UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII


Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân về thủ tục hành chính trong các giao dịch



tải về 4.57 Mb.
trang14/60
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích4.57 Mb.
#16071
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   60

3. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân về thủ tục hành chính trong các giao dịch

Những năm gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân và doanh nghiệp. Với sự chỉ đạo sâu sát và quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các hoạt động cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các giao dịch như:

- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết các thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính, quy chế làm việc của các cơ quan hành chính để người dân biết, thực hiện và giám sát;

- Thái độ làm việc, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc giải quyết các thủ tục cho tổ chức và công dân được cải thiện;

- Triển khai việc thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2007 – 2010 (Đề án 30), các bộ, ngành và địa phương đã tiến hành thống kê được hơn 5700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền trong cả nước với gần 9.000 văn bản quy định thủ tục hành chính và trên 100.000 biểu mẫu thống kê. Đề án đang triển khai ở giai đoạn quan trọng nhất - giai đoạn rà soát thủ tục hành chính. Thực hiện giai đoạn này không chỉ là việc của cơ quan nhà nước mà còn huy động toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình rà soát, coi đây vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm kiến nghị loại bỏ các thủ tục không cần thiết, không hợp lý. Đến nay đã hoàn thành việc rà soát 256 thủ tục hành chính được ưu tiên rà soát trước để trình Chính phủ. Toàn bộ các thủ tục hành chính còn lại sẽ hoàn thành vào cuối tháng 3/2010.

Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được các kết quả khả quan, nhưng công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn tồn tại, hạn chế như: vẫn còn tại nhiều quy định, những giấy phép bất hợp lý; thủ tục vẫn còn nhiều phức tạp, không rõ, không nhất quán; việc áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn những bất cập do hệ thống thông tin của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chưa hoàn chỉnh; quy chế làm việc, phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân vẫn còn phiền hà….

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân trong các giao dịch cần  đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 30 để thống nhất công bố công khai các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tiến tới mở rộng việc giải quyết các thủ tục hành chính qua mạng điện tử, nâng cao năng lực, trình độ giải quyết công việc của cán bộ công chức, tăng cường đầu tư cho việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông...

89. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát các quy định hiện hành để đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, tăng cường bồi dưỡng giáo dục đạo đức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức, xử lý nghiêm khắc đối với cán bộ quan liêu,sách nhiễu dân, giảm bớt việc họp hành quá nhiều gây tốn kém, lãng phí.

Trả lời: (tại Công văn số 671/BNV-CCVC ngày 12/3/2010 của Bộ Nội vụ)

1. Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật với mục tiêu khắc phục và đẩy lùi tình trạng tham nhũng; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức, viên chức và của mỗi công dân về công tác phòng, chống tham nhũng. Trong thời gian tới, để tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, Chính phủ tập trung kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động của các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật. Công bố công khai kết quả xử lý các vụ việc tham nhũng. Thực hiện công khai thu nhập và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức theo quy định để phòng ngừa tham nhũng. Phát huy vai trò của nhân dân và các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

2. Chính phủ sẽ đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể về cải cách hành chính, ổn định tổ chức của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp mạnh cho cấp dưới đi đôi với việc tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên, nâng cao năng lực điều hành thực hiện của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

3. Giai đoạn 1 của Đề án 30 về đơn giản hoá thủ tục hành chính đã tổng hợp và công bố công khai hơn 5000 thủ tục hành chính với hơn 7000 văn bản trong toàn bộ hệ thống hành chính từ Trung ương tới cơ sở. Mục tiêu trong giai đoạn 2 là đơn giản hoá tối thiểu 30% các quy định về thủ tục hành chính, thông qua đó tạo được bước chuyển thực sự về chất trong mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính với người dân và tổ chức trong giải quyết công việc theo thẩm quyền của cơ quan hành chính các cấp.

4. Thực hiện các quy định của Luật Cán bộ, công chức, hiện nay, Chính phủ đang khẩn trương chỉ đạo xây dựng, xem xét và ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật để nhanh chóng đưa Luật vào cuộc sống, thông qua đó tiếp tục góp phần nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong cả nước và xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu dân.

5. Thực hiện các quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng các chương trình hành động cụ thể, trong đó có có nội dung là giảm bớt và dần đến là loại bỏ các cuộc họp mà nội dung không thực sự cần thiết để tiết kiệm chí phí và thời gian.



90. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Cử tri phản ánh việc bố trí sắp xếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng ở địa phương là không hợp lý vì việc tập trung ở một đầu mối vừa làm vừa chống là không hiệu quả.

Trả lời: (tại Công văn số 666/BNV-CCVC ngày 12/3/2010 của Bộ Nội vụ)

Bộ Nội vụ xin ghi nhận ý kiến và sẽ trao đổi với Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng để trình với cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét vấn đề này.



91. Cử tri TP Đà Nẵng kiến nghị: Trước đây Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; ngày 20/4/2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Nghị định 79 đã hết hiệu lực thi hành). Cử tri đề nghị cần có định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân, tăng cường dân chủ ở cơ sở.

Trả lời: (tại Công văn số 834/BNV-CQĐP ngày 24/3/2010 của Bộ Nội vụ)

Theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Thông tư liên tịch giữa Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh, đã quy định định kỳ hàng năm các cấp chính quyền địa phương đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Qua kiểm tra và tổng hợp báo cáo từ các địa phương, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở các địa phương đã thực hiện việc định kỳ đánh giá sơ kết, tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp và tình hình thực hiện Pháp lệnh trên địa bàn, rút kinh nghiệm các bước triển khai thực hiện, đồng thời đề ra các phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Quy chế dân chủ theo định kỳ sáu tháng và hàng năm.

Năm 2004, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương và các bộ, ngành Trung ương cũng đã tiến hành tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Năm 2009, 63 tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành Trung ương đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở tất cả các loại hình cơ sở. Báo cáo tổng kết đã đánh giá toàn diện các mặt tích cực, ưu điểm, nhược điểm của quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ khi có Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ Chính trị, đồng thời đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt dân chủ ở tất cả các loại hình cơ sở trong những năm tiếp theo với mục tiêu tiếp tục mở rộng dân chủ trực tiêp, nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, tích cực chỉ đạo và nâng cao hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong việc triển khai có hiệu quả Quy chế dân chủ ở tất cả các loại hình cơ sở nói chung, ở xã, phường, thị trấn nói riêng. Trong phần phương hướng và nhiệm vụ thời gian tới, Báo cáo chỉ rõ ‘‘Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản về thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình, các lĩnh vực mới chưa có quy chế; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định không còn phù hợp; nâng cao hiệu quả, hiệu lực tổ chức thực hiện các quy chế, quy định, quy trình thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch ở cơ sở. Tổ chức thực hiện có hiệu quả và định kỳ (6 tháng, 1 năm) sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế, quy định, quy trình về thực hành dân chủ ở cơ sở; quy ước, hương ước ở thôn, tổ dân phố.’’; ‘‘Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân; tăng cường vai trò giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Xây dựng quy chế cụ thể để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội tham gia trực tiếp vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.’’.

92. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét lại việc chỉ có một số cơ quan Nhà nước làm việc vào ngày thứ bảy, trong khi nhiều cơ quan khác cũng cần thiết nhưng được nghỉ ngày thứ bảy. Yếu tố pháp lý vấn đề này đúng sai thế nào? Cử tri yêu cầu đã bố trí cho một số cơ quan làm việc ngày thứ bảy thì nên bố trí tất cả cơ quan Nhà nước đều làm việc ngày thứ bảy như nhau.

Trả lời: (tại Công văn số 669/BNV-CCVC ngày 12/3/2010 của Bộ Nội vụ)

Ngày 12/02/2010, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2010/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 127/2007/Q§-TTg ngày 01/08/2007 quy định về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Theo quy định tại Điều 1 của Quyết định nêu trên thì: "Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định về làm việc ngày thứ bảy hàng tuần đối với các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị được tổ chức thống nhất ở Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về làm việc ngày thứ bảy hàng tuần đối với các cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý".



93. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Việc thực hiện chính sách tái định cư Thuỷ điện Sơn La mới chỉ chú trọng tới chế độ hỗ trợ đối với các hộ dân tái định cư vùng lòng hồ, chưa quan tâm tới các hộ dân tái định cư sở tại (bị thu hồi đất để bố trí tái định cư cho các hộ vùng lòng hồ); diện tích đất bố trí tái định cư quá thấp; chưa có phương án chuyển đổi nghề cho các hộ tái định cư. Đề nghị có chính sách, chế độ phù hợp đối với các hộ tái định cư sở tại và phương án chuyển đổi nghề cho các hộ tái định cư.

Trả lời (Tại Công văn số 129/BNN-KTHT ngày 13/1/2010)

- Các hộ dân sở tại bị thu hồi đất để bố trí tái định cư cho các hộ vùng lòng hồ khi thực hiện chính sách tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, ngoài số tiền đền bù đất và tài sản trên đất được chi trả khi nhà nước tiến hành thu hồi đất theo quy định hiện hành, còn được hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình: điện sinh hoạt, nước sinh hoạt theo quy định tại Quyết định số 31/2008/QĐ-TTg ngày 25/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, các hộ sở tại còn được hưởng lợi từ các công trình hạ tầng xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng tại các khu, điểm tái định cư như: giao thông, thủy lợi, trường học ...;

- Diện tích đất bố trí các khu, điểm tái định cư được thực hiện theo chính sách quy định tại Điều 16 Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và mức giao đất cụ thể được xác định trong quy hoạch chi tiết điểm tái định cư do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (ví dụ: vùng tái định cư thị xã Mường Lay: bình quân mỗi hộ nông nghiệp có: 400 m2 đất ở; hộ phi nông nghiệp 100 - 150 m2 đất ở; 1,18 ha đất sản xuất nông nghiệp; 1,8 ha đất lâm nghiệp. Vùng tái định cư huyện Tủa Chùa, bình quân mỗi hộ nông nghiệp 400m2 đất ở; 3,24 ha đất sản xuất nông nghiệp; 8,9 ha đất lâm nghiệp);

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 32/BNN-KTHT ngày 06/01/2009 gửi Bộ Tài chính về bổ sung đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi ngành nghề là lao động phi nông nghiệp nhưng phải chuyển đổi ngành nghề do không sinh sống được bằng nghề cũ tại nơi ở mới, để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan đang triển khai xây dựng chính sách đặc thù, tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển toàn diện, bền vững cho các xã có điểm tái định cư và các hộ tái định cư trong nhiều năm sau tái định cư, trong đó có phương án đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho các hộ tái định cư.

94. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Để tạo điều kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống, đề nghị Chính phủ xem xét nâng thời gian hỗ trợ lương thực đối với các hộ dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 từ 24 tháng lên 36 tháng. ”

Trả lời (Tại Công văn số 129/BNN-KTHT ngày 13/1/2010)

Thời gian qua các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu tập trung xây dựng các công trình thiết yếu và tổ chức di dân đáp ứng tiến độ xây dựng nhà máy theo Quyết định số 671/QĐ-TTg ngày 01/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ (phát điện thương mại tổ máy số 01 vào quý IV/2010, sớm hơn Nghị quyết Quốc hội 02 năm), nên công tác tổ chức ổn định đời sống và thu hồi đất, giao đất, triển khai phương án sản xuất đến các hộ tại các khu, điểm tái định cư còn chậm, chưa theo kịp tiến độ di chuyển dân; do đó đời sống của nhân dân tại các khu, điểm tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La còn gặp khó khăn. Để giúp người dân sớm ổn định đời sống và sản xuất, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ lương thực thêm 12 tháng (từ 24 tháng lên 36 tháng) cho các hộ tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La.



95. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị:

Về cơ chế, chính sách quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh một số nội dung sau:



1. Về bổ sung chính sách hỗ trợ tiền xây dựng công trình phụ tại nơi tái định cư (tại Điều 23, Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg), đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách đặc thù cho tỉnh Điện Biên bao gồm cả về nội dung hỗ trợ; mức và đối tượng hỗ trợ; áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh như: Hộ tái định cư tập trung, hộ tái định cư xen ghép, hộ sở tại bị thu hồi đất ở để xây dựng khu tái định cư, được hỗ trợ tiền để làm công trình phụ như sau:

a. Đối tượng được hỗ trợ tiền làm công trình phụ:

a.1. Hộ tái định cư nông nghiệp: Hỗ trợ tiền mua 01 bồn chứa nước sinh hoạt bằng thép hoặc Inox dung tích 2m3; một nhà xí 2 ngăn và một nhà tắm xây gạch có mái che bằng tấm lợp, nền láng vữa xi măng; một sân phơi trên nền đất gắn với nhà ở tại khu tái định cư bằng bê tông gạch vỡ láng xi măng diện tích 20m2.

a.2. Hộ tái định cư phi nông nghiệp: Hỗ trợ tiền mua 01 bồn chứa nước sinh hoạt bằng thép hoặc Inox dung tích 2m3...

b. Đơn giá để tính hỗ trợ theo đơn giá xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm xây dựng và giá mua bồn chứa nước tại địa bàn tại thời điểm xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Tăng thời gian hỗ trợ lương thực từ 24 tháng lên 36 tháng đối với các hộ tái định cư. Riêng đối với các hộ tái định cư trên địa bàn thị xã Mường Lay, đề nghị tăng thời gian hỗ trợ lương thực từ 24 tháng lên 48 tháng.

3. Đối với cơ chế giảm giá trong chỉ định thầu: Cho áp dụng theo Khoản 4 Điều 41 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng;

4. Cho phép tỉnh được sử dụng nguồn vốn di dân, tái định cư thủy điện Sơn La để đầu tư cho tái thiết đô thị thị xã Mường Lay.

Trả lời (Tại Công văn số 129/BNN-KTHT ngày 13/1/2010)

1. Các hộ tái định cư tập trung, hộ tái định cư xen ghép, hộ sở tại bị thu hồi đất ở để xây dựng khu tái định cư, ngoài số tiền nhận bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại nơi cũ, đã được hỗ trợ tiền để xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định cư tương đương 15 m2 sàn đối với hộ có 1 người và hộ có nhiều người thì mỗi người tăng thêm được hỗ trợ tương đương 5 m2 sàn theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

2. Việc cử tri tỉnh Điện Biên đề nghị tăng thời gian hỗ trợ lương thực từ 24 tháng lên 48 tháng cho riêng các hộ tái định cư trên địa bàn thị xã Mường Lay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất đề nghị được thực hiện theo mức hỗ trợ lương thực từ 24 tháng lên 36 tháng;

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 65/BNN-KTHT ngày 08/01/2010 gửi Bộ Công thương tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép áp dụng giảm giá trong chỉ định thầu đối với gói thầu xây lắp, cụ thể như sau: về tỷ lệ chiết giảm chi phí gói thầu khi chỉ định thầu đề nghị thực hiện đối với các công trình giao thông, thủy lợi tỷ lệ chiết giảm 2% và các công trình khác 0% giá trị dự toán gói thầu được duyệt;

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 3834/BNN-KTHT ngày 24/11/2009 gửi Văn phòng Chính phủ với nội dung: đề nghị UBND tỉnh Điện Biên lập kế hoạch, tiến độ thực hiện về khối lượng, vốn của các công trình theo thứ tự ưu tiên, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối, bố trí đủ vốn tái thiết đô thị cho tỉnh thực hiện, đáp ứng tiến độ di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

96. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 và Nghị định số 154/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP, Thông tư 02/2008/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 128/2005/NĐ-CP. Tại Chương II: Mục B, Điều 10, khoản 6 nêu: “mức phạt đối với hành vi tàng trữ, sử dụng kích điện hoặc sử dụng điện trực tiếp từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản…”. Đề nghị nên bổ sung, sửa đổi, giải thích các từ ngữ như: kích điện; xung điện, xiệt điện…, cấp có thẩm quyền cưỡng chế khi xử phạt vi phạm hành chính và phân cấp quản lý”

Trả lời (Tại Công văn số 142/BNN-PC ngày 13/1/2010)

1. Về khái niệm "xung điện", "kích điện"

Nghị định 128/2005/NĐ-CP quy định xử phạt đối với người có hành vi sử dụng kích điện, xung điện để khai thác, huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, nhưng chưa giải thích hai khái niệm này.

Thực tế đấu tranh, xử lý hành vi sử dụng xung điện, kích điện để khai thác thuỷ sản cho thấy lực lượng thanh tra chuyên ngành không gặp phải vướng mắc khi xác định hành vi sử dụng kích điện, xung điện để khai thác thuỷ sản.

Khái niệm, thuật ngữ "xung điện", "kích điện" được hiểu như sau:

- Kích điện: là sử dụng một số công cụ hỗ trợ như: bình ắc quy, củ điện, bộ kích điện, dây điện, .... để kích, làm tăng công suất điện để khai thác, huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản.

- Xung điện: là sử dụng trực tiếp điện sinh hoạt hoặc điện từ máy phát điện để khai thác, huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản.



2. Về cấp có thẩm quyền cưỡng chế khi xử phạt vi phạm hành chính và phân cấp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

Ngày 16/12/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 1478/TTr-BNN-PC trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản (thay thế Nghị định số 128/2005/NĐ-CP và Nghị định số 154/2006/NĐ-CP). Điều 32 dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuỷ sản bao gồm: Thanh tra viên chuyên ngành thuỷ sản đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Chi cục chuyên ngành thuỷ sản, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản của các chức danh khác. Ngoài ra, tại Điều 33 còn quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thủy sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Nếu được Chính phủ ban hành Nghị định thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản như quy định tại dự thảo nói trên là đầy đủ, đảm bảo được việc phân cấp thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính về thuỷ sản.

97. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Công trình Tiểu dự án Ô Môn - Xà No trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn nhiều cống chưa thi công, nhiều đọa đe bao chưa được khép kín, nên có thể khẳng định là chưa phát huy hiệu quả của công trình. Vấn đề này, cử tri đã nhiều kiến nghị, nhưng đến nay công trình vẫn chưa được thi công để khép kín các đoạn đê bao. Cử tri đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chủ đầu tư.. sớm triển khai hoàn chỉnh công trình tránh để cử tri bức xúc, kiến nghị nhiều lần. Vì đây là công trình có vốn đầu tư lớn, nếu không được thi công hoàn chỉnh, công trình sẽ không phát huy được hiệu quả, gây lãng phí cho ngân sách và xã hội. ”

Trả lời (Tại Công văn số 173/BNN-XD ngày 15/1/2010)

Để phát huy hiệu quả Dự án thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long (WB2); căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt dự án đầu tư dự án Ô Môn - Xà No giai đoạn 2 bổ sung một số cống cấp 2, nạo vét kênh Tắc Ông Thục, kênh cấp 2… (Quyết định số 593/QĐ-BNN-XD ngày 09/3/2009). Chủ đầu tư (Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10) đang khẩn trương triển khai dự án.

Do dự án có vốn đầu tư lớn và ngân sách nhà nước còn khó khăn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tìm nguồn vốn tài trợ nước ngoài . Đồng thời, trình Chính phủ bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để triển khai thi công trong năm 2010.

98. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri cho rằng Chính phủ đã có các chính sách về khuyến khích ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và các doanh nghiệp, phương thức hợp tác “bốn nhà”. Tuy nhiên, trong thực tế các chính sách trên vẫn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Cử tri kiến nghị cần tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp thực hiện đồng bộ và hiệu quả hơn. ”

Trả lời (Tại Công văn số 130/BNN-KTHT ngày 13/1/2010)

Để tăng cường công tác chỉ đạo các ngành chức năng phát huy hiệu quả mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp, ngày 25 tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, Ngành và địa phương theo dõi, triển khai thực hiện Chị thị của Thủ tướng. Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng vẫn chưa mang tính phổ biến và đạt hiệu quả như mong muốn.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Đề án phát triển mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với các thành phần kinh tế ở nông thôn (trang trại, HTX, doanh nghiệp, khoa học, thương mại, hiệp hội ngành hàng); Ngoài ra, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) cũng đưa ra nhiều giải pháp tác động trực tiếp, gián tiếp để mối liên kết 4 nhà đạt hiệu quả như: Đề án cơ giới hoá và giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp; Đề án phát triển thương mại nông thôn; Đề án nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn…và các hợp phần trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, quy hoạch và hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh; Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp dưới các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại…). Các Đề án và Chương trình trên đang được dự thảo để trình Chính phủ ban hành. Đây sẽ là những giải pháp đồng bộ tăng cường mối liên kết 4 nhà.

99. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri đề nghị nhà nước hoàn thiện chính sách đối với người di cư và nơi tiếp nhận người di cư.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương