UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ BẢY quốc hội khoá XII



tải về 4.57 Mb.
trang15/60
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích4.57 Mb.
#16071
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   60

Trả lời (Tại Công văn số 153/BNN-KTHT ngày 14/01/2010 )

Chính phủ đã có Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006”, trong đó quy đinh cụ thể về phạm vi, đối tượng áp dụng và chính sách hỗ trợ đối với cộng đồng và hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình di cư và một số chính sách khác như hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn, vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội… để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và sản xuất.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7787/VPCP-KTN ngày 03/11/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc “Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư”, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung chính sách hỗ trợ, đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc bố trí dân cư trong thời gian tới.

100. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Thu nhập của nông dân hiện nay còn quá thấp, do nhiều nguyên nhân. Xuất phát từ đó, Đảng đã có nghị quyết về vấn đề “tam nông” nhưng việc triển khai thực hiện Nghị quyết này quá chậm. Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành kiểm tra chặt chẽ hơn. ”

Trả lời (Tại Công văn số 149/BNN-KTHT ngày 14/01/2010)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến của cử tri về thu nhập của nông dân về thu nhập và tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Tuy nhiên, trong năm 2009, ngay sau khi Nghị quyết 26/NQ-TW ban hành; Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình hành động và các giải pháp cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng. Chỉ tính riêng trong năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt và thông qua 32 Chương trình đề án (trong đó có 6 dự án quy hoạch; 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; 23 Đề án chuyên ngành). Các chính sách này bước đầu đã góp phần tiếp tục duy trì, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện; tăng cường nỗ lực xoá đói, giảm nghèo. Nhờ vậy, đời sống của dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện; giữ vững ổn định chính trị, xã hội trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn.

Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới theo các mục tiêu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã đề ra, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo kiểm tra thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW và Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ở các Bộ, ngành và địa phương để đôn đốc thực hiện. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thành đúng tiến độ các đề án trong chương trình hành động của Chính phủ. Đồng thời ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, đề án cấp bách, nhất là 2 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới và Đào tạo nghề cho nông dân.

Sau khi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chính phủ dự kiến sẽ phát động ”toàn dân thi đua xay dựng nông thôn mới” khởi đầu cho cuộc vận động chính trị sâu rộng trong toàn xã hội về xây dựng nông thôn mới.

Hy vọng với những giải pháp đó sẽ nhanh chóng tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và phát triển bền vững.



101. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét các chương trình dự án liên quan đến nông nghiệp, nông thôn có thể giao cho Hội nông dân các cấp thực hiện hoặc phối hợp thực hiện. ”

Trả lời (Tại Công văn số 152/BNN-KTHT ngày 14/01/2010)

Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam thực hiện các mục tiêu liên quan đến nông nghiệp, nông thôn như Chương trình MTQG giảm nghèo, chương trình khuyến nông, khuyến công…. Sự phối hợp này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn.

Ngày 25/12/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 với yêu cầu đặt ra là đến năm 2020, phải có 50% số xã đạt chuẩn “nông thôn mới” theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đã được ban hành và đề xuất Chính phủ phát động cuộc vận động xây dựng nông thôn mới với mục đích huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công cuộc xây dựng nông thôn, thúc đẩy Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai nhanh và có hiệu quả thực tiễn.

Cũng trong nội dung tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất trong giai đoạn 2010-2020, Hội Nông dân ở các cấp sẽ đóng vai trò chủ trì cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tạo ao, vườn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, bảo vệ môi trường nông thôn, tổ chức dạy nghề, nâng cao năng lực và trợ giúp pháp lý cho người nông dân… tiến hành vận động xây dựng người nông dân văn hoá, người nông dân khá giả...



102. Cử tri tỉnh Đà Nẵng kiến nghị: Thời gian qua, tình trạng di dân tự do là rất phổ biến, một bộ phận nhân dân ở các tỉnh phía Bắc di cư tự do vào sinh sống tại khu vực Tây Nguyên, gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền địa phương. Cử tri đề nghị Chính phủ có biện pháp chấn chỉnh tình trạng trên. ”

Trả lời (Tại Công văn số 151/BNN-KTHT ngày 14/01/2010)

Di cư tự do là vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng và cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg ngày 12/11/2004 về “Một số chủ trương giải pháp tiếp tục giải quyết tình trạng dân di cư tự do”, trong đó nêu rõ các biện pháp và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc quản lý dân cư, tăng cường hỗ trợ cho các vùng quá khó khăn để đồng bào định canh định cư bền vững, cụ thể:

- Tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến, ổn định đời sống;

- Triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình, dự án phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân;

- Tăng cường quản lý dân cư, thực hiện đúng chính sách tôn giáo và tín ngưỡng;

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh có dân đi kết hợp với địa phương có dân đến ổn định đời sống cho đồng bào, giải quyết hộ khẩu, đồng thời giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân của tỉnh mình đã di cư tự do, nay có nguyện vọng trở về quê cũ để họ ổn định đời sống.

Đến nay, về cơ bản tình trạng dân di cư tự do đã giảm dần, song vẫn còn diễn ra ở một số địa phương, một số vùng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể, tích cực nhằm hạn chế và kiên quyết không để xảy ra tình trạng dân di cư tự do.

103. Cử tri các tỉnh Bạc Liêu, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương triển khai nhanh và đồng bộ hơn các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. ”

Trả lời (Tại Công văn số 150/BNN-KTHT ngày 14/01/2010)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến của cử tri và xin báo cáo thêm về những nhiệm vụ nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan để giải quyết, như sau:

Ngay sau khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 28/10/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với nội dung: xây dựng và thực hiện 9 nhiệm vụ quy hoạch, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, 36 đề án chuyên ngành giai đoạn 2010 – 2020, có phân công cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành thực hiện các nội dung của Chương trình.

Theo tiến độ đến quý 1/2010, Chính phủ sẽ phê duyệt 32 Chương trình đề án (trong đó có 6 dự án quy hoạch; 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; 23 Đề án chuyên ngành), những nội dung còn lại Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thành đúng tiến độ các đề án trong chương trình hành động của Chính phủ.

Đồng thời Chính phủ sẽ ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, đề án cấp bách, nhất là 2 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới và Đào tạo nghề cho nông dân.

Song song với triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chính phủ dự kiến sẽ phát động cuộc vận động xây dựng nông thôn mới với mục đích huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công cuộc xây dựng nông thôn, thúc đẩy Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai nhanh và có hiệu quả thực tiễn.

Những giải pháp đó sẽ đẩy nhanh việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X.

104. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí từ 25 triệu đồng/người tái định cư hợp pháp lên 40 triệu đồng/người tái định cư hợp pháp, để đảm bảo phù hợp với thực tế chi phí đầu tư do yếu tố trượt giá, đảm bảo tiến độ di chuyển dân nhanh, chi phí đầu tư tiết kiệm hơn so với xây dựng mới khu tái định cư tập trung, khuyến khích các xã, bản nhường đất ở, đất sản xuất để đón tái định cư xen ghép. ”

Trả lời (Tại Công văn số 122/BNN-KTHT ngày 12/1/2010)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 32/BNN-KTHT ngày 06/01/2009 gửi Bộ Tài chính về việc điều chỉnh mức kinh phí hỗ trợ/người tái định cư hợp pháp để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng tại các điểm tái định cư xen ghép cho phù hợp với điều kiện thực tế để Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



105. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ sản xuất đối với hộ có 1 người từ 7 triệu đồng lên 10 triệu đồng, hộ có nhiều khẩu từ khẩu thứ hai trở lên mỗi người tăng thêm được hỗ trợ từ 3 triệu đồng lên 5 triệu đồng, để đảm bảo phù hợp với thực tế phát sinh và khuyến khích các hộ dân trong chuyển đổi phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại điểm tái định cư. ”

Trả lời (Tại Công văn số 122/BNN-KTHT ngày 12/1/2010)

Để giúp các hộ tái định cư sớm ổn định đời sống và phát triển sản xuất trên quê hương mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức hỗ trợ sản xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



106. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ sản xuất đối với hộ không phải di chuyển nhưng bị thu hồi đất, hộ sở tại bị thu hồi đất sản xuất từ 1000 đồng/m2 (tại Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ) lên 2000 đồng/m2 cho phù hợp với thực tế, để các hộ dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sắp xếp lại quỹ đất sản xuất. ”

Trả lời (Tại Công văn số 122/BNN-KTHT ngày 12/1/2010)

Để tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ổn định cuộc sống, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức hỗ trợ sản xuất đối với hộ không phải di chuyển nhưng bị thu hồi đất, hộ sở tại bị thu hồi đất sản xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



107. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Chính phủ bổ sung chính sách hỗ trợ đầu tư nước sinh hoạt, điện sinh hoạt tại Quyết định số 31/2008/QĐ-TTg ngày 25/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Hộ sở tại bị thu hồi đất để xây dựng điểm tái định cư tập trung nông thôn mà chưa được Nhà nước đầu tư công trình nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, được hỗ trợ đầu tư nước sinh hoạt, điện sinh hoạt như hộ tái định cư” để đảm bảo hài hòa lợi ích người dân tái định cư với người dân sở tại nhường đất để xây dựng khu, điểm tái định cư Dự án thủy điện Sơn La. ”

Trả lời (Tại Công văn số 122/BNN-KTHT ngày 12/1/2010)

Về chính sách hỗ trợ đầu tư nước sinh hoạt, điện sinh hoạt cho các hộ sở tại bị thu hồi đất để xây dựng khu, điểm tái định cư tập trung nông thôn, đề nghị các địa phương thực hiện theo quy định tại Điểm i và k, Khoản 3, Điều 2 Quyết định số 31/2008/QĐ-TTg ngày 25/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.



108. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu và ban hành chính sách hỗ trợ hậu di dân tái định cư Thủy điện Sơn La để cuộc sống người dân tái định cư được ổn định, lâu dài và bền vững.

Trả lời (Tại Công văn số 122/BNN-KTHT ngày 12/1/2010)

Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan đang triển khai xây dựng chính sách đặc thù, tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển toàn diện, bền vững cho các xã có điểm tái định cư và các hộ tái định cư trong nhiều năm sau tái định cư.



109. Cử tri các tỉnh Bình Định, Tây Ninh kiến nghị: Tình trạng phá rừng còn nhiều phức tạp dẫn đến những hậu quả khó lường như thiên tai, lũ lụt; công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đạt yêu cầu… Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong các lĩnh vực này, nhằm bảo đảm sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Trả lời (Tại Công văn số 411/BNN-KL ngày 9/2/2010)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ tiếp tục tham mưa cho Chính phủ các giải pháp đồng bộ, thường xuyên kiểm tra và kiến nghị các địa phương xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong các lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng.

Trong thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm đến công tác bảo vệ rừng, đã có nhiều chỉ thị, ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo trung ương về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR. Các thành viên Ban chỉ đạo Trung ương cũng thường xuyên kiểm tra tình hình các địa phương, nhắc nhở các địa phương và cơ sở thực hiện nghiêm túc công tác quản lý bảo vệ rừng và kịp thời xử lý những vi phạm đối với hành vi phá rừng trái pháp luật.

Bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của các chủ rừng mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở, trong đó có lực lượng Kiểm lâm làm nòng cốt. Hiện nay, hầu hết các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm là tổ chức thuộc chính quyền địa phương. Để làm tốt công tác bảo vệ rừng, các cấp uỷ và chính quyền địa phương cần tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức bảo vệ rừng, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng theo các quy định của pháp luật. Đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường giám sát để công tác bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.



110. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét cho tăng cường lực lượng kiểm lâm có trang bị vũ trang để lực lượng này phát huy quyền lực, vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống lâm tặc, bảo vệ rừng. Đồng thời, nên quy định trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, từng lãnh đạo địa phương, có khen thưởng, kỷ luật kịp thời khi để sự cố xảy ra.

Trả lời (Tại Công văn số 411/BNN-KL ngày 9/2/2010)

Lực lượng Kiểm lâm luôn phải đối mặt với các đối tượng chặt phá rừng và buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép luôn có những hành vi liều lĩnh chống đối gây nguy hiểm đến tính mạng. Để hỗ trợ cho các hoạt động của lực lượng Kiểm lâm theo các quy định hiện hành, lực lượng Kiểm lâm được trang bị vũ khí và các phương tiện chuyên dùng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Hiện nay về vũ khí quân dụng lực lượng Kiểm lâm đã được trang bị tương đối đầy đủ. Các công cụ hỗ trợ hàng năm cũng được Nhà nước giành một khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa và thay thế.

Để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chặt phá rừng trái phép ‘’phòng chống lâm tặc, cùng với việc trang bị một số vũ khí và công cụ hỗ trợ cần thiết, lực lượng Kiểm lâm cần tham mưu tốt cho các cấp chính quyền địa phương hàng loạt những biện pháp bảo vệ rừng đồng bộ, kể cả việc khen thưởng, kỷ luật kịp thời về bảo vệ rừng theo các quy định hiện hành và động viên được mọi lực lượng xã hội cùng tham gia bảo vệ rừng.

111. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Chính phủ bổ sung Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính phủ “Về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”, quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán, vận chuyển củi, than; vì hiện nay hành vi vi phạm này thường xuyên xảy ra, nhất là mua bán, vận chuyển gốc, rễ, cành, ngọn gỡ trắc trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian gần đây với chiều hướng ngày càng phức tạp.

Trả lời (Tại Công văn số 411/BNN-KL ngày 9/2/2010)

Ngày 02/11/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng và quản lý lâm sản thay thế Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 của Chính phủ “về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản”.

Trong Nghị định số 99/2009/NĐ-CP đã có một số quy định liên quan đến việc xử lý một số vấn đề mà cử tri đã nêu trong kiến nghị.

112. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị bỏ chính sách trợ cước các mặt hàng vật tư nông nghiệp phục vụ đồng bào miền núi vì thực chất chính sách này chỉ có doanh nghiệp hoặc cá nhân vận chuyển được hưởng lợi, còn đồng bào miền núi vẫn phải mua vật tư với giá thị trường.

Trả lời (Tại Công văn số 371/BNN-KH ngày 4/2/2010)

Mục tiêu của chính sách trợ cước vận chuyển các mặt hàng vật tư nông nghiệp phục vụ đồng bào miền núi là hỗ trợ đúng lên miền núi mua được phân bón với giá tương ứng với miền xuôi. Đây là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào miền núi, nên Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Ủy ban dân tộc miền núi triển khai thực hiện. Qua thực tiễn nhiều năm chính sách này được thực thi khá tốt, đồng bào miền núi hoan nghênh.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện, nếu không có kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chính quyền các cấp, doanh nghiệp lợi dụng hưởng lợi ích của nông dân, vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước như trường hợp cử tri Phú Thọ nêu. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị cử tri phản ánh về trường hợp cụ thể đã thấy, để cơ quan chức năng vào cuộc, điều tra, xác minh để xử lý nghiêm các hành vi ăn chặn nguồn lợi của dân từ chính sách của Đảng và Nhà nước, không nên bỏ chính sách này.

113. Cử tri các tỉnh: Tiền Giang, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hậu Giang kiến nghị: Biến đổi khí hậu, nước dâng được dự báo sẽ tác động và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nước ta, như diện tích đất bị nhiễm mặn ngày càng nhiều, trong khi đất nông nghiệp bị thu hẹp để đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ,… đề nghị Chính phủ sớm có Chương trình đối phó và biện pháp giải quyết kịp thời để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhân dân yên tâm sản xuất ổn định cuộc sống

Trả lời:(Tại Công văn số 1117/BTNMT-PC ngày 7/4/2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường)

Ngày 02 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo 3 giai đoạn: Giai đoạn I (2009 - 2010): giai đoạn khởi động; Giai đoạn II (2011 - 2015): giai đoạn triển khai; Giai đoạn III (sau 2015): giai đoạn phát triển. Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Chương trình phê duyệt về nguyên tắc 26 nhiệm vụ, dự án giai đoạn 2009 - 2015 với kinh phí ước tính khoảng 1.965 tỷ đồng.

Tháng 7 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam. Đầu tháng 8 năm 2009, Chính phủ đã có văn bản đồng ý với kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng. Sau khi Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được công bố, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương về xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ, ngành, địa phương.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng và thực hiện nhiều Chương trình, nhiệm vụ ứng phó và biện pháp để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia như: Chương trình điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xác định sự thay đổi, biến động về diện tích, chất lượng đất do tác động của nước biển dâng, sa mạc hóa, sạt lở, xói mòn; Chương trình Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong các kỳ quy hoạch sử dụng đất (10 năm) và đề xuất giải pháp ứng phó; Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất đối với các vùng lãnh thổ lồng ghép với nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu… ; đồng thời ban hành Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt là bảo vệ quỹ đất lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.



114. Cử tri các tỉnh: Bình Định, Tây Ninh kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng lãng phí tài nguyên của đất nước còn lớn. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong lĩnh vực này

Trả lời:(Tại Công văn số 1117/BTNMT-PC ngày 7/4/2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường)

Việc bảo vệ tài nguyên của đất nước là trách nhiệm của toàn xã hội, ngành tài nguyên và môi trường đã tham gia tích cực trong việc này. Trong năm 2009, toàn ngành đã triển khai hơn 1.000 lượt đoàn thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường đối với gần 4.000 đơn vị, tổ chức trên toàn quốc, qua đó đã phát hiện gần 2.000 đơn vị, tổ chức có sai phạm, đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 20 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi hơn 600 ha đất và truy thu gần 30 tỷ đồng.

Trong năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xác định công tác thanh tra, kiểm tra là công tác trọng tâm, tập trung thanh tra, kiểm tra việc cấp phép, khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương, các Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai các đoàn thanh tra diện rộng trên toàn quốc với các nội dung liên quan như: thanh tra việc bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật khoáng sản trong hoạt động khai thác cát, sỏi trên các lưu vực sông và việc chấp hành pháp luật tài nguyên nước trong các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất tại các tỉnh Tây Nam Bộ; thanh tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, đất đai, tài nguyên nước đối với các dự án sân golf trên cả nước; thanh tra việc thực hiện trách nhiệm của các chủ hồ chứa thủy điện, thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP của Chính phủ tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc....

115. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có sơ, tổng kết đánh giá việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi khi triển khai thực hiện đền bù giải tỏa


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương