UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP


Bảng 22. Thực trạng tiêu thụ điện năng tỉnh Nam Định



tải về 2.43 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

Bảng 22. Thực trạng tiêu thụ điện năng tỉnh Nam Định

Đơn vị: 106KWh

Thành phần

2000

2005

Tốc độ tăng 2001-2005 (%)

Công nghiệp - xây dựng

102,57

155,81

8,72

Nông - lâm - thuỷ sản

25,6

22,91

-2,20

Dịch vụ thương mại

2,05

5,46

21,64

Quản lý, tiêu dùng dân cư

216,66

400,74

13,09

Hoạt động khác

5,58

14,41

20,89

Điện thương phẩm

352,56

599,33

11,20

Tổn thất (%)

7,83

6,76

 

Điện nhận

382,42

642,78

10,94

Pmax (MW)

92,10

135,88

8,09

Nguồn: Quy hoạch mạng lưới điện tỉnh Nam Định.
b. Nguồn và lưới điện

- Trạm và đường dây 220 KV

Hiện nay tỉnh Nam Định nhận điện từ hệ thống điện Quốc gia qua đường dây 220 KV Ninh Bình - Nam Định (dây dẫn 2xACK 300 dài 30 km) và trạm biến áp 220 KV Nam Định công suất 220/110 kv - 125 MVA. Ngoài ra, Nam Định có thể nhận nguồn cung cấp từ trạm 220/110 KV - 2x125 MVA Ninh Bình qua đường dây Ninh Bình - Trình Xuyên; trao đổi công suất với Thái Bình qua đường dây 110 KV Nam Định - Thái Bình. Tổng chiều dài đường dây 220 KV trên địa bản tỉnh là 33 Km.



- Trạm và đường dây 110 KV

Toàn tỉnh Nam Định có 8 trạm biến áp 110 KV: Trình Xuyên (Vụ Bản), Phi Trường, Mỹ Xá, Nam Định (thành phố Nam Định), Nam Ninh (Nam Trực), Lạc Quần (Xuân Trường), Nghĩa Hưng, Hải Hậu với 12 máy và tổng công suất 300 MVA.

Đường dây 110 KV từ Ninh Bình đến Nam Định có 2 nhánh, một nhánh đến Vụ Bản đi Trạch Tổ và một nhánh đến Trình Xuyên - thành phố Nam Định. Từ thành phố Nam Định có 2 đường, một đường đi Lạc Quần và một đường dây đi Nam Ninh - Nghĩa Hưng - Hải Hậu. Tổng chiều dài đường dây 110 KV là 135,4 km.

- Trạm trung gian và đường dây

Trên địa bàn tỉnh có 26 trạm 35 KV với 47 máy và tổng công suất khoảng 132 MVA. Tổng chiều dài đường dây 35 KV khoảng 595 km.



- Trạm biến áp và đường dây phân phối

Trên toàn tỉnh hiện có 1580 trạm phân phối, bao gồm 1597 máy với tổng dung lượng khoảng 415,4 MVA. Tổng chiều dài đường dây phân phối (dưới 22 KV) khoảng 2490 km.


c. Đánh giá chung về thực trạng mạng lưới điện tỉnh Nam Định:

- Hiện trạng trạm nguồn 220, 110 KV:

Với 1 trạm nguồn 220 KV và 8 trạm 110 KV nhìn chung đáp ứng được nhu cầu phụ tải của tỉnh hiện tại. Tuy nhiên do mật độ phụ tải phát triển ở các khu vực không đồng đều nên mức độ mang tải của các trạm cũng khác nhau. Một số trạm 110 KV phục vụ lưới phân phối do Điện lực quản lý chưa có đầu 22 KV, một số trạm 110 KV có cuộn dây 22 KV nhưng lại chưa vận hành dẫn đến tốc độ triển khai lưới 22 KV của tỉnh diễn ra chưa đồng bộ.



- Về đường dây 220, 110 KV:

Trong giai đoạn 2000-2005 đường dây 220 KV Thái Bình - Nam Định được xây dựng cung cấp điện cho trạm 220 KV Nam Định, cùng với hệ thống đường dây 110 KV từ Ninh Bình đến đã tạo thành mạch vòng, tăng độ tin cậy cho lưới điện của tỉnh. Nhìn chung lưới 110 KV vận hành tốt, đảm bảo truyền tải cho các trạm 110 KV của tỉnh. Tuy nhiên để nâng cao độ tin cây cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm 110 KV trong quy hoạch giai đoạn trước để đảm bảo sự hỗ trợ công suất khi có sự cố và hỗ trợ quá tải cho các trạm hiện có.



- Về lưới trung thế:

Lưới điện trung thế của tỉnh Nam Định bao gồm nhiều cấp điện áp: 35, 22, 10, 6 KV.

Lưới 35 KV đã phát huy tốt vai trò cấp điện cho các trạm phân phối, trạm trung gian và các trạm bơm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên với tốc độ phát triển phụ tải như hiện nay thì trong tương lai cần có giải pháp cấu trúc lại mạng điện trung áp để giảm tần suất sự cố trên lưới, đảm bảo độ liên tục cung cấp điện cho phụ tải và tránh quá tải cho một số trạm trung gian: Gôi, Chợ Chùa... khi làm việc.

Lưới điện 22 Kv trong thời gian qua phát triển chưa nhanh, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh. Lưới 22 KV hiện tại có mức mang tải hợp lý và tổn thất nhỏ.

Đa số lưới 10 KV vận hành đã lâu, chắp vá, các xuất tuyến 10 KV đều dùng các dây dẫn AC 50 nên chưa cải thiện được nhiều mức độ tổn thất điện năng và tổn thất điện áp trên đường dây.

Lưới điện 6 KV vận hành đã lâu, chắp vá, nhiều chủng loại dây và bán kính cấp điện dài gây tổn thất điện năng và tổn thất điện áp lớn.

Do khả năng mang tải hạn chế của lưới 6 KV và để khai thác hợp lý cuộn 22 KV của các trạm 110 KV, hệ thống lưới 6 KV và 10 KV cần sớm thay thế hoặc cải tạo các tuyến này sang vận hành 22 KV.

- Lưới điện hạ thế:

Trong thời gian gần đây, các sự cố trên lưới điện phân phối đã giảm đáng kể. Sự cố lưới điện chủ yếu là sự cố thoáng qua do vỡ sứ và do giông sét.


3.5.3. Bưu chính - viễn thông

Mạng lưới bưu chính viễn thông ngày càng được mở rộng theo hướng hiện đại. Có 100% số xã, thị trấn có điện thoại và điểm bưu điện văn hoá. Hiện toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm tại thành phố Nam Định, 10 bưu cục huyện, 62 bưu cục khu vực, 14 máy vô tuyến điện, 32 tổng đài điện thoại. Đã hoàn thành tuyến cáp quang Nam Định - Thịnh Long, tổng đài A 1000-E10. Số thuê bao điện thoại tăng nhanh từ 32.797 máy năm 2000 lên 164.539 máy năm 2005 (tính tại thời điểm 31/12), đưa mật độ điện thoại từ 1,72 máy/100 dân năm 2000 lên 8,4 máy/100 dân năm 2005. Đến hết năm 2007 tổng số thuê bao điện thoại cố định là 234.899, đạt mật độ 20,87 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao di động là 412.154 thuê bao, đạt mật độ 20,87 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao Internet là 24.103, đạt mật độ 1,22 thuê bao/100 dân.
3.5.4 Thuỷ lợi và cung cấp nước đô thị, nông thôn
a. Thuỷ lợi

- Hệ thống đê điều:

Hệ thống đê điều của tỉnh đã từng bước được nâng cấp, tu sửa, hiện có tổng chiều dài 663 km, bao gồm đê do Trung ương quản lý 365 km, đê địa phương 298 km. Trong những năm qua đã xây dựng, nâng cấp nhiều công trình đê điều trọng điểm như: tường kè thành phố Nam Định, kè PAM đê biển Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, kè sông của Mỹ Lộc.



- Hệ thống thuỷ nông:

Toàn tỉnh có 5 hệ thống thuỷ nông và từng bước được xây dựng, nâng cấp. Trong giai đoạn 2001-2005 năm qua đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng như: trạm bơm Vĩnh Trị 2, Quần Vinh 2, Cống Múc 2, Bình Hải 2, Sông Chanh; khoảng 471 km kênh cấp I-III được nâng cấp. Bởi vậy đã đưa diện tích tưới tiêu chủ động lên 77.224 ha, tăng 10% so với năm 2001.

Tuy nhiên năng lực của hệ thống thuỷ nông vẫn chưa đáp ứng yêu cấu của sản xuất, tỷ lệ thất thoát nước tưới vẫn còn cao do phần lớn các công trình được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp nhưng chưa được thay thế, sửa chữa kịp thời, một số công trình do khó khăn về vốn, đầu tư thiếu đồng bộ, việc quản lý khai thác còn nhiều hạn chế.
b. Cấp nước đô thị - nông thôn

- Cấp nước đô thị

Tại thành phố Nam Định, sau khi thực hiện Dự án cấp nước thành phố giai đoạn 3, đã hoàn thành và đưa vào khai thác dây chuyền xử lý nước, nâng công suất của nhà máy lên 50.000 m3/ngày đêm. Tại các thị trấn, thị tứ, các làng nghề đã và đang xây dựng các trạm cung cấp nước sạch tập trung phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch tại khu vực đô thị tăng lên khoảng 90% năm 2005.



- Cấp nước nông thôn

Hiện nay, tại khu vực nông thôn tỉnh Nam Định mới có 25 công trình cấp nước tập trung, 15 công trình nối mạng và khoảng 80.000 giếng khoan đã giải quyết cho khoảng 73,4% số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh (năm 2007). Hầu hết các trạm cấp nước tập trung đều sử dụng nguồn nước mặt tại các sông lớn như sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ, song có khoảng 50% số công trình đang phải sử dụng nguồn nước đầu vào từ hệ thống sông nội đồng, mạng lưới sông này có nguy cơ ô nhiễm rất cao, về chất lượng nguồn nước tại các điểm cấp nước qua kiểm tra của Trung tâm y tế dự phòng đều cho thấy chưa đảm bảo về chỉ tiêu hoá học và vi sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Một số lượng lớn dân nông thôn của các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng do nằm trong thấu kính nước ngọt đã tự khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sinh hoạt và sản xuất, số lượng này chưa được quản lý đang có nguy cơ gây cạn kiệt nguồn nước ngầm và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.



4. Thực trạng môi trường

4.1 Hiện trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn

a. Vấn đề sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Với khoảng 106.600 ha đất nông nghiệp của tỉnh trong đó khoảng 90.700 ha đang sử dụng để trồng trọt và với truyền thống thâm canh cây trồng, người nông dân Nam Định hàng năm đã sử dụng khoảng 1.060.000 tấn phân chuồng, 44.000 tấn phân hoá học, 90.000 tấn phân lân, 28.000 tấn phân kali, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hàng năm khoảng 260-300 tấn. Số lượng thuốc bảo vệ thực vật hàng năm không tăng, nhưng lượng thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng có độc tố cao, kể cả loại thuốc không rõ nguồn gốc có chiều hướng gia tăng. Tình trạng dùng phân chuồng, phân bắc chăm bón trực tiếp cho cây trồng còn khá phổ biến, đây là nguy cơ dễ gây ô nhiễm môi trường đất, nước đồng thời dễ gây ngộ độc và dịch bệnh cho người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.



b. Vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn

Theo số liệu điều tra cho thấy hiện nay toàn tỉnh mới có 10% số xã có đội thu gom rác và có bãi chôn lấp rác, tuy nhiên lượng rác thu gom còn quá ít và bãi chôn lấp vẫn chưa đảm bảo vệ sinh. Một thực trạng đang phổ biến là rác thải của các khu dân cư nông thôn đặc biệt là khu vực thị trấn, thị tứ, làng nghề đang thải trực tiếp xuống sông, ao hồ, mương đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ nhân dân. Số lượng nhà vệ sinh khu vực nông thôn tăng chậm (mới đạt 49%), xuất hiện nhiều hộ gia đình, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ở quy mô trung bình theo hướng công nghiệp do không đầu tư đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường đã đang gây ô nhiễm môi trường ngay trong khu vực dân cư và gây ô nhiễm nguồn nước.



c. Vấn đề hoạt động của các cụm công nghiệp, làng nghề trong nông thôn

Hiện nay Nam Định có 87 làng nghề, trong đó có 71 làng nghề đang hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới môi trường, trong số này có 15 làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khoẻ nhân dân, đó là các làng nghề: Vân Chàng (Nam Trực), Xuân Tiến (Xuân Trường), Tống Xá, Yên Tiến - Yên Ninh (Ý Yên), Quang Trung (Vụ Bản), Cổ Chất (Trực Ninh), Nam Thanh (Nam Trực)... Tất cả các làng nghề này đều có các chỉ số đo về khí thải, nước thải, bụi, tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép ở khu dân cư. Nguồn nước và khí thải của các làng nghề đã và đang ảnh hưởng tới các thôn xã và lưu vực sông xung quanh.


4.2 Hiện trạng môi trường đô thị và khu, cụm công nghiệp

a. Hiện trạng môi trường đô thị

- Tại thành phố Nam Định

Năm 1998 thành phố Nam Định được công nhận là đô thị loại II, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng hàng năm, nhiều tuyến cống thoát nước ở khu vực thường xuyên ngập úng trước kia được cải tạo nâng cấp như Hàng Thao, Tô Hiệu, Đồng Tháp Mười, Quang Trung... một số hồ, mương thoát nước được nạo vét, hiện tượng ngập úng nhiều giờ gây ô nhiễm môi trường khu dân cư ở nhiều tuyến phố đã từng bước được khắc phục. Từ năm 2003 khi nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt đi vào hoạt động đã giải quyết được tình trạng ùn đọng rác trên các đường phố, khoảng 70-80% lượng rác được thu gom hàng ngày. Tuy nhiên tình trạng hiện nay các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn, nhỏ, vừa và các bệnh viện vẫn còn nằm xen kẽ trong khu dân cư nhiều đã và đang gây ô nhiễm môi trường khí thải, bụi, tiếng ồn nhất là nước thải với số lượng lớn không được xử lý đổ thải thẳng vào cống thành phố sau đó chảy ra sông Đào gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Hệ thống thoát nước thải của thành phố về mùa mưa thường bị quá tải gây ngập úng tại nhiều khu phố, gây ô nhiễm, dễ phát sinh và lây truyền dịch bệnh.



- Tại các thị trấn, thị tứ

Hiện tại tỉnh Nam Định có 13 thị trấn và 25 thị tứ phân bố đều ở các huyện với số dân từ 5.000-18.000 người, diện tích từ 178,3 ha-1.568,2 ha, hầu hết các thị trấn, thị tứ đã và đang trong thời kỳ phát triển, nhìn chung vấn đề môi trường ở các thị trấn, thị tứ còn nhiều bức xúc.

Hiện có 7/13 thị trấn có đội thu gom rác thải, mặc dù các thị trấn đều có quy hoạch đất dành cho chôn lấp chất thải sinh hoạt, song chưa có thị trấn nào có bãi chôn lấp rác đảm bảo vệ sinh, nhiều thị trấn còn đổ rác ở những vị trí gây ô nhiễm nguồn nước như thị trấn Cổ Lễ, thị trấn Thịnh Long, thị trấn Ngô Đồng... Hầu hết các thị tứ đều chưa có tổ chức thu gom rác thải, rác đổ tuỳ tiện ven đường quốc lộ, sông, mương gây ô nhiễm môi trường. Hiện có 8/13 thị trấn đã có công trình cấp nước sạch song thực tế số dân tham gia sử dụng nguồn nước sạch vẫn còn thấp.

b. Tại các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung và các khu, cụm công nghiệp

- Nội thành thành phố Nam Định hiện có hai khu vực sản xuất công nghiệp tập trung: Khu vực có các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm nằm ở phía Đông Bắc thành phố và khu vực có các cơ sở công nghiệp dệt may, tẩy nhuộm, mạ điện nằm ở phía Tây thành phố. Cả hai khu công nghiệp cũ này đã và đang gây ô nhiễm môi trường bởi nước thải, khí thải, bụi. Trong 9 cơ sở sản xuất lớn chỉ có 3 cơ sở bia Na Da, May sông Hồng, Công ty cổ phần dây lưới thép là có đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Còn lại các cơ sở khác lượng nước thải hàng ngày từ 500-800 m3 chưa được xử lý vẫn thải trực tiếp vào cống thoát nước của thành phố, vào mùa mưa nước thải chảy tràn cả khu vực đường phố và khu dân cư.

- Khu công nghiệp Hoà Xá nằm ở phía Tây Nam thành phố với tổng diện tích 327 ha, có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ. Hầu hết các cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp đều đầu tư xây dựng nhà xưởng và lắp đặt dây chuyền công nghệ theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đã đầu tư hệ thống thu gom nước thải trong nội vi cơ sở sản xuất, song hầu hết các cơ sở sản xuất chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ, nước thải được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước của khu công nghiệp. Đã xuất hiện tình trạng rác thải không được vận chuyển thu gom kịp thời, gây ô nhiễm.

- Về thực trạng môi trường tại các cụm công nghiệp, đến nay toàn tỉnh đã có 17 cụm công nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng, các cơ sở sản xuất đã đầu tư và bắt đầu đi vào hoạt động. Nhìn chung các cụm công nghiệp đều chú trọng xây dựng mạng lưới đường, điện, hệ thống cống tiêu thoát nước thải. Trong các dự án đầu tư đều có phương án xử lý nước thải, chất thải rắn song đến nay chưa cơ sở nào xây dựng và đưa vào vận hành. Thực trạng ở các cụm công nghiệp do diện tích sản xuất chật hẹp, máy móc thiết bị lạc hậu, có cụm công nghiệp xây dựng nhà ở gắn liền với nhà xưởng sản xuất như cụm công nghiệp Nam Giang - Nam Trực, do vậy tình trạng ô nhiễm môi trường kể cả nước thải, bụi, tiếng ồn và chất thải rắn vẫn không giảm mà có nguy cơ gia tăng.


4.3 Hiện trạng môi trường biển và ven bờ tỉnh Nam Định

Thực trạng khu vực môi trường ven biển đáng quan tâm nhất hiện nay là tình trạng khai thác chưa hợp lý các nguồn tài nguyên ven biển, còn tình trạng đánh bắt huỷ diệt, thay đổi chuỗi thức ăn, mất tính đa dạng sinh học, có vùng gây suy thoái tài nguyên đất, đất bị tái nhiễm mặn do chuyển đổi cơ cấu sản xuất chưa hợp lý.

Nước mặt khu vực cửa sông ven biển hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng như chì (Pb), kẽm (Zn), đồng (Cu) tăng cao, chất hữu cơ về mùa mưa vượt tiêu chuẩn nhiều lần, đã thấy xuất hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dầu mỡ song còn ở mức ngưỡng xấp xỉ cho phép.

Vấn đề môi trường ở các khu du lịch nghỉ mát Quất Lâm và Thịnh Long cũng đã bộc lộ những bất cập như việc thu gom chất thải rắn, nước thải chưa hoàn chỉnh, đồng bộ đã gây mất mỹ quan và nguy cơ gây ô nhiễm khu vực nghỉ mát, cả hai khu vực du lịch đều chưa có điểm chôn lấp rác hợp vệ sinh, hệ thống tiêu thoát nước thải chưa hoàn chỉnh, chưa được xử lý, thải trực tiếp vào môi trường xung quanh.



4.4 Hiện trạng các thành phần môi trường

a. Hiện trạng môi trường đất

Diện tích đất nông nghiệp dùng cho trồng trọt đang thu hẹp và có xu thế bị xói mòn, mất cân đối về dinh dưỡng đất do tình trạng canh tác độc canh và thâm canh cao. Đất khu vực dân cư bị ô nhiễm bởi nước thải, chất thải rắn từ hoạt động sản xuất của làng nghề có chiều hướng gia tăng; đất ven biển có nguy cơ bị tái nhiễm mặn, phèn hoá do chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc do nuôi trồng thuỷ sản không đảm bảo tính khoa học.



b. Hiện trạng môi trường nước

Số liệu quan trắc nguồn nước hàng năm cho thấy nguồn nước mặt tại các sông lớn như sông Hồng, sông Đào, sông Đáy tuy nhiên các chỉ số về hữu cơ có tăng về mùa mưa song có thể sử dụng làm nguồn nước cấp cho các công trình nước sạch được (trừ khu vực cửa xả kênh Gia và Quán Chuột) chất lượng nước các sông nội đồng và ao hồ cả 3 vùng của tỉnh đều bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ và vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần do đó khi sử dụng cho các hộ cấp nước quy mô thôn xã phải hết sức chú ý. Về nguồn nước ngầm tại thấu kính phía Nam tỉnh qua phân tích cho thấy chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên hàm lượng Fe++ còn tương đối vao; nguồn nước khu vực phía Tây và Tây Bắc của tỉnh bị nhiễm mặn, hàm lượng Fe++ vượt tiêu chuẩn nhiều lần, các giếng khoan dưới 20 m khu vực thành phố Nam Định chỉ số NO2, NO3 khá cao, không thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.



c. Môi trường không khí

Về tổng thể qua quan trắc môi trường không khí tại khu vực nông thôn, ven biển chưa bị ô nhiễm, song tại một số làng nghề cơ khí, đúc (Xuân Tiến, Vân Chàng, Yên Xá) một số khu vực ven tuyến sông Ninh Cơ tình trạng hàng trăm lò nung gạch thủ công và khu vực xung quanh Nhà máy Dệt Nam Định, hàm lượng các chất có trong không khí như SO2, CO2, bụi vượt trên chuẩn cho phép.



5. Đánh giá tổng quát kết quả đạt được so với mục tiêu Quy hoạch phê duyệt năm 2003 và so sánh với các địa phương trong vùng

5.1 Kết quả đạt được so với mục tiêu Quy hoạch phê duyệt năm 2003

Trong 5 năm 2001-2005 nền kinh tế tỉnh Nam Định đã có bước phát triển khá, GDP của tỉnh tăng bình quân 7,3%/năm, vượt mục tiêu Quy hoạch phê duyệt năm 2003 đề ra (>7%), nhưng thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước (7,5%) và cùng với Thái Bình là 2 tỉnh có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng cũng như trên phạm vi cả nước.

Tỉnh Nam Định đã phát triển tương đối đều cả về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, hầu hết các chỉ tiêu phát triển đạt và vượt mục tiêu đề ra của quy hoạch.

Có khá nhiều chỉ tiêu vượt xa so mới mục tiêu đề ra trong quy hoạch trước đây như: tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm đạt 20,1% (quy hoạch là 14-15%), kim ngạch xuất khẩu năm 2005 vượt mục tiêu quy hoạch 1,7-1,8 lần; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,8%, trong khi mục tiêu quy hoạch đến năm 2005 là dưới 15%.



Bảng 23. Một số chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2001-2005 so với mục tiêu quy hoạch phê duyệt năm 2003


Chỉ tiêu

Đơn vị

QH năm 2003

Thực hiện

Tăng giảm so với QH

1. Nhịp độ tăng tr­ưởng GDP bình quân năm

%

>7,0

7,3

+0,3

2. Nhịp tăng GTSX nông lâm thủy sản

%

3,0

3,0

0

- Nhịp tăng GTSX công nghiệp

%

14,0-15,0

20,1

+4,9 - +5,9

3. Cơ cấu GDP năm 2005













- Nông lâm thuỷ sản

%

35,5

31,9

-3,6

- Công nghiệp, xây dựng

%

24,5

31,5

+7,0

- Dịch vụ

%

40,0

36,6

-3,4

4. Sản l­ượng lư­ơng thực có hạt

Ng. tấn

950

801,3

84,3

5. Giá trị sản xuất/ha canh tác năm 2005

Tr.đ

34,0

35,5

104,4

6. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005

Tr. USD

70,0-75,0

129,7

173-185

7. GDP/người




4,9-5,0

5,14

103-105

8. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

0,9

0,91

+0,01

9. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

%

<25

22,5

90,0

10. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

30-33

33,0

100-110

11. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005

%

<15

6,8

45,3

12. Cơ cấu lao động năm 2005













- Nông lâm thuỷ sản

%




73,8




- Công nghiệp - xây dựng

%




15,7




- Dịch vụ

%




10,5




Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2005.

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2010.


5.2 So sánh một số chỉ tiêu của Nam Định với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005: Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nam Định chỉ cao hơn Thái Bình, thấp hơn nhiều so với tỉnh Ninh Bình và các tỉnh Bắc đồng bằng sông Hồng.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đến năm 2005 tỷ trọng của khu vực nông lâm ngư nghiệp trong GDP vẫn còn cao, chiếm 31,9%, chỉ thấp hơn của Thái Bình (42,3%) và xấp xỉ tỷ trọng nông nghiệp của Hà Tây (31,4%) và Ninh Bình (30,9%). Tỷ trọng lao động của khu vực nông lâm thủy sản trong tổng số lao động cao nhất vùng.

- Các chỉ tiêu bình quân đầu người về GDP, giá trị xuất khẩu, thu ngân sách...: đạt mức bình quân của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, nhưng thấp thua xa so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.



- Các chỉ tiêu về xã hội: Một số chỉ tiêu về tỷ lệ lao động được đào tạo, tỷ lệ đô thị hóa, số giường bệnh/10.000 dân của tỉnh Nam Định đạt cao hơn hoặc xấp xỉ các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương