UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 4.57 Mb.
trang8/60
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích4.57 Mb.
#16071
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   60

45. Cử tri tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiến nghị: Hiện nay, tình trạng học sinh đi du học ở nước ngoài ngày càng nhiều, nhiều học sinh đi du học sau khi học xong ở lại nước sở tại làm việc. Đề nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài làm giàu cho đất nước.

Trả lời: (Tại Công văn số 1599/BGDĐT-VP ngày 30/3/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo)

Hiện nay, công dân Việt Nam đi học nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau: tự túc kinh phí, học bổng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cấp trực tiếp cho người học, học bổng từ nguồn ngân sách nhà nước, học bổng Chính phủ các nước cấp theo Hiệp định/Thỏa thuận ký kết với Chính phủ Việt Nam...

Các chương trình học bổng dành cho người đi học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh tại nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quản lý, gồm: Học bổng của Chính phủ Việt Nam (Học bổng theo Đề án 322 và Học bổng theo Đề án xử lý nợ với Liên bang Nga); Học bổng Chính phủ các nước cấp theo Hiệp định/Thỏa thuận ký kết với Chính phủ Việt Nam; Các chương trình học bổng nước ngoài khác dành cho Việt Nam mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp quản lý như chương trình học bổng ADS, ALA, Endeavour, DAAD, VEF, Fulbright.v.v…) Trong 10 năm qua, bằng các chương trình học bổng nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử 8.371 người đi học nước ngoài. Trong số đó, hầu hết những người được cử đi học đã hoàn thành chương trình đào tạo và trở về nước. Những lưu học sinh này hiện đang công tác, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, trung tâm công nghệ cao, doanh nghiệp lớn của nhà nước…Họ đã và đang góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Có một số rất ít người được cử đi học, sau khi học xong đã ở lại nước ngoài làm việc; theo quy định của pháp luật, những lưu học sinh này phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho Nhà nước.

Nhận thức được rằng, một trong những nguyên nhân làm cho người được đào tạo ở nước ngoài không trở về Việt Nam là chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài hiện nay còn có điểm hạn chế, Đảng, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành một số chủ trương, kế hoạch nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài xác định cần “xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà”. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị kèm theo Quyết định số 110/2004/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Gần đây nhất, tại Quyết định số 365/QĐ-TTg ngày 20/ 3/2009, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng Đề án thu hút chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2010.



46. Cử tri Tp. Hà Nội và tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri phản ánh sự vô cảm của một số lãnh đạo cấp chính quyền trước việc đạo đức, văn hóa xã hội xuống cấp trầm trọng. Đề nghị Nhà nước tăng cường các biện pháp đồng bộ, xây dựng chuẩn mực và giáo dục đạo đức công dân nhất là học sinh, sinh viên làm nền tảng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trả lời: (Tại Công văn số 1599/BGDĐT-VP ngày 30/3/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo)

Việc giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách cho học sinh, sinh viên bao gồm tổng hợp của nhiều yếu tố, điều này đã thể hiện rõ trong chương trình mục tiêu giáo dục với các khía cạnh sau:

- Về nội dung các môn học.

- Về vai trò của các thầy cô giáo.

- Về vai trò tích cực của người học.

- Về phối hợp với các cơ quan, ban, ngành.

Dưới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đi sâu lí giải một số vấn đề. Cụ thể:

1) Về nội dung các môn học:

Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai việc đánh giá chương trình học và sách giáo khoa. Nội dung này sẽ có báo cáo trước Quốc hội trong năm 2010. Hướng dẫn các nhà trường đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học. Thực hiện hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ năm học 2009 - 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai việc tích hợp giảng dạy nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nhà trường, tài liệu gửi tới các nhà trường từ đầu học kỳ II. Với tinh thần là không làm nặng nề thêm chương trình, giáo viên sẽ tích hợp những nội dung phù hợp với học sinh từng cấp học. Mục đích là giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua những bài học, những mẩu chuyện về cuộc đời của Bác là những nội dung gần gũi, được học sinh, sinh viên dễ tiếp nhận, tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nghiên cứu đề tài khoa học “Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông, mầm non hiện nay” và đề xuất mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức trong chương trình giáo dục phổ thông, mầm non giai đoạn tới.

2) Về vai trò của các thầy cô giáo:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường quán triệt và thực hiện Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo. Đồng thời hướng dẫn các nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục đẩy mạnh việc triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo làm một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Trong năm học 2009 – 2010, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chủ trương của ngành là khuyến khích mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có một đổi mới trong dạy học hoặc quản lý giáo dục, mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học, mỗi tỉnh có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học.



3) Về vai trò tích cực của học sinh:

Các nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (phát động từ tháng 5 năm 2008). Nội dung của phong trào là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt động xã hội; rèn luyện kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh; tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ học tập chủ động, nghiêm túc. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử, cách mạng cho học sinh. Đặc biệt phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và một số loại hình văn nghệ dân gian vào nhà trường; tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; tạo môi trường cho các em học sinh “Học mà chơi, chơi mà học”, không tốn kém kinh phí đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc của chính các em, tạo dấu ấn của văn hóa tại địa phương. Điều đó tạo nên lòng yêu mến, sự gắn bó của các em với mái trường thân thiện, tích cực trong học tập và cuộc sống.

Về nội dung chủ yếu “rèn luyện kỹ năng sống” cho học sinh:

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.

- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Những nội dung rèn luyện kỹ năng sống nêu trên sẽ giúp cho học sinh hình thành những hành vi có trách nhiệm, biết cách ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống, xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Kết quả 1 năm triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (số liệu tính đến tháng 12/2009): Tổng cộng có 35.487 trường tham gia phong trào/tổng số 39.529 trường cả nước từ cấp học mầm non đến phổ thông, đạt tỉ lệ 93,7%. Tổng số đội văn nghệ: 24.971/tổng số 26.505 truờng tiến hành khảo sát. Số di tích được chăm sóc: cấp quốc gia: 1.997, cấp tỉnh, thành: 3.266, nghĩa trang liệt sĩ: 6.592, bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình có công với cách mạng được chăm sóc: 16.389 và các công trình khác: 124. Bước đầu phong trào đã lan toả, được xã hội ghi nhận, nhân dân các địa phương đồng tình hưởng ứng và tích cực ủng hộ.

4) Về phối hợp với các cơ quan, ban ngành:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên. Một trong những nội dung của Chỉ thị là:

- Tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong trường: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Công đoàn và các tổ chức khác trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, pháp luật, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

- Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, xác lập hình thức thích hợp thường xuyên liên hệ với gia đình để thông báo tình hình rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, hướng về cội nguồn, tổ chức các hoạt động vui chơi văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao để giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.

- Phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan quản lí chặt chẽ, hạn chế việc thâm nhập của văn hóa độc hại, đồi trụy, mặt trái của Internet, cũng như biểu hiện của lối sống thực dụng, tiếp thu mù quáng văn hóa phương Tây ...



5) Các giải pháp khác:

Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao thông qua các giải thi đấu thể thao, hội thi, hội diễn văn hoá, văn nghệ thu hút học sinh, sinh viên tham gia góp phần rèn luyện và giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. Mặc dù với nguồn kinh phí chưa thật dồi dào nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo đều quan tâm đưa thành các hoạt động thường xuyên theo kế hoạch công tác năm để tổ chức các sân chơi thu hút giới trẻ học đường tham gia.



47. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Công tác phát triển nguồn nhân lực người Việt Nam nói chung còn thiếu tính chiến lược, quy hoạch chung chung. Hiệu quả, chất lượng nhân lực thấp (về trí lực, thể lực, đạo đức) không đáp ứng yêu cầu phát triển. Đề nghị cần có một chiến lược cụ thể, triển khai thực hiện đồng bộ.

Trả lời: (Tại Công văn số 1599/BGDĐT-VP ngày 30/3/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo)

Theo phân công của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ xây dựng Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo là một trong nhiều cơ quan tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược đó. Tháng 5/2008 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Dự thảo Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020. Tới đây, khi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 được thông qua, Chiến lược phát triển nhân lực cả nước sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh.

Thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, những năm vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Chính phủ và tổ chức, chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực với các nội dung chính sau:

- Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020 (121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007) làm cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển mạng lưới đào tạo nhân lực có trình độ đại học;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Thủ tướng để thành lập Trung tâm quốc gia về Dự báo và Thông tin thị trường lao động đặt tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Trung tâm Phân tích và Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực. Hai Trung tâm này sẽ cung cấp thông tin cơ bản về cung và cầu trên thị trường lao động để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia và từng địa phương;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất với Thủ tướng thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về Đào tạo theo nhu cầu xã hội với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ ngành và lãnh đạo Ủy ban nhân dân 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để tham mưu cho Thủ tướng về chính sách, cơ chế và giải pháp đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội;

- Từ tháng 2 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cùng các Bộ ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và tổ chức đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội tập trung vào một số ngành ưu tiên, thiếu nhân lực trầm trọng là: Tài chính - Ngân hàng, Du lịch, Công nghệ thông tin, Đóng tàu, Nông Lâm Thủy sản và Chế biến, Y tế. Sắp tới đây, Bộ sẽ tập trung vào những ngành khác là Giao thông vận tải, Xây dựng. Thời gian qua đã có trên 600 hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để cung ứng cho gần 10.000 lao động có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên 20.000 lao động có trình độ dạy nghề.

Trong hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt với những thay đổi tích cực trong thời gian gần đây, nguồn nhân lực nước ta đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực nước ta còn nhiều bất cập:

- Thể lực và tầm vóc (chiều cao và cân nặng) của nhân lực Việt Nam nhìn chung thuộc loại trung bình thấp chưa đáp ứng được yêu cầu cường độ làm việc của xã hội công nghiệp hiện đại và chậm được cải thiện so với một số nước trong khu vực;

- Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực Việt Nam còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới;

- Hiện còn thiếu nhiều nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và nâng cao chất lượng toàn diện chất lượng nhân lực;

- Trình độ và năng lực sử dụng ngoại ngữ của nhân lực Việt Nam còn rất thấp;

- Phần lớn người lao động còn mang thói quen và tập quán của người nông dân, người sản xuất nhỏ; tính chủ động, năng động còn thấp; tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm còn yếu; đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và ý thức chấp hành kỷ luật lao động của bộ phận lao động còn kém.

Những hạn chế của nguồn nhân lực nước ta do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan; chẳng hạn như nhận thức của các cấp các ngành và địa phương (hầu hết các địa phương không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong khi chiến lược khung của quốc gia phải là sự tổng hợp nhu cầu từ các địa phương), suất đầu tư đào tạo nhân lực còn thấp, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp còn hạn chế, hệ thống thông tin thị trường lao động mới được thành lập, cơ quan quản lý đào tạo nhân lực còn chồng chéo v.v…

Do vậy, bên cạnh việc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ ngành và địa phương xây dựng chiến lược phát triển nhân lực của Việt Nam đến năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo các địa phương phải xây dựng quy hoạch nhân lực và chiến lược phát triển nguồn nhân lực dựa theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 đến 2015 và hướng đến 2020 (sau Đại hội Đảng khóa XI). Việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện cần được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các Bộ ngành và địa phương.



48. Cử tri Tp. Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh hiện nay trình độ dân trí của đại bộ phận khu vực nông thôn, miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa còn thấp, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có biện pháp nâng cao dân trí tại các vùng, miền nói trên.

Trả lời: (Tại Công văn số 1599/BGDĐT-VP ngày 30/3/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo)

Trình độ dân trí của đại bộ phận khu vực nông thôn, miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa còn thấp, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhiều năm qua đã tìm nhiều biện pháp để xóa dần khoảng cách giữa các vùng miền, cụ thể là:

- Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đặc biệt đối với chất lượng giáo dục các vùng khó khăn, miền núi; duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và chống mù chữ, phấn đấu đạt mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Triển khai chủ động, sáng tạo sự phối hợp giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với các Bộ ngành, đoàn thể xã hội quan tâm hơn nữa đến việc học tập của các em, thực hiện cho được yêu cầu "3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở).

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm hơn đến vùng khó khăn, miền núi; xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông; xây dựng thư viện câu hỏi kiểm tra, bài tập các môn học để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong dạy và học, tự kiểm tra, đánh giá. Vận động trong ngành giáo dục, trong vòng 2 năm bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc - chép” ở trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học, thiết kế bài giảng điện tử. Đầu tư trang bị hệ thống mạng máy tình giúp cán bộ, giáo viên vùng khó cập nhật và khai thác sử dụng thông tin phục vụ cho giảng dạy, quản lý.

- Triển khai công tác đánh giá chất lượng giáo dục các trường phổ thông, trong đó có các trường ngoài công lập.

- Triển khai Dự án trung học cơ sở vùng khó khăn nhất (gồm 17 tỉnh) để bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả, tập huấn về hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông; đào tạo nâng cao trình độ giáo viên các trường trung học cơ sở vùng khó khăn nhất.



- Phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, đặc biệt quan tâm ưu tiên cho vùng khó khăn. Quan tâm củng cố, mở rộng xây dựng các trường phổ thông bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, để tạo nguồn cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên. Xây dựng và triển khai đề án xây dựng nhà ở cho học sinh dân tộc bán trú; triển khai Đề án phát triển giáo dục ở 61 huyện khó khăn nhất.

- Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở vùng khó khăn, miền núi; khắc phục việc thiếu giáo viên tại một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; triển khai việc luân chuyển giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục công tác lâu năm ở những vùng khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa về những nơi có điều kiện thuận lợi hơn.



49. Cử tri các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An kiến nghị: Chính sách đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ là một chủ trương đúng đắn, song sự bất cập trong việc Chính phủ giao cho các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo lại không đồng đều về năng lực tài chính, nên thiếu sự công bằng trong hỗ trợ vốn đầu tư cho các địa phương, đề nghị Chính phủ giao cho một cơ quan điều hành phân bổ nguồn vốn của các doanh nghiệp hỗ trợ cho các địa phương theo thực tế khó khăn; đồng thời giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp hỗ trợ các huyện nghèo vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội

Trả lời: (Tại Công văn số 1143/L ĐTBXH-VP ngày 14/4/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với trách nhiệm là cơ quan thường trực các Chương trình giảm nghèo của Chính phủ đã tích cực, chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Bắc, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vận động các Doanh nghiệp tham gia hỗ trợ các huyện nghèo.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, vận động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đã có 42 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và Doanh nghiệp nhận hỗ trợ 62 huyện nghèo với tổng số tiền đăng ký hỗ trợ trên 2.103 tỷ đồng cho năm 2009-2010 và năm tiếp theo.

Việc hỗ trợ của Doanh nghiệp đối với huyện nghèo hoàn toàn mang tính tự nguyện, phù hợp với năng lực và lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp. Theo chỉ đạo của Chính phủ, tùy theo năng lực và nguồn kinh phí của doanh nghiệp mà thực hiện hỗ trợ một cách căn cơ, lâu dài cho các huyện nghèo như thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, công ty cổ phần trên địa bàn các huyện nghèo để thu hút lao động tại chỗ; hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho con em hộ nghèo; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, học ngoại ngữ để đưa đi xuất khẩu lao động; hỗ trợ tiền học cho con em hộ nghèo học đại học, cao đẳng, học nghề... thông qua việc ký hợp đồng đào tạo với các trường; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ, hệ thống thông tin, điện, nước, thiết bị, máy móc, xây dựng các lớp học bán trú dân nuôi ở các thôn, bản...

Tuy nhiên, mức hỗ trợ huyện nghèo cũng có sự chênh lệch lớn giữa các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, xuất phát từ tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn lực tài chính của mỗi Doanh nghiệp là khác nhau. Hơn nữa, nhiều Doanh nghiệp lớn có địa bàn hoạt động cố định, có quan hệ gắn bó lâu dài với địa phương, đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho tỉnh từ trước khi có Nghị quyết 30a nên mức hỗ trợ cũng cao hơn nhiều so với địa phương, Doanh nghiệp khác. Từ thực tiễn như trên, trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh vận động, thu hút thêm các Doanh nghiệp nhận giúp đỡ thêm cho các huyện nghèo đang còn khó khăn, chưa nhận được sự hỗ trợ nhiều từ các doanh nghiệp; mặt khác, đề nghị các tỉnh chủ động vận động các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nhận đăng ký hỗ trợ giúp đỡ thêm cho các huyện, xã nghèo.

50. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Theo Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg quy định chỉ những doanh nghiệp nợ lương, cho nhân viên nghỉ việc trong năm 2009 mới được hưởng ưu đãi là chưa phù hợp vì thực tế số lao động mất việc làm trong năm 2008 khá nhiều, cũng là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp chưa đủ điều kiện vay vốn, hưởng ưu đãi theo Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo điều chỉnh cho phù hợp

Trả lời: (Tại Công văn số 1143/L ĐTBXH-VP ngày 14/4/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội)

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, có nhiều ý kiến đề nghị nên mở rộng đối tượng cho người lao động đã mất việc làm trong năm 2008 vì không ít lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế xảy ra trong năm 2008. Tại Báo cáo số 66/BC-LĐTBXH ngày 20/7//2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất với Chính phủ mở rộng đối tượng doanh nghiệp và người lao động được thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg cho cả năm 2008.



Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương