UỶ ban nhân dân tỉnh nam đỊnh báo cáo tổng hợP


VI. KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VỚI ĐẢM BẢO AN NINH - QUỐC PHÒNG



tải về 2.43 Mb.
trang16/19
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.43 Mb.
#18422
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

VI. KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VỚI ĐẢM BẢO AN NINH - QUỐC PHÒNG

Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện "Chiến lược an ninh quốc gia" với "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Tiếp tục xây dựng tỉnh, huyện, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Tổ chức tốt các cuộc diễn tập quân sự, phòng chống bão lụt, tìm kiến cứu nạn khi có yêu cầu.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng như công trình lấn biển Cồn Xanh (Nghĩa Hưng), đường duyên hải từ Thanh Hóa - Ninh Bình qua Nam Định sang Thái Bình - Hải Phòng, tuyến đường đê ven biển nối khu du lịch sinh thái rừng ngập nước Xuân Thuỷ qua khu du lịch Quất Lâm đến khu nghỉ mát Thịnh Long. Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và thực hiện tốt nhiệm vụ động viên công nghiệp đáp ứng yêu cầu quốc phòng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Từng bước xây dựng một số công trình phòng thủ và công trình chiến đấu ở một số điểm trọng yếu trên địa bàn tỉnh.

Nắm chắc tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu các loại án hình sự, giải quyết dứt điểm tại cơ sở các vụ kiện, tố cáo, oan sai, giảm thiểu tai nạn giao thông, tệ nạn mại dâm, ma túy...

VII. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Phương hướng phát triển theo các tiểu vùng

1.1 Phân vùng kinh tế - xã hội

Dựa vào các đặc điểm, lợi thế về điều kiện tự nhiên; đặc điểm kinh tế - xã hội; phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực, toàn bộ lãnh thổ tỉnh Nam Định được phân thành các tiểu vùng kinh tế - xã hội như sau:

- Vùng kinh tế biển: bao gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và phía Nam huyện Nghĩa Hưng (từ đường 56 xuống biển);

- Vùng kinh tế công nghiệp - dịch vụ: thành phố Nam Định và khu vực phụ cận;

- Vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: bao gồm các huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Nam Trực, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và phía Bắc huyện Nghĩa Hưng (từ đường 56 trở lên).

1.2 Phương hướng phát triển các tiểu vùng

a. Vùng kinh tế biển

Ưu tiên đầu tư cho phát triển thuỷ hải sản; gắn đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến và dịch vụ, trong đó nuôi trồng là trọng tâm. Chuyển đổi những diện tích làm muối, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ hải sản đồng thời có các biện pháp để có đàn giống sạch bệnh, có biện pháp phòng trừ dịch bệnh để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản một cách bền vững và có hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại vùng biển có quy mô hợp lý. Tiếp tục đầu tư, mở rộng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất con giống thuỷ đặc sản và các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung.

Xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ sản: nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu, chế biến bột cá, thức ăn gia súc, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nước mắm...

Xúc tiến đầu tư hình thành Khu kinh tế tổng hợp Ninh Cơ gắn với trung tâm đóng tàu biển Thịnh Long, Nhà máy nhiệt điện Hải Hậu, cụm cảng tổng hợp, tổng kho xăng dầu, chế biến thuỷ sản và sản xuất dược phẩm...

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông - vận tải, xây dựng tuyến đường chiến lược ven biển, tuyến đường mới từ thành phố Nam Định đến thị trấn Rạng Đông. Hoàn thành nâng cấp QL 21 và hệ thống đường tỉnh, đường liên huyện, liên xã trong vùng. Xây dựng 2 khu du lịch nghỉ mát Quất Lâm, Thịnh Long và khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Nghiên cứu xây dựng khu nghỉ mát Đông Bình - Nghĩa Hưng

Quy hoạch và hỗ trợ đầu tư cho sản xuất muối sạch, nâng cao đời sống của diêm dân.

Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng để nâng cấp thị trấn Thịnh Long lên thành phố, thị trấn Quất Lâm lên thị xã, tạo thành các trung tâm du lịch - dịch vụ của khu vực duyên hải.

b. Vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định và phụ cận

Phát triển thành phố Nam Định theo hướng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, làm hạt nhân phát triển của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng:



- Trung tâm của một số ngành công nghiệp: Công nghiệp phục vụ nông nghiệp (cơ khí nông nghiệp, thiết bị bảo quản và chế biến nông sản...); Công nghiệp cơ khí phục vụ dệt - may; Công nghiệp cơ khí phục vụ vận tải (lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô), trung tâm đóng và sửa chữa tầu cỡ trung bình; Công nghiệp công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, công nghệ vật liệu mới...).

- Trung tâm đào tạo (không trùng lặp với đào tạo các tỉnh xung quanh): Xây dựng tại các cấp học các cơ sở giáo dục chất lượng cao mang tính quy mô vùng nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài; Đào tạo trình độ đại học chất lượng cao, theo hướng ưu tiên các ngành nghề phục vụ cho đồng bằng sông Hồng, Đào tạo cán bộ phục vụ các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, Đào tạo cán bộ chuyển giao công nghệ cho tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.

- Trung tâm khoa học - công nghệ: Trung tâm về công nghệ sinh học: lai tạo, sản xuất giống cây, con có năng suất, chất lượng cao; Trung tâm công nghệ thông tin; Trung tâm về chuyển giao công nghệ.

- Trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu y học cho Nam ĐBSH (để giảm tập trung về Hà Nội): Các dịch vụ y tế chất lượng cao đáp ứng yêu cầu người có thu nhập cao, người nước ngoài và dân cư; Nghiên cứu về y tế dự phòng, điều dưỡng, dinh dưỡng, mô hình bệnh tật của vùng...

- Trung tâm văn hóa, du lịch của vùng: Là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của vùng: văn hoá lúa nước, văn hóa nhà Trần, các làng nghề...; Là địa điểm du lịch văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch hội nghị, hội thảo.

- Trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng: Trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo; Trung tâm hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại... của vùng.

- Trung tâm về thể thao: Trung tâm tổ chức thi đấu, huấn luyện, đào tạo vận động viên cho vùng.

- Trung tâm công nghệ thông tin và sản xuất phần mềm của vùng.

Tiếp tục kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư nhằm phát triển, mở rộng các khu công nghiệp tập trung, các khu đô thị mới, các dự án phát triển du lịch và dịch vụ. Chuyển nhanh các cơ sở sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố để chỉnh trang đô thị.

Nâng cấp hạ tầng các khu du lịch, dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá. Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo nghề, nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh và khu vực.

Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố đạt các tiêu chí của đô thị loại II và tiến đến các tiêu chí của đô thị loại I, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của đô thị trung tâm vùng. Đô thị Nam Định được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận.

Chú trọng công tác quy hoạch đô thị và quản lý đô thị theo quy hoạch. Giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo dựng nếp sống văn minh đô thị. Tăng cường công tác quản lý đất theo quy hoạch đã được duyệt.



c. Vùng sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đảm bảo giữ vững an ninh lương thực. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất. Tập trung thâm canh cây lúa, cây màu vụ đông và cây con đặc sản có giá trị kinh tế cao, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,5-2,7 lần. Khuyến khích dồn điền đổi thửa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng giá trị sản xuất lên 42 triệu/1 ha năm 2010, 50-60 triệu đồng /ha vào năm 2020. Phát triển chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông sản hàng hoá.

Đổi mới hợp tác xã theo luật, xây dựng nhiều mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ, phát triển mô hình doanh nghiệp ở nông thôn. Tiếp tục phát triển các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm, các cụm công nghiệp - làng nghề nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện, bưu chính - viễn thông, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, các công trình phúc lợi công cộng trong tiểu vùng.

Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, hình thành các cụm thương mại - dịch vụ tại khu vực Lạc Quần, Cổ Lễ, Nam Giang, Lâm, Gôi và các thị trấn là trung tâm thu gom, thu mua các sản phẩm nông thủy sản phục vụ cho các cơ sở chế biến và tổ chức tiêu thụ ra ngoài khu vực, ngoài tỉnh, đồng thời là trung tâm cung ứng vật tư, cây con giống cho sản xuất trong khu vực và thực hiện các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hình thành trung tâm thương mại tại khu vực đầu cầu Ninh Bình (xã Yên Bằng, huyện Ý Yên), cung cấp các dịch vụ gắn với nhu cầu của người và phương tiện lưu thông trên đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình.

Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, đầu tư phát triển thị trấn Lâm lên thị xã và các khu công nghiệp Hồng Tiến, Bảo Minh, Nghĩa An, Ý Yên II...

2. Phát triển đô thị

Đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá của tỉnh, mở rộng các đô thị hiện có và xây dựng các đô thị mới, khu đô thị mới gắn với phát triển các khu công nghiệp, đầu mối giao thông, các trung tâm thương mại, dịch vụ. Thực hiện đồng bộ trong việc lập quy hoạch xây dựng đô thị và nâng cao năng lực quản lý đô thị của chính quyền cấp thành phố và cấp huyện. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất giữa quy hoạch kinh tế – xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển ngành.



Bảng 42. Dự báo dân số đô thị tỉnh Nam Định


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1. Tổng dân số

ngàn người

2.060

2.157

2.255

2. Dân số đô thị

ngàn người

470,2

672

951

3. Tỷ lệ đô thị hóa

%

22,8

31

42

Dự báo trong giai đoạn tới, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định diễn ra khá nhanh, bình quân 8,5%/năm giai đoạn 2006-2010, đạt 7,4% giai đoạn 2011-2015 và 7,2%/năm giai đoạn 2016-2020.

Tỷ lệ đô thị hoá tăng dần và đạt 22,8% vào năm 2010, khoảng 31% vào năm 2015 và khoảng 42% vào năm 2020.

- Phát triển thành phố Nam Định theo hướng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố Nam Định đạt các tiêu chí của đô thị loại II và tiến đến các tiêu chí của đô thị loại I.

Thành lập thêm một số phường của thành phố Nam Định khi mở rộng ra các vùng phụ cận theo Quyết định 109/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từng bước mở rộng không gian đô thị Nam Định theo các hướng: về phía bên kia sông Đào thuộc các xã của huyện Nam Trực, Trực Ninh; về phía Tây Bắc thành phố gồm các xã thuộc huyện Mỹ Lộc; về phía Tây và Tây Nam thành phố gồm một số xã của huyện Vụ Bản.

- Tập trung nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ các tập đoàn kinh tế lớn và các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cấp thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) lên thành phố trong giai đoạn trước năm 2015. Hạt nhân của thành phố Thịnh Long là khu kinh tế Ninh Cơ. Xây dựng khu kinh tế Ninh Cơ theo hướng khu kinh tế tổng hợp.

Xây dựng thị trấn Quất Lâm (Giao Thuỷ), thị trấn Lâm (Ý Yên) lên thị xã trong giai đoạn sau năm 2015, khi điều kiện cho phép có thể triển khai trước năm 2015.

- Nâng cấp mạng lưới kết cấu hạ tầng cho các thị trấn, nhất là hệ thống cấp nước, thu gom và xử lý rác thải, các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí. Phát triển các cụm công nghiệp, các điểm thương mại - dịch vụ để tăng dần quy mô dân số và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các thị trấn, góp phần thúc đẩy khu vực phụ cận cùng phát triển.

- Dự kiến hình thành các thị trấn mới ở những xã, khu vực liên xã có sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thương mại phát triển.

3. Phát triển nông thôn

Coi vấn đề đảm bảo đời sống nông dân, phát triển nông thôn là nhiệm vụ chính trị, xã hội quan trọng, nhất là trên địa bàn tỉnh Nam Định, là tỉnh thuàn nông và đông dân.

Mở mang và phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp - làng nghề; duy trì, nâng cao hiệu quả làng nghề truyền thống trong nông thôn nhằm giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Quan tâm đào tạo nghề và đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động, nhất là lao động ở nông thôn.

Tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng cho khu vực nông thôn, đặc biệt chú trọng nâng cấp hệ thống thuỷ lợi và cung cấp nước sạch, giao thông nông thôn, điện, thông tin liên lạc, phát triển mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục, y tế, thương nghiệp, văn hoá - thể thao ở khu vực nông thôn, tăng cường đầu tư cho địa bàn có nhiều khó khăn.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong từng vùng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, ngành nghề, gắn với việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá cho nông dân.

Phát triển các thị tứ, các trung tâm xã như kiểu phố xã để tiến hành đô thị tại chỗ, có các chức năng hành chính, kinh tế và văn hoá. Gắn với các phố xã có các công trình y tế, câu lạc bộ, thư viện, sân chơi...

Dự kiến hình thành và phát triển hệ thống các trung tâm thương mại - dịch vụ tại trung tâm các xã, cụm xã như: Dần, Kim Thái, Trình Xuyên (Vụ Bản), Chợ Bo, Yên Thắng, Yên Tiến (Ý Yên), Quỹ Nhất, Hải Lạng, Nghĩa Phú, Nghĩa Sơn (Nghĩa Hưng), Xuân Tiến, Xuân Kiên, Bùi Chu, Xuân Bắc, Sa Cao (Xuân Trường), Trực Cát, Liêm Hải, Chợ Lao, Chợ Đền, Trực Thuận, Ninh Cường (Trực Ninh), Tam Thôm, Nam Hồng, Điền Xá, Nam Tiến, Cầu Gai (Nam Trực), Đặng Xá, Mỹ Tiến, Mỹ Hà (Mỹ Lộc), Bạch Long, Chợ Võng, chợ Bể, Đại Đồng (Giao Thuỷ), Hải Cường, Văn Lý, Hải Trung, Hải Minh (Hải Hậu) và tại các điểm có điều kiện thuận lợi phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp khác. Khi có đủ các điều kiện nâng cấp các trung tâm thương mại - dịch vụ và các xã lên thị trấn.
VIII. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Quan điểm chung sử dụng đất

- Tổ chức lãnh thổ và sử dụng đất tỉnh Nam Định phải đặt trong quan hệ với các tỉnh lân cận, định hướng phát triển chung của vùng, nhất là trong phát triển mạng lưới giao thông, cấp điện...

- Định hướng sử dụng đất của tỉnh phải phù hợp với các điều kiện đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh.

- Định hướng khai thác, sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất là trong việc chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp.


2. Định hướng quy hoạch sử dụng đất

Dự kiến trong giai đoạn tới do sự bồi đắp phù sa của sông Hồng tại cửa Ba Lạt và của sông Đáy tại cửa Đáy diện tích tự nhiên của tỉnh Nam Định tăng khoảng 2000 ha trong giai đoạn 2006-2010 và khoảng 3000 ha giai đoạn 2011-2020, đưa diện tích tự nhiên của tỉnh lên 166.986,28 ha vào năm 2010 và 169.986,28 ha vào năm 2020.



Căn cứ vào định hướng phát triển các ngành kinh tế - xã hội và các lĩnh vực đề ra như ở các phần trên, dự kiến quỹ đất của tỉnh Nam Định được sử dụng đến năm 2020 như sau:

- Đất nông nghiệp: Do quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ, một phần đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang mục đích chuyên dùng khác nên giảm dần, dự kiến đến năm 2010 toàn tỉnh còn khoảng 117,5 nghìn ha đất cho sản xuất nông nghiệp, năm 2020 còn khoảng 113,2 nghìn ha.

- Đất phi nông nghiệp: Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế và các lĩnh vực, trong thời kỳ quy hoạch nhu cầu về đất chuyên dùng tăng lên đáng kể. Đến năm 2010, dự kiến diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 48,4 nghìn ha, đến năm 2020 khoảng 56,6 nghìn ha. Đất phi nông nghiệp tăng nhanh chủ yếu do nhu cầu sử dụng đất cho phát triển các ngành sản xuất, xây dựng các công trình hạ tầng: giao thông, thủy lợi, văn hóa, xã hội, nhà ở đô thị...

- Đất chưa sử dụng: Một phần đất bằng chưa sử dụng sẽ dần được khai thác trong thời kỳ quy hoạch để phát triển nông nghiệp và các mục đích chuyên dùng khác. Dự kiến đến năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống còn khoảng 943 ha và năm 2020 còn khoảng 143 ha.

Bảng 43. Dự báo sử dụng đất tỉnh Nam Định

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2020

Diện tích (ha)

%

Diện tích (ha)

%

Tổng diện tích đất tự nhiên

166.986,28

100,00

169.986,28

100,00

1. Đất nông nghiệp

117.514,55

70,37

113.181,31

66,58

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

91.096,10

54,55

84.352,26

49,62

1.2 Đất lâm nghiệp

5.959,53

3,57

7.959,53

4,68

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

19.179,27

11,49

19.679,27

11,58

1.4 Đất làm muối

1.046,25

0,63

950,25

0,56

1.5 Đất nông nghiệp khác

233,40

0,14

240,00

0,14

2. Đất phi nông nghiệp

48.444,55

29,01

56.577,79

33,28

2.1 Đất ở

11.025,84

6,60

12.525,84

7,37

2.2 Đất chuyên dùng

26.696,90

15,99

33.696,90

19,82

2.3 Đất tôn giáo tín ng­ưỡng

816,09

0,49

830,00

0,49

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.863,67

1,12

1.900,00

1,12

2.5 Đất sông suối và mặt nư­ớc chuyên dùng

7.999,12

4,79

7.599,12

4,47

2.6 Đất phi nông nghiệp khác

42,93

0,03

25,93

0,02

3. Đất chưa sử dụng

1.027,18

0,62

227,18

0,13

3.1 Đất bằng chưa sử dụng

943,23

0,56

143,23

0,08

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng

82,88

0,06

82,88

0,05

3.3 Núi đá không có rừng cây

1,07

 

1,07

 

PHẦN THỨ NĂM



CÁC BIỆN PHÁP, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

I. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

Theo phương tăng trưởng và cơ cấu kinh tế đã lựa chọn, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2006-2020 khoảng 282 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó giai đoạn 2006-2010 là 36.147 tỷ đồng.



Bảng 44. Dự báo huy động vốn đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Giai đoạn

2006-2010



Giai đoạn

2011-2015



Giai đoạn

2016-2020



Vốn đầu t­ư

Cơ cấu (%)

Vốn đầu t­ư

Cơ cấu (%)

Vốn đầu t­ư

Cơ cấu (%)

Tổng vốn đầu t­ư

36.147

100

80.127

100

166.029

100

1. Vốn ngân sách Nhà nước

9.391

26,0

20.432

25,5

41.175

24,8

- Trong đó: NS Địa phư­­ơng

3.500

9,7

7.612

9,5

15.275

9,2

2. Vốn tín dụng Nhà nước

2.530

7,0

3.606

4,5

6.641

4,0

3. Vốn tự có của DNNN

1.229

3,4

2.564

3,2

4.815

2,9

4. Vốn ngoài quốc doanh

21.840

60,4

47.756

59,6

97.625

58,8

5. Đầu tư­ trực tiếp nư­ớc ngoài

1.157

3,2

5.769

7,2

15.773

9,5

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao...



- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 25-26% nhu cầu vốn đầu tư. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, trường đại học... trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, sớm xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các công trình bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo...



- Vốn doanh nghiệp nhà nước: dự kiến sẽ đáp ứng được khoảng 3-4% tổng nhu cầu vốn đầu tư, chủ yếu trong các ngành công nghiệp dệt may, cơ khí đóng tàu...

- Vốn tín dụng nhà nước: dự kiến sẽ đáp ứng được 5-7% tổng nhu cầu vốn đầu tư, chủ yếu phục vụ cho các dự án sản xuất ưu tiên.

- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư: Ước tính chiếm khoảng 59-60% trong cơ cấu vốn đầu tư.

Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các nhân tố đầu vào và sản phẩm đầu ra.

Có chương trình và phát động phong trào toàn dân khuyến khích, cổ vũ, động viên, đào tạo và tôn vinh tinh thần kinh doanh, sáng kiến kinh doanh; phổ biến các trường hợp điển hình về tinh thần và sáng kiến kinh doanh; khuyến khích, hỗ trợ, giáo dục và đào tạo để chuyển một phần không nhỏ hộ kinh doanh cá thể sang kinh doanh theo các loại hình doanh nghiệp, hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Chuyển hệ thống các đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, nghiên cứu khoa học... Tiến tới ngân sách nhà nước chỉ cấp cho những đơn vị sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các nghiên cứu khoa học cơ bản làm nền tảng để phát triển công nghệ.

Sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất; xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cùng với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và ngoài hàng rào; đảm bảo các quyền cơ bản theo luật định của các nhà đầu tư đối với đất đai. Kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước để không hoặc sử dụng không hiệu quả đã giao cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trước đây để cho các nhà đầu tư khác thuê.

Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn tỉnh.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): dự kiến đáp ứng trên 3% tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010, tăng lên khoảng 7% giai đoạn 2011-2015 và đạt 9-10% giai đoạn 2016-2020.

Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Tích cực triển khai thực hiện Luật Đầu tư mới. Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư để thu hút làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác vào Việt Nam.



Khuyến khích người Nam Định định cư ở nước ngoài, tỉnh ngoài đưa vốn và trí tuệ tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Каталог: sitefolders -> root
root -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
root -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
root -> 1. Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân
root -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015
root -> Báo điện tử Hải Phòng đưa tin bài viết: Trưng bày 148 sản phẩm tại Triển lãm đồ dùng, thiết bị, đồ chơi sáng tạo bậc học mầm non thành phố
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
root -> Ubnd tỉnh ninh thuận sở giáo dục và ĐÀo tạO
root -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghiã việt nam sở giáo dụC-ĐÀo tạO
root -> Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 06 năm 2008
root -> Ủy ban nhân dân tỉnh tiền giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương