UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 4.57 Mb.
trang13/60
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích4.57 Mb.
#16071
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   60

Trả lời: (tại Công văn số 668/BNV-CCVC ngày 12/3/2010 của Bộ Nội vụ)

Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó có quy định 21 lĩnh vực, ngành nghề phải định kỳ chuyển đổi và giao các Bộ, ngành quy định cụ thể danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi ở từng lĩnh vực, ngành, nghề.

Khi thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định của khoản 1 Điều 4 Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, như:

- Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là quy định bắt buộc, thường xuyên, áp dụng đối với tất cả các cán bộ, công chức, viên chức được bố trí vào các vị trí công tác thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề quy định tại Điều 8 Nghị định số 158/2007/NĐ-CP.

- Phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân; không gây mất đoàn kết và không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Phải đúng nguyên tắc hoán vị, không ảnh hưởng đến tăng, giảm biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Sau hơn 02 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 158/2007/N Đ-CP đã tạo được những chuyển biến tích cực trong việc bố trí, chuyển đổi vị trí công tác của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các lĩnh vực cần chuyển đổi, đã tạo được nhận thức rõ ràng, tích cực của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, qua thực rế triển khai Nghị định số 158/2007/NĐ-CP tại các Bộ, ngành, địa phương cho thấy một số quy định trong Nghị định số 158/2007/N Đ-CP tính khả thi không cao hoặc không có tính khả thi, cần phải nghiên cứu sửa đổi, như về thời hạn định kỳ chuyển đổi, danh mục các vị trí công tác cần chuyển đổi, đặc biệt đối với các vị trí công tác mà ở cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một người đảm nhiệm hoặc nếu chuyển đổi sẽ gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị, ảnh hưởng đến tính chuyên môn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức.

Trong thời gian tới, theo kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ), Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 158/2007/NĐ-CP cho phù hợp trong năm 2011.

84. Cử tri các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Cần Thơ, Long An, Hà Tĩnh, Phú Thọ kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ cần kiểm điểm rõ những mặt còn hạn chế, tồn tại trong cải cách hành chính để có giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn. Kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, nhất là xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo cụ thể những ngành, lĩnh vực cần tập trung cải cách hành chính. Nâng cao năng lực cơ quan hành chính Nhà nước, từng bước xóa bỏ các thủ tục rườm rà, cơ chế xin - cho. Quan tâm củng cố chính quyền cơ sở, tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho cơ sở. Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và nghiêm túc. Mạnh dạn đề nghị, bổ nhiệm cán bộ trẻ có năng lực.

Trả lời: (tại Công văn số 538/BNV-CCHC ngày 2/3/2010 của Bộ Nội vụ)

1. Những hạn chế, tồn tại trong cải cách hành chính

Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính đã tạo ra những kết quả đáng ghi nhận, có những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 được các bộ, ngành Trung ương và chính quyền các cấp bước đầu đã tạo ra những chuyển biến thực sự trong hoạt động công vụ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và người dân, doanh nghiệp đã được cải thiện theo hướng hành chính phục vụ, giảm phiền hà, giảm thời gian giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính còn chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, được thể hiện rõ những mặt chủ yếu sau:

- Hiệu quả cải cách hành chính còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu;

- Thủ tục hành chính mặc dù đã được đơn giản hóa, nhưng nhìn chung vẫn phức tạp gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp;

- Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, kỹ năng hành chính, mức độ chuyên nghiệp còn thấp, thái độ cửa quyền, quan liêu và vụ lợi cá nhân, nhũng nhiễu khi thi hành công vụ chậm được khắc phục;

- Phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương còn nhiều bất cập, việc triển khai các văn bản đã có về phân cấp còn chậm.

Năm 2010 là năm cuối thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010, Chính phủ sẽ chỉ đạo trong phạm vi toàn quốc tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010, qua đó xác định rõ, chính xác những tồn tại, bất cập, hạn chế của cải cách hành chính thời gian qua để có những giải pháp phù hợp khắc phục trong giai đoạn cải cách hành chính thời gian tới.



2. Công tác kiểm tra, thanh tra, nâng cao năng lực và minh bạch hóa hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, xóa bỏ các thủ tục rườm rà, cơ chế xin cho

Bên cạnh việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính thì công tác kiểm tra, thanh tra được coi là yếu tố quan trọng trong việc hướng tới đạt các mục tiêu. Hàng năm, các bộ, ngành và địa phương đều có kế hoạch và tổ chức các đợt kiểm tra về tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính. Bộ Chính trị cũng đã tổ chức đoàn đi kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách hành chính trong cả nước. Tuy nhiên, ngoài các bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt, thường xuyên cũng có bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo và không chú trọng khâu kiểm tra, thanh tra, do đó đã gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công và tiến độ cải cách hành chính. Nguyên nhân là do nhận thức về tầm quan trọng của cải cách hành chính của người đứng đầu cơ quan hành chính còn chưa đầy đủ hoặc coi nhẹ việc này.

Để minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, từng bước xóa bỏ các thủ tục rườm rà, cơ chế xin cho gây cản trở thu hút đầu tư, làm trì trệ nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (Đề án 30) và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án trên. Theo đó, tất cả các thủ tục hành chính từ Trung ương đến địa phương được tập hợp thống nhất vào bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và được công khai trên mạng thông tin điện tử nhằm minh bạch hóa các thủ tục hành chính. Đến nay, đã hoàn thành giai đoạn I (giai đoạn thống kê thủ tục hành chính) và đang triển khai giai đoạn II nhằm loại bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết tiến tới thống nhất một bộ thủ tục hành chính chung áp dụng trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến giải quyết công việc tại các cơ quan hành chính nhà nước trong thời gian tới.

3. Củng cố chính quyền cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực cho chính quyền cơ sở

Trong nhiều năm qua, công tác xây dựng chính quyền cơ sở không ngừng được đổi mới với những trọng tâm là: tăng cường phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cho địa phương, tăng số lượng đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân các cấp, đổi mới các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thông qua cơ chế dân bầu trực tiếp trưởng thôn, sắp xếp gọn và hợp lý hơn cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các cấp... Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy tổ chức chính quyền địa phương không có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, mặc dù tính chất và yêu cầu quản lý khác nhau. Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, Chính phủ đang chỉ đạo triển khai Đề án thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thay thế cho Nghị định 121/2003/NĐ-CP, Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP và một số văn bản khác. Hàng năm, theo chỉ đạo của Chính phủ, chính quyền các cấp đều quan tâm bố trí kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở với trọng tâm là khắc phục tình trạng chưa đủ chuẩn theo quy định, bồi dưỡng, cập nhật những chủ trương, chính sách và kỹ năng hành chính cho cán bộ công chức.



4. Về cán bộ, công chức

Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã xác định nội dung đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đó là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và công tác cải cách hành chính nói riêng. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới trong hơn 20 năm qua đã khẳng định sự đóng góp quyết định của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị. Mặc dù vậy, để đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năng lực của cán bộ, công chức vẫn còn có những tồn tại, hạn chế:

- Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chưa ổn định, tính chuyên nghiệp chưa cao;

- Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, số lượng đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài. Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo đại bộ phận cán bộ, công chức còn yếu về năng lực, trình độ chuyên môn, thiếu nguồn nhân lực bổ sung;

- Hệ thống văn bản về quản lý cán bộ, công chức tuy đã từng bước hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, các quy định về phân cấp quản lý còn nhiều chồng chéo; việc bố trí cán bộ, công chức chưa căn cứ vào tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi loại cơ quan, tổ chức; chưa có chính sách thu hút được người tài tham gia vào nền công vụ; chưa có quy hoạch tổng thể có tính chiến lược về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cả đội ngũ cán bộ, công chức; việc đưa cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin vào quản lý đội ngũ cán bộ công chức chưa đủ độ tin cậy, thiếu đồng bộ…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nhằm tạo động lực để cán bộ công chức tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính, có chế độ khen thưởng rõ ràng, nghiêm túc, ngày 23/6/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 770/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước giai đoạn 2008-2010. Theo đó, có nhiều văn bản được ban hành, như: Nghị định về tuyển dụng, sử dụng quản lý cán bộ, công chức; Nghị định về chế độ kỷ luật đối với cán bộ công chức; Nghị định về thanh tra; Đề án thí điểm tổ chức thi tuyển một số chức vụ lãnh đạo, quản lý... Đặc biệt, ngày 13/ 11/2008 Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ, công chức và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đang khẩn trương xây dựng các văn bản triển khai thực hiện, các Đề án về phát hiện, thu hút, bố trí và đãi ngộ người tài năng trong công vụ, Đề án thí điểm thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh, Đề án Phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức…sẽ từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ, công chức hiện nay.



85. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cho phép các tỉnh vùng cao thành lập các đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng các mặt hàng chính sách cho đồng bào, có như vậy hàng hóa thuộc diện trợ cước, trợ giá mới đến tay nhân dân đầy đủ, kịp thời; khắc phục được tình trạng tranh mua, tranh bán, nơi giao thông thuận tiện thì thừa, nơi khó khăn thì thiếu và thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát.

Nếu không thực hiện được việc thành lập đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng các mặt hàng chính sách cho đồng bào vùng cao thì bỏ chính sách trợ cước, trợ giá để hỗ trợ trực tiếp cho từng hộ dân thuộc diện được hưởng. Vì qua khâu trung gian, nhân dân vẫn phải chịu các loại phí trong quá trình vận chuyển.

Trả lời: (tại Công văn số 509/BNV-TCBC ngày 27/2/2010 của Bộ Nội vụ)

Khoản 4 Điều 95 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu phân phối, lưu thông hàng hoá của địa phương, các tỉnh vùng cao cần nghiên cứu, khảo sát nhu cầu cụ thể về thành lập tổ chức cung ứng dịch vụ hàng hoá và đề nghị Bộ Công Thương có hướng dẫn cụ thể để phù hợp với cơ chế, chính sách phát triển thương mại nói chung, phát triển thương mại miền núi nói riêng và quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công của ngành Công Thương. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Công Thương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập tổ chức sự nghiệp theo thẩm quyền. Việc thành lập tổ chức thực hiện theo Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước.



86. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Vấn đề thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân Quận, Huyện, Phường. Đề nghị sớm có tổng kết, đánh giá để chỉ đạo bình ổn về nhân sự cho các địa phương tiến tới Đại hội Đảng các cấp.

Trả lời: (tại Công văn số 837/BNV-CQĐP ngày 24/3/2010 của Bộ Nội vụ)

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng và của Quốc hội, Chính phủ đang triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thời gian thí điểm đã gần được 01 năm. Qua báo cáo của các địa phương thí điểm và kiểm tra của Bộ Nội vụ cho thấy tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn huyện, quận, phường vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động, điều hành quản lý nhà nước ở địa phương.

Theo Kế hoạch của Chính phủ, Bộ Nội vụ đang chuẩn bị để giúp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm tổ chức Hội nghị sơ kết vào cuối tháng 3 năm 2010, dự kiến tháng 6 năm 2010 sẽ tổ chức tổng kết bước 1, nhằm đánh giá việc thực hiện thí điểm thời gian qua, từ đó sẽ có những kiến nghị, đề xuất tiếp theo trong việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

Từ nay đến Đại hội Đảng các cấp ở địa phương (trong năm 2010) việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường chỉ thực hiện tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các địa phương còn lại HĐND các cấp vẫn hoạt động bình thường theo Luật định. Do đó, việc bố trí, sắp xếp nhân sự tiến tới Đại hội Đảng các cấp tại Tây Ninh và các địa phương không thí điểm vẫn theo cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay (theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và các văn bản pháp luật khác). Đối với các huyện, quận, phường của 10 tỉnh, thành phố được lựa chọn thí điểm thì việc bố trí nhân sự của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo các quy định pháp luật về thí điểm.



87. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri đề nghị triển khai mạnh mẽ việc thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống ma túy… Đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân.

Trả lời: (tại Công văn số 835/BNV-CQĐP ngày 24/3/2010 của Bộ Nội vụ)

Trong những năm qua, Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành và các địa phương đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành các Nghị quyết số 45, 55, 60 về thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở; Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 79, 71, 07 hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước.

Sau khi các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ theo Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị được ban hành, các bộ, ngành địa phương đã triển khai Quy chế dân chủ trong toàn quốc. Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ, sau 3 năm triển khai thực hiện, ngày 28/3/2002, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 10-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ; Ban Chấp hành Trung ướng có Thông báo số 304-TB/TW thông báo Kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ; Thông báo số 159-TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Chấp hành Trung ương thông báo kết luận của Ban Bí thư về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Qua quá trình triển khai thực hiện, Quy chế dân chủ ở cơ sở đã thực hiện rộng khắp ở tất cả các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đến tận cấp cơ sở xã, phường, thị trấn.

Năm 2009, các Bộ, ngành TW và 63 tỉnh, thành phố đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Bộ Nội vụ đã tham mưu, giúp Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiến hành Tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở.

Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế dân chủ vào cuối năm 2009. Quá trình tổ chức tổng kết đã đánh giá những thành công, những mặt tích cực, tác động của Quy chế dân chủ đến vấn đề dân chủ hoá ở cơ sở, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương; đồng thời, cũng chỉ ra các hạn chế, tồn tại và đề ra các giải pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ trong những năm tới. Trong phần phương hướng và nhiệm vụ thời gian tới, Báo cáo chỉ rõ: ‘‘Tiếp tục đẩy mạnh việc quán triệt các quan điểm, giải pháp về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII); Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư (khoá IX); Pháp lệnh số 34/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các nghị định của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân; đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, kết hợp tốt với các hình thức văn hoá, nghệ thuật, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương.’’.



88. Cử tri các tỉnh Bắc Ninh, Bình Định kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tăng cường đầu tư cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực và phẩm chất phục vụ nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân về thủ tục hành chính trong các giao dịch.

Trả lời: (tại Công văn số 540/BNV-CCHC ngày 2/3/2010 của Bộ Nội vụ)

1. Về đầu tư cho cải cách hành chính

Thời gian qua, công tác cải cách hành chính đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Có được những kết quả như vậy, có sự lãnh đạo tích cực của cấp ủy Đảng các cấp, sự chỉ đạo triển khai thực hiện từ Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, trong đó đã chú ý hơn đến bố trí nguồn lực cho cải cách hành chính. Đầu tư cho cải cách hành chính đã được thực hiện thông qua:

- Bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010;

- Bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của các bộ, ngành và địa phương;

- Lựa chọn một số chương trình quan trọng để bố trí nguồn lực triển khai ở các lĩnh vực như: đưa công nghệ thông tin vào hành chính, xây dựng trụ sở chính quyền cấp xã ở những nơi chưa có trụ sở hoặc nơi có trụ sở nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.

Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai cho thấy còn có hạn chế trong đầu tư cho cải cách hành chính, nhiều địa phương đã không bố trí đủ nguồn lực nên còn lúng túng khi thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, một số nơi kinh phí ít nhưng đầu tư dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm do đó kết quả thu được còn hạn chế. Đây là một hạn chế mà Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và địa phương cần khắc phục trong thời gian tới.



2. Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực và phẩm chất phục vụ nhân dân

Hơn 10 năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, thể hiện qua việc ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2003, đặc biệt là việc ban hành Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực và phẩm chất phục vụ nhân dân, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính ở giai đoạn hiện nay. Công tác này đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận như:

- Công tác quản lý cán bộ, công chức được cải cách theo hướng rõ hơn về phân công và phân cấp. Đã có sự phân định khá rõ về trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. Phân biệt rõ cán bộ qua bầu cử, công chức hành chính và viên chức sự nghiệp;

- Chế độ tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức từng bước được đổi mới và có hiệu quả. Tuyển dụng cán bộ, công chức đã bước đầu căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức. Thông qua việc thi tuyển, sát hạch, kiểm tra để tuyển dụng cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực vào làm việc trong bộ máy nhà nước, dần khắc phục tình trạng tuyển người vào cơ quan rồi mới đưa đi đào tạo và chủ yếu là đào tạo tại chức;

- Công tác đánh giá cán bộ cũng được chú trọng hơn và nhất là việc đánh giá hằng năm và đánh giá trước khi quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ;

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã có những bước tiến rõ rệt, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và chất lượng. Nhiều địa phương đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho đối tượng chủ yếu là các cán bộ, công chức ở cấp huyện, xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những chính sách mới cho cán bộ công chức. Việc tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, kỹ năng hành chính trong quy trình xử lý công việc và giao tiếp với người dân, doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh. Tính chung về tổng số lượt đào tạo, bồi dưỡng thì tổng số lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2006 – 2008 là 2.374.506, tăng gần 96% so với giai đoạn 2001 – 2003;

- Chính sách tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội đã có những cải cách từng bước góp phần vào ổn định cuộc sống của cán bộ, công chức. Tính đến năm 2009, mức lương tối thiểu chung đã tăng trên 224% so với năm 2004 (tăng từ 290.000 đồng đến 650.000 đồng).

Nhìn chung, với những nỗ lực của Chính phủ, các cấp chính quyền, đến nay đội ngũ cán bộ, công chức cơ bản đã được cải thiện về năng lực chuyên môn và kỹ năng hành chính, kỷ cương hành chính cũng được tăng cường hơn trước. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ vẫn còn hạn chế như: nhiều nơi đánh giá cán bộ chưa thực chất, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vẫn còn dàn trải, chưa thường xuyên gắn với quy hoạch, bố trí sử dụng nên không ít cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu khi trở về cơ quan công tác. Nội dung, phương pháp giảng dạy và đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập. Chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ mặc dù đã cải thiện nhưng còn chậm, chưa đảm bảo cuộc sống của cán bộ, công chức, nhất là khu vực đô thị…

Việc triển khai thực hiện tốt Luật Cán bộ, công chức trong thời gian tới sẽ từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ, công chức hiện nay hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để phục vụ nhân dân.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương