UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP


Khoa học - công nghệ (KHCN)



tải về 2.43 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

5. Khoa học - công nghệ (KHCN)

Tập trung nghiên cứu, tích cực ứng dụng những thành quả của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước, gắn nghiên cứu với sản xuất, giữa xây dựng năng lực khoa học nội sinh và các hoạt động chuyển giao công nghệ.

- Nghiên cứu hình thành trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học, trọng tâm là công nghệ tế bào, công nghệ Enzim, công nghệ vi sinh để nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản công nghệ cao để phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và các tỉnh trong vùng. Tuyển chọn, nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh, phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Tiếp tục đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm giống cây, giống con.

Hoàn thành, đưa vào sử dụng Trung tâm Công nghệ thông tin. Đây là địa chỉ nâng cao trình độ công nghệ thông tin không ngừng cho đội ngũ đương nhiệm, theo yêu cầu phát triển lâu dài, theo chức năng nghề nghiệp chuyên sâu và là nơi cung cấp nguồn nhân lực CNTT cho các doanh nghiệp. Từng bước phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm.

Đầu tư tiềm lực cho sự phát triển các trường đại học, cao đẳng, trên địa bàn tỉnh để trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực KHCN cho các các địa phương trong và các tỉnh trong vùng, trong cả nước.

Tổ chức lại các trung tâm sự nghiệp (Có chức năng kiểm định, kiểm nghiệm hoá sinh, môi trường,..) nằm rải rác ở các ngành kinh tế trong tỉnh thành trung tâm lớn làm nhiệm vụ dịch vụ cho công tác quản lý nhà nước, giám định tư pháp và phát triển sản xuất kinh doanh…

Đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ, chuyển dần các cơ sở nghiên cứu - ứng dụng khoa học công nghệ sang cơ chế tự trang trải. Xúc tiến hình thành thị trường khoa học - công nghệ. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Hình thành các tổ chức tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp lựa chọn, nhập các công nghệ tiến tiến của nước ngoài để đổi mới công nghệ sản xuất, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có định hướng lựa chọn công nghệ phù hợp cho một số ngành mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.



V. KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Mạng lưới giao thông

1.1 Quan điểm phát triển

- Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng cần đầu tư phát triển đi trước một bước làm tiền đề và động lực phát triển kinh tế - xã hội.

- Tranh thủ tối đa đầu tư của Nhà nước và nguồn lực của các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp các hạ tầng giao thông huyết mạch quan trọng, các công trình trọng điểm, các trục đường chính và tại các thành phố, thị trấn và các trọng điểm kinh tế. Phát huy năng lực cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện có, thường xuyên duy tu, cải tạo, nâng cấp cho phù hợp yêu cầu phát triển. Coi trọng đầu tư đường giao thông nông thôn để thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển. Kết hợp phát triển giao thông nội tỉnh với giao thông liên tỉnh, của vùng và quốc gia, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại.

- Phát triển vận tải một cách đồng bộ, đảm bảo được sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, thông suốt.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, vật liệu mới, công nghệ mới vào các lĩnh vực xây dựng, khai thác giao thông vận tải.

- Xã hội hóa việc bảo vệ công trình giao thông coi đó là trách nhiệm của toàn dân, của các cấp chính quyền địa phương.



1.2 Mục tiêu phát triển

- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải hiện đại ngang tầm với hệ thống giao thông vận tải của các tỉnh và khu vực có hệ thống giao thông vận tải tiên tiến.

- Thỏa mãn nhu cầu vận tải của toàn xã hội với chất lượng ngày càng cao.

- Giảm tới mức thấp nhất chi phí vận tải trên cơ sở tổ chức vận tải tối ưu trên toàn mạng lưới.

- Đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và khai thác giao thông vận tải.

1.3 Phương hướng phát triển

1.3.1 Giao thông đường bộ

- Mạng lưới quốc lộ

(1) Đề nghị Nhà nước đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình qua địa bàn tỉnh tại khu vực huyện Ý Yên với chiều dài khoảng 21 km, sau đó tiếp tục nâng cấp toàn tuyến từ Pháp Vân đến Ninh Bình lên 6 làn xe.

(2) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới tuyến đường bộ Phủ Lý - Nam Định đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng (4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) trước năm 2015. Dự kiến điểm đầu tuyến nối vào đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Liêm Tuyền (huyện Thanh Liêm - Hà Nam) và điểm cuối tại nút giao với QL 10 (Km 107+83,5), nối với đường Đông A (thành phố Nam Định).

(3) Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng QL 21 đoạn Nam Định - Hải Thịnh dài 60 km, quy mô đường cấp III và cấp IV đồng bằng.

(4) Xây dựng đường quốc lộ ven biển với quy mô cấp II đồng bằng từ Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh sau năm 2010.

(5) Xây dựng tuyến đường bộ mới từ thành phố Nam Định đến thị trấn Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng), song song với đường 490 (đường 55 cũ) trong giai đoạn đầu với quy mô đường cấp II đồng bằng.

(6) Đề nghị Bộ Giao thông vận tải đưa tỉnh lộ 487 (38A) và tỉnh lộ 490 (55) thành quốc lộ. Điểm đầu tuyến từ bến phà Yên Lệnh (Hà Nam) theo tỉnh lộ 972 (Hà Nam) qua đường 52 m - khu đô thị Thống Nhất - thành phố Nam Định (đường thay thế TL 38A), theo TL 490 mới đến cảng biển Hải Thịnh với tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

(7) Nâng cấp tỉnh lộ 482 (56) thành quốc lộ: Hiện đang là tỉnh lộ 482 từ Hà Nam qua Nam Định đến cảng Diêm Điền, tỉnh Thái Bình, đoạn qua tỉnh Nam Định dài khoảng 73 km với quy mô cấp III đồng bằng.


- Đường tỉnh:

Xây dựng, nâng cấp, mở rộng 10 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài hơn 334 km, trong đó có 69 km đường đô thị thuộc thành phố Nam Định, bao gồm cả các cầu, cống và hệ thống đảm bảo giao thông trên các tuyến.

Xây dựng đường vào cầu và cầu Thịnh Long nối đường tỉnh 490 (Tỉnh lộ 55 cũ) với Quốc lộ 21.

Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 490 (TL 55 cũ), đường tỉnh 489 (TL 54 cũ), đường tỉnh 481 (gồm các đường 51A, 51B cũ, một đoạn đường 54 và 21), đường tỉnh 486 (TL 12 cũ) đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Mở rộng đoạn qua các thị trấn. Xây dựng hè và lắp đặt hệ thống thoát nước ngang, dọc trên các quốc lộ, tỉnh lộ qua các thành phố, thị trấn, khu dân cư.

Nâng cấp đường tỉnh 480 (TL 53A, 53B cũ), đường tỉnh 484 (TL 64 cũ), đường tỉnh 485 (TL 57A cũ) đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

Xây dựng mới đường tỉnh 488: Điểm đầu tuyến tại cầu Vòi (Km 155 trên QL21, dự kiến sau này tuyến nối tiếp đến đầu cầu qua sông Đào thẳng đê Quán Chuột sang), điểm cuối tuyến tại thị trấn Thịnh Long với quy mô đường cấp IV đồng bằng, dài 39,5 km.

Xây dựng tuyến đường đê ven biển nối khu du lịch sinh thái rừng ngập nước Xuân Thuỷ qua khu du lịch Quất Lâm, Thịnh Long và đến khu du lịch Rạng Đông.

- Giao thông đô thị

Đối với thành phố Nam Định, tại khu đô thị cũ, chủ yếu vẫn giữ nguyên hướng tuyến và mặt cắt ngang đường hiện có, tiến hành thảm bê tông nhựa nâng cấp mặt đường, hè phố và mở rộng các nút giao ra vào thành phố và các nút giao có nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Tại các khu đô thị mới mở rộng, xây dựng các tuyến đường hướng tâm, nối đô thị cũ với các đường vành đai và các tuyến đường gom, các tuyến giao thông xuyên tâm của thành phố như QL 21, 10, đường cao tốc... Chọn trục giao thông chính huyết mạch và các nút giao thông quan trọng ra vào thành phố với quy mô hiện đại tương xứng với đô thị loại II và tiến tới đô thị loại I. Phấn đấu tỷ lệ đất dành cho giao thông động 20-25% và giao thông tĩnh 5-7%.

Hoàn thành đường Đông Bắc thành phố (vành đai 2).

Xây dựng mới tuyến S2 kéo dài (từ ngã ba giao với QL 21 đến đê sông Hồng thuộc xã Nam Phong tại địa điểm xây dựng cảng sông Nam Định mới) sau năm 2010 xây dựng cầu vượt sông Đào tại Quán Chuột nối với QL 10, cùng với QL 10, S2 tạo thành đường vành đai 2 thành phố Nam Định.

Cải tạo, nâng cấp các đường hướng tâm vào thành phố, xây dựng, mở rộng các nút giao, cầu vượt QL 10, QL 21, các tuyến đường cao tốc với các tuyến tỉnh lộ để đảm bảo an toàn và giải quyết ùn tắc giao thông.

Dự kiến trong giai đoạn đến năm 2020 xây dựng đường vành đai 3 của thành phố Nam Định có bán kính cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15 km, phía Bắc giáp cầu Họ, theo tuyến 482 (TL 56 cũ), phía Tây tới Gôi (Vụ Bản), phía Nam tới Cổ Lễ (Hải Lạng, đường Đen, gặp QL 21 tại cầu Điện Biên kéo dài tới sông Hồng), huyện Trực Ninh.



Đối với các đô thị khác: nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông các thị trấn.

- Giao thông nông thôn

Nâng cấp các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng, gồm có 79 tuyến, tổng chiều dài khoảng 350 km.

Các tuyến đường xã, liên xã quy hoạch đường cấp 5, có tổng chiều dài 1.792 km.

Nâng cấp đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn đường cấp 6, có tổng chiều dài 4.207 km.

Phấn đấu đến năm 2020 nhựa hoá hoặc bê tông hoá được trên 90% đường giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Bến xe, bãi đỗ xe, trạm nghỉ và hạ tầng kỹ thuật giao thông khác

Quy hoạch và phát triển giao thông tĩnh, xây dựng bến xe khách liên tỉnh phía Nam, phía Tây Bắc và Tây Nam thành phố Nam Định quy mô loại I, dịch vụ đa ngành. Xây dựng mới và mở rộng các bến xe tại các huyện.

Quy hoạch, xây dựng các trạm nghỉ xe khách liên tỉnh, các bãi đỗ xe tắc xi, xe buýt...

Quy hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông tĩnh tại thành phố Nam Định là đô thị cấp vùng, tại các thị xã tương lai: Thịnh Long, Quất Lâm...



1.3.2 Đường sắt

Quy hoạch và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, trong đó có đoạn chạy qua Nam Định, đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc tế.

Xây dựng mới ga phục vụ hành khách tại xã Lộc Hòa - thành phố Nam Định và ga Trình Xuyên hiện đại phục vụ trung chuyển hàng hóa.

Đề nghị Trung ương nghiên cứu mở tuyến đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.



1.3.3 Đường thủy

Đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng 4 sông lớn là sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ với tổng chiều dài 251 km đạt cấp kỹ thuật quy định. Chỉnh trị, nạo vét luồng lạch các cửa sông như mom Rô, cửa Lạch Giang (cho tàu 2.000 tấn), cửa Đáy... để tàu có trọng tải lớn ra vào thuận tiện, đưa vận tải ven biển vào đến Hà Nội.

Nạo vét, cải tạo các tuyến sông nội đồng gồm 13 tuyến sông chính với tổng chiều dài 279 km.

Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cảng biển, cảng sông, bến bãi bốc xếp hàng hoá.

Mở rộng, nâng cấp cụm cảng tổng hợp Thịnh Long thành cảng biển xuất nhập khẩu, khu lắp ráp tàu có trọng tải lớn, tổ chức vận tải biển với các cảng khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

Di chuyển cảng sông Nam Định ra khỏi trung tâm thành phố, cải tạo, nâng cấp cảng sông Nam Định cũ thành cảng hành khách, du lịch. Đầu tư xây dựng cảng đường sông mới hiện đại quy mô trên 1 triệu tấn/năm ven bờ sông Hồng.



2. Mạng lưới cấp điện

Dự báo điện thương phẩm tỉnh Nam Định tăng bình quân 14,6%/năm giai đoạn 2006-2010, đạt 14%/năm giai đoạn 2011-2015 và 13,5%/năm giai đoạn 2016-2020.

Hoàn thành xây dựng nhà máy nhiệt điện Mỹ Trung, công suất 185 MW.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế xây dựng Nhà máy nhiệt điện than tại Hải Ninh - Hải Châu (huyện Hải Hậu), công suất 1200 MW, hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015.



Bảng 41. Dự báo nhu cầu điện đến năm 2020


Thành phần

Đơn vị

2010

2015

2020

Nhịp độ tăng trưởng (%)

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Điện thương phẩm

GWh

1185

2280

4.295

14,6

14,0

13,5

Điện nhận

GWh

1256

2433

4.570

14,3

14,1

13,4

Pmax

MW

245

450

830

12,5

12,9

13,0

Điện th­ương phẩm bình quân đầu ng­ười

GWh

575

1057

1904

 

 

 



2.1 Mạng lưới cao áp

a. Giai đoạn đến năm 2010

- Xây dựng đường dây 220 KV Ninh Bình - Nam Định dài 30 km.

- Cải tạo đường dây 110 KV Ninh Bình - Trình Xuyên dài 18 km và Trình Xuyên - Nam Định dài 12,6 km thành các đường day mạch kép (đi chung cột với đường dây 220 KV).

- Xây dựng đường dây 110 KV Hải Hậu - Lạc Quần dài 20 km, tạo mạch vòng, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực phía Nam của tỉnh.

- Xây dựng mới các trạm 110/35/22 KV: Mỹ Lộc, Giao Thuỷ, Ý Yên, Trực Ninh với quy mô đầy đủ mỗi trạm 2x25 MVA, giai đoạn đầu lắp 1 máy 25 MVA. Xây dựng mới đường dây 110 KVA tới các trạm biến áp mới xây dựng.

- Lắp máy thứ 2, nâng công suất các trạm 110 Kv: Khu Tám (25 MVA), Mỹ Xá (40 MVA), Hải Hậu (25 MVA), Nghĩa Hưng (25 MVA), thay máy 110/35/6 KV -20 MVA trạm Trình Xuyên bằng máy 110/35/22 KV - 40 MVA.

- Ngừng vận hành 110 KV Phi Trường.



b. Giai đoạn sau năm 2010

- Xây dựng trạm 220/110 KV - 2x125 MVA Trình Xuyên.

- Xây dựng trạm 110/35/22 KV - 2X25 MVA Nam Điền (giai đoạn đầu lắp 1 máy 25 MVA).

- Xây dựng trạm 110/35/22 KV - 2X25 MVA Thịnh Long (giai đoạn đầu lắp 1 máy 25 MVA).

- Nâng công suất các trạm Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Ninh từ 110/35/22 KV - 1x25 MVA lên 110/35/22 KV - 2x25 MVA.

- Xây dựng mạch 2 các tuyến đường dây 110 KV phía Nam tỉnh: Nam Định - Trực Ninh - Lạc Quần; Nam Định - Nam Ninh - Nghĩa Hưng - Hải Hậu - Lạc Quần.



2.2 Lưới trung áp

- Xây dựng mới 124 km đường dây 35kV; 187,4 km đường dây 22kV;

- Xây dựng mới 249 trạm biến áp phân phối 35/0,4kV với tổng dung lượng 51.780 kVA; 380 trạm biến áp 22/0,4kV với tổng dung lượng 91.280 kVA và 402 trạm 22 (10)/0,4kV tổng dung lượng 80.320 kVA.

- Cải tạo 191 trạm biến áp tổng dung lượng 39.363 kVA từ các cấp điện áp 6, 10/0,4 kV về 22/0,4 kV; 12 trạm biến áp 10/0,4kV về 35/0,4kV với tổng dung lượng 2680kVA;

- Cải tạo nâng tiết diện 82km đường dây trung áp 35kV;

- Cải tạo 498 km đường dây ở các cấp điện áp 6, 10kV về 22kV.


2.3 Lưới hạ áp

Chú trọng phát triển mạng lưới điện phục vụ các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, khu du lịch, điện chiếu sáng cho các tuyến đường mới mở.

- Xây dựng mới khoảng 1.030 km đường dây hạ áp 0,4 KV.

- Cải tạo 183 km đường dây hạ áp trục chính để đủ điều kiện tiêu chuẩn.

- Nâng cấp, cải tạo mạng lưới điện nông thôn.

3. Bưu chính viễn thông - Công nghệ thông tin

Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng BCVT hiện đại, đồng bộ, rộng khắp, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ mới và ứng dụng công nghệ thông tin, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

a. Giai đoạn đến năm 2010:

- Về phát triển mạng lưới và dịch vụ viễn thông: Chuyển mạng theo công nghệ thế hệ mới NGN, phát triển các dịch vụ thông minh, đa chức năng, tốc độ cao.



- Về chuyển mạch và truyền dẫn: Phát triển các trạm Host, trạm vệ tinh và điểm truy nhập quang để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về chuyển mạch và truyền dẫn trong giai đoạn tới. Đến năm 2010 đạt mật độ 65,8 thuê bao điện thoại/100 dân, 100% các trạm vệ tinh được truyền dẫn bằng cáp quang.

- Phát triển bưu điện xã: Phát triển thêm các điểm bưu điện văn hoá ở các xã đông dân cư, địa bàn rộng để giảm bán kính phục vụ dân xuống còn 1,0 km/điểm.

- Về bưu chính: Khép kín hành trình vận chuyển toàn bộ đường thư cấp II, cấp III trong toàn tỉnh bằng xe chuyên dùng. Phát triển mới các dịch vụ bưu chính cao cấp tiện ích, giá rẻ như các dịch vụ tài chính, bưu chính, chuyển phát nhanh... Duy trì báo chí phát trong ngày đến tận các thôn xóm vùng sâu vùng xa.

- Về công nghệ thông tin: Đẩy mạnh phát triển internet tốc độ cao, phổ cập rộng rãi ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2010 đảm bảo 100% trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông có kết nối để truy cập Internet băng rộng, trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet.

Phấn đấu đến năm 2010 có 9,8 thuê bao Internet/100 dân, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt khoảng 40% dân số.
b. Giai đoạn 2011-2020:

- Về dịch vụ viễn thông: Phát triển các dịch vụ thông minh, đa chức năng, tốc độ cao. Đến năm 2020 đảm bảo 100% nhu cầu về dịch vụ viễn thông được đáp ứng, mọi đơn vị, cá nhân có nhu cầu đều có thể truy nhập Internet băng rộng.

- Về chuyển mạch và truyền dẫn: Phát triển thêm một số trạm HOST và trạm vệ tinh. Đến năm 2020 đạt khoảng 80-90 thuê bao điện thoại/100 dân.

- Phát triển bưu điện xã: Phát triển thêm các điểm bưu điện văn hoá ở các xã đông dân cư, địa bàn rộng để giảm bán kính phục vụ dân xuống còn 0,5 km/điểm.

- Về bưu chính: Phát triển mới các dịch vụ bưu chính cao cấp tiện ích, giá rẻ... Duy trì báo chí phát hành trong ngày đến tận thôn xóm phục vụ nhân dân.

- Về công nghệ thông tin: Đẩy mạnh phát triển mạng Internet tốc độ cao, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu sử dụng ngày càng cao của nhân dân.



4. Cấp, thoát nước và thuỷ lợi

4.1 Hệ thống cấp nước

Phấn đấu đến năm 2010 có 100% dân số đô thị và 75-80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, đến năm 2020 có 100% số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.

Hoàn thành Pha 3 Dự án cấp nước thành phố Nam Định, nâng công suất nhà máy nước lên 75.000 m3/ngày đêm. Tranh thủ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài để xây dựng 2 nhà máy nước tại Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thủy) và Lâm (Ý Yên). Tích cực xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung tại các thị trấn, thị tứ.

Thực hiện tốt chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bằng nguồn vốn huy động của nhân dân kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước và viện trợ của các tổ chức quốc tế. Đối với khu vực nông thôn phát triển hệ thống cấp nước theo nhiều quy mô phù hợp với mạng lưới phân bố dân cư và địa chất, địa hình từng vùng, từng xã.



4.2 Hệ thống thoát nước

Phục hồi và nâng cấp các hệ thống thoát nước mưa và nước thải tại thành phố Nam Định. Hoàn thành Pha 3 Dự án thoát nước thành phố Nam Định với sự trợ giúp của Chính phủ Thuỵ Sĩ.

Xử lý cục bộ nước thải công nghiệp, bệnh viện trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung. Từng bước tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn và xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị.

Đến năm 2010 có 70% số khu, cụm công nghiệp, làng nghề phải có hệ thống thu gom, xử lý các chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

Đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tại những bệnh viện lớn như bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Vụ Bản.

Chú trọng đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở nông thôn nhất là cho các làng nghề, khu vực đông dân, khu vực chăn nuôi công nghiệp.



4.3 Thủy lợi

Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi phù hợp với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn. Ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét, kiên cố hóa kênh mương.

Thường xuyên tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống đê biển, đê sông nhất là những nơi xung yếu. Sớm hoàn thành các dự án tu bổ, nâng cấp đê biển thuộc Chương trình nâng cấp đê biển Quảng Ninh - Quảng Nam, trong đó đoạn qua Nam Định dài 91,5 km với tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng. Đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển khi có bão cấp 10, tần suất 5%.

Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ nông phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Ưu tiên nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét và kiên cố hoá hệ thống kênh mương: kiên cố kênh và trạm bơm Nam Hà, kênh chính tây Cổ Đam, hệ thống thuỷ lợi Hải Hậu, hệ thống thuỷ lợi đông Giao Thuỷ, nam Nghĩa Hưng...



5. Xử lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường

Kết hợp hài hoà giữa phòng ngừa, ngăn chặn xử lý ô nhiễm, phục hồi, cải tạo và bảo vệ, bảo tồn; trong đó lấy phòng ngừa và phục hồi tái tạo là chính, xong không xem nhẹ xử lý sự cố môi trường.



- Ở khu vực đô thị:

Đối với thành phố Nam Định đến năm 2010 phải thu gom và xử lý được 90% lượng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp; duy trì và hoạt động có hiệu quả nhà máy chế biến rác; đến năm 2020 có 100% lượng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp được thu gom và xử lý.

Đối với các thị trấn, thị tứ trong tỉnh đến năm 2010 phải đạt 70% cơ sở có thu gom, xử lý rác thải, có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, đến năm 2020 có 100% cơ sở có thu gom, xử lý rác thải, có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.

Lắp đặt hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, trước hết là tại các bệnh viện đa khoa. Đối với chất thải rắn nguy hại cần tập trung và xử lý theo phương pháp đốt. Đến năm 2010 có 100% bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có hệ thống xử lý chất thải rắn bằng các lò đốt.

Quy hoạch khu đô thị mới phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường như hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, ánh sáng, cảnh quan môi trường...

Xoá bỏ toàn bộ hố xí thùng, các hố xí tự hoại phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

Đến năm 2010 di chuyển toàn bộ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp.

Chất lượng không khí, tiếng ồn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.



- Ở khu vực nông thôn:

Phấn đấu đến năm 2010 có 50% số xã thu gom xử lý rác thải, có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, không còn tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất độc hại trong danh mục cấm của Nhà nước; thâm canh tăng năng suất cây trồng gắn với bảo vệ môi trường đất, nước, hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Đến năm 2020 có trên 80% số xã thu gom xử lý rác thải, có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.



- Ở khu vực biển và ven bờ:

Đến năm 2010 không còn tình trạng chặt phá rừng ngập mặn và săn bắt động vật quý hiếm trái phép, đánh bắt thuỷ hải sản bằng các dụng cụ huỷ diệt. Tiếp tục trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ. Bảo vệ, bảo tồn Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Quản lý và sử dụng có hiệu quả, khôn khéo nguồn tài nguyên ven biển theo nội dung của Công ước Ramsar. Có phương án tốt xử lý sự cố tràn dầu và vỡ đê khi có bão lớn kèm thuỷ triều cường.



Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương