UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 4.57 Mb.
trang9/60
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích4.57 Mb.
#16071
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   60

51. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Hiện nay, có một lượng lớn người trong độ tuổi lao động tới các khu đô thị lớn và các khu công nghiệp để làm việc. Nhà nước công nhận việc di dân cũng là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững cần phải có chính sách đi kèm để tạo an tâm và phát huy hết khả năng của người lao động nhập cư đồng thời không là gánh nặng về an sinh xã hội cho các địa phương nơi có đông người dân di cư đến sinh sống

Trả lời: (Tại Công văn số 1143/L ĐTBXH-VP ngày 14/4/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Những năm gần đây có một số lượng đáng kể lao động nông thôn di chuyển đến các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung để tìm việc làm. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2004 - 2009, tỷ suất nhập cư của vùng Đông Nam Bộ là 135,4%o, trong đó tỷ suất nhập cư của tỉnh Bình Dương cao nhất vùng và đứng đầu cả nước (305,9%o), đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 136,7%o, Đồng Nai là 103,8%o. Kết quả điều tra cho thấy xu hướng di cư vào các tỉnh Đông Nam Bộ trong những năm trở lại đây có xu hướng tăng mạnh, phản ánh nhu cầu lao động ở đây vẫn còn rất lớn, thu hút được sức lao động phổ thông di chuyển tới các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương cũng như khu vực thương mại – dịch vụ phát triển nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Lực lượng lao động này đã góp phần đáp ứng nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư; nhiều địa phương đã có các chính sách, biện pháp để tạo điều kiện đối với người lao động chuyển đến về việc làm, học nghề và ổn định cuộc sống; thực tế số lao động này cũng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương.

Tuy nhiên, cũng xuất hiện vấn đề về nhà ở và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động nhập cư. Về vấn đề này Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, ... đã và đang tích cực triển khai thực hiện chính sách, dự án xây dựng nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp và Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Chỉ thị nêu trên. Cũng liên quan đến vấn đề này, tại văn bản số 60/TB-VPCP ngày 30/3/2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp.

Đề nghị Cử tri kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành liên quan ở địa phương trong việc tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ cũng như triển khai thực hiện hiệu quả các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ.



52. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét lại chế độ chính sách đối với người tham gia kháng chiến theo Quyết định 188 và 290 của Chính phủ, Nghị định 80/CP, 90/CP vì còn nhiều quy định bất cập, thủ tục khá phức tạp làm cho hộ chính sách gặp khó khăn (người dân phải làm thủ tục nhiều lần mà vẫn không được hưởng chế độ). Cần mở rộng hơn cho đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp được hưởng chế độ, chính sách

Trả lời: (Tại Công văn số 1143/L ĐTBXH-VP ngày 14/4/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 và Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ là hai Quyết định do Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy kiến nghị của cử tri liên quan đến hai Quyết định này, đề nghị Văn phòng Chính phủ chuyển đến Bộ Quốc phòng để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Các Nghị định 80/CP, 90/CP nêu không rõ tên văn bản, ngày, tháng, năm ban hành, nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không có cơ sở xem xét để trả lời.

53. Cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị: Dân tộc ta vốn có truyền thống "uống nước, nhớ nguồn", thể hiện qua việc nhiều ngành, nghề có ngày truyền thống, ngày giỗ tổ. Cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu nên có ngày truyền thống của ngành dạy nghề vì đây là ngành có vị trí rất quan trọng, đào tạo, cung cấp nhân lực cho xã hội

Trả lời: (Tại Công văn số 1143/L ĐTBXH-VP ngày 14/4/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Ngay sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến đào tạo đội ngũ công nhân, cán bộ quốc phòng, y tế, nông nghiệp, sư phạm v.v... phục vụ kháng chiến chống Pháp và sự nghiệp kiến quốc; tiếp đó để tăng cường phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 9/10/1969, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 200/CP về việc thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Ngày 9/10 hằng năm trở thành ngày kỷ niệm của hệ thống dạy nghề. Từ đó đến nay ngành dạy nghề đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tớnh đến ngày 31/12/2009 cả nước cú 107 trường cao đẳng nghề, 265 trường trung cấp nghề và 684 trung tõm dạy nghề và hàng ngàn các cơ sở khác có tham gia dạy nghề; số giáo viên dạy nghề hiện nay khoảng 29 nghìn; quy mô tuyển sinh dạy nghề tăng hằng năm, cụ thể năm 2008 là 1,53 triệu học sinh, sinh viên; năm 2009 là 1,7 triệu học sinh, sinh viên. Năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp dạy nghề với sự tham gia của đại diện các cơ sở dạy nghề trong cả nước, các Cơ quan quản lý dạy nghề, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội.



54. Cử tri các tỉnh Bình Định, Hà Tĩnh kiến nghị: Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho 62 huyện theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ

Trả lời: (Tại Công văn số 1143/LĐTBXH-VP ngày 14/4/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân ở các huyện nghèo nhất của cả nước, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa các vùng, miền, tiếp tục thực hiện công cuộc xoá đói, giảm nghèo một cách bền vững.

Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, vì vậy ngay sau Hội nghị triển khai tại Thanh Hóa (tháng 2/2009), Nghị quyết đã được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các Doanh nghiệp và người dân đón nhận, tổ chức triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương, tích cực nhằm sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Sau 01 năm tổ chức triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực với trách nhiệm cao của các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và Doanh nghiệp, kết quả đến nay như sau:

- Đến hết tháng 01/2010 đã triển khai xây dựng được 67.802/74.722 nhà (chiếm 89,78% so với kế hoạch); số nhà đã hoàn thành: 62.155 nhà (chiếm 83,18%); số nhà đang hoàn thiện: 4.927 nhà.

- 28 huyện đã tổ chức thực hiện mức khoán mới về chăm sóc, bảo vệ rừng (200.000 đồng/ha/năm) cho 72.968 hộ với tổng diện tích giao khoán 399.095 ha.

- 13 huyện thực hiện chính sách hỗ trợ lần đầu trồng rừng sản xuất cho 4.103 hộ với tổng diện tích 75.491 ha với tổng số tiền hỗ trợ là 15,124 tỷ đồng;

- 7 huyện hỗ trợ gạo cho 6.624 hộ nghèo (32.710 khẩu) trồng rừng sản xuất trong thời gian chưa tự túc được lương thực, với tổng số lương thực đã trợ cấp là 3.363 tấn gạo, trị giá 5,595 tỷ đồng;

- 11 huyện hỗ trợ 852 hộ dân khai hoang nương cố định với diện tích 266,7 ha; hỗ trợ 626 hộ phục hóa 372,8 ha và tạo ruộng bậc thang, ruộng lúa nước cho 603 hộ với diện tích 449,8 ha.

- 17 huyện hỗ trợ giống, phân bón, mua trâu bò để chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho 25.781 hộ với tổng số tiền 28.976 triệu đồng.

- 62.422 hộ được vay vốn với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để mua trâu, bò với số tiền 482,87 tỷ đồng, 16.285 hộ được hỗ trợ tiền để làm chuồng trại chăn nuôi với số tiền 16,285 tỷ đồng, 222 hộ được hỗ trợ 603 triệu đồng mua giống trồng cỏ nuôi gia súc.

- 7.042 hộ nghèo (35.045 khẩu) ở các thôn, bản giáp biên giới ở 11 huyện được hỗ trợ 2.804 tấn gạo theo quy định, thời gian hỗ trợ từ 3-5 tháng/năm.



- 8.500 lao động nghèo được đào tạo nghề. Gần 1.000 lao động ở các huyện nghèo đã đi xuất khẩu lao động và hàng nghìn người khác đang được đào tạo định hướng, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất cảnh.

- Hơn 2.000 cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện được tập huấn về Nghị quyết 30a và các văn bản hướng dẫn; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Một số tỉnh đã bổ sung thêm giáo viên, tăng trợ cấp cho học sinh dân tộc ngoại trú, cho giáo viên công tác ở miền núi, vùng cao; thực hiện luân chuyển cán bộ về các xã và huyện thuộc Chương trình giảm nghèo.

- Về xây dựng hạ tầng:

+ Đối với cấp huyện: đầu tư 03 trường trung học, 04 trường dân tộc nội trú, 09 trung tâm dạy nghề tổng hợp; 04 bệnh viện, 26 công trình thủy lợi, 102 công trình đường liên xã; 19 công trình trung tâm cụm xã; một số công trình khác đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trung tâm huyện.

+ Đối với cấp xã và dưới xã: đầu tư 66 công trình trường học; 38 trạm y tế, 155 công trình đường liên thôn, bản; 152 công trình thủy lợi nhỏ; 28 công trình điện sinh hoạt; 55 công trình nước sinh hoạt; 03 chợ trung tâm, 14 nhà văn hóa, 05 công trình xử lý rác thải, bảo vệ môi trường và một số công trình khác.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 62 huyện nghèo đã giảm từ 47% (năm 2008) xuống còn 41,38% (năm 2009); Nghị quyết 30a được dư luận và người dân đồng tình, được đánh giá là một chính sách hợp lòng dân, sớm được triển khai đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả thực tiễn của Nghị quyết.

Trong thời gian tới, để triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho 62 huyện theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết 30a trong năm 2010 tại Thông báo số 07/TB-VPCP ngày 12 tháng 01 năm 2010 như sau:



1. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2010:

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của các huyện nghèo xuống dưới 40% vào cuối năm 2010 (theo chuẩn nghèo hiện hành).

- Hoàn thành cơ bản việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống.

- Đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; gắn Nghị quyết 30a với thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới; chú trọng công tác quy hoạch chung và quy hoạch phát triển sản xuất.

- Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn trên cơ sở đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đa dạng hoá ngành nghề để phát triển đời sống nhân dân

- Đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, chú trọng việc đào tạo nhân lực, chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang lao động công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu lao động; nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 30%.

- Xây dựng gia đình văn hoá, thôn bản văn hoá và nâng cao đời sống văn hoá; bảo đảm giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2. Các nội dung, giải pháp chủ yếu:

2.1. Gắn việc quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng theo Nghị quyết 30a với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trong năm 2010 phải cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch (rà soát, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới). Quy hoạch phải được xây dựng từ xã đến huyện, phù hợp với quy hoạch chung của vùng, tỉnh và tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

2.2. Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả và theo thứ tự ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống; gắn việc xây dựng các cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết 30a với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án đầu tư đã được phê duyệt.

- Đối với những xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II, tiếp tục đầu tư theo mức đã công bố, đồng thời, bố trí vốn duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp đối với những công trình đã được đầu tư trước đây.

- Tiếp tục phân cấp mạnh cho cấp huyện, cấp xã trong việc quyết định và thực hiện đầu tư các công trình dự án trên địa bàn phù hợp với năng lực quản lý, kết hợp với việc tăng cường kiểm tra của cấp trên và sự giám sát của cộng đồng.

2.3. Đối với chính sách hỗ trợ giao, khoán chăm sóc, bảo vệ rừng:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có các huyện nghèo thường xuyên nắm tình hình thực hiện, kịp thời chỉ đạo, giúp huyện tháo gỡ khó khăn, triển khai ngay các chính sách hỗ trợ thông qua giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng; cho phép các xã, huyện áp dụng định mức hỗ trợ mới (200.000đ/ha) và hỗ trợ gạo cho hộ nghèo cho tất cả diện tích rừng đã được giao theo hiện trạng, mà không chờ hoàn chỉnh quy hoạch hay đo đạc lại.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho huyện phê duyệt diện tích đất rừng các loại, danh sách hộ dân được hỗ trợ theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, đồng thời, giao cho Uỷ ban nhân dân xã tổ chức thực hiện việc hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ gạo cho hộ nghèo được giao khoán (kể cả việc hỗ trợ gạo cho hộ nghèo biên giới chưa tự túc được lương thực).

2.4. Đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực gắn với Chương trình đào tạo 01 triệu lao động nông thôn, nhằm đẩy nhanh tốc độ thực hiện Chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn huyện nghèo, thực hiện khuyến nông, lâm, ngư nghiệp để tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

2.5. Chính sách cán bộ:

- Bộ Nội vụ chủ trì hướng dẫn việc tăng cường cán bộ về cấp xã và lâu dài sẽ thực hiện bổ sung biên chế cho xã.

- Bộ Nội vụ phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc thu hút trí thức trẻ tình nguyện, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia các Tổ công tác tại các xã thuộc các huyện nghèo. Trước mắt ưu tiên cán bộ kế toán cho các xã.

2.6. Hoạt động hỗ trợ của các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty:

- Tiếp tục chủ động phối hợp với các huyện nghèo đề ra kế hoạch chi tiết thực hiện hỗ trợ dài hạn và hàng năm để hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 30a.

- Tập trung hỗ trợ giải quyết chuyển đổi cơ cấu lao động, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, học ngoại ngữ để đưa đi xuất khẩu lao động, hỗ trợ tiền học cho con em hộ nghèo…thực hiện một cách căn cơ, lâu dài như thành lập doanh nghiệp, chi nhánh trên địa bàn các huyện nghèo để thu hút lao động tại chỗ, góp phần thực hiện công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

2.7. Công tác kiểm tra, giám sát:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở tất cả các cấp; các chính sách thực hiện phân cấp cho cấp dưới phải có cơ chế, kế hoạch cụ thể.

- Các cấp cần công khai kế hoạch thực hiện và nguồn lực bố trí, thường xuyên thông tin kết quả thực hiện chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng và những nơi công cộng để người dân biết và giám sát; định kỳ thông báo tình hình thực hiện cho lãnh đạo và cơ quan cấp trên, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các cơ quan báo, đài địa phương.



55. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri đề nghị triển khai mạnh mẽ việc thi hành Luật phòng, chống ma túy...

Trả lời: (Tại Công văn số 1143/L ĐTBXH-VP ngày 14/4/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Sau khi Luật phòng, chống ma túy được ban hành, trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã khẩn trương chỉ đạo và tổ chức thực hiện Luật phòng, chống ma tuý và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy. Cụ thể là:



a) Trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định việc thực hiện Luật phòng, chống ma túy.

- Trình Chính phủ ban hành 5 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phòng chống ma tuý năm 2000:

+ Nghị định 135/2004/NĐ - CP ngày 10/6/2004 quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

+ Nghị định 56/2002/NĐ - CP ngày 15/2/2002 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng;

+ Nghị định 147/2003/NĐ - CP ngày 2/12/2003 quy định về điều kiện thủ tục cấp giấp phép và quản lý hoạt động các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;

+ Nghị định 146/2004/NĐ - CP ngày 19/7/2004 quy định thủ tục thẩm quyền đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy;

+ Nghị định 114/2007/NĐ - CP ngày 3/7/2007 quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý sau cai nghiện ma túy.



- Trình Chính phủ ban hành 04 Nghị định quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng, chống ma tuý năm 2008:

+ Đến nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2009/NĐ - CP ngày 26/10/2009 về quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy;

+ Còn lại 03 Nghị định đang xin ý kiến thành viên Chính phủ là: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 135/2004/NĐ - CP, Nghị định cai nghiện tại gia đình và cộng đồng và Nghị định sửa đổi Nghị định 147/2003/NĐ - CP quy định điều kiện, thủ tục cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ có liên quan ban hành 17 Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định và Luật phòng, chống ma túy như: hướng dẫn tổ chức công tác dạy nghề tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục lao động xã hội; hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2002/NĐ - CP về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 135/2004/NĐ - CP; hướng dẫn thực hiện một số chế độ đặc thù đối với cán bộ làm việc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ - CP; hướng dẫn chế độ trợ cấp cho đối tượng không nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm...

b) Tổ chức chỉ đạo công tác cai nghiện:

- Hàng năm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo địa phương xây dựng kế hoạch chỉ tiêu về cai nghiện, chỉ tiêu dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.

- Chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương xây dựng các mô hình cai nghiện có hiệu quả như mô hình cai nghiện ở tỉnh Tuyên Quang, mô hình cai nghiện tại gia đình và cộng đồng tỉnh Nam Định, cai nghiện và quản lý sau cai ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội v.v...

- Tổ chức các lớp tập huấn về tư vấn điều trị nghiện ma tuý, chống tái nghiện và cộng đồng trị liệu; đánh giá, tổng kết các mô hình cai nghiện có hiệu quả ở Trung tâm và cộng đồng chỉ đạo nhân rộng ra các địa bàn khác.



c) Nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới các Trung tâm cai nghiện:

Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ đầu tư một khoản ngân sách hỗ trợ cho các tỉnh khó khăn để mở rộng, nâng cấp các Trung tâm cai nghiện; cụ thể trước khi có Luật phòng, chống ma túy năm 2000, toàn quốc chỉ có 56 Trung tâm, đến nay đã có 87 Trung tâm cai nghiện thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý có khả năng tiếp nhận 55.000 - 60.000 người cai nghiện mỗi năm.



d) Kiểm tra giám sát Luật phòng, chống ma túy:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và các Bộ, ngành đã tiến hành kiểm tra, giám sát về việc thực hiện Luật phòng, chống ma túy nói chung và công tác cai nghiện nói riêng tại các địa phương trọng điểm, tổng hợp những vấn đề tồn tại, vướng mắc trình cấp có thẩm quyền.

- Nhìn chung trong những năm qua với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và quyết tâm cao của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Luật phòng, chống ma tuý đã đi vào cuộc sống. Số người được cai nghiện năm sau nhiều hơn năm trước, xây dựng được nhiều mô hình cai nghiện có hiệu quả. Số người nghiện mới năm 2009 giảm 26.872 người so với năm 2008 chiếm tỷ lệ 15,47%. Tỷ lệ tái nghiện trước năm 2007 là 90% đến năm 2009 còn 68%, nhiều địa phương như: Tuyên Quang, Nam Định, Sơn La tỷ lệ tái nghiện sau 3 năm dưới 10%. Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống ma tuý.

56. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị có chế độ trợ cấp một lần cho những hội viên công tác lâu năm hoặc chưa được giám định thương tật và tiền mai táng phí cho thanh niên xung phong

Trả lời: (Tại Công văn số 1143/LĐTBXH-VP ngày 14/4/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

- Về chế độ trợ cấp một lần đối với hội viên công tác lâu năm. Do câu hỏi của cử tri không rõ đối tượng hội viên Hội nào? công tác lâu năm như thế nào? và trợ cấp một lần là loại trợ cấp gì? nên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không đủ cơ sở để trả lời cụ thể.

- Về chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến đã hoàn thành nhiệm vụ trở về gia đình, do ốm đau kéo dài, không có khả năng lao động, thuộc diện hộ nghèo nhưng còn có nơi nương tựa thì được xét hưởng trợ cấp một lần (Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Mức trợ cấp là 1.500.000 đồng/người).

Thanh niên xung phong bị thương trong khi làm nhiệm vụ nay chưa được giải quyết chế độ thương tật, nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ, được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương thì được giới thiệu đi giám định thương tật, giải quyết chế độ người hưởng chính sách như thương binh.

- Chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến đã hoàn thành nhiệm vụ trở về gia đình được quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách đối với thanh niên xung phong tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước; Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Mức trợ cấp mai táng phí được thực hiện như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định tại thời điểm đối tượng từ trần.

57. Cử tri các tỉnh An Giang, Bình Dương kiến nghị:Luật Bảo hiểm xã hội ra đời mặc dù thỏa mãn, bảo vệ quyền lợi cho người dân nhưng trong đó chứa quá nhiều thủ tục rườm rà, Chính phủ nên nghiên cứu lại và có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, đơn giản và thực tế hơn

Trả lời: (Tại Công văn số 1143/LĐTBXH-VP ngày 14/4/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2007. Luật ra đời là bước tiến lớn trong chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ở nước ta. Từ khi thực hiện Luật đến nay, số đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng; số thu BHXH cũng tăng cao; các chế độ, chính sách đảm bảo quyền lợi thiết thực cho người lao động.

Tuy nhiên, chính sách BHXH gắn với Quỹ BHXH độc lập ngoài ngân sách Nhà nước chỉ mới được thực hiện 15 năm qua còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan luôn nỗ lực nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn để đem lại thuận lợi nhất cho người tham gia BHXH.

Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010, trong đó có lĩnh vực BHXH với mục tiêu đơn giản hóa, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính BHXH, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính BHXH, đồng thời đáp ứng mục tiêu quản lý của các cơ quan nhà nước, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính./.



58. Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hoạt động Hội cựu Thanh niên xung phong ở xã, phường, thị trấn; cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng hội viên được hưởng chế độ khám chữa bệnh; đề nghị có chế độ trợ cấp một lần cho những hội viên công tác lâu năm hoặc chưa được giám định thương tật và tiền mai táng phí cho thanh niên xung phong.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương