyền bóc lột.
Việt Nam và Trung quốc được xếp vào những nước bắt đầu phát triển về Kinh tế. Bà Francoise NICOLAS nghiên cứu về cuộc Khủng Hoảng Tài chánh Á châu năm 1997 mà những nước bị ảnh hưởng nhất thời ấy cũng được coi là những nước đang trên đà phát triển. Cuộc Khủng Hoảng 1997 dẫn đến suy thoái mạnh Kinh tế như tại Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương. Nước bị suy thoái nặng hơn cả là Nam Dương. Việc suy thoái Kinh tế dẫn đến Căng thảng Xã Hội, Xáo trộn Xã Hội và tạo bếp bênh Chính trị. Bà đã phân tích cụ thể việc ra đi của chế độ dộc tài SUHARTO tại Nam Dương trong suốt 32 năm.
Theo dõi việc phân tích cuộc Khủng Hoảng Tài chánh 1997, tôi muốn nhìn xem tình trạng phát triển bấp bênh Kinh tế tại Việt Nam có những triệu chứng dẫn đến một cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế hay không.
Đầu năm 2007, tình trạng vật giá tại Việt Nam, nhất là những hàng nhu yếu phẩm, tăng vọt bất thường khiến Dân nghèo không đủ khả năng tiêu thụ những nhu yếu phẩm cho cuộc sống thân xác mình. Dân nghèo càng nhìn thấy rõ hố sâu cách biệt giầu nghèo. Chúng tôi luôn luôn nhớ lời tuyên bố của Oâng Jacques DIOUF, Tổng Giám đốc FAO của Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố với báo Financial Times:“Si les prix continuent à augmenter, je ne serais pas surpris que l’on assiste à des émeutes de faim.“ (Nếu vật giá tiếp tục tăng, tôi không ngạc nhiên về việc người ta phải chứng kiến những cuộc nổi dậy vì đói).
Cuộc Khủng Hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới 2007-08 diễn tiến theo ba giai đoạn:
=> Khủng hoảng vật giá tăng vọt cho nhu yếu phẩm. Tôi gọi đây là cuộc Khủng hoảng khả năng tiêu thụ của giới nghèo.
=> Khủng Tín dụng Subprime Địa ốc (Mortgage Subprime Credit) bắt nguồn cho Khủng hoảng Ngân Hàng của giới Tài chánh. Tôi gọi đây là Khủng hoảng của giới giầu.
=> Khủng hoảng Ngân Hàng/Tài chánh lan sang Khủng hoảng Kinh tế hạn định vào Kỹ nghệ sản xuất những hàng dành cho tiêu thụ ăn chơi (Produits de luxe et de plaisir). Đây là việc sản xuất quá nhiều (Surproduction).

Đối với tôi, điều quan tâm hơn cả trong việc theo rõi cuộc Khủng Hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới hiện nay là ở chỗ xem hậu quả của nó như thế nào cho Kinh tế Việt Nam và cho Trung quốc mà chế độ hiện hành VN coi như gương mẫu. Ngay khi quan sát những hậu quả này, tôi đặc biệt lưu ý xem việc Khủng hoảng Kinh tế của hai nước lan sang Khủng hoảng đời sống Xã hội ra sao để từ đó Dân nghèo buộc lòng đứng lên lật đổ chế độ đã bóc lột đến tận DẠ DẦY của đại đa số dân chúng.


Giới Lãnh đạo của hai đảng Cộng sản Trung quốc và Việt Nam không quan tâm nhiều cho lắm về sự tụt giốc Kinh tế của hai nước bởi lẽ họ đã thâu góp dư tiền bạc để vẫn sống sung sướng mặc cho dân nghèo đau khổ. Điều mà họ sợ sệt nhất đó là cuộc Khủng hoảng mang đến xáo trộn Xã hội đến mức Dân nghèo chịu không được phải đứng lên hạ bệ họ khỏi quyền hành.
Điều mà họ sợ đã bắt đầu diễn ra tại hai nước, nghĩa là Khủng hoảng Kinh tế đang lan sang Khủng hoảng Xã hội và rồi Chính trị.

Khủng hoảng Xã hội bắt đầu tại Việt Nam
Xí nghiệp Việt Nam làm việc cho xuất cảng ở những hàng nhẹ và linh kiện. Khủng hoảng Tài chánh làm cho Việt Nam thiếu vốn nước ngoài trong khi ấy vốn trong nước hầu như không có. Khủng hoảng Kinh tế Thế giới làm giảm hẳn việc đặt mua hàng Việt Nam từ nước ngoài. Các Xí nghiệp đóng cửa. Nhân công từ thôn quê lên tỉnh làm việc bị thất nghiệp, phải trở về nông thôn trong tình trạng thiếu đầu tư, mở mang.
Chúng tôi trích bản tin sau đây làm tỉ dụ:
“Công nhân thất nghiệp trở về nông thôn. RFA-12-01-2008
Tình trạng khủng hoảng kinh tế ở VN đang làm cho giới lao động ngoại tỉnh trở về nông thôn.
Bà Nguyễn Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa Học Lao Động, được Vietnam Net trích thuật, tiên đóan rằng bước sang năm 2009 số nhân công bị mất việc làm ở thành phố rất lớn, nhất là những lao động tự do.
Vẫn theo tin này, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nhận định rằng nông dân VN đuối sức sau một năm đầy biến động, làm ăn thua lỗ, chi phí đầu vào cao, nhưng đầu ra của nông sản hết sức bấp bênh. TS Đặng Kim Sơn cho rằng số người nghèo ở VN đang gia tăng.”
Kinh tế càng tụt dốc, tì tình trạng xáo trộn Xã hội càng tăng thêm.


Khủng hoảng Xã hội đang diễn ra tại Trung quốc
Ngày 29.11.2008, Chủ tịch nước Trung quốc HU JINTAO đã phải công nhận hậu quả Khủng hoảng Kinh tế Thế giới hiện nay đang gây thiệt hại nặng cho Trung quốc. Oâng nói:”Certains indicateurs economiques montrent un déclin accéléré” (Những dấu chỉ kinh tế cho thấy một cuợc suy thoái tăng tốc độ.” (LE MONDE, Thư Năm 04.12.2008, trang 14).
Dưới tựa đề CHINA FEARS ITS RESTIVE MIGRANT POPULATION AS JOBS VANISH IN THE CITIES, Tác giả Shai OSTER (in China) đã viết một bài dài hai trang về tình trạng thất nhgiệp và trở về nông thôn của giới công nhân lang thang, đăng trên THE WALL STREET JOURNAL Europe, Thư Tư 03.12.2008, pp.16-17. Số Restive Migrant Population (Dân lang thang bị giao động) lên tới con số 130 triêu): “Mr.FAN is among hundreds of thousands of China’s 130 million migrant workers—known as the “floating population”—being cast out of urban jobs in factories and at construction sites” (Oâng FAN là trong số hàng trăm ngàn của khối 130 triệu nhân công lang thang của Trung quốc—được gọi là “dân chúng nổi trôi”—mất việc tại các xưởng và các vùng xây cất). Tác giả Shai OSTER tiếp:”Fast-rising unemployment has led to an unusual series of strikes and protests” (Việc tăng thất nghiệp nhanh chóng này dẫn đến những loạt đình công và phản đối bất thường).
(Trong phạm vi bài này, chúng tôi không đi vào những chi tiết về số lượng đình công, phản đối tại từng vùng. Chúng tôi sẽ viết một bài riêng về tình trạng xáo trộn xã hội và những phản đối đang diễn ra tại Trung quốc).

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Phụ Bản 08:
CẤU KẾT GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ

ĐẺ RA QUÁI THAI THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

11.12.2008

Chúng tôi muốn tiếp tục viết Bài thứ 9 thuộc Chủ đề: DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CHỈ CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH. Nhưng vì những sự việc xẩy ra trong tuần này mà chúng tôi phải viết về THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, quái thai do việc đánh đĩ giữa độc tài Chính trị và dộc quyền Kinh tế cho phép bởi Điều 4 Hiến Pháp:


=> Nhật Bản nói vỗ vào mặt Nhà Nước Việt Nam rằng họ ngưng viện trợ ODA vì THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.
=> Người ta viện trợ theo dạng ODA là cho Dân Việt Nam để phát triển Đất Nước. Nhưng đảng CSVN đã cắt xén cho vào túi riêng từng đứa. Đây là hành động phá hoại Tài sản chung.
=> Trong khi ấy ngày 08.12.2008, CSVN đã tiêu tốn tiền bạc chung để tổ chức Phiên Tòa kết án 8 Giáo dân đã phá bức tường trị giá có 3’500’000 Đồng VN do chính CSVN cho dựng lên trên miếng đất có chủ cũng chỉ vì tụi CSVN muốn chiếm miếng đất để chia lô bán bỏ vào túi riêng. Đây cũng là nguyên do của quái thai THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ của đảng côn đồ CSVN.
=> Thông tin Kinh tế từ Việt Nam cho thấy rằng hàng hoá Trung quốc, nhất là những hàng nhiễm độc không bán được với Thương hiệu Made in China sẽ tràn vào Việt Nam để giết chết Kinh tế Việt Nam và giết luôn Thương hiệu Made in Viet Nam. Việc lan tràn này cũng lại là do THAM NHŨNG cho phép.
Chính vì những việc gần nhất như trên mà chúng tôi muốn viết Phụ Bản 9 này về THAM NHŨNG.

Tham nhũng không phải là cá nhân
Ở đâu cũng có tham nhũng bởi vì trong lòng mỗi người khi có dịp ngồi bên đống vàng thì cũng muốn biển thủ một thỏi bỏ vào túi riêng mình. Vì mầm tham nhũng nằm ở trong lòng mỗi người, nên tôi ít tin ai nói rằng mình hoàn toàn trong sạch từ trong tư tưởng đối với vấn đề của chung. Trước vấn đề tiền bạc, tôi ít tin tưởng vào sự trong sạch cá nhân. Tôi xin kể ít tỉ dụ sau đây. Có một Mục sư tại Thụy sĩ than vãn thiếu thốn, phải giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Oâng than nghèo và lậy van xin hộc bổng cho con cái học Đại học tại Thụy sĩ. Trong khi đó, Oâng chuyển tiền về Việt Nam để mua đất và xây nhà rất đẹp để về hưu dưỡng. Đối với Tổng Liên Hội Tin Lành Miền Nam, tôi hiểu tại sao họ phải cúi đầu vâng nghe CSVN. Một số Mục sự tìm cách gả con cái ra nước ngoài, nhất là Hoa kỳ. Thâm chí có Mục sư còn nói với tôi: “Hoa kỳ và Tây phương thiếu lòng đạo đức, nên có lẽ đây là việc Chúa gửi Mục sư Việt Nam ra nước ngoài để truyền giảng”. Tôi chỉ mỉm cười và biết kiểu chữa lỗi bẩn thỉu này.
Tóm lại mầm tham nhũng nằm trong mỗi cá nhân. Tôi cũng có mầm tham nhũng ấy. Vấn đề diệt tham nhũng không phải là diệt cái mầm nằm trong mỗi người, nhưng là phải có một CƠ CHẾ khả dĩ không tạo dịp cho cái mầm THUNG NHŨNG lộ diện hoành hành và khi đã hoành hành thì CƠ CHẾ ấy có thể chế tài được.

CƠ CHẾ cấu kết giữa

Độc tài Chính trị và độc quyền Kinh tế
Chúng tôi đã viết về Chủ đề này với nhiều bài, nên chỉ muốn tóm tắt trực tiếp vào vấn đề. Cái CƠ CHẾ hiện hành tại Việt Nam cho phép hay chủ trương quyền lực độc tài Chính trị của đảng CSVN nắm trọn độc quyền Kinh tế đất nước qua hệ thống các Tập đoàn Kinh tế do đảng nắm giữ với vốn là tài nguyên Quốc gia hay viện trợ từ nước ngoài. Khi người nắm quyền Chính trị quyết định, xử dụng bạo lực Công an đàn áp, ngồi bên cạnh đống vàng chung là Kinh tế, thì cái mầm THAM NHŨNG trong cá nhân nổi dậy hoành hành mà không có lực lượng nào làm cho cái mầm ấy thụt vòi được. Nếu có ai đụng tới, thì nhà tù sẵn đó để bắt tù tội. Trường hợp PMU là điển hình khi hai Nhà Báo dám đụng tới.
Việc cấu kết giữa độc tài Chính trị và độc quyền Kinh tế là một CƠ CHẾ bao che bởi Điều 4 Hiến Pháp làm cái mầm THAM NHŨNG cá nhân trong mỗi đảng viên trổi dậy và được che chở giữa những người đồng đảng.
Vấn đề là phải DIỆT cái CƠ CHẾ đó như chúng tôi đặt làm Chủ đề cho loạt bài này.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Bài 09:
THỊ TRƯỜNG LÀ YẾU TỐ ĐIỀU HỢP

CỦA NỀN KINH TẾ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

18.12.2008

Thời gian này là lúc hữu ích nhất để viết về vấn đề này. Những người chủ trương một nền Kinh tế tự do và tư nhân lấy Thị trường làm yếu tố điều hợp. Nhưng nhân việc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế hiện giờ, một số những người theo Xã hội Chủ nghĩa lại lên giọng đòi sự can thiệp trực tiếp của quyền lực Chính trị vào Kinh tế. Nhân việc Nhà Nước Liên Bang Thụy sĩ quyết định Chương trình Cứu giúp hai Ngân Hàng UBS và CREDIT SUISSE, Đài Truyền Hình TRS1 đưa ra hai hình ảnh: ông Chủ tịch đảng Xả Hội đòi sự can thiệp gắt gao của Nhà Nước vào hai Ngân Hàng, nhưng Oâng Tổng Thống COUCHEPIN ngồi đối diện đã trả lời rằng Nhà Nước không thể ra lệnh cho Ngân Hàng UBS hay CREDIT SUISSE phải cho Công ty này hay Công ty kia vay vốn hoặc ra lệnh cho hai Ngân Hàng phải đầu tư vào Trung quốc. Đây là việc quyết định của Ngân Hàng trong ngành nghiệp chuyên môn của họ.


Không phải trong dịp Khủng hoảng này, giữa sự va chạm những khuynh hướng Chính trị mà vấn đề Thị trường Cạnh tranh Tư nhân và Tự do mới được thường xuyên đề cập tới, mà chính trong thời gian Khủng hoảng, phía Tiêu thụ và phía Sản xuất, cả hai mới thấy cái giá trị của việc Điều Hợp Kinh tế của Thị trường Cạnh tranh. Thực vậy, trong hoàn cảnh khan hiếm tiền bạc, thì người tiêu thụ cũng như sản xuất mới căn cơ tính toán từng đồng bỏ ra theo chỉ tiêu giá cả hàng hóa quyết định ở Thị trường cạnh tranh.
Chúng tôi đề cập đến những khía cạnh sau đây:
=> Thị trường Cạnh tranh tự do là gì
=> Quyết định dân chủ và tự do của Thị trường
=> Những can thiệp che chở giai đoạn của Nhà Nước
=> Giá cạnh tranh của Thị trường là Chỉ tiêu điều hợp

Thị trường Cạnh tranh là gì
Mỗi người sống có những Nhu Cầu cần được thỏa mản, từ nhu cầu nuối sống thân xác, đến những nhu cầu thỏa mãn tình cảm, phát triển trí tuệ, bảo vệ sức khỏe, dự phòng tương lai hoạc cho những tham vọng không hữu lý... Để có thể thỏa mãn những như cầu, cần phải có những sản phẩm hoặc tự mình làm ra hoặc từ những người khác. Nhu cầu càng đa dạng bao nhiêu, thì số lượng những sản phẩm càng được nhân lên bấy nhiêu. Chúng ta đương nhiên sống ở trong một nền Kinh tế với trao đổi sản phẩm nhằm thoả mãn mọi nhu cầu đa dạng.
Phía có những Nhu cầu cần được thỏa mãn, gọi là phía CẦU (Côté de Demande). Phía sản xuất những sản phẩm nhằm thỏa mãn những Nhu cầu, gọi là phía CUNG (Côté d’Offre).
THỊ TRƯỜNG (Marché) được định nghĩa như là một NƠI, hữu hình hay vô hình, gặp gỡ giữa phía CẦU và phía CUNG để hai bên quyết định một cái GIÁ thỏa thuận trao đổi hàng hóa giữa hai phía. Hữu hình như CHỢ ở đầu làng. Vô hình như Thị trường Chứng khoán.
Trong nội bộ của mỗi phía, phải có sự Cạnh tranh để có thể đạt được những ưu thế cho mình, đồng thời mang đến cái lợi chung cho nền Kinh tế bao trùm cả hai phía. Việc cạnh tranh là điều tối quan hệ cho tất cả mọi sinh hoạt nếu muốn hiệu quả riêng hay chung mỗi ngày mỗi gặt hái được cao hơn. Điều kiện để có Cạnh tranh là mỗi tác nhân Kinh tế phải có quyền Tự do quyết định làm việc. Xin lấy một vài tỉ dụ để giải thích ttính cách tự do cạnh tranh của Thị trường.
Trong thời Pháp đô hộ ở Đông Dương, Thị trường Cao su và Lốp xe không có cạnh tranh tự do. Nước Pháp dành độc quyền cho Hãng MICHELIN mua mủ Cao su tại Đông Dương. MICHELIN sản xuất Lớp xe tại Pháp, rồi lại độc quyền bán Lốp xe hiệu Michelin ở Đông Dương. Vì việc thiếu cạnh tranh này, mà giá mua mủ Cao su rất hạ, đồng thời giá bán lốp xe lại cao. Đây là sự can thiệp của quyền lực Chính trị vào để dành cho MICHELIN độc quyền ở Thị trường Cao su và Thị trường Lốp xe. Giá mua mủ Cao su và Giá bán Lốp là những giá độc quyền chứ không phải những giá có cạnh tranh khả dĩ làm yếu tố điều hợp cho Kinh tế.
Cũng vậy, nếu sản phẩm Điện thoại Lưu động không có sự cạnh tranh của nhiều hãng sản xuất, thì khó lòng có giá cả mỗi ngày mỗi hạ xuống và phẩm chất Điện thoại mỗi ngày mỗi tăng.

Quyết định dân chủ và tự do của Thị trường
Theo định nghĩa như trên, Thị trường là nơi thể hiện tính cách Dân chủ và Tự do của những tác nhân Kinh tế. Mỗi cá nhân, mỗi Tập thể, mỗi Xí nghiệp tham dự Thị trường đều có quyền tự quyết định về Tiêu thụ hoặc sản xuất của mình và nhất là tự do mặc cả về GIÁ trao đổi trên Thị trường. Trong chủ trương nền Kinh tế Tự do và Thị trường, Nhà Nước cũng chỉ được coi như một tác nhân Kinh tế như mọi cá nhân, mọi Tập thể, mọi Xí nghiệp. Nhà Nước có những nhu cầu tiêu thụ hoặc có những sản phẩm của mình. Khi tới Thị trường để trao đổi, thì Nhà Nước cũng phải theo tính cách cạnh tranh tự do thuộc lãnh vực Kinh tế. Theo tinh thần ấy, thì Nhà Nước mới có những căn cơ chi tiêu và những dịch vụ của Nhà nước mới mỗi ngày kiện toàn theo cạnh tranh. Lấy một vài tỉ dụ. Tại Hoa kỳ, ở một số Khu xóm, nếu nhân viên an ninh của Nhà Nước không giữ được trật tự tương xứng với tiền thuế mà dân đóng cho việc an ninh, thì Khu xóm có thể thuê riêng nhân viên an ninh tư nhân và xin giảm tiền thuế đóng cho việc này. Cũng vậy, tại Thụy sĩ, về dịch vụ chứng thực giấy tờ, nếu cơ quan công quyền làm việc chậm trễ và lấy giá cao, có thể có dịch vụ tư nhân chứng thực giấy tờ mang cùng hiệu lực mà giá cả lại thấp hơn và mau chóng hơn.
Khi nói đến Dân Chủ và Tự Do, người ta có khuynh hướng hiểu rằng đây là những vấn đề Chính trị, về những tranh chấp giữa người cai trị và dân chúng. Phải hiểu Dân chủ và Tự do thuộc lãnh vực Kinh tế. Gọi là Thị trường cạnh tranh, thì điều kiện quyết định tự do và dân chủ không thề nào không có được. Chúng tôi sẽ có dịp bàn riêng về điểm này trong bài thứ 12 với đầu đề “Dân chủ hóa Kinh tế dẫn đến Dân chủ hóa Chính trị (Démocratisation Economique  Démocratisation Politique)“. Khi cchấp nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường, mà không cho dân chủ và tự do ở Thị trường cạnh tranh, đó là tréo cẳng ngỗng vậy.

Những can thiệp che chở giai đoạn của Nhà Nước
Trong bài thứ 07 thuộc loạt bài Chủ đề này, chúng tôi đã viết về những hậu quả của việc Can thiệp trực tiếp của Nhà Nước đối với giá cả tại Thị trường cạnh tranh. Chúng tôi xin nhắc lại rằng Chủ trương nền Kinh tế Tự do và Thị trường coi quyền lực Chính trị là trung lập, là cảnh sát giữ trật tự (Etat gendarme et neutre). Thực vậy khi mà Môi trường Chính trị—Luật pháp (Environnement Politico-Juridique) được thiết lập cho nền Kinh tế, thí quyền lực Chính trị phải đứng trung lập giữa các Tập đoàn Kinh tế cạnh tranh và canh chừng trật tự cho việc tự do cạnh tranh không vi phạm Luật pháp Kinh tế đã được thiết lập.
Trong trạng thái bình thường của đời sống Kinh tế, Nhà Nước có thể tham dự, nhưng như một tác nhân Kinh tế mà chúng tôi đã giải thích trong đoạn trên đây. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt như có biến động Kinh tế như Khủng hoảng hiện nay, thì Nhà Nước có thể can thiệp nhưng trong phạm vi che chở, trợ lực những tác nhân Kinh tế tư nhân, chứ không làm Kinh tế cạnh tranh kiếm lợi nhuận cho Nhà Nước. Có sự khác biệt quan trọng giữa hai ý nghĩa can thiệp này. Thực vậy, khi Nhà Nước can thiệp LÀM KINH TẾ, thì Nhà Nước dễ lợi dụng quyền lực để lấn át các tác nhân Kinh tế tư nhân, làm mất tính cách cạnh tranh dân chủ và tự do của Thị trường. Việc can thiệp của Nhà Nước trong những trường hợp bất thường như Khủng hoảng Kinh tế, phải được hạn hẹp ở phạm vi che chở cho các tác nhân kinh tế tư nhân khỏi bị vỡ nợ hoặc nâng đỡ những tác nhân này có đủ sức cạnh tranh. Nhà Nước không thay thế tư nhân để làm Kinh tế kiếm lợi nhuận riêng cho Nhà Nước. Về phương diện này, CƠ CHẾ hiện hành ở Việt Nam không những vi phạm chủ trương nền Kinh tế Tự do và Thị trường, mà còn hoàn toàn cho phép Độc tài Chính trị cấu kết với Độc quyền Kinh tế. Một CƠ CHẾ như vậy, tất nhiên phá bỏ trọn vẹn tính cách cạnh tranh dân chủ và tự do của Thị trường vậy.

Giá cạnh tranh của Thị trường là Chỉ tiêu điều hợp
Trên các Thị trường trao đổi sản phẩm Kinh tế, thì chỉ có chừng 10% thuộc lảnh vực nhu yếu phẩm gọi là tối thiểu cuộc sống (Minimum vital), còn 90% thuộc những sản phẩm có cũng được, mà không có cũng không sao. Trong số 10% tối thiểu cuộc sống, thì 5% cũng có thể thay đổi, tỉ dụ nếu không có gạo trắng thơm, thì ăn gạo đỏ (ré hoa) cũng sống mà còn chữa bệnh phong thấp. Trong số 90% hàng hóa, thì 50% thuộc xa xỉ phẩm hoặc để thỏa mãn nhu cầu snobisme. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến 90% trao đổi Kinh tế: thỏa mãn tiêu thụ và sản xuất hàng hóa.
Giá cả trên các Thị trường thuộc 90% trao đổi tượng trưng cho những điểm sau đây:
=> Quyết định đi từ từng cá nhân (tự do) và đúc kết thành nhóm, phong trào (dân chủ). Tì dụ về phía CẦU, giới trè muốn thay đổi Điện thoại sang Iphone; về phía CUNG, các hãng sản xuất tràn lan Iphone.
=> Hai phía CẦU và CUNG thỏa thuận một cái GIÁ để trao đổi. Việc quyết định giá trao đổi này củng là tự do và dân chủ.
Chính cái giá của Thị trường làm CHỈ TIÊU quyết định mua hay bán. Nếu với cái giá Thị trường như vậy, người tiêu thụ còn có quyền tự do quyết định mua hay không tùy theo túi tiền mà họ có. Cũng vậy, với cái giá cái giá thỏa thuận ở Thị trường, một Xí nghiệp sản xuất phải tính xem có thể xuất với giá thành dưới giá Thị trường hay không để kiếm lời. Họ có toàn quyền ngưng sản xuất nếu không đủ khả năng.
Cái GIÁ của THỊ TRƯỜNG cạnh tranh mang giá trị của một CHỈ TIÊU đề người tiêu thụ và Xí nghiệp sản xuất quyết định trong TỰ DO ngưng hay tiếp tục hành động Kinh tế của mình. Cái giá của Thị trường có quyền lực hướng dẫn hơn là quyền lực Chính trị hay Luân lý, Tôn giáo... Hãy để cho cái Giá của Thị trường cạnh tranh điều hợp Kinh tế.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Bài 10:
CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT PHÁP

CHỈ LÀ MÔI TRƯỜNG

CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

01.01.2009

Chính trị, Luật pháp tự nó không phải là hoạt động Kinh tế, nghĩa là làm ra tiền, tạo ra sự giầu có. Nó chỉ là điều kiện để những hoạt động Kinh tế thực hiện. Chúng tôi đề cập đề tài này dưới những khía cạnh sau đây:


=> Ba môi trường phát triển Kinh tế (Trois environnements économiques)
=> Môi trường Chính trị-Luật pháp phù hợp (Environnement Politico-Juridique adéquats)
=> Môi trường Chính trị_Luật pháp Việt Nam tréo cẳng ngỗng

Ba môi trường phát triển Kinh tế

(Trois environnements économiques)
Sự phát triển Kinh tế quốc gia chịu ảnh hưởng từ ba điều kiện (conditions), hay nói nhẹ nhàng hơn nằm trong ba môi trường (environnements): (i) Môi trường Địa lý tự nhiện (Environnement géographique naturel); (ii) Môi trường Nhân số (Environnement démographique); (iii) Môi trường Chính trị-Luật pháp (Environnement Politico-Juridique). Ba Môi trường này tạo bước khởi đầu của nền Kinh tế và định hướng phát triển của nền Kinh tế ấy.
Каталог: groups -> 116227
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Are You suprised ?
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: vni fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương