UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 4.57 Mb.
trang57/60
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích4.57 Mb.
#16071
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   60

Trả lời:

Từ thực tế triển khai bồi dưỡng giáo viên về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trong thời gian qua; ngành giáo dục đã tổ chức tổng kết, đánh giá, xem xét, rút kinh nghiệm để triển khai có hiệu quả hơn nữa đối với công tác bồi dưỡng giáo viên, qua đó đưa ra một số giải pháp như sau:

- Nội dung bồi dưỡng cần cố gắng đáp ứng nhu cầu của giáo viên, các chương trình và nội dung bồi dưỡng cần được xây dựng, lựa chọn từ đề xuất, từ nhu cầu của giáo viên. Đồng thời dành thời lượng thích đáng cho các địa phương đáp ứng yêu cầu riêng của giáo viên trên từng địa bàn bên cạnh những nội dung quy định chung cho cả nước.

- Đổi mới phương thức, phương pháp bồi dưỡng, phương tiện phục vụ bồi dưỡng: bồi dưỡng tại chỗ tại các cơ sở trường học trong suốt năm học là then chốt. Trong bồi dưỡng tại chỗ, giáo viên tự học là chủ yếu, dựa vào các tài liệu in và tài liệu nghe nhìn do Bộ tổ chức biên soạn, kết hợp với thảo luận, dự giờ, rút kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy theo nhóm/tổ, theo trường hoặc cụm trường. Bồi dưỡng tại chỗ phải có sự giúp đỡ của giảng viên cốt cán đã được tập huấn tại Bộ, tại trường sư phạm, có sự giúp đỡ thêm của các giảng viên sư phạm định kỳ về tham gia bồi dưỡng giáo viên tại trường.

- Phương pháp bồi dưỡng tại các lớp tập huấn phải đổi mới theo hướng tổ chức các hoạt động để mọi giáo viên tham gia tích cực vào nội dung lớp học và được tập dượt vận dụng tại lớp tập huấn.

- Đổi mới cách biên soạn tài liệu bồi dưỡng, chuyển từ kiểu viết theo hướng thông báo - giải thích nặng về tái hiện kiến thức sang cách viết tài liệu cho người tự học, tăng cường tính tích cực, chủ động của nguời học. Nội dung tài liệu không chỉ thông báo kiến thức mà xen kẽ những hoạt động giúp học viên chủ động chiếm lĩnh nội dung bài học.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán (chuyên gia bồi dưỡng) theo trường hoặc cụm trường. Đội ngũ giáo viên này phải là những người có đủ năng lực, uy tín về chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiệt tình với sự nghiệp đổi mới giáo dục, được tập huấn kỹ về một số kỹ năng phục vụ cho công việc bồi dưỡng giáo viên trước khi triển khai kế hoạch bồi dưỡng trong năm học như: kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, kỹ năng phản hồi tích cực, kỹ năng phân tích nhu cầu bồi dưỡng…Họ sẽ giúp đỡ các giáo viên khác trong trường, cụm trường tự bồi dưỡng theo các tài liệu bồi dưỡng của Bộ.

59. Cử tri tỉnh Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác kiểm tra việc thu học phí và các khoản đóng góp học phí của học sinh đầu năm học ở các cấp bậc học và các trường trong cả nước. Các trường phải công khai thu chi tài chính, tránh tình trạng có khoản năm trước đã đóng rồi năm sau lại tiếp tục đóng gây bức xúc trong nhân dân; cần quy định cụ thể từng khoản, mục cố định phải đóng góp gây bức xúc trong nhân dân; cần quy định cụ thể từng khoản, mục cố định phải đóng góp, không được thu thêm của học sinh.

Trả lời:

Về công tác kiểm tra việc thu học phí và các khoản đóng góp của học sinh: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra thực hiện qui chế 3 công khai và đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các biện pháp về công khai thu chi tài chính, thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh là con của người có công với nước, đối tượng chính sách, hộ nghèo; giảm học phí cho học sinh hộ cận nghèo...

Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo việc công khai các khoản thu, các nội dung chi theo biểu mẫu quy định, niêm yết tới tất cả các đơn vị; công khai mức học phí và các khoản đóng góp hàng năm, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời đối với những cá nhân, tổ chức cố tình làm trái với các qui định của nhà nước.

60. Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Long An, An Giang, TP Hồ Chí Minh kiến nghị:

- Đối với học phí đại học, cao đẳng ở một số trường tăng cao, không đúng như chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là học phí một tháng không quá 240.000 đồng/sinh viên và tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp khônng tìm được việc làm. Cử tri đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quy định mức thu học phí hợp lý hơn.

- Hộ nghèo có con em theo học cấp 1, 2, 3 được miễn, giảm học phí. Cử tri kiến nghị khi các đối tượng này vào các trường cao đẳng, đại học thì cũng được miễn giảm học phí.

Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015, trong đó nguyên tắc xác định mức học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập: mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Những năm đầu, tổng học phí của các cơ sở đào tạo công lập chiếm không quá 40% tổng chi thường xuyên, những năm sau tăng dần phù hợp với lộ trình đổi mới chính sách học phí.

Đối với đối tượng hộ nghèo có con đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được thực hiện theo chính sách tín dụng sinh viên.

61. Cử tri Tp. Hà Nội kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu chính sách miễn học phí ở các trường đại học công lập với điều kiện sinh viên sau khi tốt nghiệp phải công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo sự điều động của Nhà nước để khắc phục tình trạng thiếu cán bộ được đào tạo ở các khu vực này.

Trả lời:

Các đối tượng được miễn học phí ở các trường đại học công lập được thực hiện theo Luật Giáo dục và các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước về chính sách miễn, giảm học phí; còn các sinh viên sau khi tốt nghiệp nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chế độ phụ cấp đặc thù của các khu vực đó.



62. Cử tri Tp. Hà Nội kiến nghị: Tình trạng học sinh tiểu học học hai buổi, nhưng phải đóng tiền buổi thứ hai là trái với Luật Giáo dục. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp.

Trả lời:

Hiện nay, thời gian học trên lớp của học sinh tiểu học nước ta chỉ bằng 64% thời gian học trên lớp trung bình của học sinh 10 nước trong khu vực. Thực tế cho thấy dạy học 2 buổi/ ngày là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Tiểu học là cấp học bắt buộc và miễn phí, chương trình và sách giáo khoa hiện nay thiết kế cho học 1 buổi/ ngày. Để tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày cần đến các điều kiện: cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ giáo viên... Trong khi chưa có đủ điều kiện triển khai dạy học 2 buổi/ ngày trên phạm vi toàn quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương khuyến khích các địa phương có điều kiện thì tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày (10 buổi/ tuần) hoặc trên 5 buổi/ tuần với sự hỗ trợ của chính quyền, các lực lượng xã hội và gia đình học sinh. Mặt khác, Nhà nước cũng có giải pháp tăng dần các điều kiện đảm bảo để nâng dần tỉ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày (hiện nay tỉ lệ này khoảng 36 – 37 %). Tại Thông tư liên Bộ số 35/2006/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ có quy định "đối với trường tiểu học dạy 2 buổi/ ngày, 1 lớp được bố trí tính theo biên chế không quá 1,5 giáo viên".

Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương hỗ trợ xây dựng thêm phòng học, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy học 2 buổi/ ngày. Trong khi ngân sách chưa đủ chi trả cho việc trả chế độ giáo viên dạy thêm giờ (do còn thiếu giáo viên), chưa đủ trang trải các chi phí phát sinh do dạy học 2 buổi/ ngày thì sự hỗ trợ của kinh phí ngoài ngân sách là cần thiết. Tuỳ theo khả năng đáp ứng của các nguồn lực, các nhà trường báo cáo các cơ quan quản lí giáo dục và chính quyền địa phương để tổ chức dạy học trên 5 buổi/ tuần hoặc 10 buổi/ tuần với quy mô phù hợp điều kiện thực tế.

63. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước nghiên cứu cải cách giáo dục để giảm tải cho học sinh nhất là ở bậc tiểu học để phù hợp với sức khỏe và khả năng nhận thức của các cháu. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải quản lý sát sao nội dung đào tạo cho học sinh ở các trường quốc tế tránh tình trạng buông lỏng quản lý như hiện nay.

Trả lời:

a) Về việc nghiên cứu cải cách giáo dục để giảm tải cho học sinh, nhất là ở bậc tiểu học

Thực hiện Luật Giáo dục và Nghị quyết 40/2000/QH10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành lần này đã bám sát mục tiêu giáo dục từng cấp qui định tại Luật Giáo dục, cơ bản đã thể hiện được quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết 40/2000/QH10, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên thực tế hiện nay, giáo dục phổ thông trong đó có cấp tiểu học có hiện tượng quá tải.

* Một số nguyên nhân có thể kể đến là:

- Đối với một bộ phận học sinh, trong đó có nhóm học sinh dân tộc thiểu số, học sinh sinh sống ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, gặp nhiều rào cản về Tiếng Việt, trình độ học lực yếu kém, không đáp ứng yêu cầu tối thiểu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Một số môn học, một số nội dung thực sự quá tải.

- Một số giáo viên chưa thấm nhuần Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thậm chí mong muốn học sinh phải học giỏi hơn nên đã vô tình làm cho nội dung dạy học trở nên khó hơn so với qui định của Chuẩn kiến thức, kĩ năng.



* Giải pháp khắc phục:

- Các nhà trường tiểu học chú trọng dạy học theo định hướng bám sát trình độ nhận thức của từng loại đối tượng học sinh; tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho những học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong học tập.

- Giảm tải ở một số nội dung của một số môn học, ví dụ điều chỉnh giảm tải nội dung dạy học môn thủ công, kĩ thuật.

- Hướng dẫn và giám sát thực hiện dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở Tiểu học.



Giải pháp lâu dài:

Trong Chương trình giáo dục phổ thông (cấp Tiểu học) giai đoạn sau 2015 sẽ thực hiện giảm tải triệt để, cụ thể là sẽ: Quán triệt quan điểm tích hợp và phối hợp liên môn trong xây dựng chương trình để những nội dung của các môn có quan hệ mật thiết với nhau thực sự hỗ trợ cho nhau; Trao quyền chủ động và chịu trách nhiệm cho cơ sở trong chỉ đạo, tổ chức dạy học, vận dụng linh hoạt theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.



b) Về việc quản lý sát sao nội dung đào tạo cho học sinh ở các trường quốc tế

Cuối năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng điều tra trên phạm vi toàn quốc các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có vốn đầu tư trong nước nhưng tổ chức giảng dạy chương trình của nước ngoài cho học sinh người nước ngoài và một bộ phận học sinh Việt Nam có nhu cầu.

Liên quan tới các trường mầm non, phổ thông mang tên quốc tế, kết quả điều tra cho thấy có nhiều loại trường quốc tế khác nhau, việc phân loại các trường quốc tế giúp ta thấy rõ hơn những loại trường nào được phép dạy chương trình của nước ngoài và được tiếp nhận học sinh Việt Nam vào học chương trình của nước ngoài và loại trường nào không được phép giảng dạy chương trình của nước ngoài.

Phân loại các loại trường quốc tế:

- Các trường phổ thông quốc tế do các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế thành lập, thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

Đây là những trường phổ thông quốc tế dành cho học sinh là người nước ngoài, giảng dạy theo chương trình của nước ngoài, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận với nguồn kinh phí hoạt động từ học phí của học sinh và hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các Chính phủ nước ngoài.

Loại trường phổ thông quốc tế này hiện có 09 trường đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó Đại sứ quán Pháp có 02 trường, Đại sứ quán Nhật bản có 02 trường, Đại sứ quán Hàn Quốc có 02 trường (01 trường tại Hà Nội và 01 trường tại TP Hồ Chí Minh). Ba trường còn lại là do Đại sứ quán Nga, Tổ chức UNDP và Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc thành lập.

Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy tại các trường của Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Bắc không có học sinh Việt Nam. Các trường còn lại có tiếp nhận học sinh Việt Nam, với các tỷ lệ khác nhau. Trước đây, đó là con, em của cán bộ ngoại giao hay cán bộ các cơ quan khác do tính chất công việc thường xuyên phải luân chuyển công tác ở Việt Nam và nước ngoài và gần đây có thêm là con em của một số gia đình có điều kiện với mục đích cho con, em họ được học tập trong điều kiện tốt hơn và đi du học nước ngoài.

- Các trường phổ thông quốc tế do các cá nhân, tổ chức nước ngoài thành lập căn cứ Luật Đầu tư, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06/3/2000 của Chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Đây là những trường phổ thông quốc tế dành cho học sinh là người nước ngoài, giảng dạy theo chương trình của nước ngoài, hoạt động vì mục đích lợi nhuận với nguồn kinh phí hoạt động từ học phí của học sinh.

Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06/3/2000 cho phép học sinh Việt Nam được vào học tại các trường trung học phổ thông quốc tế và quy định số học sinh này phải học thêm một số môn học bắt buộc trong chương trình của Việt Nam như ngữ văn, lịch sử Việt Nam song song với các môn học trong chương trình của nước ngoài.

Số lượng trường phổ thông quốc tế loại này hiện có 19 trường. Trong đó, ở Hà Nội có 4 trường, TP Hồ Chí Minh có 11 trường, Hải Phòng 2 trường, Bà Rịa-Vũng Tàu 01 trường và Huế 01 trường.

- Các trường phổ thông quốc tế thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam mang tên quốc tế, nhưng thực tế tổ chức giảng dạy ngoại ngữ tăng cường, song ngữ hay chương trình của nước ngoài.

Theo quy định của Luật Giáo dục, các trường mầm non, phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia (Điều 24 và Điều 29 Luật Giáo dục).

Việc các trường giảng dạy ngoại ngữ tăng cường hay song ngữ là việc làm cần khuyến khích. Trong đó, các lớp ngoại ngữ tăng cường được hiểu là những lớp có số giờ ngoại ngữ/tuần nhiều hơn quy chuẩn; các lớp song ngữ là những lớp có dạy một hoặc một số môn học bằng tiếng nước ngoài, bên cạnh các giờ học ngoại ngữ. Việc một số trường dịch sách giáo khoa của Việt Nam ra tiếng nước ngoài để dạy cho học sinh nằm trong trường hợp này.

Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành, nhất là tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đã xuất hiện một số trường mầm non, phổ thông Việt Nam tổ chức giảng dạy chương trình của nước ngoài cho học sinh Việt Nam bên cạnh chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Về việc này, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật. Sở GDĐT Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã thành lập Phòng Quản lý cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài nhằm tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến triển khai một số công việc sau đây:

- Tổng kết, đánh giá việc thí điểm cho phép các trường quốc tế đào tạo học sinh Việt Nam, sử dụng chương trình nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam để có ý kiến chỉ đạo thống nhất trong toàn ngành.

- Hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát các trường phổ thông quốc tế, kiên quyết xử lí các trường hợp vi phạm pháp luật.



64. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Chính phủ bãi bỏ thu phí xây dựng trường, bỏ thu phí dự thi, dự tuyển vào lớp 10 nhưng không bổ sung kinh phí để bù đắp. Đối với tỉnh Nghệ An, số thu này hàng năm khoảng 80 tỷ đồng và sử dụng vào kinh phí thi tuyển vào lớp 10, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất của các trường. Với điều kiện ngân sách sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã ổn định từ năm 2007 đến năm 2010 theo Quyết định số 151/2006/Q Đ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, số bổ sung hàng năm từ nguồn thu của địa phương còn gặp khó khăn, nguồn trái phiếu Chính phủ chủ tập trung vào một số trường và cho các nhiệm vụ được xác định (kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ giáo viên) địa phương không có nguồn bù đắp thiếu hụt chi do bãi bỏ các khoản thu này. Đề nghị Chính phủ xem xét để có giải pháp hỗ trợ.

Trả lời:

Bộ Tài chính đã có Công văn số 5706/BTC-CST về việc không thu phí dự thi, dự tuyển. Kinh phí bù đắp cho phần phí dự thi, dự tuyển sẽ được lấy từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách của địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.



65. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, đặc biệt là các chính sách ưu đãi giáo viên dạy học ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc; thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện bảo lưu phụ cấp đứng lớp trong thời hạn 3 năm cho nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục.

Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết số 35/2009/QH12 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai các công việc như sau:

- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2009 về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009 - 2010 và Quyết định số 1344/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2009 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên kịp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện ngay từ đầu năm học 2009 - 2010.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chi tiết thi hành Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 Quốc hội khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2009.

- Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 239/QĐ -TTg ngày 09 tháng 2 năm 2010.

- Trình Chính phủ Dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015, dự kiến ban hành trong tháng 4 năm 2010, chế độ học phí mới được thực hiện từ tháng 9 năm 2010.

- Trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp các Bộ, ngành có liên quan thực hiện Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2009, tiếp tục soạn thảo một số văn bản sau:

+ Nghị định của Chính phủ qui định chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp đứng lớp cho nhà giáo được diều động về làm công tác quản lý.

66. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Hiện nay một số em học sinh học bán trú không phải con em diện hộ nghèo không được hưởng chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, trong khi đó hộ cận nghèo và hộ nghèo ở miền núi thì không có khoảng cách xa về thu nhập. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc tham mưu cho Chính phủ bổ sung cho những học sinh không thuộc hộ nghèo ở các xã khó khăn phải đi học bán trú được hưởng chế độ chính sách như học sinh nghèo, để tránh tình trạng bỏ học xảy ra.

Trả lời:

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 và Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05/8/2009 sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ học sinh con hộ nghèo sinh sống trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung chính sách về hỗ trợ học tập đối với học sinh thuộc diện cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, để tạo điều kiện học tập cho các em.

67. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương dạy tiếng Chăm cho các em học sinh dân tộc Chăm ở cấp tiểu học còn các cấp học tiếp theo thì không được học. Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu xem xét tiếp tục dạy tiếng Chăm cho các em học sinh dân tộc Chăm ở các cấp học tiếp theo.

Trả lời:

Chương trình dạy tiếng Chăm cấp tiểu học đã được ban hành kèm theo Quyết định số 74/2008/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ không có chủ trương “không được học” tiếng Chăm ở các cấp học trên tiểu học.

Đến nay ở một số địa phương dạy tiếng Chăm không chỉ được triển khai ở cấp tiểu học mà ở các cấp học khác. Ví dụ ở Ninh Thuận đang áp dụng Chương trình dạy tiếng Chăm của tỉnh cho học sinh lớp 10, 11 tại trường Dân tộc nội trú tỉnh, ngoài ra tỉnh còn mở lớp dạy tiếng Chăm cho cán bộ làm công tác dân vận, công an, Kiểm sát...

Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất để dạy tiếng Chăm và một số tiếng dân tộc thiểu số khác ở các bậc học là thiếu đội ngũ giáo viên, thiếu tài liệu dạy học.



Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có văn bản phối hợp với một số tỉnh biên soạn các chương trình, sách giáo khoa chính thức để dạy tiếng Chăm và nhiều thứ tiếng dân tộc khác. Sau khi có hệ thống sách giáo khoa này, việc dạy tiếng Chăm và một số tiếng dân tộc khác sẽ được mở rộng.

68. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Hiện nay, hệ thống trường mẫu giáo, nhà trẻ công lập còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu, vì vậy ở các địa phương đã hình thành điểm trông, giữ trẻ tư nhân dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. Để hạn chế các trường hợp đáng tiếc này, đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có biện pháp quản lý loại hình cơ sở này.

Trả lời:

Trong những năm gần đây, hệ thống trường, lớp mầm non tư thục có xu hướng phát triển mạnh, đã góp phần thu hút trẻ mầm non trong độ tuổi đến trường, đáp ứng một phần nhu cầu gửi trẻ của các bậc phụ huynh trên địa bàn, góp phần giảm áp lực cho các trường mầm non công lập.

Để tăng cường công tác quản lý đối với các loại hình trường, lớp mầm non tư thục, ngày 25/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 41/2008/QĐ-GDĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. Sau khi ban hành Quy chế, Bộ đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn các địa phương triển khai, triệt để thực hiện phân cấp quản lý giáo dục mầm non theo Quy chế: Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định cho phép hoạt động và quản lý nhà nước về giáo dục đối với các trường mầm non tư thục; Ủy ban nhân dân xã, phường quyết định cho phép hoạt động và quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhóm, lớp mầm non tư thục; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế, tổ chức các hội thảo bàn biện pháp tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tư thục.

Để quản lý, chỉ đạo và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo thực hiện một số giải pháp sau:

- Ngành Giáo dục phối hợp với các ban ngành và các cơ quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển giáo dục mầm non, trong đó có giáo dục mầm non tư thục. Tăng cường công tác tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia mở trường, lớp mầm non; tạo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư như qui định thời gian làm thủ tục rõ ràng, nhanh chóng và không phiền hà khi thẩm định cấp phép thành lập trường, ưu đãi về thuế, đất, cho vay vốn xây dựng trường.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các địa phương khi qui hoạch xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp phải dành quĩ đất cho việc xây dựng trường và các cơ sở giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân.

- Các địa phương làm tốt công tác dự báo, điều tra trẻ lứa tuổi mầm non, đánh giá nhu cầu gửi trẻ của nhân dân để có phương án xây dựng trường, lớp, chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của các cơ sở giáo dục mầm non.

- Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, các trường Sư phạm mở các lớp đào tạo mới, đào tạo chuẩn hóa giáo viên, các lớp ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho nhân viên phục vụ, bảo mẫu của các trường mầm non tư thục.

- Đề nghị Uỷ ban nhân dân các cấp tăng cường chỉ đạo ngành Giáo dục phối hợp các ban ngành liên quan của địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương