UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP


Bảng 24. So sánh một số chỉ tiêu của Nam Định với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2005



tải về 2.43 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19

Bảng 24. So sánh một số chỉ tiêu của Nam Định với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2005


STT


Chỉ tiêu

Nam Định

Đồng bằng s. Hồng

% so ĐB s. Hồng

Thái Bình

% so Thái Bình



Nam

% so Hà Nam

Ninh Bình

% so Ninh Bình

Hải

Dư­ơng

% so Hải Dương

Hư­ng Yên

% so Hưng Yên

1

Diện tích (km2)

1649,9

14837,5

11,1

1546,0

106,7

851,7

193,7

1384,2

119,2

1651,9

99,9

923,1

178,7

2

Dân số (ngh.người)

1965,4

18050,4

10,9

1850,9

106,2

823,9

238,5

915,7

214,6

1709,2

115,0

1128,5

174,2

3

GDP (giá thực tế) (tỷ đồng)

10094,1

175897

5,7

10622,9

95,0

4235,0

238,3

4814,7

209,7

13644,0

74,0

8238,6

122,5

4

Tăng tr­ưởng GDP 2001-2005(%)

7,3

10,9

67,3

7,2

101,2

9,1

80,2

11,9

61,6

10,8

67,6

12,3

59,6

5

GTSXCN- giá 94 (tỷ đồng)

3359,7

73042,8

4,6

2570,4

130,7

1781,0

188,6

1816,2

185,0

6228,0

53,9

3308,0

101,6

6

Thu ngân sách* (tỷ đồng)

561,0

51963,7

1,0

1418,5

37,5

570,7

93,2

539,0

98,7

2389,5

22,3

1189,0

44,7

7

Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

122,5

4675,8

2,6

98,0

125,0

39,8

307,8

21,1

580,6

109,0

112,4

210,5

58,2

8

GDP/ người (giá thực tế, tr.đ)

5,1

9,2

55,6

5,7

89,5

5,1

100,8

5,3

97,0

8,0

64,3

7,3

70,4

9

Thu ngân sách/ người (ngh.đ)

285,4

2879,4

9,9

766,4

35,3

692,7

39,1

588,6

46,0

1398,0

19,4

1053,6

25,7

10

Xuất khẩu/ người (USD)

62,3

259,0

24,1

52,9

117,7

48,3

129,0

23,0

270,5

63,8

97,7

186,5

33,4

11

Lư­ơng thực BQ/ngư­ời (kg)

407,7

363,1

112,3

558,3

73,0

487,7

83,6

457,8

89,1

477,2

85,4

476,6

85,5

12

Tỷ lệ lao động được đào tạo (%)

33,0







30,0

110,0













29,0

113,8

30,0

110,0

13

Giường bệnh/1vạn dân (người)

17,7

22,7

78,0

20,4

86,8

27,8

63,7

22,4

79,0

21,5

82,3

19,3

91,7

14

Tỷ lệ đô thị hoá (%)

15,6

24,8

62,8

7,3

213,6

9,7

161,5

15,4

101,6

15,6

100,1

11,1

140,1

15

Tỷ trọng lao động NLNN (%)

73,8

56,0

129,5

68,0

108,5

59,0

125,1

67,0

110,1

72,0

102,5

68,9

107,1

16

Cơ cấu kinh tế











































- Nông lâm ngư nghiệp

31,9

16,8

189,9

42,3

75,4

28,6

111,5

30,9

103,2

27,2

117,3

30,5

104,6




- Công nghiệp, xây dựng

31,5

39,3

80,2

22,9

137,6

39,8

79,1

35,7

88,2

43,2

72,9

38,0

82,9




- Dịch vụ

36,6

43,9

83,4

34,9

104,9

31,6

115,8

33,4

109,6

29,6

123,6

31,5

116,2

Nguồn: - Niên giám thống kê các tỉnh.

- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh.
IV. LỢI THẾ, HẠN CHẾ

1. Lợi thế

- Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn tới, thành phố Nam Định được xây dựng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của tiểu vùng là những điều kiện thuận lợi cho phát triển của tỉnh Nam Định.

- Kinh tế có bước phát triển khá, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện, công nghiệp đã có bước phát triển nhanh, đã hình thành khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Tỉnh có điều kiện thuận lợi sản xuất lương thực (nhất là gạo đặc sản), thực phẩm; nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển kinh tế biển (du lịch, vận tải biển, đóng tàu...). Có tiềm năng phát triển du lịch lớn với các khu di tích đền Trần, quần thể di tích Phủ Giầy, chùa Cổ Lễ, nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, vườn quốc gia Xuân Thuỷ, các làng nghề nổi tiếng và các di sản văn hoá phi vật thể.

- Nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn khá cao, người dân Nam Định có truyền thống cách mạng, hiếu học, cần cù lao động, nếu có chiến lược đào tạo và sử dụng hợp lý sẽ là động lực, là lợi thế so sánh to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Hạn chế

- Tỉnh Nam Định không nằm ở vị trí thuận lợi trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian vừa qua tỉnh và tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng chưa được sự quan tâm đầu tư nhiều của Trung ương.

- Điểm xuất phát của nền kinh tế của tỉnh còn thấp, GDP/người mới bằng 51% bình quân cả nước (tính theo giá hiện hành), tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, thu ngân sách thấp, chưa có ngành sản xuất và sản phẩm mũi nhọn, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và các sản phẩm của tỉnh còn thấp.

- Mạng lưới giao thông huyết mạnh của tỉnh, nối tỉnh với các trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước bị xuống cấp và còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay và trong giai đoạn tới.

- Mật độ dân số và tỷ trọng lao động trong khu vực nông lâm thuỷ sản khá cao, số lao động chưa có việc làm lớn, gây áp lực về giải quyết việc làm.

- Trên địa bàn tỉnh không có tài nguyên khoáng sản gì đáng kể; nền đất yếu, suất đầu tư xây dựng cao; ruộng đất nhỏ lẻ, khó khăn trong việc tích tục để phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và đưa tiến bộ công nghệ vào áp dụng.


PHẦN THỨ BA

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC

ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

CỦA TỈNH NAM ĐỊNH


I. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC CÓ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN NỀN KINH TẾ TỈNH NAM ĐỊNH
1. Tình hình phát triển kinh tế, chính trị của thế giới, khu vực có liên quan đến nước ta và tỉnh Nam Định

1.1 Những yếu tố thuận lợi

Tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực mặc dù có thể có những biến động phức tạp ngoài dự kiến, nhưng dự báo chiều hướng chung về cơ bản sẽ phát triển theo hướng có tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội nước ta nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng sâu, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có những tác động rộng lớn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới theo khả năng tiếp thu trình độ công nghệ của mỗi nền kinh tế, theo đó là sự phân công lao động toàn cầu, có tác động thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chính sách phát triển của nhiều nước, nhất là tại các nước công nghiệp phát triển. Chúng ta cần tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ, tăng nhanh khả năng và những điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, gắn kết chặt chẽ khoa học và công nghệ với sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và với mọi hoạt động của con người.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do thương mại sẽ được đẩy mạnh; đầu tư, lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, lao động và vốn ngày được mở rộng. Vấn đề đặt ra đối với chúng ta là phải có các chính sách phù hợp và điều hành linh hoạt hơn để tận dụng thời cơ mới của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, vượt qua thách thức, hạn chế tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Trước mắt cần đón trước những thuận lợi và lường trước những khó khăn khi tham gia WTO; sử dụng tốt các cơ hội thuận lợi của bối cảnh quốc tế tạo ra, mở rộng khả năng hợp tác kinh tế quốc tế toàn diện, khai thác lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt hơn nội lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước cũng như của từng vùng, từng tỉnh.


1.2 Những khó khăn, thách thức

Tình hình chính trị thế giới còn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường. Trước hết, xung đột cục bộ, khủng bố và những bất ổn khác vẫn có thể xảy ra đối với một số khu vực, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh toàn cầu. Các nước lớn tăng cường áp đặt thế lực của mình tới các nước đang phát triển và phân chia vùng ảnh hưởng thị trường.

Bên cạnh đó, xu hướng ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực, đặc biệt giữa các nước phát triển với nhau cũng là một thách thức lớn cho các nước chậm phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Xu thế này sẽ càng làm cho các nước nghèo và kém phát triển bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển chung, nhất là trong hệ thống thương mại quốc tế: các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại gây ra những bất lợi cho hàng nông sản, hàng công nghiệp sơ chế với chi phí sản xuất còn lớn. Điều đó sẽ làm tăng sức ép đối với nền kinh tế của những nước đang phát triển và kém phát triển.

Toàn cầu hoá sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với những nước có trình độ phát triển còn thấp như nước ta. Sự cạnh tranh kinh tế - thương mại, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ càng trở nên gay gắt. Các thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả có nhiều khả năng sẽ diễn biến phức tạp hơn. Giá cả thế giới trong một số mặt hàng chủ yếu có tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu như năng lượng, nguyên liệu... có thể có những đột biến và phản ứng dây chuyền bất lợi đối với các nước có nền nền kinh tế còn nhỏ, kém phát triển. Chính sách tỷ giá, lãi suất của các đối tác lớn đều có những tác động rất mạnh đến nền kinh tế của nước ta nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng.

Ngoài ra, các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên vật liệu, khoảng cách giầu nghèo,... sẽ trở nên gay gắt hơn, tác động mạnh và đa chiều đến sự phát triển và hiệu quả của kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của tỉnh Nam Định.
2. Dự báo tác động của yếu tố hội nhập quốc tế đến nền kinh tế của cả nước và tỉnh Nam Định

Việc gia nhập WTO sẽ mở ra khả năng sử dụng quá trình tự do hoá thương mại thế giới và toàn cầu hoá sản xuất giúp cho Việt Nam nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng đạt được các mục tiêu kinh tế nhất định. Các cam kết mở cửa thị trường của các nước thành viên WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp của tỉnh, phát triển và mở rộng khả năng xuất khẩu cũng như thâm nhập thị trường mới, đặc biệt trong lĩnh vực nông thủy sản và dệt may. Đồng thời, các cơ hội mới cũng được mở ra: hàng hoá Việt Nam được đối xử bình đẳng, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý kinh doanh năng động, sáng tạo của các nước tiên tiến trên thế giới, nhất là giải quyết vấn đề thị trường toàn cầu cho hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.

Tuy nhiên, song song với việc thay đổi môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp thì khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hoá và dịch vụ nước ngoài. Theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan, áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia đối với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, việc đứng vững được trên thị trường nội địa chính là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Khi nước ta gia nhập WTO, thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của tỉnh Nam Định như thuỷ sản, nông sản, hoa quả, hàng thủ công mỹ nghệ... có khả năng mở rộng nhanh chóng. Đồng thời chúng ta có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những vụ kiện vô lý như đối với thủy sản, da giày giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, EU. Tuy nhiên chúng ta cũng phải đương đầu với sự trợ cấp của các nước giàu đối với nông nghiệp của các nước đó. Ngoài ra, nước ta cũng cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ngay sau khi hội nhập, trong đó có 5 năm quá độ cho việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu dưới dạng khuyến khích đầu tư, đồng thời sẽ phải cắt giảm mức thuế quan đối với các mặt hàng nông nghiệp. Hiện tại mức thuế quan bình quân trong nông nghiệp của nước ta là 27% và khả năng mức thuế này sẽ bị cắt giảm xuống khoảng 15%. Bên cạnh đó, nguy cơ nước ta sẽ tiếp tục phải đương đầu với các vụ kiện bán phá giá là hoàn toàn có thực, nhất là khi Việt Nam vẫn đang bị coi là nền kinh tế phi thị trường. Đây là một điểm bất lợi đối với nước ta khi phải đương đầu với các vụ kiện vì các nước sẽ được áp dụng những phương pháp tính toán linh hoạt hơn.

Không chỉ ngành trồng trọt mà cả ngành chăn nuôi của nước ta nói chung, của tỉnh Nam Định nói riêng cũng sẽ gặp rất nhiều trở ngại khi gia nhập WTO. Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh trong ngành chăn nuôi hiện tại là rất thấp, cụ thể như năng suất, chất lượng sản phẩm, giá cả các sản phẩm thị trường nội địa đều có mức cạnh tranh thấp hơn so với cạnh tranh quốc tế. Thách thức thứ hai là các sản phẩm chăn nuôi của nước ta sẽ phải đối mặt là trợ cấp của các nước giàu. Ngoài ra, đối với những nước không còn dùng trợ cấp chăn nuôi như Ôtxtrâylia, Niu Dilân thì ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đương đầu với hệ thống sản xuất rất hiện đại và hiệu quả. Một thách thức khác là Việt Nam sẽ không được tiếp cận với cơ chế tự vệ đặc biệt để chống lại những đột biến về nhập khẩu cho những mặt hàng chăn nuôi. Như vậy trong trường hợp khi nước ta mở cửa thị trường một cách mạnh mẽ thì việc tăng các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu sẽ có tiềm năng tác động mạnh đến giá của các mặt hàng trong nước.

3. Dự báo nguồn vốn đầu tư thu hút từ bên ngoài

3.1 Dự báo khả năng thu hút ODA

Trong giai đoạn đến năm 2010, Việt Nam vẫn nằm trong diện ưu tiên của các nhà tài trợ, tuy nhiên mức cung cấp sẽ khó đạt cao hơn thập kỷ vừa qua. Dự báo tổng ODA ký kết mới cho toàn quốc cho 5 năm 2006-2010 là khoảng từ 12,5 tỷ USD tới 15,5 tỷ USD. Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Chính phủ Việt Nam là hướng các nhà tài trợ ưu tiên tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho các vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn, trong đó có tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Thời kỳ 1993-2005, ODA cho Vùng đồng bằng sông Hồng (chưa kể liên vùng) chiếm khoảng 18% tổng ODA cho toàn quốc. Nếu tiếp tục xu thế trong thời gian 1993 đến nay, dự báo ODA ký kết mới cho Vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2006-2010 sẽ đạt khoảng 2,3-2,7 tỷ USD.

Nguồn vốn ODA cho vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2006-2010 sẽ được ưu tiên cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển thủy lợi, giao thông vận tải, phát triển mạng lưới hạ tầng như nước sạch, y tế, giáo dục, tăng cường năng lực...

Theo kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010, đến năm 2010 Việt Nam sẽ ở vào trình độ nước đang phát triển có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người năm sẽ đạt khoảng 1.050-1.100 USD và phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp. Theo thông lệ viện trợ quốc tế, vốn ODA cung cấp cho các nước có thu nhập trung bình thường có các điều kiện cung cấp kém ưu đãi hơn. Do vậy, dự kiến thời kỳ sau năm 2010, việc cung cấp ODA sẽ có những thay đổi rất cơ bản về cơ cấu nguồn vốn này cũng như các điều kiện tài chính.

Từ kinh nghiệm quốc tế, có thể dự báo rằng nguồn ODA của Việt Nam trong thời kỳ sau 2010 sẽ vẫn được duy trì, thậm chí có khả năng khối lượng nguồn vốn này còn có thể tăng lên. Tuy nhiên, về cơ cấu vốn chắc sẽ thay đổi theo chiều hướng ODA viện trợ không hoàn lại sẽ giảm dần, ODA vốn vay sẽ tăng lên với những điều kiện tài chính thay đổi theo hướng giảm dần tính ưu đãi (lãi suất cho vay cao hơn, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ sẽ ngắn hơn) so với các điều kiện tài chính ưu đãi của ODA mà Việt Nam được hưởng trong 5 năm 2006-2010.

Do tính chất và điều kiện tài chính của ODA sẽ có những thay đổi nên định hướng sử dụng nguồn vốn này cũng cần có những thay đổi phù hợp. Trong thời kỳ sau năm 2010, các nguồn vốn ODA dự kiến sẽ giành ít hơn cho các lĩnh vực có khả năng hoàn vốn cao như năng lượng, công nghiệp…, vốn ODA ưu đãi sẽ được tập trung chủ yếu cho lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Đối với tỉnh Nam Định, trong giai đoạn tới, vốn ODA sẽ tiếp tục được đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, cấp thoát nước, xử lý chất thải, y tế, giao thông, thuỷ lợi và nâng cấp hệ thống đê điều…
3.2 Thu hút FDI

FDI có vai trò khá quan trọng và đã tác động đến tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của nước ta trong thời gian vừa qua, nó không chỉ như là yếu tố “mồi” trong thu hút đầu tư trong nước và góp phần vào tăng trưởng GDP và GDP/người. Xu hướng FDI ngày càng hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi và hướng vào các ngành công nghiệp và các ngành sản xuất, dịch vụ mà nhà đầu tư có thể đem lại hiệu quả cao. Việc nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA cũng sẽ tạo ra môi trường thu hút FDI thuận lợi hơn.

Theo dự báo trước đây, dự kiến cả nước thu hút khoảng 4 - 5 tỷ USD/năm FDI giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, dự kiến thu hút đầu tư nước ngoài bình quân hàng năm đạt trên 10 tỷ USD. Tại khu vực Bắc Bộ, ngoài thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương... các nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm hơn đến các tỉnh xa hơn.

Với vị trí khá thuận lợi, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông được cải thiện, hạ tầng các khu công nghiệp được xây dựng, phát huy các lợi thế so sánh của mình về nguồn nguyên liệu nông thủy sản dồi dào, lợi thế về lao động, tiềm năng về phát triển du lịch cùng với sự phấn đấu của tỉnh và có chính sách mở cửa thông thoáng, trong những năm tới chắc chắn sẽ được sự quan tâm của các nhà đầu tư và lượng vốn thu hút vào Nam Định sẽ tăng lên đáng kể.


Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương