UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP


II. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẢ NƯỚC, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN TỈNH NAM ĐỊNH



tải về 2.43 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19

II. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẢ NƯỚC, VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN TỈNH NAM ĐỊNH
1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng Đồng bằng sông Hồng tác động đến tỉnh Nam Định

Trong giai đoạn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước tiếp tục được đẩy nhanh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Dự kiến trong giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8-8,5%/năm và trong giai đoạn 2011-2020 phấn đấu đạt cao hơn. Nền kinh tế - xã hội cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới đòi hỏi tỉnh Nam Định phải có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của vùng và cả nước.

Trong vùng đồng bằng sông Hồng, kinh tế của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng (bao gồm 4 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình) chậm phát triển so với vùng Bắc đồng bằng sông Hồng (vùng KTTĐ Bắc Bộ): GDP/người vùng Nam đồng bằng sông Hồng chỉ bằng 46% bình quân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các chỉ tiêu khác như thu ngân sách, xuất nhập khẩu, đầu tư đều thấp thua so với toàn vùng cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của vùng còn khá cao (trên 35%), công nghiệp - xây dựng mới chiếm khoảng 30%. Trong giai đoạn tới để toàn vùng đồng bằng sông Hồng có mức tăng trưởng kinh tế cao, nhất định phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết trên.

Trong Nghị quyết 54- NQ/TW đã xác định mục tiêu phát triển của vùng là tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển, khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực, trí tuệ của đội ngũ trí thức, doanh nhân; phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo của nhân dân để phát triển nhanh, đạt trình độ cao, tiếp tục khẳng định rõ vai trò của vùng kinh tế động lực, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển, tạo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các địa phương và giữa các tiểu vùng trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Dự kiến tổng sản phẩm quốc nội của vùng tăng bình quân khoảng 11-12%/năm giai đoạn 2006-2010 và khoảng 11%/năm giai đoạn 2011-2020. Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP đạt khoảng 42%, dịch vụ 48%, nông nghiệp 10% và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2%. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế để vượt qua thách thức và tranh thủ được các cơ hội để thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường, bảo đảm giá trị xuất khẩu hàng năm tăng bình quân trên 18%/năm. Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 20%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% vào năm 2010 và tiếp tục kiểm soát ở mức 4%.

Trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng, hệ thống kết cấu hạ tầng dự kiến được đầu tư đồng bộ, trong đó có nhiều công trình liên quan đến tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng như: xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường giao thông ven biển từ Thanh Hóa đến Hải Phòng - Quảng Ninh, nâng cấp Ql 21. Cải tạo hệ thống giao thông trên sông Hồng trở thành trục vận tải, du lịch của vùng, cải tạo sông Đáy để thoát lũ tốt hơn và và bảo vệ môi trường nước. Từng bước bê tông hóa hệ thống đê, kè bờ những nơi sạt lở ở các sông quan trọng, nơi xung yếu. Kiên cố hóa, nâng cấp các công trình đầu mối, hệ thống kênh mương phục vụ nông nghiệp.

Xây dựng và phát huy hiệu quả các khu công nghiệp trên dọc các trục quốc lộ 1, 10, 21.

Đầu tư xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu ngang tầm khu vực ở Hải Phòng, Nam Định đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao phục vụ nhân dân, người nước ngoài.

Đối với tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng: kết hợp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (nhất là các làng nghề có các sản phẩm tinh xảo) với dịch vụ và du lịch, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích; hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu cung cấp đủ cho chế biến và xuất khẩu. Chuyển đổi diện tích vùng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng các loại thủy đặc sản...

Xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, làm hạt nhân phát triển của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

2. Xu hướng hợp tác, cạnh tranh với các tỉnh trong vùng, ngoài vùng và vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định

2.1 Hợp tác giữa Nam Định với các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương trong vùng

Trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản Hà Nội, các đô thị lớn trong vùng là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm nông, thuỷ sản của Nam Định và cùng với Nam Định hợp tác trong việc chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm về sản xuất gieo ươm hạt giống, vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm, sản xuất cây trồng có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và đáp ứng cho nhu cầu chế biến công nghiệp.

Về công nghiệp: Hợp tác phát triển công nghiệp chế biến rau quả, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong lĩnh vực thương mại, hợp tác xây dựng các trung tâm thương mại, chợ đầu mối... Hợp tác phát triển công tác thông tin và xúc tiến thương mại, cùng tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm.

Hợp tác phát triển du lịch: Phối hợp tuyên truyền và quảng bá du lịch, hình thành các tour du lịch nhằm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù riêng của mỗi địa phương về di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội truyền thống, các làng nghề; đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành du lịch, hợp tác để xây dựng một số cơ sở lưu trú, một số hoạt động dịch vụ khác.

Trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng: Phối hợp xây dựng tuyến đường ven biển từ Thanh Hóa - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, xây dựng các cầu, nâng cấp các tuyến đường nối với các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình. Phối hợp nâng cao năng lực khai thác hệ thống thuỷ nông có liên quan giữa các tỉnh.

Ngoài ra, giữa Nam Định và Hà Nội, các địa phương trong vùng có thể hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, cung cấp các dịch vụ y tế, khoa học - công nghệ...


2.2 Cạnh tranh giữa Nam Định và các tỉnh trong vùng

Nam Định và các tỉnh trong vùng cùng sản xuất nhiều loại nông sản: lúa gạo, thủy sản, rau, hoa quả, thịt gia súc, gia cầm... do vậy cần phối hợp trong việc mở rộng thị trường, xây dựng các vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tránh cạnh tranh không lành mạnh, thừa năng lực chế biến hoặc thiếu nguyên liệu, lao động, v.v..

Hầu hết các tỉnh trong vùng đều có chủ trương xây dựng các khu cụm công nghiệp và xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh mình. Để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh và không cần thiết, các tỉnh cần phối hợp trong việc quy hoạch các khu công nghiệp, phối hợp ban hành các cơ chế thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng, hạn chế lãng phí đất nông nghiệp.
PHẦN THỨ TƯ

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

(1) Huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động.

(2) Phát triển tỉnh Nam Định đảm bảo vị trí, vai trò của tỉnh đối với tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng cũng như cả vùng đồng bằng sông Hồng ngày càng tăng lên và có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng của vùng.

(3) Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

(4) Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch.

(5) Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.



II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đưa kinh tế của Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiên tiến, đời sống nhân dân được nâng cao, từng bước đưa Nam Định trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng.



2. Mục tiêu cụ thể

a. Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 12%/năm; giai đoạn 2011-2015 là 13%/năm và 12,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp còn khoảng 25%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 36%. Đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 19%; 44% và 37%; đến năm 2020, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống còn khoảng 15%; công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 47% và dịch vụ ở mức khoảng 38%.

- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 18%/năm.

- Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo phần lớn các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước phấn đấu cân bằng thu - chi. Phấn đấu tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 17%/năm giai đoạn 2006-2010, trên 16%/năm giai đoạn 2011-2015 và trên 15%/năm giai đoạn 2016-2020.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 12,5 triệu đồng năm 2010; khoảng 26 triệu đồng năm 2015 và khoảng 50 triệu đồng năm 2020 (giá thực tế).



b. Về phát triển xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số chung bình quân 0,95%/năm giai đoạn 2006-2010, 0,92%/năm giai đoạn 2011-2015 và khoảng 0,9%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.

- Đến năm 2010 hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn khoảng 15%, đến năm 2010 khoảng 10%. Đến năm 2010 bình quân 10.000 dân có 16 giường bệnh, 6,5 bác sỹ, đến năm 2020 bình quân 10.000 dân có 20-22 giường và 8 bác sỹ.

- Phấn đấu đến năm 2010 có trên 50%, năm 2020 trên 75% lao động qua đào tạo.

- Phấn đấu trong giai đoạn 2006-2010 mỗi năm giải quyết được 35-40 nghìn lao động, giai đoạn 2011-2020 giải quyết 45-50 nghìn lao động có việc làm mới. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống 4% vào năm 2010 và ổn định ở mức 3-4% trong giai đoạn đến năm 2020. Nâng sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đến năm 2010 lên trên 85% và năm 2020 lên trên 90%.

- Nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ đô thị hóa đạt 22,8% và đến năm 2020 đạt khoảng 42%.

- Phấn đấu đến năm 2010 có 100% dân số đô thị và 75-80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 65% vào năm 2010 và khoảng 35% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 6% vào năm 2010 (theo tiêu chí mới năm 2005).



c. Về bảo vệ môi trường

- Phấn đấu đến 2010 đạt 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn về môi trường, đảm bảo xử lý chất thải và 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, đến năm 2020 về cơ bản các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Đến 2010 trên 80% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế, đến năm 2020 trên 95% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 90% chất thải nguy hại.

- Đến 2010, 40% các khu đô thị mới và 70% các khu công nghiệp, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đến năm 2020 có 100% các khu đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.



III. LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Việc lựa chọn các phương án tăng trưởng và cơ cấu kinh tế dựa trên cơ sở phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh Nam Định so với trong vùng và cả nước, đồng thời phải phù hợp với xu thế chung để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững. Luận chứng và lựa chọn phương án tăng trưởng xuất phát từ mục tiêu rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người của Nam Định so với mức trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng.



1. Luận chứng các phương án tăng trưởng

Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2001-2005 và đánh giá các lợi thế và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. Tiếp cận từ mục tiêu giảm chênh lệch về GDP/người so với vùng đồng bằng sông Hồng từ nay đến năm 2020 theo các mức độ khác nhau, phù hợp với tốc độ tăng vốn đầu tư... dự kiến 3 phương án sau:



a. Phương án I: Rút ngắn khoảng cách về GDP/người của tỉnh Nam Định so với bình quân của đồng bằng sông Hồng từ 55,6% hiện nay (theo giá hiện hành), đạt khoảng 61% vào năm 2010 và bằng 67% vào năm 2020.

Trên cơ sở xem xét mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 5 năm qua (2001-2005) đạt khoảng 7,3%/năm, dự kiến phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong giai đoạn tới và phấn đấu rút ngắn dần khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong vùng, dự kiến trong thời kỳ quy hoạch nhịp độ tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng 11,5-12%/năm. Khi đó GDP/người của tỉnh Nam Định tới năm 2020 sẽ đạt 67% bình quân của vùng. Đây là phương án chắc chắn nhưng không phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh Nam Định, chưa khai thác được nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh.



b. Phương án II: Đưa GDP/người của tỉnh Nam Định so với bình quân của đồng bằng sông Hồng từ 55,6% hiện nay lên khoảng 62% vào năm 2010 và bằng 75% vào năm 2020.

Trong phương án này thể hiện sự phấn đấu tích cực, phát huy được các lợi thế so sánh của Nam Định tháo bỏ các khó khăn, rào cản trong sản xuất nông, ngư nghiệp mà tỉnh có lợi thế; trong công nghiệp sẽ thu hút được một số dự án lớn, mang tính đột phá, tiếp tục phát triển các khu công nghiệp, nhanh chóng đưa vào khai thác có hiệu quả ngay từ kế hoạch 2006-2010, đẩy mạnh phát triển các ngành du lịch, thương mại, dịch vụ, khuyến khích, huy động được các nguồn lực vào đầu tư phát triển.



Theo phương án này, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 12% thời kỳ 2006-2010; 13% thời kỳ 2011-2015 và 12,5% thời kỳ 2016-2020. GDP/người của Nam Định tới năm 2020 bằng 75% mức bình quân chung của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Bảng 25. Các phương án tăng trưởng GDP của tỉnh Nam Định





2005

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng trưởng (%)

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Phương án I

1. Tổng GDP (tỷ đ., g. 1994)

6395,4

11.071

19.079

33.624

11,6

11,5

12,0

2. GDP/người (tr.đ, giá hiện hành)

5,14

12,3

23,9

45










% so Đ. bằng sông Hồng

55,6

60,8

63,2

67,0










Phương án II

1. Tổng GDP (tỷ đ., g. 1994)

6395,4

11.271

20.766

37.421

12,0

13,0

12,5

2. GDP/người (tr.đ, giá hiện hành)

5,14

12,5

26

50










% so Đ. bằng sông Hồng

55,6

61,9

68,8

75,0










Phương án III

1. Tổng GDP (tỷ đ., g. 1994)

6395,4

11.525

22.190

41.796

12,5

14,0

13,5

2. GDP/người (tr.đ, giá hiện hành)

5,14

12,8

27,6

56










% so Đ. bằng sông Hồng

55,6

63,3

73,5

83,0










Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương