UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP



tải về 2.43 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

7. Tài nguyên thuỷ sản

Nam Định có nguồn lợi thuỷ sản phong phú và đa dạng (gồm thuỷ sản nước ngọt, thuỷ sản nước lợ và nước mặn): 65 loài thực vật nổi, 59 loài động vật nổi và giun nhiều tơ thuộc lớp động vật đáy. Mặt nước vùng cửa sông còn có nhiều tảo và thực vật thuỷ sinh là thức ăn cho cá, ốc, tôm, cua...

- Cá: nhìn chung phong phú về giống loài, nhưng nghèo về mật độ và trữ lượng, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế cao. Thành phần giữa cá xa bờ và gần bờ, giữa tầng trên và tầng đáy không có sự khác nhau lớn. Trữ lượng ước tính khoảng 157.000 tấn, chiếm khoảng 20% tổng trữ lượng cá Vịnh Bắc Bộ, trong đó cá nổi khoảng 95.150 tấn, cá đáy 62.350 tấn. Khả năng cho phép khai thác khoảng 70.000 tấn, trong đó cá nổi 38.100 tấn, cá đáy 31.900 tấn.

- Tôm: đã phát hiện có 45 loài tôm thuộc họ tôm he, trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế, tập trung ở cửa Ba Lạt, trữ lượng ước tính khoảng 3.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 1.000 tấn.

- Mực: có 20 loài, trữ lượng khoảng 2.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.000 tấn/năm, trong đó hơn 600 tấn ở độ sâu 30m nước trở vào và trên 400 tấn ở độ sâu 30m nước trở ra.

Ngoài ra còn có các loại khải sản khác như moi, sò huyết, sò lông, bào ngư, cầu gai...

Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản có khoảng 22.000 ha, trong đó mặt nước mặn lợ khoảng 8.500 ha, hiện đã khai thác khoảng 6.500 ha, thu hoạch khoảng 16.500 tấn thuỷ sản các loại (theo Sở Thuỷ sản). Vùng mặt nước ngọt có khoảng 13.500 ha, hiện đã khai thác khoảng 8.000 ha, thu hoạch khoảng 15.500 tấn cá tôm. Nguồn lợi thủy sản của tỉnh có thể sản xuất và khai thác được quanh năm nhưng do ảnh hưởng của bão hoặc gió mùa Đông Bắc mạnh nên mỗi năm thường chỉ sản xuất và khai thác được từ 240-270 ngày.
8. Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản nhiên liệu: Than nâu ở Giao Thuỷ, được phát hiện dưới dạng mỏ nhỏ, nằm sâu dưới lòng đất nhưng chưa được nghiên cứu kỹ. Dầu mỏ và khí đốt còn tiềm ẩn ở vùng biển Bắc Bộ.

- Khoáng sản ở thể rắn:

+ Sét làm gạch ngói: Nằm rải rác ở các bãi ven sông như Đồng Côi (Nam Trực), trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, Sa Cao (Xuân Trường) trữ lượng khoảng 5-10 triệu tấn, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Đồng (Nghĩa Hưng), Hoành Lâm (Giao Thuỷ), Quỳnh Phương (Hải Hậu)... Tổng trữ lượng toàn tỉnh khoảng 25-30 triệu tấn.

+ Sét làm gốm sứ: Phân bố tại Phương Nhi, trữ lượng không nhiều, chất lượng khá.

+ Sét làm bột màu: Có ở Nam Hồng (Nam Trực), diện tích 1.000 m2, dày 0,25-0,3m, bột có màu vàng nghệ, vàng chanh, làm nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ.

Nhìn chung các mỏ sét mới được nghiên cứu sơ bộ, chưa đánh giá chính xác về quy mô, trữ lượng để có phương án khai thác, sử dụng.

+ Fenspat: Có ở núi Phương Nhi, núi Gôi, có thể khai thác làm phụ gia sản xuất gốm sứ.

+ Cát xây dựng: Tập trung chủ yếu ở các lòng sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Đào, trữ lượng không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên, khai thác khoảng 300.000-500.000 m3/năm. Ngoài ra còn có mỏ cát nhỏ ở Quất Lâm (Giao Thuỷ), dài khoảng 25km, rộng 50-200m, day 2,5-3m.

+ Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán inmenit, zincon, monazit. Loại này mới chỉ tìm kiếm và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa Hưng, zincon phân bố dưới dạng "vết", trữ lượng ít.

- Khoáng sản ở thể lỏng: Nước khoáng phát hiện tại núi Gôi (Vụ Bản), Hải Sơn (Hải Hậu), có chất lượng khá. Ngoài ra, tại khu vực xã Hồng Thuận (Giao Thuỷ) cũng xuất hiện nguồn nước khoáng lộ, cần tiếp tục đầu tư khảo sát nghiên cứu trong thời gian tới.
9. Tài nguyên du lịch

Nam Định có nguồn tài nguyên du lịch khá đa dạng phong phú và đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.



- Di tích lịch sử, văn hoá:

Nam Định là một vùng đất địa linh nhân kiệt, sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử, văn hoá. Trên địa bàn tỉnh có 1.655 di tích lịch sử – văn hoá trong đó có 135 di tích đã được Nhà nước xếp hạng bao gồm: đình, chùa, đền, phủ… Nhiều di tích có giá trị có thể khai thác phục vụ du lịch tiêu biểu như: quần thể di tích văn hoá lịch sử triều Trần, quần thể di tích Phủ Giầy, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, nhà thờ Bùi Chu, đền thánh Phú Nhai, nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, ngôi nhà số 7 Bến Ngự – một địa chỉ văn hoá quan trọng ở Nam Định. Các di tích lịch sử văn hoá và danh thắng tiêu biểu tại Nam Định đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa của các kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây. Đặc biệt tại Nam Định các di tích văn hoá lịch sử đều gắn liền với các lễ hội.



- Tài nguyên du lịch tự nhiên, sinh thái

Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển, địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những cánh đồng lúa tốt tươi, những dòng sông lớn, những bãi biển đẹp còn giữ lại vẻ hoang sơ, môi trường tự nhiên khá trong sạch. Nhiều làng quê trù phú với những nét đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên địa bàn tỉnh, có nhiều cụm, điểm có thể khai thác phục vụ du lịch nhất là vùng cửa sông ven biển nơi có Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và bãi biển Thịnh Long, Quất Lâm… các sản phẩm du lịch có thể khai thác ở đây là: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ mát tắm biển, tham quan nghiên cứu khoa học.



- Các làng nghề truyền thống

Nam Định là vùng đất hình thành và phát triển lâu đời, ngày nay nhiều làng nghề truyền thống đặc trưng vẫn tồn tại và phát triển.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định có 87 làng nghề, trong đó có nhiều làng nghề truyền thống có khả năng thu hút khách du lịch, tiêu biểu là: Làng nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê, Làng nghề chạm gỗ La Xuyên (Xã Yên Ninh - Huyện Ý Yên), Làng nghề đúc kim loại Tống Xá (xã Yên Xá - huyện Ý Yên), Làng nghề rèn Vân Chàng...

- Các giá trị văn hoá phi vật thể

Nam Định nổi tiếng với những làn điệu dân ca, với múa rối nước, với các văn thi hào, các danh nhân và các văn bia, các tích, truyện cổ về các nhân vật lịch sử.



II. DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

1. Dân số

Năm 2005, dân số trung bình của tỉnh Nam Định là 1.965,4 ngàn người, chiếm 10,9% so với dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,36% so với dân số của cả nước. Mật độ dân số trung bình là 1.191 người/km2, bằng 98% so với Đồng bằng sông Hồng và gấp 4,7 lần so với cả nước. Năm 2007 dân số trung bình tỉnh Nam Định tăng lên 1984,5 ngàn người.

Tỷ lệ sinh dân số giảm dần từ 1,55% năm 2000 xuống khoảng 1,40% năm 2005 và 1,35% năm 2007. So với cả nước cùng kỳ thì tỷ lệ này của Nam Định đều thấp hơn do chính sách truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình ở Nam Định được thực hiện tốt, có kết quả rõ rệt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,1% năm 2000 xuống còn 0,91% năm 2005 và 0,85% năm 2007. Các hoạt động chăm sóc bà mẹ và trẻ em đ­ược tăng c­ường. Tuổi thọ bình quân tăng từ 68,7 lên 71 tuổi vào năm 2005.

Do dân số vẫn còn tăng ở mức cao so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, nên nguồn lao động của Nam Định hàng năm cũng được bổ sung và tăng lên khá nhanh từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ trở về, số học sinh tốt nghiệp phổ thông không đủ điều kiện học tiếp vào đại học, THCN cùng số học sinh học nghề, tốt nghiệp hệ cao đẳng và đại học ra trường về tỉnh công tác.

Dân số đô thị của tỉnh tăng từ 239,1 nghìn người năm 2000 lên 312,7 nghìn người năm 2005, bình quân tăng 5,51%/năm, tuy nhiên tỷ lệ đô thị hóa chỉ tăng từ 12,5% năm 2000 lên 15,9% năm 2005, chỉ bằng 67% mức đô thị hóa của đồng bằng sông Hồng (23,8%) và 60% mức đô thị hóa chung của cả nước (26,3%). Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Nam Định năm 2006 đạt 16,1%.

Bảng 2. Một số chỉ tiêu dân số, nguồn nhân lực


Chỉ tiêu

Đơn vị

1995

2000

2005

2006

Nhịp tăng (%)

1996-2000

2001-

2005


1. Dân số

Ng.người

1.820

1.915

1.965

1.975,2

1,02

0,52

- Mật độ dân số

Ng/km2

1.112

1.169

1.191

1.197







- Dân số đô thị

Ng.người




239,1

312,7

317,4




5,51

- Tỷ lệ đô thị hoá

%




12,5

15,9

16,1







2. Tỷ lệ sinh

%0

20,52

15,50

13,99

13,74







- Mức giảm tỷ lệ sinh

%0

2,7

0,6

0,3

0,25







- Tỷ lệ tăng tự nhiên

%0

16,1

11,0

9,1

8,6







3. Nguồn lao động

Ng.người

974,0

1023,5

1161,4

1.173,8

1,00

2,56

- NLĐ/Dân số

%

53,52

53,45

59,09










a. Số người trong độ tuổi có khả năng LĐ

Ng.người

870,0

901,5

975,0

984,4

0,71

1,58

b. Lao động làm việc trong nền kinh tế QD

Ng.người

903,0

945,1

987,4

994,7

0,92

0,88

c. Cơ cấu lao động







100,0

100,0

100,0







- Nông lâm thuỷ sản

%




78,2

73,8

72,4







- Công nghiệp, xây dựng

%




12,8

15,7

16,1







- Dịch vụ

%




9,0

10,5

11,5







d. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị

%

4,9

6,1

4,8










- SD thời gian LĐ ở nông thôn

%

80,0

73,2

80,0










e. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%




21,0

33,0

33,0







Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

- Báo cáo Chính trị Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII.

2. Nguồn nhân lực

Năm 2005, tổng số người trong độ tuổi có khả năng lao động có khoảng 975 nghìn người và tăng lên 984,4 nghìn người năm 2006. Thời kỳ 2001 - 2005, bình quân mỗi năm tăng khoảng 14,7 ngàn người, đây là một áp lực lớn về giải quyết việc làm.

Tỷ trọng sử dụng lao động năm 2005 trong các ngành như sau: nông lâm ngư nghiệp 73,8%, công nghiệp, xây dựng 15,7%, dịch vụ 10,5%. Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp, tuy nhiên lao động trong khu vực nông nghiệp của tỉnh vẫn còn rất cao so với trung bình cả nước.

Tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng qua các năm, năm 2005 đạt khoảng 33% và năm 2007 đạt 36,2%. Tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở khu vực đô thị đến năm 2005 khoảng 4,8%.

Trong 5 năm 2001-2005 giải quyết việc làm cho khoảng 190.300 lượt người, bình quân mỗi năm tạo được 38.000 chỗ làm việc mới. Xuất khẩu lao động 5 năm được 8.500 người. Tuy nhiên lao động thiếu việc làm còn nhiều, chất lượng lao động còn thấp và đây là vấn đề bức xúc cần phải quan tâm giải quyết trong những năm tới.

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua nhìn chung nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.



Bảng 3. Tăng trưởng kinh tế


Chỉ tiêu

Năm

2000


Năm

2005


Năm 2007

Tốc độ tăng trưởng (%)

2001-2005

2006-2007

Tổng GDP (giá 1994), tỷ đồng

4500,4

6395,4

7953,7


7,3

11,5


- Nông lâm thuỷ sản

1842,8

2039,9




2,1




- Công nghiệp, xây dựng

971,3

1914,9




14,5




- Dịch vụ

1686,3

2440,6




7,7




Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Trong giai đoạn 1996-2000 nền kinh tế của tỉnh Nam Định tăng bình quân 6,9%/năm và giai đoạn 2001-2005 tăng 7,3%/năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (7,5%/năm). Tuy nhiên trong các năm 2006-2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh đạt khá cao là 11,5%/năm.

GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đã tăng từ 2,88 triệu đồng năm 2000 lên 5,14 triệu đồng năm 2005, tuy nhiên mới bằng 51% bình quân cả nước và 55,7% bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng. GDP /người năm 2007 đạt 7,35 triệu đồng (theo giá hiện hành).



1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Cơ cấu kinh tế theo ngành

Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp.

Khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm dần về tỷ trọng từ 45,9% năm 1995 xuống 40,9% năm 2000 và đến năm 2007 là 29,6%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng nhưng không ổn định, từ 34,4% năm 1995 lên 38,2% năm 2000 và giảm xuống 35,1% năm 2007. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 19,7% năm 1995 lên 20,9% năm 2000 và đạt 35,1% năm 2007.

Bảng 4. Cơ cấu kinh tế

Đơn vị: %



Chỉ tiêu

Năm

1995


Năm

2000


Năm 2005

Năm

2007


1. Chia theo 3 khu vực













Tổng GDP

100,0

100,0

100,0

100,0

- Nông lâm thuỷ sản

45,9

40,9

31,9

29,6

- Công nghiệp, xây dựng

19,7

20,9

31,5

35,1

- Dịch vụ

34,4

38,2

36,6

35,3

2. Chia theo các khu vực SX vật chất và phi SXVC







 




Tổng GDP

100,0

100,0

100,0

100,0

- Sản xuất vật chất

65,6

61,8

63,4

64,7

- Phi sản xuất vật chất

34,4

38,2

36,6

35,3

3. Chia theo khu vực SX nông nghiệp và phi NN







 




Tổng GDP

100,0

100,0

100,0

100,0

- Nông nghiệp

45,9

40,9

31,9

29,6

- Phi nông nghiệp

54,1

59,1

68,1

70,4

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định.

b. Cơ cấu thành phần kinh tế

Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm khoảng 23-25% trong GDP của tỉnh nhưng đã nắm giữ và chi phối các ngành kinh tế then chốt. Tỉnh đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới trên 130 doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Khu vực kinh tế dân doanh ngày càng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ bé do tỉnh chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa cao, tuy nhiên khu vực này bước đầu là những cầu nối quan trọng trong chuyển giao công nghệ và giao thương quốc tế.



Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương