UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 4.57 Mb.
trang22/60
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích4.57 Mb.
#16071
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   60

Trả lời: (Tại Công văn số 4032/BNN-KH ngày 8/12/2009)

Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương thực hiện theo tinh thần như ý kiến cử tri nêu. Các Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác dự báo thông tin thị trường. Thực hiện cơ chế thông thoáng trong xuất khẩu gạo. Khi xuất khẩu gạo gặp khó khăn, Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp mua và tạm trữ lúa gạo để giữ giá có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, Nhà nước giám sát chặt chẽ việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cũng như tiêu thụ trong nước đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống của người tiêu dùng, thu nhập của người tròng lúa trong nước. Việc điều tiết thị trường chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết. Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo soạn thảo Nghị định qui định chặt chẽ cơ chế xuất khẩu gạo đảm bảo lợi ích các bên liên quan.



15. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri kiến nghị hiện nay giá sữa tiêu dùng nhập về rất cao, trong khi đó người dân chăn nuôi bò lấy sữa hiệu quả không cao, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Ngoài ra, người nông dân còn chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt khiến người dân rơi vào tình trạng sản xuất, chăn nuôi không có lãi, không đảm bảo cuộc sống và điều kiện tái đầu tư sản xuất. Đề nghị Nhà nước có những giải pháp mạnh mẽ để phát triển ngành nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ về giống, vật nuôi, cây trồng, hỗ trợ về giá cả vật tư nông nghiệp để khuyến khích bà con sản xuất, ổn định cuộc sống.

Trả lời: (Tại Công văn số 4264/BNN-VP ngày 24/12/2009)

Năm 2009 chăn nuôi ở nước ta gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt và khủng hoảng tài chính thế giới. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương để chăn nuôi bò sữa phát triển tốt và người chăn nuôi có điều kiện tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hiện nay cả nước có khoảng 120 ngàn con bò sữa và số lượng sữa sản xuất ra 275 ngàn tấn/năm đáp ứng trên 25% nhu cầu sữa tiêu dùng trong nước. Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Chăn nuôi) đã có công văn số 1198/CN-GSL ngày 17/9/2009 chỉ đạo các tỉnh chăn nuôi bò sữa thực hiện tốt việc chăm sóc nuôi dưỡng, chọn lọc giống tốt, sản xuất sữa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng bệnh để đảm bảo chăn nuôi bò sữa bền vững, một số giải pháp cụ thể:

- Triển khai tốt dự án giống bò sữa 2006-2010 với tổng kinh phí trên 17 tỷ đồng hỗ trợ cho các địa phương chăn nuôi bò sữa:

+ Tập huấn 10 khóa về kỹ thuật chăn nuôi và nhân giống bò sữa cho 300 cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia chương trình phát triển bò sữa.

+ Hỗ trợ 10 mô hình trồng cỏ thâm canh giống mới năng suất cao để nuôi bò sữa cho 10 tỉnh tham gia dự án với diện tích 30 ha.

+ Cấp trên 100 ngàn liều tinh bò sữa, 3.000 lít Nitơ để bảơ quản tinh, 100 ngàn găng tay và dẫn tinh quản cho nhân giống bò sữa của địa phương.

+ Cấp 3 máy phân tích sữa, 10 máy xác định động dục cho cá địa phương để hỗ trợ chương trình phát triển bò sữa.

- Giá thu mua sữa tươi hiện nay từ 8.000-8.700 đ/lít đang khuyến khích người chăn nuôi bò.

- Trong lĩnh vực thuỷ sản, một số mặt hàng chủ lực như cá tra, tôm nước lợ Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo xây dựng quy hoạch để duy trì sản lượng thích hợp với thị trường tiêu thụ.

+ Hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tập trung (đê bao, mương cấp thoát nước, đường điện, đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải) để hướng cho sản xuất theo quy hoạch;

+ Xây dựng các khu công nghiệp sản xuất giống thủy sản tập trung ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất giống để tạo được con giống có chất lượng cao, giá thành hạ;

+ Ban hành quy định điều kiện sản xuất cho từng đối tượng, tiêu chí sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện môi trường (GAP, Gloobal);

+ Chỉ đạo các địa phương thực hiện đánh số vùng nuôi và quản lý tất cả các yếu tố đầu vào theo điều kiện, tiêu chí trên để truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của các nước nhập khẩu;

+ Triển khai các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bước đầu có kết quả và đang từng bước củng cố để nhân rộng đó là liên kết “ngang” giữa những người sản xuất hình thành lên hiệp hội nuôi trồng để hỗ trợ nhau và bảo vệ quyền lợi; liên kết “dọc” giữa người sản xuất với nhà máy chế biến để tiêu thụ sản phẩm có địa chỉ và giá ổn định.

- Trong lĩnh vực trồng trọt, giống cây trồng đóng vai trò rất quan trọng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trồng trọt. Những năm gần đây công tác chọn tạo, nhân giống phục vụ sản xuất và nhận thức của nông dân về giống cây trồng được nâng cao rất rõ rệt. Hiện tượng lẫn giống, sai giống hầu như không còn tồn tại trên đồng ruộng, đặc biệt giống lúa, giống ngô rất đồng dạng trên đồng ruộng góp phần tăng năng suất chung của cây trồng.

- Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ về giống cây trồng như đầu tư cho hệ thống nghiên cứu chọn tạo giống; Chương trình giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010; Chương trình khuyến nông khuyến ngư quốc gia; Chương trình dự trữ giống quốc gia để hỗ trợ khi có thiên tại xảy ra; chính sách mua thóc hàng hoá cho nông dân khi giá lúa thấp hơn giá sàn; Chính sách hỗ trợ giống cây trồng mới của các tỉnh....

- Để giúp nông dân có đủ vốn đầu tư sản xuất, đặc biệt đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, Nhà nước hiện có các chính sách sau:

+ Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 02/2009/TT-NHNN hướng dẫn thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh, Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm.

+ Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh.

+ Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 và Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 17/05/2009 về việc sửa đổi, bổ xung Quyết định 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Hỗ trợ lãi suất các khoản vay của người nghèo, thời gian vay 24 tháng và mức hỗ trợ lãi suất 4%/năm.

+ Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật tư xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Theo đó mức tiền vay tối đa là 100% giá trị máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và mức hỗ trợ 100% lãi suất vay. Đối với sản phẩm vật tư nông nghiệp mức tiền vay tối đã bằng 100% giá trị hàng hóa nhưng không vượt quả 50 triệu đồng và được hỗ trợ 4% lãi suất vay.



16. Cử tri các tỉnh Bình Dương, Nghệ An kiến nghị: Giá thức ăn gia súc ngày càng tăng cao, hiện nay đang xuất hiện nhiều dịch bệnh trong gia súc, gia cầm làm hạn chế sức mua của người tiêu dùng dẫn đến việc chăn nuôi không có lãi, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Đề nghị nhà nước đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; có giải pháp hỗ trợ cho người dân sống bằng nghề chăn nuôi.

Trả lời: (Tại Công văn số 4069/BNN-VP ngày 10/12/2009)

1. Về giải pháp hỗ trợ chăn nuôi: Từ năm 2000 đến nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi phù hợp, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng ngành chăn nuôi. Mức tăng trưởng chăn nuôi những năm qua luôn đạt cao, bình quân 7-8 %/năm. Về cơ bản những chính sách về chăn nuôi trong thời gian qua của Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng chính phủ đã phát huy những tác dụng tích cực giúp ổn định và phát triển chăn nuôi, cụ thể:

- Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu thời kỳ 2001-2010 theo Quyết định 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010 theo Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp theo Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai đạt kết quả khả quan.

- Chính sách phát triển giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2010 theo Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 và Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 về việc tiếp tục thực hiện Chương trình giống đến năm 2010; Quyết định 125 của Hội đồng Bộ trưởng về hỗ trợ nuôi giữ giống gốc vật nuôi.

Tuy nhiên, những tồn tại của ngành chăn nuôi vẫn là cơ bản: quy mô chăn nuôi nhỏ phân tán chiếm tỷ trọng cao; trình độ khoa học công nghệ lạc hậu; năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, kiểm soát dịch bệnh, môi trường và ATVSTP còn nhiều bất cập, hiệu quả và khả năng cạnh tranh thấp.

Nhằm tháo gỡ những tồn tại nêu trên, tạo môi trường thuận lợi để chăn nuôi Việt Nam phát triển đạt mục tiêu, định hướng theo Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao cho Cục Chăn nuôi và Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp và nông thôn phối hợp với các Cục, Vụ liên quan trong Bộ và các Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên- Môi trường, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công Thương xây dựng nội dung Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn 2009-2015.

Dự thảo chính sách đã được gửi xin ý kiến 63 tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, Hiệp hội liên quan; đã thông qua 2 lần hội thảo trong năm 2008 và lần cuối với đại diện các Bộ, ngành, một số địa phương và đơn vị liên quan vào ngày 3/4/2009.

Mục tiêu và nội dung của chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi huy động các nguồn lực xã hội, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, nhất là địa phương trong đầu tư phát triển chăn nuôi. Nội dung của chính sách tập trung nhiều cho khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp gắn với giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp, nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh, môi trường vệ sinh thực phẩm, gắn các hộ nhỏ lẻ vào các chuổi sản xuất thực phẩm và khuyến khích họ phát triển theo chăn nuôi trang trại.

2. Về công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm: Có thể nói công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại Việt Nam chưa bao giờ được Đảng và Chính phủ quan tâm như hiện nay. Cụ thể là Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ người chăn nuôi và bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong nước trước sự tấn công của dịch bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hoá, Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới như hiện nay. Kể từ ngày 15/11/2009 đã có thêm 3 mặt hàng thức ăn chăn nuôi được đưa vào danh mục hàng hoá dịch vụ được thực hiện bình ổn giá - đó là nội dung chính trong Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/9 vừa qua. Theo quyết định này, 3 mặt hàng thức ăn chăn nuôi sản xuất công nghiệp (cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) gồm: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn thịt và gà thịt; thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi cá tra, cá basa (số 5) có khối lượng từ 200g/con - 500g/con; thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi tôm sú (số 5) có khối lượng từ 10g/con - 20g/con, sẽ được bổ sung vào danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ- CP.

Về công tác phòng chống dịch bệnh động vật nói chung, hiện Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo ngành thú y và chính quyền địa phương tập trung vào công tác phòng chống dịch, thanh toán 3 loại dịch nguy hiểm trên gia súc, gia cầm mà có thể gây thiệt hại lớn về người và của đó là dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc và dịch tai xanh trên lợn.



- Về dịch cúm gia cầm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/2005/CT-TTg ngày 12/7/2005 về việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Theo đó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao. Kể từ tháng 8/2005 đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo ngành thú y phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao, Giai đoạn I 2005-2006, Giai đoạn II 2007-2008 và Giai đoạn III 2009-2010.

- Về dịch lở mồm long móng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Chương trình quốc gia phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc giai đoạn 2006-2010 nhằm tiêm phòng triệt để cho đàn gia súc thuộc các vùng khống chế và vùng đệm.

- Về dịch tai xanh, hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa có chủ trương xin Chính phủ kinh phí để hỗ trợ công tác tiêm phòng do hiệu quả phòng bệnh của các loại vắc xin hiện có chưa rõ ràng.

Ngoài chủ trương hỗ trợ người chăn nuôi trong công tác tiêm phòng vắc xin, Bộ đã thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, theo đó Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 70% giá trị con gia súc, gia cầm bị tiêu huỷ khi có dịch.

Bên cạnh chủ trương tiêm phòng vắc xin, Bộ vẫn duy trì chế độ họp giao ban hàng tuần Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để chỉ đạo, điều hành và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác phòng chống dịch của các địa phương. Đồng thời Bộ cũng thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương, thành lập các đoàn công tác đi đôn đốc công tác phòng chống dịch tại thực địa.

Ngoài ra, Bộ cũng đã chỉ đạo ngành thú y và các địa phương tăng cường các biện pháp tổng hợp phòng chống dịch như: thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm; kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm; kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; phát động các tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường,..Bộ cũng đã và đang phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như, các nhà tài trợ tăng cường năng lực cho hệ thống thú y từ Trung ương tới địa phương như: tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; trang bị các trang thiết bị máy móc cho cán bộ thú y làm việc,…

Như vậy, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, hiện nay chúng ta đã có một hệ thống thú y tương đối vững vàng, đủ năng lực để đối phó với các loại dịch bệnh. Đồng thời với các chủ trương hỗ trợ người chăn nuôi như tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng, hỗ trợ khi có gia súc, gia cầm bị tiêu huỷ,.. góp phần vào việc duy trì hiệu quả trong sản xuất cũng như công tác phòng chống dịch bệnh.

Ý kiến mà Đại biểu đã nêu ra Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ xem xét kỹ hơn và chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu trước khi quyết định áp dụng.



17. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Hiện nay, quy mô ngành chăn nuôi của nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm từ chăn nuôi chưa cạnh tranh được với sản phẩm của các nước phát triển. Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung , phù hợp với điều kiện của từng vùng, được áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài.

Trả lời: (Tại Công văn số 4195/BNN-CN ngày 17/12/2010)

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi ở nước ta vẫn phổ biến là nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ, năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao.

Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và định hướng mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ngành đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng Chiến lược phát triển chăn nuôi và xuất bản Tuyển tập bản đồ quy hoạch vùng chăn nuôi trên phạm vi cả nước với mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản các sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo phương thức trang trại, công nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường; đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp: đạt 32% vào năm 2010, 38% năm 2015 và 42% năm 2010.

Để đạt được những mục tiêu chung đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề ra một số giải pháp cụ thể sau:

1. Quy hoạch

a) Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.

b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sản phẩm chủ lực: lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt.

Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Chăn nuôi bò sữa tập trung ở các vùng cao nguyên Lâm Đồng, Mộc Châu và các tỉnh có điều kiện đầu tư, kinh nghiệm chăn nuôi. Chăn nuôi bò thịt tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả năng đầu tư.

c) Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cơ sở sản xuất, chế biến và cung ứng thức ăn chăn nuôi, vùng sản xuất nguyên liệu, đồng cỏ, bến cảng, kho chuyên dùng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

d) Quy hoạch, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hoá, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và xử lý môi truờng.

2. Tổ chức sản xuất: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, các nhóm sản phẩm chủ lực gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ.

- Chăn nuôi lợn: Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường; phát triển đàn lợn lai, lợn đặc sản trong các nông hộ và những vùng chưa có điều kiện chăn nuôi thâm canh.

- Chăn nuôi gia cầm: Đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát, hạn chế hình thức nuôi vịt chạy đồng không có giải pháp kiểm soát dịch bệnh.

Xây dựng một số vùng chăn nuôi lợn, gia cầm trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và sinh thái rộng như trung du, ĐBSH, Duyên Hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những nơi này nhất thiết các cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm trong quy hoạch phải được xây dựng và tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại và công nghiệp đảm bảo an toàn sinh học.

- Chăn nuôi bò: Khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo phương thức trang trại, thâm canh và bán thâm canh. Chăn nuôi bò sữa tập trung ở các vùng cao nguyên Lâm Đồng, Mộc Châu và các tỉnh có điều kiện đầu tư, kinh nghiệm chăn nuôi. Chăn nuôi bò thịt tập trung ở BTB, DHNTB, TN, ĐNB và một số vùng có kinh nghiệm và khả năng đầu tư.

- Chăn nuôi trâu: tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Quy mô đàn trâu ổn định với số lượng khoảng 2,9-3,0 triệu con;

- Phát triển chăn nuôi dê, theo hướng trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyờn hải miền Trung. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và một số địa phương có điều kiện sinh thái phù hợp có thể mở rộng chăn nuôi cừu.

- Quy hoạch và tổ chức lại ngành chăn nuôi ong theo hướng thị trường, gắn chăn nuôi ong với yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất của các ngành trồng trọt, lâm nghiệp.

- Quy hoạch và tổ chức lại ngành chăn nuôi tằm theo hướng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường tơ tằm trong nước và xuất khẩu.

- Thức ăn chăn nuôi:

+ Tiếp tục phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong đó các doanh nghiệp tư nhân trong nước cần có sự liên kết mở rộng quy mô, thị phần sản phẩm, vốn và năng lực quản lý để đổi mới thiết bị, công nghệ.

+ Khuyến khích chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp để thâm canh trồng cỏ và các loại cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

- Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến các địa phương, nhất là hệ thống thú y cấp cơ sở. Tăng cường khả năng sản xuất, cung ứng thuốc thú y và các loại văc xin phòng bệnh.

- Quy hoạch lại hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm gắn với các vùng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển vật nuôi, xử lý môi trường, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm... khuyến khích phát triển phương thức giết mổ, chế biến công nghiệp.

18. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước nghiên cứu việc hỗ trợ văcxin tiêm phòng gia súc, gia cầm cần hỗ trợ thêm tiền công tiêm, không nên để dân đóng góp gây khó khăn cho nhân dân; nhiều gia đình tìm cách để không tiêm phòng vì sợ tốn kém, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh.

Trả lời: (Tại Công văn số 24/BNN-TY ngày 5/1/2010 )

Hiện nay, có 3 loại dịch nguy hiểm trên gia súc, gia cầm mà có thể gây thiệt hại lớn về người và của đó là dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng gia súc và dịch tai xanh trên lợn. Về dịch cúm gia cầm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/2005/CT-TTg ngày 12/7/2005 về việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Theo đó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Dự án sử dụng vắc xin nhằm khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao. Kể từ tháng 8/2005 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo ngành thú y phối hợp với chính quyền địa phương các cấp tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm. Đối tượng chăn nuôi có đàn gia cầm quy mô dưới 2000 con được miễn phí tiền mua vắc xin và tiền công tiêm. Đối tượng chăn nuôi quy mô trên 2000 con thường là trang trại, chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hoá do đó không phải là đối tượng có khó khăn để Nhà nước hỗ trợ. Việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đã mang lại một số kết quả nhất định và được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, việc một số hộ chăn nuôi không tuân thủ quy định tiêm phòng vắc xin và để xảy ra ổ dịch là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lo ngại đàn gia cầm giảm sản lượng trứng sau khi tiêm. Việc hỗ trợ người chăn nuôi gia cầm quy mô dưới 2000 con vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2010.

Về dịch lở mồm long móng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Chương trình quốc gia phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc giai đoạn 2006-2010, theo đó người chăn nuôi thuộc các huyện thuộc vùng khống chế (chủ yếu là các huyện biên giới) được Nhà nước hỗ trợ 100% tiền vắc xin, người chăn nuôi thuộc các huyện vùng đệm (vùng tiếp giáp với các huyện biên giới) được Nhà nước hỗ trợ 50% tiền vắc xin và 50% do nhân dân đóng góp. Ngân sách địa phương chi trả tiền công tiêm phòng đối với cả hai vùng trên. Các vùng còn lại, nếu có dịch xảy ra thì Nhà nước sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí phòng, chống dịch theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Việc triển khai Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng đã đem lại một số kết quả nhất định trong việc ngăn chặn dịch bệnh xảy ra và lây lan. Chương trình này vẫn sẽ được áp dụng trong năm 2010.

Về dịch tai xanh, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa có chủ trương xin Chính phủ kinh phí để hỗ trợ công tác tiêm phòng do hiệu quả phòng bệnh của các loại vắc xin hiện có chưa rõ ràng. Tuy nhiên, Bộ đã chỉ đạo ngành thú y hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp khác để bảo vệ đàn gia súc, cụ thể tiêm phòng một số bệnh thông thường khác, đồng thời tăng cường vệ sinh môi trường, khu vực chăn nuôi. Việc này đã đem lại thành công lớn trong công tác phòng chống dịch tai xanh tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, đối với những địa bàn đặc biệt khó khăn, Chính phủ đã có Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, là một chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở 61 huyện nghèo trong cả nước (những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ của huyện lớn hơn 50%) sao cho đến năm 2020 có thể ngang bằng với các huyện khác trong khu vực. The chương trình này, các huyện nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ vắc xin tiêm phòng cũng như công tiêm đối với các bệnh quan trọng trên gia súc, gia cầm.

Như vậy, Nhà nước vẫn duy trì chủ trương hỗ trợ một số loại vắc xin và công tiêm phòng cho những hộ chăn nuôi nghèo, quy mô nhỏ lẻ. Việc một số hộ gia đình không tuân thủ việc tiêm phòng vắc xin có thể là do nhận thức chưa đầy đủ về tính chất nguy hiểm của một số dịch bệnh nêu trên.



19. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Về khoa học, kỹ thuật phục vụ sản xuất hiện nay còn yếu kém, tuy đã được áp dụng nhưng không đạt hiệu quả cao, do tập quán sản xuất còn lạc hậu, sản xuất mang tính nhỏ lẻ. Vì vậy, đề nghị Bộ cần xây dựng phương thức sản xuất mới vừa đảm bảo lợi ích của từng hộ sản xuất trên cơ sở đáp ứng yêu cầu áp dụng khoa học kỹ thuật chung trong tình hình hiện nay.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương