UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 4.57 Mb.
trang53/60
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích4.57 Mb.
#16071
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   60

19. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Hiện nay có một số đối tượng là giáo viên trong thời gian kháng chiến chống Mỹ được cử đi công tác chiến trường B (Miền Nam) tham gia công tác giảng dạy văn hóa tại các vùng giải phóng nhưng chưa được hưởng chế độ ưu đãi. Đề nghị Bộ nghiên cứu có chế độ hợp lý.

Trả lời:

Kiến nghị của cử tri, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng các Bộ, ngành khác có cán bộ được cử đi công tác ở chiến trường B trong thời kỳ chống Mỹ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ để xem xét.



20. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm triển khai chương trình phổ cập Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1.

Trả lời:

Hiện nay để chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1, Bộ đã chỉ đạo theo các biện pháp sau:

- Phát triển mạng lưới giáo dục mầm non tại các vùng dân tộc thiểu số, huy động trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số ra lớp đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi

- Chỉ đạo thực hiện Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ dân tộc, văn hoá của địa phương, và trình độ giáo viên dạy trẻ vùng dân tộc thiểu số; giáo viên tăng cường giao tiếp bằng tiếng Việt với trẻ kết hợp với việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ để giải thích những từ ngữ, khái niệm khó.

- Chỉ đạo các địa phương biên soạn tài liệu tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện thực tế, bản sắc văn hóa dân tộc: lựa chọn những câu chuyện, bài thơ, bài hát, đồ dùng dạy học gần gũi với cuộc sống của trẻ, mang sắc thái văn hóa địa phương.

- Nghiên cứu thực hành phương pháp giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ do sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Đề án phổ cập mẫu giáo 5 tuổi được phê duyệt bởi Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/2/2010 của Thủ tướng đã xác định nhiệm vụ xây dựng chương trình tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một.



21. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tìm rõ nguyên nhân và có giải pháp xử lý việc điểm thi tốt nghiệp cấp III môn Văn của học sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp, đây là hiện tượng bất thường làm nhiều phụ huynh lo lắng.

Trả lời:

Hiện tượng học sinh một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) môn văn năm 2009 còn thấp có nhiều nguyên nhân:

- Về phía giáo viên: Một số giáo viên còn dạy học quá tải chưa bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình Ngữ văn THPT, chưa xác định trọng tâm trọng điểm trong cấu trúc chương trình, của từng bài, từng phần. Kiến thức giảng dạy và kiểm tra còn mang tính áp đặt, tạo cảm giác nặng nề; việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá của một số giáo viên chưa đồng bộ, còn rập khuôn, máy móc.

- Về phía học sinh: Nhiều học sinh chưa hứng thú với môn Ngữ văn, các em thường thiên về các môn khoa học tự nhiên để thi vào những ngành nào dễ kiếm việc làm. Môn Ngữ văn chỉ học để đối phó với thi tốt nghiệp. Nhiều học sinh học thuộc lòng, sao chép văn mẫu, bài mẫu; không phát huy được tư duy, tính sáng tạo.

- Điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất trường học còn nhiều thiếu thốn nên chưa có đầu tư các phương tiện hiện đại hỗ trợ dạy học.

Để từng bước nâng cao chất lượng dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo một số giải pháp cụ thể:

- Năm học 2009-2010 với chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục", Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học; vận động trong ngành giáo dục, trong vòng 2 năm bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc - chép” ở trung học cơ sở (THCS) và THPT. Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi tỉnh có 1 chương trình đổi mới phương pháp dạy học.

- Tổ chức Hội thảo Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý tại Cần Thơ vào tháng 04 năm 2009 để định hướng trong công tác quản lý, chỉ đạo dạy học của các sở GDĐT và các trường phổ thông.

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 01 năm 2010 về việc Hướng dẫn dạy học môn Ngữ văn theo chuẩn kiến thức kĩ năng, trao đổi về hướng giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong việc ôn tập tôt nghiệp THPT, nhất là những học sinh yếu kém. Các cơ sở giáo dục trung học của 13 tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long đã được trang bị Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng thông qua một số phương pháp và kĩ thuật tích cực, Phiếu bài tập...

Những giải pháp đó đã và sẽ góp phần quan trọng vào việc khắc phục những khó khăn, tồn tại mà cử tri đã nêu.



22. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa chương trình môn Tin học là môn chính từ cấp trung học phổ thông, có thể lựa chọn là môn thi tốt nghiệp luân phiên, bởi vì môn Tin học được coi là môn học chính từ lớp 10 trung học phổ thông.

Trả lời:

Hiện nay, môn Tin học ở Trung học phổ thông đã là môn học chính thức dạy trong chương trình chính khoá.

Hiện tại các điều kiện phục vụ cho việc dạy, học và thi của môn Tin học vẫn còn nhiều khó khăn và chưa đồng đều giữa các vùng nên chưa thể lựa chọn ngay là môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

23. Cử tri Phú Thọ kiến nghị: Hiện nay giáo viên cấp THCS và THPT phải làm thêm cả ngày thứ bảy nhưng không được hưởng phụ cấp làm thêm giờ, đề nghị Chính phủ xem xét quy định cho các đối tượng giáo viên này được hưởng phụ cấp làm thêm giờ, để đảm bảo công bằng với các ngành khác.

Trả lời:

Theo Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT/BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2009 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, việc tính tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên phổ thông (trong đó có giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông) căn cứ vào số giờ tiêu chuẩn và số giờ thực dạy trong tuần.

Căn cứ Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 36/1999/TT-BGD&ĐT ngày 27/9/1999 hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với ngành Giáo dục, trên nguyên tắc: Nhà giáo làm việc 40 giờ trong 5 ngày, việc bố trí nghỉ vào ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần chưa thể tiến hành đồng loạt, cần làm từng bước, có phương án riêng cho từng cấp học, bậc học. Giáo viên được trả phụ cấp, làm thêm giờ nếu dạy vượt số giờ trên chuẩn đã được quy định cho từng cấp học.

24. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có cơ chế chính sách đồng bộ trong việc chi trả chế độ cho cán bộ giáo viên, nâng mức phụ cấp ưu đãi từ 25% lên 45% . Quy định việc hướng dẫn, xem xét phong tặng các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú trong hệ thống các trường chính trị và chế độ đối với giáo viên đi thực tế.

Trả lời:

a) Kiến nghị Chính phủ có cơ chế chính sách đồng bộ trong việc chi trả chế độ cho cán bộ giáo viên, nâng mức phụ cấp ưu đãi từ 25% lên 45%

Căn cứ Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đã quy định cụ thể như sau:

- Nhà giáo dạy cao đẳng, đại học ở thành phố trực thuộc trung ương là 25%.

- Nhà giáo dạy trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề ở đồng bằng, thành phố là 30%.

- Nhà giáo dạy mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, trung học cơ sở, trung học phổ thông ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa là 35%.

- Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học) là 40%.

- Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng là 45%.

- Nhà giáo dạy mầm non, tiểu học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo là 50%.

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2006NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó quy định nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hưởng phụ cấp ưu đãi 50% và 70%.

Tại Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII ngày 19/6/2009 Quốc hội chấp thuận về phụ cấp thâm niên cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và bảo lưu phụ cấp đứng lớp 3 năm cho nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý giáo dục.

Việc cử tri kiến nghị Chính phủ có cơ chế chính sách “đồng bộ” trong việc chi trả chế độ cho cán bộ giáo viên, nâng mức phụ cấp ưu đãi từ 25% lên 45% là khó thực hiện vì vượt quá khả năng chi trả của ngân sách nhà nước và không thể hiện chính sách ưu tiên cho các nhà giáo công tác tại các vùng khó khăn, miền núi.

b) Về quy định việc hướng dẫn, xem xét phong tặng các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú trong hệ thống các trường Chính trị

Tại Mục I, Khoản 1, Điểm b, Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú quy định: Giáo viên, giảng viên thuộc các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thuộc đối tượng được xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

Về tiêu chuẩn tài năng sư phạm và công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được quy định cụ thể đối với các nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo và cán bộ quản lý. Đối với các trường Chính trị thì tùy thuộc vào cơ cấu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường để xác định tiêu chuẩn cho phù hợp (đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp). Ví dụ nhà giáo thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia thì xét như nhà giáo thuộc các đại học, học viện thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về quy trình và tuyến trình, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với các trường tại địa phương thực hiện xét chọn theo hội đồng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với các trường Trung ương trình theo tuyến các Bộ, ngành.



25. Cử tri Tp. Hải Phòng kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh, cân đối lại việc đào tạo đội ngũ giáo viên (như hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, giáo viên ra trường từ 5 năm đến 7 năm vẫn không có việc làm, hoặc nếu được đi dạy thì không có lương).

Trả lời:

Trên thực tế, theo các định mức quy định hiện hành, số lượng và cơ cấu giáo viên ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Theo kế hoạch, các trường sư phạm hàng năm vẫn phải đào tạo một số lượng giáo viên để đảm bảo đúng định mức và bù đắp số giáo viên nghỉ hưu hoặc vì lý do nào đó không đi dạy nữa. Số sinh viên các trường sư phạm hàng năm ra trường, nếu chấp nhận đến các vùng đang thiếu giáo viên thì sẽ có ngay việc làm và có lương.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên sau khi ra trường, không muốn đi xa; một phần do các chế độ chính sách của các địa phương chưa đủ thu hút họ đi đến vùng sâu, vùng xa để làm giáo viên.

Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các tỉnh/ TP xây dựng quy hoạch, phát triển giáo dục của địa phương để xác định nhu cầu đào tạo giáo viên trong nhiều năm tới, làm căn cứ cho việc xem xét và điều chỉnh kế hoạch đào tạo của các trường.



26. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Thông tư 71 quy định thời gian làm việc của giáo viên mầm non 8h/ngày, là không phù hợp với địa bàn Tây Nguyên, vì (1) giáo viên không có thời gian soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học; (2) trái với quy định một giáo viên mầm non chỉ dạy một lớp, trong khi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì các cháu chỉ học 1 buổi/ ngày.

Trả lời:

Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 (Thông tư liên tịch 71) của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập qui định chế độ làm việc của giáo viên mầm non 8h/ngày. Sau khi triển khai Thông tư liên tịch số 71, thực tế thấy nảy sinh vấn đề như Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai đã nêu.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xem xét để điều chỉnh, bổ sung Thông tư liên tịch 71 để giải quyết vấn đề bất cập, trong đó có việc quy định giáo viên mầm non phải dạy 8h/ngày. Bộ sẽ xem ý kiến góp ý của địa phương để hoàn thiện văn bản.

27. Cử tri các tỉnh Bình Phước, Kiên giang kiến nghị: Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/11/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, quy định mức hỗ trợ cho giáo viên dạy nghề là quá thấp, khó thu hút được giáo viên dạy nghề có trình độ chuyên môn giỏi. Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi cho phù hợp để thu hút được giáo viên giỏi.

Trả lời:

Việc quy định mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập theo quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ là phân theo sự phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn và công việc của nhà giáo. Với giáo viên dạy nghề được tính hưởng như giáo viên phổ thông. Cụ thể, theo Điều 2 của Quyết định trên:

- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã.

- Mức 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Như vậy, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề được tính hưởng như giáo viên phổ thông trên cùng địa bàn.Hiện nay chưa có cơ sở để tăng phụ cấp cho giáo viên dạy nghề cao hơn giáo viên phổ thông cùng địa bàn.

28. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị cho giáo viên mầm non dạy thêm lớp ghép được hưởng phụ cấp dạy lớp ghép như giáo viên ở bậc tiểu học, trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/TTLT ngày 27/7/1995 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép của ngành giáo dục và đào tạo.

Trả lời:

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 15/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 về phụ cấp dạy lớp ghép đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập. Lớp ghép ở bậc tiểu học được hiểu là ghép các trình độ (lớp) khác nhau. Một giáo viên tiểu học dạy lớp ghép phải dạy lớp có hai trình độ (lớp) trở lên. Giáo viên đó phải chuẩn bị giáo án cho các môn học của các lớp phải dạy trong lớp ghép đó.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin tiếp thu để xem xét kiến nghị của cử tri về vấn đề này ở bậc học mầm non có tổ chức dạy lớp ghép về độ tuổi.

29. Cử tri các tỉnh An Giang, Lai Châu, Quảng Nam, Điện Biên, Lai Châu kiến nghị: Vấn đề bức xúc hiện nay là cơ chế chính sách tiền lương cho cán bộ viên chức nhà nước nói chung, giáo viên nói riêng còn thấp, không phù hợp với giá cả thị trường; nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ cho những người có tài, lương cào bằng giữa người giỏi và người chưa giỏi. Từ đó, không tạo được động lực cho những người giỏi phát triển, phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh đó, môi trường làm việc chưa hấp dẫn, còn nhiều hạn chế: cơ sở vật chất yếu kém, trang thiết bị thiếu thốn, chưa tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với khoa học kỹ thuật hiện đại…Chính bởi nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên, bởi chúng ta không thu hút được họ đòi hỏi họ phải tìm những nơi khác tốt hơn, từ đó số lượng giảng viên ở các trường rất thiếu, do thiếu giáo viên bắt buộc họ phải dạy quá tải, chạy chương trình; từ đây chất lượng giảng dạy không được đảm bảo. Vì vậy, đề nghị Bộ xem xét lại chế độ tiền lương cho cán bộ viên chức nhà nước đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy, có chính sách đối với những người giỏi nhằm thu hút họ, tăng số lượng giáo viên giỏi ở các trường từ đó chất lượng giảng dạy cũng được cải thiện. Mặt khác, quy định phụ cấp giấy bút soạn thảo giáo án cho giáo viên là 5.000 đ/tháng đã không còn phù hợp với thị trường giá cả hiện nay, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương cải cách cho phù hợp.

Trả lời:

Nhà giáo là viên chức Nhà nước nên hưởng các chế độ, chính sách như các viên chức khác. Thể hiện sự quan tâm và thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, nhằm động viên, khuyến khích nhà giáo gắn bó với nghề, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách như miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm. Gần đây, ngày 25/11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, theo đó đã bổ sung Điều 81. Tiền lương:

Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.

Trong năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, giải quyết chế độ cho cán bộ công tác lâu năm cho ngành giáo dục.



30. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Bộ nghiên cứu cho ngành giáo dục được hưởng chế độ thâm niên nhằm khuyến khích giáo viên gắn bó với nghề, đồng thời có chế độ ưu đãi đối với giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy ở các trường chuyên.

Trả lời:

Chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đã được thực hiện từ năm 1988 nhưng đến tháng 11/1995 chế độ này đã bị bãi bỏ và thay thế bằng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp. Trên thực tế, phụ cấp đứng lớp chỉ thực hiện đối với những người trực tiếp giảng dạy, do đó dẫn đến tình trạng một số giáo viên giỏi không muốn về làm công tác quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục do thu nhập giảm và thiệt thòi lúc tính chế độ hưu trí.

Nhằm động viên, khuyến khích nhà giáo gắn bó với nghề, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (Quốc hội đã thông qua ngày 25/11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII) đã bổ sung Điều 81, trong đó quy định: “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”. Việc sửa đổi, bổ sung này thống nhất với Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

Trong năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, giải quyết chế độ cho cán bộ công tác lâu năm cho ngành giáo dục.



31. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Đề nghị Bộ có chính sách khuyến khích về hưu sớm và hỗ trợ 1 lần để chuyển đổi nghề nghiệp, nhằm thu hút đội ngũ giáo viên trẻ có năng lực, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hiện nay, lực lượng này chiếm tỷ lệ khá lớn trong biên chế sự nghiệp giáo dục.

Trả lời:

Tuổi nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động nói chung và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nói riêng đã được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006. Về thời điểm nghỉ hưu, thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu được quy định tại Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ. Chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức được quy định tại Nghị định số 54/2005/NĐ-CP, ngày 19/4/2005 của Chính phủ. Căn cứ quy định của pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chấp hành, không có chức năng ban hành các văn bản quy định về “chính sách khuyến khích về hưu sớm và hỗ trợ 1 lần để chuyển đổi nghề nghiệp” như ý kiến cử tri.

Hiện nay, để tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”, một trong những giải pháp Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các Bộ, ngành để chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, những giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của vị trí công việc đang đảm nhận nhưng không có vị trí công tác khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại được để chuẩn hoá về chuyên môn; Những người không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong hai năm liền kề gần đây do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu hoặc sức khoẻ không bảo đảm hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật kém nhưng chưa đến mức buộc phải thôi việc theo đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được xem xét giải quyết hưởng các chính sách tinh giản biên chế theo quy định, gồm: Chính sách đối với những người về hưu trước tuổi; Chính sách đối với những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước; Chính sách đối với những người thôi việc.

32. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị Chính phủ điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non vì do tính chất đặc thù của công việc nên khó khăn trong thực hiện công việc khi ở độ tuổi từ 50 trở lên.

Trả lời:

Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên được hưởng lương hưu. Trường hợp người lao động được nghỉ công tác hưởng lương hưu ở độ tuổi thấp hơn, cụ thể, nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Đối chiếu quy định trên, giáo viên mầm non không thuộc đối tượng làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Chỉ có thể áp dụng tuổi nghỉ hưu thấp hơn bình thường với trường hợp ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Thực tế hiện nay, một số cơ sở giáo dục mầm non đã chuyển đổi việc làm cho giáo viên cao tuổi (không còn khả năng đứng lớp) như: làm cô nuôi, làm các công tác dịch vụ và các công việc khác… đây cũng là cách để giúp giáo viên mầm non công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao trong độ tuổi lao động đã được Luật quy định.



33. Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: Đề nghị có chế độ ngoài trời cho giáo viên tiểu học dạy bộ môn giáo dục thể chất ở bậc học này.

Trả lời:

Chế độ ngoài trời cho giáo viên giáo viên giáo dục thể chất được thực hiện theo Thông tư số 1-TT/LB ngày 10/1/1990 của liên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng cục Thể dục thể thao về một số chế độ đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên thể dục, thể thao.



Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương