UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII


Cử tri các tỉnh Lào Cai, Thái Bình, Bắc Kạn kiến nghị



tải về 4.57 Mb.
trang54/60
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích4.57 Mb.
#16071
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   60

34. Cử tri các tỉnh Lào Cai, Thái Bình, Bắc Kạn kiến nghị: Hiện nay rất đông sinh viên phải đi thuê nhà ở, trong đó có nhiều em là con gia đình nghèo, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chính sách xây dựng ký túc xá cho sinh viên để giảm bớt khó khăn cho gia đình thuộc diện nghèo có con đi học cao đẳng, đại học .

Trả lời:

Những năm qua, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có nhiều khó khăn về chỗ ở. Để giải quyết vấn đề này, ngày 20/4/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê (Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009). Tại Khoản 4, Điều 10 của Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình và kế hoạch hàng năm đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên giai đoạn 2009-2015. Trong năm 2009-2010, Chính phủ dành khoảng 8.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên.

Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng để bố trí kinh phí xây dựng ký túc xá cho sinh viên ở các tỉnh Thái Bình, Lào Cai và Bắc Kạn như sau:

Năm 2009: đầu tư cho tỉnh Thái Bình 37 tỷ đồng để thực hiện dự án “Cụm nhà ở sinh viên thành phố Thái Bình khu I” và “Cụm nhà ở sinh viên thành phố Thái Bình khu II” (theo Quyết định số 1308/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Theo báo cáo số 98/BC-BXD ngày 17/12/2009 của Bộ Xây dựng, năm 2010 dự kiến:

- Bố trí 43 tỷ đồng cho tỉnh Thái Bình để hoàn thành 02 dự án đã đầu tư năm 2009. Khi dự án hoàn thành sẽ giải quyết được chỗ ở cho 3200 sinh viên.

- Bố trí 36 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để thực hiện dự án “Khu nhà ở sinh viên tỉnh Lào Cai”. Dự án hoàn thành trong năm 2010 và giải quyết được chỗ ở cho 1440 sinh viên.

- Bố trí 24 tỷ đồng cho tỉnh Bắc Kạn để thực hiện 02 dự án “Khu nhà ở sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Kạn” và “Khu nhà ở sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn”. 02 dự án hoàn thành trong năm 2010 và giải quyết được chỗ ở cho 960 sinh viên.

Kế hoạch những năm tiếp theo: để tiếp tục đáp ứng nhu cầu ký túc xá cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề tại các địa phương, đề nghị địa phương chủ động xây dựng và báo cáo nhu cầu đầu tư gửi Bộ Xây dựng tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư giai đoạn 2011-2015 để đáp ứng nhu cầu thực tế của tỉnh.

35. Cử tri các tỉnh Bắc Kạn, Ninh Thuận, Hà Nam, Kiên Giang, Bắc Giang, Khánh Hoà, Yên Bái, Quảng Nam kiến nghị: Trái phiếu Chính phủ đầu tư cho chương trình kiên cố hóa trường, lớp học chỉ đầu tư cho việc xây dựng trường, lớp học mà không tính đến việc xây dựng các công trình phụ như nhà vệ sinh, hệ thống nước, tường rào, trụ cờ…Phần lớn các địa phương nghèo không có kinh phí bổ sung các hạng mục này. Do đó trường lớp được xây dựng mới nhưng thiếu đồng bộ, không bảo đảm yêu cầu môi trường sư phạm, đề nghị Chính phủ cần tập trung đầu tư đồng bộ, hoàn thiện toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để các trường được đầu tư đảm bảo về cơ sở vật chất để đủ điều kiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, ban hành chính sách khuyến khích thiết thực, thu hút đội ngũ giáo viên dạy giỏi về vùng sâu, vùng xa, để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ của học sinh các vùng.

Trả lời:

a, Trái phiếu Chính phủ đầu tư cho chương trình kiên cố hóa trường, lớp học chỉ đầu tư cho việc xây dựng trường, lớp học:

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 33 Luật Ngân sách Nhà nước: “Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội do địa phương quản lý”.

Như vậy, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và là nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương hàng năm.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện và giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất các trường học, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012. Đề án được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn: Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương (vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản cho giáo dục đào tạo trong cân đối ngân sách địa phương hàng năm, nguồn thu xổ số kiến thiết của các địa phương) và các nguồn vốn huy động khác trong xã hội cùng tham gia thực hiện Đề án. Trong đó, nguồn vốn Trung ương (trái phiếu Chính phủ) chỉ là hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án.

Mục tiêu Đề án là “Xóa bỏ phòng học 3 ca, phòng học tạm thời các loại (bao gồm: các phòng học tranh tre, nứa lá, các phòng học xây dựng tạm bằng các loại vật liệu khác nhau, các phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp nặng, cần xây dựng lại)”. Việc đầu tư cơ sở vật chất các trường học đủ điều kiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đồng bộ với các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, hệ thống nước, tường rào… để đáp ứng nhu cầu thực tế của các trường do các địa phương chủ động bố trí, lồng ghép từ nguồn vốn chi xây dựng cơ bản tập trung cho giáo dục hàng năm, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án khác, đồng thời huy động các nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện.

b, Về việc ban hành chính sách khuyến khích thiết thực, thu hút đội ngũ giáo viên dạy giỏi về vùng sâu, vùng xa:

Khuyến khích, thu hút đội ngũ nhà giáo giỏi, có trình độ về công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm giảm khoảng cách về giáo dục giữa vùng thuận lợi và khó khăn luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được thực hiện theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC của Liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, trong đó đã điều chỉnh nâng mức một số khoản trợ cấp và giải quyết những vướng mắc trong quy định trước đây.

Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã trình UBND tỉnh/thành phố ban hành theo thẩm quyền các quy định cụ thể để thực hiện luân chuyển giáo viên giữa các trường trực thuộc, giữa các trường trong từng huyện, quận, thị xã. Nhờ thực hiện chính sách luân chuyển, nhiều địa phương đã khắc phục được tình trạng không đồng đều, thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa tạo sự công bằng trong bố trí công tác, điều chỉnh sự mất cân đối và thực hiện việc tăng cường chất lượng giáo viên cho những vùng khó khăn.

Việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên đã được quan tâm đặc biệt trong đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg và đã được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 46/2008/TT-BTC. Đây là một bước đột phá quan trọng nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn về nhà ở cho giáo viên.



36. Cử tri các tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên kiến nghị: Xuất đầu tư hỗ trợ chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2008-2012 với xuất đầu tư 188 triệu đồng/phòng là thấp hơn so với thực đầu tư (<260 triệu đồng/phòng), đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và đảm bảo 100% kinh phí đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách.

Trả lời:

Thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 7602/BGDĐT-CSVCTBĐCTE ngày 20/8/2008; Công văn số 11936/BGDĐT-CSVCTBĐCTE ngày 31/12/2008 hướng dẫn các địa phương: “Trong khi lập dự án và thiết kế, các địa phương cần quán triệt yêu cầu của Đề án là các công trình phòng học, nhà công vụ giáo viên phải được xây dựng kiên cố, bền vững và theo đơn giá xây dựng hiện hành của địa phương; các cấp có thẩm quyền phê duyệt cần phê duyệt từng dự án, làm căn cứ để huy động vốn và bố trí vốn đầu tư, lựa chọn nhà thầu; không được tính giá xây dựng phòng học theo suất đầu tư và giảm cấp công trình”.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, do giá cả tăng cao, một số địa phương báo cáo khó có thể hoàn thành các công trình đã được duyệt. Để tháo gỡ khó khăn của địa phương, tại Hội nghị sơ kết ngày 25/9/2009 sơ kết triển khai Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên tổ chức qua mạng tin học truyền hình tại trụ sở Văn phòng Chính phủ và trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có kết luận (Thông báo số 310/TB-VPCP ngày 15/10/2009 của Văn phòng Chính phủ): “Căn cứ kế hoạch danh mục công trình đã được phê duyệt, trên cơ sở tổng số vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ thực hiện Đề án cả giai đoạn 2008-2012, các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại danh mục theo thứ tự ưu tiên quy định trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với tổng mức vốn được phân bổ cho cả giai đoạn”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát, tổng hợp danh mục dự án công trình cần bổ sung (kể cả dự án, công trình chưa hoàn thành của giai đoạn trước), báo cáo đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét tiếp tục bố trí vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện tiếp giai đoạn 2012-2015.



37. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Nhà nước đã có chủ trương hiện đại hóa, đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục, năm học 2008-2009 được coi là năm ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Tuy nhiên, trang thiết bị dạy học tại các trường còn hết sức khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy (mỗi trường hợp chỉ được đầu tư từ 1-2 đèn chiếu đa năng). Để nâng cao chất lượng giáo dục, đề nghị tăng cường đầu tư trang thiết bị, đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học.

Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì triển khai công tác thiết bị dạy học phục đổi mới phương pháp dạy học, góp phần tích cực phục vụ đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông.

Các trường phổ thông và các Trung tâm giáo dục thường xuyên trong cả nước đã được trang bị thiết bị dạy học ở tất cả các môn học theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đảm bảo đáp ứng yêu cầu tối thiểu trong dạy học theo chương trình đổi mới. Ngoài những thiết bị dạy học tối thiểu được quy định trong Danh mục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở để mua sắm thêm các thiết bị dạy học ngoài Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu bằng mọi nguồn vốn, nhằm từng bước hiện đại hoá thiết bị phục vụ dạy học.

Ngày 01 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính Phủ đã ra Quyết định số 698/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Đây là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm và đầu tư. Năm học 2008-2009 là năm ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu được thực hiện bằng ngân sách nhà nước và thông qua các Dự án ODA có cấu phần công nghệ thông tin. Việc đầu tư công nghệ thông tin cho công tác dạy và học đã được thực hiện qua việc đầu tư trang thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đối với các lớp có học môn Tin học thì việc đầu tư thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo đủ thiết bị tối thiểu cho việc dạy và học trên lớp. Quá trình thực hiện việc mua sắm thiết bị công nghệ thông tin cho các trường học do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (là chủ quản đầu tư) chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

Thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho hơn 5.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên của 35 Sở Giáo dục và Đào tạo; ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Intel triển khai Chương trình giáo dục điện tử; phối hợp với Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel tài trợ miễn phí việc kết nối Internet băng thông rộng, thiết bị kết nối và thuê bao hàng tháng tới tất cả các trường phổ thông, mầm non, các phòng giáo dục và đào tạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục cộng đồng (giá trị hỗ trợ khoảng 330 tỷ/năm). Đến nay, có khoảng 25.000 trường phổ thông và mầm non (chiếm 64%) trong tổng số 39.000 trường được kết nối và sử dụng Internet miễn phí. Với thành tựu này Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới sẽ nối mạng và cho truy cập Internet miễn phí cho tất cả các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

Bộ cũng đã triển khai hệ thống phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu cho các trường phổ thông của 35 tỉnh, thành; cung cấp cho toàn ngành các phần mềm quản lý học sinh; xây dựng hệ thống họp và đào tạo qua mạng; phát động cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e-Learning trên phạm vi toàn quốc. Bộ đã thực hiện đề án các trường tham gia xây dựng thư viện giáo trình điện tử dùng chung, đến nay đã có trên 1.100 giáo trình trên mạng để giảng viên và sinh viên sử dụng, đã có trên 13 triệu lượt người truy cập.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đã góp phần đáng kể trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin đội ngũ giáo viên các cấp học đã thiết kế các bài giảng điện tử, giáo trình điện tử, phần mềm mô phỏng giúp cho học sinh tiếp thu bài giảng sâu sắc hơn. Nhiều cuộc thi về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, cấp cơ sở và đã tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên, để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố. Việc mua sắm trang thiết bị đầu tư cho các đơn vị cơ sở giáo dục mới chỉ là điều kiện cần và còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện quan trọng khác như nhận thức của đội cán bộ ngũ quản lý giáo dục và năng lực công nghệ thông tin của giáo viên. Qua thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, một số cơ sở giáo dục được trang bị thiết bị công nghệ thông tin nhưng chưa khai thác sử dụng một cách hiệu quả, gây lãng phí về đầu tư.

38. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ hơn nữa cho việc tu sửa chùa Khmer, xây dựng trường học trong chùa vì chùa là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Khmer.

Trả lời:

Theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách, ngành Giáo dục không có trách nhiệm với việc tu sửa Chùa. Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ghi nhận và sẽ cùng các địa phương có lớp học trong chùa nghiên cứu vấn đề này.



39. Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng đầu tư kinh phí xây dựng nhà ở học sinh nội trú dân nuôi; đầu tư kinh phí xây dựng công trình cấp nước, sinh hoạt hợp vệ sinh cho các trường học, tập trung vốn đầu tư nhà công vụ cho giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn trong thời gian ngắn.

Trả lời:

a, Về đầu tư kinh phí xây dựng nhà nội trú dân nuôi, công trình cấp nước, sinh hoạt hợp vệ sinh cho các trường học:

Trong những năm trở lại đây, điều kiện học tập của học sinh đã được cải thiện hơn nhiều so với những năm trước đây đặc biệt về môi trường học tập và sinh hoạt. Nhiều công trình cấp nước sạch cho các cơ sở giáo dục từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đã được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn như Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo giai đoạn 1 (2001-2005) và giai đoạn 2 (2008-2010), Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 (63 tỉnh, thành phố trong cả nước), Dự án hỗ trợ phát triển chính thức ODA (Dự án Phát triển Giáo dục Trung học cơ sở giai đoạn 2 (2005-2011) đã xây dựng được 150 hệ thống cấp nước sạch cho 150 trường trung học cơ sở thuộc 28 tỉnh trong phạm vi của Dự án với mức đầu tư khoảng 27 tỷ đồng), và các nguồn vốn khác của địa phương. Hiện nay nhiều Dự án, Đề án về củng cố và phát triển hệ thống các trường học phổ thông đang được xây dựng cũng đã chú trọng đến đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch.



b, Về nhà công vụ cho giáo viên:

Nhằm giải quyết vấn đề nhà công vụ cho giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông, đặc biệt là giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các xã nghèo ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung, vùng hay ngập lũ, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương khác, Thủ tướng Chính đã phê duyệt Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 (tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008). Theo Đề án được phê duyệt, diện tích nhà công vụ cho giáo viên dự kiến xây dựng khoảng 1,6 triệu m2 với số vốn đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng. Hiện nay, Đề án đang được triển khai đồng bộ trong tất cả các địa phương theo danh mục đã được Chính phủ phê duyệt.

Kết quả xây dựng nhà công vụ cho giáo viên năm 2008-2009: Số phòng công vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 7.436 phòng (đạt 36% so với kế hoạch); Số phòng công vụ đang xây dựng là 5.785 phòng (đạt 28%); Số phòng công vụ đang làm thủ tục là 7.379 phòng (đạt 36%).

Bên cạnh Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 đã được nêu trên, Dự án Phát triển Giáo dục Trung học cơ sở giai đoạn 2 (2005-2011) (nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á) đã đầu tư xây dựng 362 phòng ở cho giáo viên của 137 trường Trung học cơ sở ở những vùng đặc biệt khó khăn (các xã miền núi), với tổng kinh phí đầu tư khoảng 37 tỷ đồng. Đến nay, tất cả 362 phòng ở cho giáo viên của Dự án đã đi vào giai đoạn nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng.

Ngoài các nguồn ngân sách nhà nước cấp cho địa phương, còn có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhà hảo tâm để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, trong đó có nhà ở công vụ cho giáo viên. Hưởng ứng cuộc vận động ”Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa” với mục tiêu chính là xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn giáo dục Việt Nam phát động, đến nay đã huy động được 124,24 tỷ đồng, xây dựng mới 1.270 nhà ở công vụ, hơn 3 vạn giáo viên đã có nơi ở mới.

40. Cử tri các tỉnh Quảng Nam, Hoà Bình kiến nghị: Cần hạn chế việc đào tạo cử tuyển, tăng cường chính sách hỗ trợ cho đối tượng là con em đồng bào dân tộc thiểu số học tại các trường cao đẳng, đại học và trường dạy nghề thì sẽ hiệu quả hơn, vì đối tượng này đông đảo và có học lực khá hơn, có ý chí vượt khó vươn lên, nhưng hiện nay họ gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, không được chính sách hỗ trợ.

Trả lời:

a) Về thực hiện chính sách cử tuyển:

Hiện nay, học sinh sinh viên hệ cử tuyển thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 9 năm 2007; các em thuộc diện địa phương cử đi học theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2006. Việc tuyển chọn học sinh, sinh viên hệ cử tuyển được thực hiện theo quy trình của Hội đồng tuyển sinh của tỉnh đảm bảo nguyên tắc quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGD&ĐT-BLĐ-TB&XH-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 của Liên Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Uỷ ban Dân tộc. Chính sách cử tuyển nhằm tuyển sinh không qua thi tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.



b) Chính sách ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số:

- Trợ cấp xã hội: theo quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg, Thông tư Liên tịch số 53/1998/TTLT/BGD&ĐT-BLĐTB&XH-BTC; Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học hệ chính quy, tập trung tại các trường đào tạo công lập hưởng mức 140.000 đồng/người/tháng.

- Học bổng chính sách: Theo quy định tại Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và dự bị đại học hưởng mức học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu hiện hành (tương đương 520.000 đồng/người/tháng).

- Miễn, giảm học phí: theo quy định tại Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 miễn học phí cho học sinh thuộc đối tượng tuyển chọn ở các trường dự bị đại học dân tộc, trường phổ thông dân tộc nội trú....

Chính sách cử tuyển được coi là chính sách ưu đãi của nhà nước ta đối với các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các vùng dân tộc; xoá dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, thành phố, nâng cao dân trí tạo điều kiện cho kinh tế và xã hội vùng phát triển. Do vậy, chế độ cử tuyển cần được thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP vì số lượng học sinh, sinh viên cử tuyển được căn cứ từ nhu cầu của địa phương, kinh phí đào tạo do địa phương chi trả. Quan tâm và thực hiện tốt chính sách cử tuyển cũng được coi là tăng cường chính sách hỗ trợ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các ngành xây dựng chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên là con các hộ nghèo thuộc các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học tại các trường đào tạo cần tăng cường chính sách hỗ trợ (hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại; mức hỗ trợ: 140.000 đồng/người/tháng x số tháng thực học). Lý do: mức hỗ trợ cần căn cứ vào mức sống tối thiểu, không căn cứ vào mức lương tối thiểu, phù hợp với mặt bằng chung về chính sách hỗ trợ so với các đối tượng được hỗ trợ tại Quyết định số 112/QĐ-TTg và Quyết định số 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

41. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Tiếp tục mở rộng hệ thống trường dự bị đại học để thu hút con em vùng cao theo học trước khi cử tuyển và thi vào đại học nhằm đảm bảo mặt bằng đầu vào, từng bước giải quyết thực trạng thiếu đội ngũ tri thức của các tỉnh vùng cao, miền núi.

Trả lời:

Hiện nay, cả nước có 5 trường đào tạo Dự bị Đại học dân tộc Trung ương thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đóng tại: Việt Trì-Phú Thọ, Thái Nguyên, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nha Trang (Khánh Hòa) và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn 4 Khoa dự bị thuộc trường đại học Tây Bắc (Sơn La), Trường đại học Lâm nghiệp (Hòa Bình), Trường đại học Tây Nguyên (Đắc Lắc), Trường đại học Cần Thơ (TP Cần Thơ) và 2 Trường đại học An Giang (An Giang), Trường đại học Trà Vinh (Trà Vinh) có lớp dự bị. Mạng lưới các trường này đã được trải đều cho các vùng, đặc biệt là vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các trường này đã được Nhà nước đầu tư để đáp ứng được quy mô tạo nguồn đào tạo nhân lực cho các dân tộc. Mạng lưới các trường dự bị hiện nay là phù hợp. Quy mô đào tạo của các trường này còn khả năng tiếp nhận thêm học sinh, do đó chưa cần thiết phải mở rộng hệ thống các trường dự bị.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự bị hàng năm đã tăng từ 1.000 chỉ tiêu (năm 2003) lên 4.000 chỉ tiêu (năm 2010).

42. Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Một số địa phương đang hưởng chính sách 135 đề nghị Chính phủ có cơ chế tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số được học tập văn hóa và học nghề (xây dựng trường dân tộc nội trú cho cả cấp THCS và THPT; xây dựng trường dự bị đại học khu vực để các em có điều kiện củng cố kiến thức trước khi vào học đại học, bảo đảm kinh phí để các em có điều kiện theo học vì hiện nay gia đình các em rất khó khăn không thể có tiền cho các em ăn, học).


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương