Viettudan tài liệu/28. 07. 11: DỨt bỏ csvn đỂ phát triểN



tải về 0.94 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.94 Mb.
#8595
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
VietTUDAN

An ban/ Edition: UNICODE Fonts

Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam

Fight for Individual Freedom & Social Democracy Principle in Vietnam/

Lutte pour la Liberté Individuelle & le Principe de la Démocratie Sociale au Vietnam

VietTUDAN tài liệu/28.07.11:

DỨT BỎ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN

=================================================================================================

Trách nhiêm/Responsible/Responsable

Prof.Dr.NGUYEN  PHUC LIEN, Economist

Weekdays Weekends

22, Rue du Prieuré, CH-1202 GENEVA,SWITZERLAND 43, Heideweg,CH-2503 BIEL/BIENNE,SWITZERLAND

Fax: 0041 22 738 28 08. Tel: 0041 22 731 82 66 Tel.: 0041 32 365 24 49. Fax:0041 32 365 24 49

Mobile: 0041 79 766 65 83 Mobile: 0041 79 766 65 72

wimimpactdrlien@yahoo.com E-MAIL drlienwimimpact@yahoo.com
TUAN BAO & DIEN DAN VietTUDAN : WEBSITE: http://www.VietTUDAN.net

DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN

ĐỂ PHÁT TRIỂN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 28.07.2011

Web: http://VietTUDAN.net

NỘI DUNG:

Thay Lời Tựa/ trang 4:

ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI VỀ KINH TẾ

Bài MỞ ĐẦU/ trang 5:

CHO THUỐC CHỮA TRỊ ĐÚNG CĂN BỆNH

Bài 01/ trang 10:

NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP TRỰC TIẾP

CHÍNH TRỊ VÀO KINH TẾ

Bài 02/ trang 15:

THẤT BẠI CỦA HỆ THỐNG KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

TẬP QUYỀN VÀ CHỈ HUY

Bài 03/ trang 20:

KINH TẾ TỰ DO VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

CHỈ LÀ BỊP BỢM VÔ LƯƠNG

Bài 04/ trang 26:

THAM NHŨNG LÃNG PHÍ LÀ HẬU QUẢ

CỦA VIỆC ĐÁNH ĐĨ GIỮA

ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ & ĐỘC QUYỀN KINH TẾ

Phụ bản 1/ trang 30:

BIẾN ĐỘNG TÀI CHÁNH HOA KỲ VÀ

QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC MỸ

Phụ bản 2/ trang 36:

US$ 700 TỈ CỨU VỚT WALL STREET

CỦA CHÍNH QUYỀN BUSH

Bài 05/ trang 41:

LẠM PHÁT TIỀN TỆ (INFLATION MONETAIRE)

CỦA MỘT NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI

Phụ Bản 03/ trang 47:

CẢNH CÁO TỘI HÌNH CSVN:

ĐỪNG LÀM LẠM PHÁT TIỀN TỆ ĂN CƯỚP NỮA

Bài 06/ trang 50:

SỰ YẾU KÉM NĂNG SUẤT (FAIBLE PRODUCTIVITE)

CỦA NHỮNG CÔNG TY QUỐC DOANH

Bài 07/ trang 56:

TẤT CẢ MỌI CAN THIỆP NHÀ NƯỚC LÀM PHÁT SINH

ĐẦU CƠ, CHỢ ĐEN VÀ CHI PHÍ TỐN KÉM

Phụ Bản 04/ trang 60:

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ KHẨN TRƯƠNG

TẠI TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM (Phần I)

Phụ Bản 05/ trang 66:

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TRUNG QUỐC:

TỪNG NGÀN XÍ NGHIỆP DẸP TIỆM (Phần II)

Bài 08/ trang 72:

NĂNG SUẤT CAO (PRODUCTIVITE ELEVEE)

CỦA NỀN KINH TẾ TƯ DOANH

Phụ Bản 06/ trang 76:

NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI

Phụ Bản 07/ trang 85:

TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LAN SANG

KHỦNG HOẢNG XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ

Phụ Bản 08/ trang 88:

CẤU KẾT GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ

ĐẺ RA QUÁI THAI THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

Bài 09/ trang 90:

THỊ TRƯỜNG LÀ YẾU TỐ ĐIỀU HỢP CỦA NỀN KINH TẾ

Bài 10/ trang 94:

CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT PHÁP

CHỈ LÀ MÔI TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Phụ Bản 9/ trang 98:

ĂN CƯỚP TRẮNG TRỢN CỦA CƠ CHẾ ĐỘC TÀI:

KÍCH CẦU BẰNG LẠM PHÁT TIỀN TỆ?

Bài 11/ trang 100:

YÊU CẦU NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ

TIẾN ĐẾN DỨT BỎ CƠ CHẾ HIỆN HÀNH

Phụ Bản 10/ trang 106:

CHỐNG THAM NHŨNG

CHỨ KHÔNG CHỐNG KINH TẾ VIỆT NAM

Bài 12/ trang 107:

DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ

DẪN ĐẾN DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ

DÉMOCRATISATION ECONOMIQUE  DEMOCRATISATION POLITIQUE

Thay lời Kết Luận/ 112:

DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN:

ĐIỀU TIÊN QUYẾT CỦA PHÁT TRIỂN

Thay Lời Tựa:
ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI VỀ KINH TẾ

Trên căn bản Tập TÀI LIỆU này, chúng tôi, NGUYỄN PHÚC LIÊN, thành thực muốn ĐỐI THOẠI về tình trạng hiện nay và tương lai phát triển của KINH TẾ Việt Nam. Đây là vấn đề thiết yếu liên hệ đến đại đa số dân nghèo chiếm tối thiểu 75% dân số. Việc ĐỐI THOẠI này hoàn toàn đứng trong cương vị KINH TẾ.
Chúng tôi không muốn nói chuyện với những người trách nhiệm về Chính trị của đảng CSVN vì thái độ của họ cối chấy, đã chỉ giữ mặt dầy mày dầy mày dạn bao nhiêu chục năm trường để cố thủ giữ lấy quyền hành. Nhưng chúng tôi mong ĐỐI THOẠI với những người trách nhiệm trực tiếp với KINH TẾ vì chúng tôi nghĩ rằng họ còn biết những nguyên tắc Kinh tế khách quan để thấy những sai lầm của CƠ CHẾ CSVN hiện hành.
Chúng tôi đặc biệt muốn ĐỐI THOẠI với những Cố vấn Kinh tế cho chế độ, những Giáo sư Kinh tế tại Việt Nam. Họ phải biết những nguyên tắc khách quan Kinh tế. Nếu họ muốn tránh né ĐỐI THOẠI, thì chúng tôi nghĩ rằng họ thay vì là Cô vấn mà chỉ trở thành Nịnh thần, thay vì là Giáo sư theo đúng nghĩa dậy cho tuổi trẻ những nguyên tắc Kinh tế khách quan mà chỉ là những kẻ đi tuyên tuyền nhồi sọ những sai trái Kinh tế của chế độ cho tuổi trẻ Việt Nam.
Trọng Kính,

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 24.07.2008-22.01.2009

Bài MỞ ĐẦU:
CHO THUỐC CHỮA TRỊ ĐÚNG CĂN BỆNH
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

24.07.2008

Liên quan đến Khủng Hoảng Kinh tế/Tài chánh, chúng tôi đã viết hai loạt bài Chủ đề sau đây:


=> Chủ đề: Sụp đổ Chế độ từ Khủng Hoảng Tài chánh

Viết từ 01.11.2007 gồm 12 Bài liên tiếp dựa vào những dữ kiện của cuộc Khủng Hoảng Tài chánh Á châu 1997 và vào những triệu chứng bấp bênh của phát triển Kinh tế tại những nước bắt đầu phát triển trong đó có Việt Nam.



=> Chủ đề: Dân diệt trừ căn bệnh Khủng Hoảng KT/TC

Viết từ 10.04.2008 gồm 10 Bài liên tiếp nhằm mục đích tìm căn nguyên của bệnh Khủng Hoảng KT/TC đã được công khai tuyên bố vào cuối tháng Hai, đầu tháng Ba năm 2008


Đây là loạt Bài Chủ đề thứ ba:

=> Chủ đề: Phải Dứt bỏ chứ không chỉ Cải cách CƠ CHẾ hiện hành

Viết từ ngày hôm nay, 24.07.2008. Căn bệnh chính yếu cho tình trạng Lạm phát, Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế hiện nay là CƠ CHẾ cho phép gắn liền Độc tài Chính trị với Độc quyền Kinh tế. Tìm ra căn bệnh chính yếu như vậy, chúng tôi chủ trương DỨT BỎ cái CƠ CHẾ ấy, chứ không thể chỉ CẢI CÁCH. Nếu chỉ cải cách, có nghĩa là vẫn giữ những điểm chính của CƠ CHẾ, thì con vi trùng tạo ra Khủng hoảng vẫn nằm đó và trong tương lai, bệnh Khủng hoảng lại tái diễn cũng như trong từng chục năm nay, con vi trùng đã làm bùng nổ Khủng Hoảng ngày nay.



PHÍA NHÀ NƯỚC CSVN TUYÊN TRUYỀN ĐỂ AN DÂN

HAY CHỈ TÌM THUỐC THOA BÓP NGOÀI DA.
Nguyễn Tấn Dũng đã hốt hoảng trước những xuất hiện Khủng hoảng: Lạm phát vượt mức, Ngân Hàng nguy cơ phá sản, Nhập siêu làm thiếu hụt cán cân Thương Mại, Thị trường Chứng Khoán tụt dốc không phanh, Các Công ty Quốc doanh thua lỗ nặng mà Nhà Nước phải gồng mình bỏ công quỹ ra để cứu vớt.
Nguyễn Tấn Dũng, các trách nhiệm Bộ Sở, một số những chuyên viên Kinh tế của chế độ đã cố tình đổ lỗi cuộc Khủng Hoảng cho tình trạng chung của Thế Giới, nhất là của Hoa kỳ. Nhưng những chuyên viên Kinh tế/ Tài chánh Quốc tế thuộc World Bank, IMF, Ngân Hàng Phát Triển Á châu, Poor’s & Mood... đã cảnh báo Việt Nam rằng có những lý do chính thuộc riêng của Việt Nam.
Những biện pháp chữa chạy đã được nêu ra. Thậm chí Nguyễn Tấn Dũng còn đi hỏi chính Oâng Allen GREENSPAN.
Việc đi tìm thuốc chữa này mang yếu tố tuyên truyền để an Dân hoặc chỉ là thoa bóp ngoài da mong cho êm phần nào con bệnh. Họ không thực tình chữa trị cái căn nguyên đích thực của bệnh bởi vì CSVN vẫn muốn duy trì cái CƠ CHẾ Độc tài Chính trị nắm lấy Độc quyền Kinh tế. Một số những Tiến sĩ, Thạc sĩ Kinh tế cố vấn cho Nhà Nước, cũng vì địa vị và nồi cơm, đã trở thành nịnh thần, chứ không có can đảm nói lên sự thực của căn bệnh, mặc dầu họ biết rõ. Họ chỉ nằm ở phạm vi Cải Cách CƠ CHẾ mà thôi, nếu ai can đảm đề nghị.

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VN: PHẢI CHỮA ĐÚNG CĂN BỆNH

Ký giả ĐỖ HIẾU của Đài Á châu Tự do đã hai lần đặt câu hỏi cho chúng tôi về phương diện này. Lần đầu tiên Ký giả hỏi xem những biện pháp hiện nay của Nhà Nước có thể chữa trị được Lạm phát, Khủng hoảng Kinh tế/Tài chánh hay không. Tôi đã trả lời rằng không thể chữa được nếu vẫn giữ CƠ CHẾ hiện nay.


Lần thứ hai, Thứ Tư 16.07.2008, Ký giả ĐỖ HIẾU gọi qua Điện thoại Di động, phỏng vấn chúng tôi với một câu hỏi duy nhất: "KINH TẾ VIỆT NAM BỊ BỆNH, PHẢI CHỮA TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?" Chúng tôi trả lời không cần phải suy nghĩ nhiều vì đây là sự xác tín của chúng tôi rồi.
Khi qua Hoa kỳ, Nguyễn Tấn Dũng đã xin gặp Ông Allen GREENSPAN, cựu Thống Đốc Ngân Hàng Trung ương Mỹ, về những biện pháp chữa trị lạm phát. Thực ra việc gặp hỏi này chỉ là tuyên truyền. Nguyễn Tấn Dũng cũng như mọi người đều biết căn nguyên của Bệnh và biết phải chữa trị như thế nào, nhưng lẩn tránh không nói ra sự thực mà thôi. Nguyễn Tấn Dũng cũng vừa tuyên bố quyết định mời gọi những chuyên gia Kinh tế/Tài chánh nước ngoài cố vấn cho những vấn đề Kinh tế/Tài chánh VN, ngay cả cho các Công ty quốc doanh. Diễn Đàn VnEXPRESS tuần này viết lên đầu đề lớn: "Kinh tế VN như người ốm cần kê đúng đơn thuốc".
Trong khung cảnh nhà cầm quyền Việt Nam đi tìm danh y chữa bệnh như tuyên truyền, chúng tôi đã trả lời câu hỏi của Ký giả ĐỖ HIẾU một cách vắn gọn với hình ảnh bình dân cho dễ hiểu như sau:
Muốn chữa bệnh, phải nói đúng căn bệnh là gì. Nếu không thì cho toa thuốc trật lấc. Ai cũng biết cái căn bệnh đích thực, nhưng ngại nói toạc móng heo ra cái căn bệnh ấy vì ngại sợ con bệnh (CSVN) mắc cỡ cho bệnh. Riêng tôi, tôi xin nói toặc móng heo ra rằng đó là bệnh TIÊM LA CÙ ĐINH do việc đánh đĩ giữa ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ và ĐỘC QUYỀN KINH TẾ. Hai thứ đó cộng chung, đánh đĩ với nhau "thiếu vệ sinh" mà nảy sinh ra trùng THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, bệnh Tiêm La Cù Đinh. Đây không phải là ngứa ngáy ngoài da, chỉ cần thoa dầu cù là. Cái bệnh Tiêm La Cù Đinh này đã ăn ngầm từ hàng chục năm nay, bây giờ chịu không nổi, nên phát hiện. Nếu chỉ thoa dầu cù là như để dịu ngứa ngáy mà không dứt điểm chữa trị, thì bệnh Tiêm La Cù Đinh vẫn tiếp tục ăn ruỗng thân xác Kinh tế/Tài chánh Việt Nam trong tương lai nữa.
Căn bệnh này thuộc CƠ CHẾ, đó là cho phép ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ đánh đĩ "thiếu vệ sinh" với ĐỘC QUYỀN KINH TẾ. Tham nhũng, Lãng phí ở đây không phải là từ luân lý cá nhân, nhưng thuộc vào CƠ CHẾ cho phép đánh đĩ giữa hai quyền lực.
Ông Allen GREENSPAN biết cái căn bệnh CƠ CHẾ đánh đĩ này, nhưng tế nhị không nói huỵch toẹt ra vì sợ CSVN xấu hổ. Những cố vấn Kinh tế/Tài chánh ở Việt Nam cũng biết rõ rệt cái căn bệnh CƠ CHẾ này, nhưng trước cường quyền và nghĩ đến nồi cơm, nên tránh né không nói huỵch toẹt ra, dễ trở nịnh thần thay vì là cố vấn.
Biết đích thực căn bệnh Tiêm La Cù Đinh như vậy, thì Toa Thuốc đầu tiên để chữa trị là phải TÁCH RỜI hai lãnh vực ra, đừng để chúng ăn nằm đánh đĩ "thiếu vệ sinh" với nhau. Dứt điểm không thể để ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ ngủ chung với ĐỘC QUYỀN KINH TẾ.
Việc tách rời này là Toa Thuốc cơ bản tiên khởi. Sau khi tách rời rồi, chúng ta mới thêm những thứ thuốc phục sức cho Kinh tế lành mạnh và Chính trị lành mạnh.
Tôi đã đưa ra hai tỉ dụ:
1) Một Thánh nhân từ trời xuống, nếu nhốt chung phòng tối tăm với mỹ nhân, thì Thánh nhân và Mỹ nhân trước sau cũng tò tò sán lại thiếu vệ sinh, thiếu ngay thẳng.
2) Chính tôi, Nguyễn Phúc Liên, nếu ngồi bên cạnh đống vàng, cũng dễ tìm cách lượm ít thỏi vàng bỏ túi riêng mình, nhất nữa khi ngồi bên đống vàng mà tôi lại có toàn quyền chính tri. Tôi biển thủ vàng bỏ vào túi riêng. Nếu ai mở miệng phản đối, thì tôi dùng toàn quyền chính trị để khoá miệng hoặc bỏ tù người đó. Việc biển thủ này không phải là vấn đề luân lý của Nguyễn Phúc Liên, mà là cái CƠ CHẾ cho Nguyễn Phúc Liên có hai quyền lực cùng một lúc.
Sự xác tín về căn nguyên chính yếu cho căn bệnh không phải là xác tín có tính cách cá nhân. Đây là sự xác tín đi từ một NGUYÊN TẮC của hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường đã được luôn luôn đòi hỏi bởi những Thế hệ Kinh tế gia lừng danh:

1) Thế hệ những Nhà Kinh tế Cổ điển Anh (les Classiques Anglais). Đây cũng là những Ông Tổ sáng lập nền Kinh tế Tự do và Thị trường: Adam SMITH, David RICARDO, Stuart MILL (Thế kỷ 17)


2) Thế hệ những Nhà Kinh tế Tân Cổ điển (cuối Thế kỷ 19-đdầu Thế kỷ 20):Alfred MARSHALL, PARETTO, WALRAS
3) Nhà Toán học và Kinh tế gia lừng danh KEYNES sau cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-1930. Ông tổ của Economie du Marche lấy phía Cầu (Demande) hướng dẫn phía Cung (Offre).
4) Thế hệ học trò của KEYNES, hậu Keynes (Post-keynesiens): Paul SAMUELSON (Giải Nobel Kinh tế 1970), FRIEDMANN. Đây là nhưng Giáo sư Kinh tế và Cố vấn cho Hoa kỳ. Họ dậy tại Trường Kinh tế Harvard.
Thế mà những Tiến sĩ, Thạc sĩ Kinh tế Cố vấn cho Việt Nam không nhắc gì đến căn bệnh ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ nắm lấy ĐỘC QUYỀN KINH TẾ. Họ có phải là Cố vấn để nói lên sự thật hay không, hay chỉ là những Nịnh thần. Việc nịnh thần này mang hậu quả đến 75% dân số Việt Nam phải đau khổ vì Khủng hoảng Kinh tế/Tài chánh.
Nếu những Tiến sĩ, Thạc sĩ Kinh tế này không biết đến nguyên tắc mà các Thế hệ Kinh tế gia lừng danh luôn luôn chủ trương, thì những những Tiến sĩ, Thạc sĩ Kinh tế Cố vấn này bị rớt Đại học Kinh tế ngay từ năm Thứ Nhất của của Phân khoa Kinh tế.

KHAI TRIỂN CHỦ ĐỀ
Chúng tôi lần lượt khai triển Chủ đề với những Bài sau đây:
Bài 01: Nguyên tắc không can thiệp trực tiếp Chính trị vào Kinh tế

Bài 02: Sự thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền Chỉ huy và Bao cấp

Bài 03: Kinh tế Tự do và Thị trường định hướng XHCN chỉ là bịp bợm vô lương

Bài 04: Tham nhũng Lãng phí là hậu quả của việc đánh đĩ giữa Độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế.

Bài 05: Lạm phát Tiền tệ (Inflation Monétaire) của một Nhà Nước độc tài

Bài 06: Sự yếu kém Năng suất (Faible Productivité) của những Công ty Quốc doanh

Bài 07: Tất cả mọi can thiệp Nhà Nước (interventions Etatiques) làm phát sinh Đầu cơ, Chợ đen và Chi phí tốn kém Xã hội

Bài 08: Năng suất cao (Productivité élevée) của nền Kinh tế Tư doanh

Bài 09: Thị trường là Yếu tố Điều Hợp của nền Kinh tế (Marché, Facteur régularisateur de l’Economie)

Bài 10: Chính trị và Luật pháp chỉ là Môi trường cho Phát triển Kinh tế (Environnement Politico-Juridique adéquat)

Bài 11: Yêu cầu những Biện pháp cụ thể tiến đến Dứt bỏ CƠ CHẾ hiện hành

Bài 12: Dân chủ hóa Kinh tế dẫn đến Dân chủ hóa Chính trị (Démocratisation => Economique Démocratisation Politique)


Cái căn bản lý luận liên tục của 12 bài này là như sau:
1) Chúng tôi trình bầy đầu tiên cái NGUYÊN TẮC tách rời quyền lực Chính trị ra khỏi lãnh vực hoạt động Kinh tế trong một hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường. Nguyên tắc này đã được đặt ra bởi những Nhà Kinh tế quốc tế thuộc nhiều thế hệ trước đây. Những lý do đòi hỏi việc tách rời này là: một đàng tránh cho quyền lực Chính trị (nhất là độc tài) lạm dụng Kinh tế để thủ lợi; một đàng tư doanh mới thiết thân đến tiền bạc của mình (không phải tiền chùa) để căn cơ chi tiêu, đồng thời đêm ngày cố gắng đạt được lợi nhuận tối đa.
2) Tiếp đến, chúng tôi lấy tỉ dụ sự thất bại toàn diện của hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy của Khối Cộng sản. Sự thất bại này đã đưa đến sụp đổ Khối Cộng sản Nga và Đông Aâu. Một số nước, vì tình trạng đói nghèo của Dân chúng, buộc phải hội nhập hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường, tuy nhiên vẫn còn bấu víu lấy Chính trị độc tài Cộng sản, nên phải thêm cái đuôi tuyên truyền định hướng XHCN để làm cuộc đánh đĩ giữa ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ và ĐỘC QUYỀN KINH TẾ. Cuộc Khủng Hoảng Kinh tế hiện nay tại Việt Nam là hậu quả của việc đánh đĩ này, nghĩa là họ không tôn trọng NGUYÊN TẮC tách rời hai lạnh vực mà các Kinh tế gia quốc tế đã đòi hỏi.
3) Từ NGUYÊN TẮC tách rời hai lãnh vực và từ nhưng tỉ dụ việc vi phạm nguyên tắc với hậu quả tàn phá Kinh tế, chúng tôi đi vào cắt nghĩa những chi tiết về năng suất sản suất, về quản trị tài chánh, tiền tệ dẫn đến Khủng Hoảng Kinh tế/ Tài chánh mà cụ thể là Kinh tế VN hiện nay.
4) Từ những căn bản lý luận và nhận định thực tế trên đây, cái hệ luận trực tiếp rút ra là PHẢI DỨT KHOÁT TÁCH RỜI ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ RA KHỎI ĐỘC QUYỀN KINH TẾ. Khủng hoảng Kinh tế hiện nay tại Việt Nam là do việc gắn liền hai quyền lực này tích lũy đã nhiều chục năm. Nếu không dứt khoát tách rời hai lãnh vực, mà chỉ đưa ra những biện pháp tuyên truyền mỵ dân, thì nền Kinh tế vẫn bệnh hoạn trong tương lai.
5) Chúng tôi thêm bài cuối cùng về tương quan giữa nền Kinh tế Tự do và Thị trường thực sự với nguyên tắc DÂN CHỦ cho Chính trị. Nhìn tỉ dụ Hoa kỳ và Thụy sĩ, hai quốc gia có nền Chính trị Dân chủ cao. Dân chúng hai quốc gia này khởi đầu bằng việc tìm tòi kiếm sống cho cá nhân. Ý thức Kinh tế cá nhân phát triển trước ý thức Chính trị tập thể. Tổ chức Chính trị và Luật pháp (Environnement Politico-Juridique adequat) chỉ là bảo đảm cho sự phát triển Kinh tế cá nhân. Dân chủ Kinh tế đưa đến Dân chủ Chính trị.

ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI KINH TẾ VỚI NHỮNG

CHUYÊN GIA KINH TẾ NHÀ NƯỚC CSVN
Theo rõi những phát biểu nhận định của những Chuyên viên Kinh tế về cuộc Khủng hoảng Kinh tế/ Tài chánh hiện nay tại Việt Nam, chúng tôi có những cái nhìn như sau:
1) Những Chuyên gia Kinh tế hiện nay, cả trong nước lẫn ngoài nước, đều được học hỏi trong hệ thống của nền Kinh tế Tự do và Thị trường. Những Chuyên gia ấy không thể không biết những NGUYÊN TẮC căn bản nền tảng cho nền Kinh tế. Đây là cái mẫu số chung để việc đối thoại đi đến chấp nhận những gì phải thực hiện hữu ích cho việc Phát triển Kinh tế Việt Nam. Sự khác biệt trong khi phát biểu chỉ là do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của Chính trị mà thôi. Chúng ta không đối thoại Chính trị với CSVN vì họ nhất thiết chủ trương độc tài, nhưng chúng ta đối thoại Kinh tế với những Chuyên gia Kinh tế dựa trên những NGUYÊN TẮC Kinh tế có tính cách Khoa học.
2) Một số những Chuyên gia Kinh tế hiện góp ý cho Nhà Nước CSVN như Tiến sĩ NGUYỄN QUANG A, Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH... chắc chắn biết sự thật của căn bệnh Khủng Hoảng hiện nay, nhưng vì hoàn cảnh ở Việt Nam, nên chưa nói hết sự thực.
3) Những Chuyên gia hoặc Bình luận gia viết về cuộc Khủng Hoảng như Oâng NGÔ NHÂN DỤNG, Oâng LÝ ĐẠI NGUYÊN, Tiến sĩ NGUYỄN THANH GIANG, Kinh tế gia NGUYỄN XUÂN NGHĨA... không ngần ngại đi thẳng vào căn nguyên thực của bệnh Khủng Hoảng.

Chúng tôi xin mạo muội liên lạc với những Chuyên gia hoặc Bình luận gia đã thẳng thắn nói sự thật thuộc CƠ CHẾ hiện hành với chủ trương phải hủy bỏ CƠ CHẾ để chữa trị dứt điểm và lâu dài cho bệnh Khủng hoảng của Kinh tế Việt Nam. Việc liên lạc này nhằm hai mục đích:

=> Tiến tới một ỦY BAN TƯ VẤN KINH TẾ ĐỘC LẬP không bị ảnh hưởng Chính trị, mà chỉ vì những những nguyên tắc thuần túy Kinh để yêu cầu những biện pháp thi hành.

=> Sẵn sàng ĐỐI THOẠI với những Chuyên gia Kinh tế Cố vấn cho Nhà Nước CSVN. Mẫu số chung đã có. Cuộc đối thoại nhằm cổ võ những Chuyên gia thoát ra tầm ảnh hưởng của Chính trị để nói lên sự thật nhân danh sự Phát triển Kinh tế bền vững cho Quê Hương Việt Nam.



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC IÊN, Kinh tế


Bài 01:
NGUYÊN TẮC

KHÔNG CAN THIỆP TRỰC TIẾP

CHÍNH TRỊ VÀO KINH TẾ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html

21.08.2008

Đây là bài QUAN ĐIỂM thứ nhất trong loạt bài Chủ đề PHẢI DỨT BỎ CHỨ KHÔNG CẢI CÁCH CƠ CHẾ HIỆN HÀNH chủ trương việc đánh đĩ giữa Độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Hiện nay, đảng CSVN, trước những Khủng hoảng Kinh tế/Tài chánh do việc đánh đĩ ấy tích luỹ đã hàng chục năm mà sinh ra, chỉ sơn phết qua loa hòng mỵ dân nhưng thực chất vẫn ngoan cố duy trì CƠ CHẾ ĐÁNH ĐĨ xưa. Một số nhà Kinh tế cố vấn cho CSVN thừa biết những hậu quả của việc đánh đĩ này, nhưng vì quyền lợi riêng tư hoặc sợ sệt, đã tránh né không dám nói ra sự thật, thậm chí còn trở thành nịnh thần thay vì làm cố vấn.


Trước sự ngoan cố của CSVN và trước việc nịnh thần của một số những Kinh tế gia được gọi là cố vấn, chúng tôi muốn viết loạt bài này về Kinh tế gửi đến cho Dân nghèo, những người phải chịu hậu quả trực tiếp của việc đánh đĩ bất chính. Vì viết nhằm gửi đến Dân nghèo, Nông dân và Công nhân, nên chúng tôi xử dụng cách diễn tả bình dân, lấy những tỉ dụ cụ thể để Dân nghèo hiểu về Kinh tế. Chúng tôi cần Dân nghèo hiểu rõ về những hậu quả Kinh tế mà họ đang gánh chịu do việc đánh đĩ này bởi vì trước sự ngoan cố của CSVN và trước sự nịnh thần của những Trí thức cố vấn Kinh tế cho chế độ, chỉ có LỰC LƯỢNG DÂN NGHÈO mới có thể làm đột biến vứt bỏ hẳn CƠ CHẾ chứ không trì hoãn lẻo mép cải cách, thoa bóp cơ chế mà tiếp tục đánh lừa nữa.
Bài QUAN ĐIỂM thứ nhất này mang đầu đề NGUYÊN TẮC KHÔNG CAN THIỆP TRỰC TIẾP CHÍNH TRỊ VÀO KINH TẾ được trình bầy qua những điểm sau đây:
=> Can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính trị
=> Tìm cách nuôi sống thân xác cá nhân: nền tảng xây dựng Kinh tế tự do
=> Nguyên tắc đòi hỏi bởi những ông tổ xây dựng nền Kinh tế Tự do và Thị trường
=> Không thể làm tréo cẳng ngỗng

Can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính trị
Với nền Kinh tế Tự do và Thị trường, Chính trị chỉ được coi là một Môi trường cho sự phát triển Kinh tế. Người làm Kinh tế nhìn thấy Môi trường thuận lợi mà quyết định cho sự làm ăn. Cái Môi trường Chính trị cũng giống những môi trường khác như Thiên nhiên, Khí hậu, Tập quán, Phong tục... Tỉ dụ: cách đây trên 10 năm, Tập đoàn CIBA-GEIZY của Thụy sĩ muốn trồng cây sản xuất thuốc tại Việt Nam. Loại cây đó có nguồn từ Ba-Tây và hợp với đất của những đồn điền cao xu ở vùng đất đỏ Miền Nam. Khi tôi đề nghị với Việt Nam, thì nhà nước CSVN nhất định yêu cầu phải trồng cây đó tại Miền Bắc vì muốn tập trung Kinh tế về Miền Bắc. CIBA-GEIZY đã bỏ cuộc. Khí hậu, đất đai là một môi trường thiên nhiên để người làm Kinh tế quyết định làm ăn.
Nền Kinh tế Tự do và Thị trường coi Chính trị-Luật pháp chỉ là Môi trường (Environnement Politico-Juridique). Vì vậy, không thể lấy Chính trị để quyết định cho những sinh hoạt Kinh tế. Yếu tố quyết định cho Kinh tế là Lợi nhuận tối đa, trong khi đó Chính trị nhằm chiếm đoạt và bảo vệ Quyền lực Cai trị.
Việc can thiệp của Quyền lực Chính trị vào quyết định đời sống Kinh tế của Tư nhân là điều phải tránh. Quyền lực Chính trị hãy giữ đúng chức năng của mình là tạo một Môi trường Chính tri-Luật pháp cho PHÙ HỢP (Environnement Politico-Juridique ADEQUAT) với một hệ thống Kinh tế mà Dân lựa chọn, nhằm nâng đỡ sự phát triển Kinh tế Tự do và Độc lập, chứ không nhằm bắt Kinh tế phải phục vụ cho Chính trị, nhất là Chính trị độc tài.
Một số nhà Kinh tế phân biệt việc can thiệp TRỰC TIẾP và việc can thiệp GIÁN TIẾP. Sự phân biệt này được đặt ra vì trào lưu lớn mạnh trước đây của ý tưởng Xã hội tại những nước Tây phương. Đối với những nhà Kinh tế Tự do và Thị trường chính thống thì bất cứ sự can thiệp nào của Chính trị cũng đều mang đến những tốn kém xã hội. Nhưng trước trào lưu lớn lên của ý tưởng Xã hội, những nhà Kinh tế ấy có thể chấp nhận cho Nhà Nước đưa ra những Chỉ đạo Kinh tế tổng quát (Directives économiques générales). Đứng về mặt Kinh tế tổng thể (Macroéconomie), thì những nhà Kinh tế chính thống coi Nhà Nước cũng giống như những tác nhân Kinh tế khác (Un des Agents (Acteurs) économiques), nghĩa là có những ảnh hưởng trên Cung và Cầu ở Thị trường. Nhà Nước có những Thu nhập và có những Chi tiêu như mọi tác nhân Kinh tế khác. Việc ảnh hưởng lên Kinh tế qua Cung và Cầu của Thị trường được coi như là việc can thiệp GIÁN TIẾP. Nhà Nước có thể ảnh hưởng vào Kinh tế qua những biện pháp thuế khóa hoặc qua những chi tiêu xây dựng.
Tóm lại, việc can thiệp TRỰC TIẾP của Chính trị vào Kinh tế là tối kỵ trong hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường. Tuy nhiên nền Kinh tế cũng cho phép Chính trị đưa ra những Chỉ đạo Kinh tế tổng quát (Directives économiques générales) và cho phép việc can thiệp GIÁN TIẾP như vừa trình bầy trên đây.

Каталог: groups -> 116227
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Vbiqve” “vbiqve” ĐẾn thời tổng đÀn the knights of malta luâN ĐÔn quyếT ĐỊnh : thu hồi búa liềm và xhcn
116227 -> Are You suprised ?
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: vni fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts
116227 -> An ban/ Edition: unicode fonts

tải về 0.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương